intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Gia công và lắp dựng cốt thép bằng phương pháp thủ công - Bài 1: Các khâu gia công cốt thép

Chia sẻ: Vũ Huyền Nhi | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:36

16
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Gia công và lắp dựng cốt thép bằng phương pháp thủ công - Bài 1: Các khâu gia công cốt thép. Bài này cung cấp cho học viên những nội dung về: cốt thép trong kết cấu bê tông cốt thép; cốt đai; cốt xiên; yêu cầu kỹ thuật về cốt thép; nắn thẳng cốt thép dạng cuộn; nắn thẳng thép tròn dạng cây;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Gia công và lắp dựng cốt thép bằng phương pháp thủ công - Bài 1: Các khâu gia công cốt thép

  1. MÔ ĐUN: GIA CÔNG VÀ LẮP DỰNG CỐT  THÉP BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỦ CÔNG BÀI 1: CÁC KHÂU GIA CÔNG  CỐT THÉP
  2. Cốt thép trong kết cấu bê tông cốt thép Cốt thép là thành phần quan trọng trong kết cấu bê tông cốt thép,  ngoài chức năng chủ yếu là chịu lực, cốt thép còn được dùng trong  cấu tạo và thi công. * Các loại cốt thép: có các loại sau đây: cốt thép dọc, cốt thép đai, cốt  thép xiên… ­ Cốt thép dọc: • Thường đặt theo chiều dài cấu kiện  • Cốt thép tròn trơn phải uốn móc ở 2 đầu  • Cốt thép có gờ khôn phải uốn móc ở 2 đầu
  3. ­ Cốt đai • Cốt đai có tác dụng giữ cố định vị trí cốt dọc và các cốt thép khác  trong khung cốt thép: rầm, cột, cọc… • Cốt đai có thể có dạng 01 nhánh, 02 nhánh kín, 02 nhánh hở, cốt đai  tròn  • Móc của cốt đai có thể uốn hình móc tròn, móc xiên, móc vuông tuỳ  theo cốt đai đó có dùng cho cột, cọc hay rầm. 
  4. ­ Cốt xiên Cốt xiên còn gọi là cốt vai bò          Cốt xiên thường kết hợp với cốt dọc bẻ xiên lên gần gối tựa          Góc xiên thường là 30; 45; 60 tuỳ chiều cao tiết diện của kết  cấu          Cốt xiên chủ yếu chịu lực cắt ở gần mép gối tựa của rầm 
  5. ­ Cốt xiên Do kết hợp cốt dọc bẻ lên trên một thanh cốt xiên, chức năng của  từng đoạn lại khác nhau như sau: ­ Đoạn xiên chịu cắt. ­ Đoạn nằm ngang chịu kéo. 
  6. * Yêu cầu kỹ thuật về cốt thép ­ Móc neo Cốt thép hàn cần được neo chắc vào trong bê tông để không bị trượt  khi chịu lực. Vì vậy những thép tròn trơn phải uốn móc neo  ở 2 đầu  hoặc hàn thêm một đoạn thép ngang vào đầu đoạn neo. Cốt thép có gờ và cốt trơn trong khung hoặc mối hàn không phải  làm móc neo. 
  7. * Yêu cầu kỹ thuật về cốt thép ­ Móc neo
  8. ­ Nối cốt thép Trong công tác gia công và lắp dựng cốt thép, thường phải nối cốt  thép,  có  thể  nối  hoặc  buộc  bằng  dây  thép  1  ly  hoặc  nối  bằng  phương pháp hàn. Chỉ được nối buộc cốt thép có đường kính ≤ 32 mm, loại cán nóng  AI, AII, AIII Quy định nối, buộc cốt thép  + Vị trí mối nối: Không nối  ở vị trí cốt thép chịu lực lớn và cốt thép trong cấu kiện  hoàn toàn chịu kéo (kéo trung tâm) Không nối gần vị trí của cốt thép mà phải cách một đoạn ≥10d (d:  là đường kính thanh cốt thép nối) 
  9. ­ Nối cốt thép
  10. ­ Nối cốt thép Ví dụ: Đối với rầm đơn, không được nối  ở giữa rầm mà chỉ được  nối 2 đầu trong phạm vi 1/3 khẩu độ rầm. + Số mối nối: +  Không  nối  nhiều  thanh  cùng  một  vị  trí  trong  kết  cấu.  Trong  một mặt cắt ngang của tiết diện kết cấu. Không nối quá 25% diện  tích  tổng  cộng  của  cốt  thép  chịu  lực  đối  với  cốt  thép  tròn  trơn  và  không quá 50% đối với cốt thép có gờ  Các mặt cắt ngang bố trí mối nối phải cách nhau một đoạn ≥30d (d:  là đường kính cốt thép cần  nối)
  11. ­ Nối cốt thép Ví dụ: Đối với rầm đơn, không được nối  ở giữa rầm mà chỉ được  nối 2 đầu trong phạm vi 1/3 khẩu độ rầm. + Số mối nối: +  Không  nối  nhiều  thanh  cùng  một  vị  trí  trong  kết  cấu.  Trong  một mặt cắt ngang của tiết diện kết cấu. Không nối quá 25% diện  tích  tổng  cộng  của  cốt  thép  chịu  lực  đối  với  cốt  thép  tròn  trơn  và  không quá 50% đối với cốt thép có gờ  Các mặt cắt ngang bố trí mối nối phải cách nhau một đoạn ≥30d (d:  là đường kính cốt thép cần  nối)
  12. ­ Hình thức nối  Nối buộc: Uốn móc tròn (với thép trơn) đầu 2 thanh thép cần nối đặt  chồng lên nhau một đoạn theo quy định  của quy phạm nhưng không  nhỏ  hơn  250mm  nếu  mối  nối  ở  vùng  kéo  và  200mm  nếu  mối  nối  ở  vùng nén: kéo là 30d: nén là 15d Trên đoạn chồng lên nhau phải buộc bằng dây thép ít nhất 3 nút 
  13. ­ Hình thức nối  Nối hàn: Có nhiều kiểu nối cốt thép bằng phương pháp hàn hồ  quang điện. Sau đây giới thiệu 3 kiểu hay dùng nhất:   Hàn  nối  ghép:  (còn  gọi  là  hàn  chồng  mí):  Đầu  của  2  thanh  cốt  thép  uốn đi một góc sao cho 2 thanh đồng trục .  Đoạn chồng ghép lên nhau là chiều dài đường hàn nối, phụ thuộc  hàn một bên hay 2 bên 
  14. ­ Hình thức nối * Hàn nối có thanh  ốp: Để 2 thanh cốt thép cần nối thẳng trục và  đụng  đầu  với  nhau,  dùng  2  thanh  thép  có  cùng  đường  kính  ốp  2  bên. Chiều dài đoạn  ốp là chiều dài đường hàn nối phụ thuộc hàn  một bên hay 2 bên          * Hàn nối có tấm lót:          Để hàn những  cốt thép có đường kính lớn từ 20 đến 40mm  vát 2 đầu cần nối; để 2 thanh đồng trục. đưa tấm thép hình máng  vào ôm lấy mối nối  rồi mới thực hiện mối hàn 
  15. ­ Hình thức nối * Hàn nối có thanh  ốp:Để 2 thanh cốt thép cần nối thẳng trục và  đụng  đầu  với  nhau,  dùng  2  thanh  thép  có  cùng  đường  kính  ốp  2  bên. Chiều dài đoạn  ốp là chiều dài đường hàn nối phụ thuộc hàn  một bên hay 2 bên   * Hàn nối có tấm lót: Để hàn những  cốt thép có đường kính lớn  từ 20 đến 40mm vát 2 đầu cần nối; để 2 thanh đồng trục. đưa tấm  thép hình máng vào ôm lấy mối nối  rồi mới thực hiện mối hàn 
  16. ­ Hình thức nối  ­ Các yêu cầu khác đối với cốt thép:         + Cốt thép phải có hình dạng kích thước đúng thiết  kế. Cốt thép phải thẳng, phẳng, độ cong vênh không vượt  quá sai lệch cho phép của chiều dày lớp bê tông bảo vệ.         + Cốt thép phải đúng về chủng loại; số hiệu, đường  kính theo quy định của thiết kế.          + Mặt ngoài cốt thép sạch (không có bùn đất, dầu  mỡ,  sơn...  bám  vào  .  không  có  vẩy  sắt  hoặc  gỉ,  không  bị  sứt sẹo. 
  17. 1. Làm thẳng thép tròn 1.1. Nắn thẳng cốt thép dạng cuộn   ­ Công tác chuẩn bị:   ­ Bãi nắn: Bãi nắn có thể là Nền nhà, sân xưởng khu gia công cốt  thép phải khô ráo, tương đối bằng phẳng, không lẫn bùn đất.   ­ Dụng cụ: Vam khuy( Để nắn thép nhỏ đường kính d 
  18. 1. Làm thẳng thép tròn 1.1. Nắn thẳng cốt thép dạng cuộn   ­ Nắn thép cuộn bằng tời   Kéo thép bằng thủ công có thể dùng tời quay hoặc pa lăng xích            Bãi kéo thép nên bố trí dọc lán hoặc xưởng gia công cốt  thép,  bãi  nên  dài  30÷50m,  rộng  ít  nhất  1,5m.  Nền  bằng  phẳng,  mặt nền rải sỏi, đá răm hoặc xỉ than cho sạch. Dọc hai bên sân có  rào chắn hoặc biển báo để đảm bảo an toàn cho người qua lại            Dụng cụ phụ trợ để kéo thép gồm: giá đỡ cuộn thép để tháo  thép ở cuộn ra không bị xoắn; các bản kẹp giữ đầu thanh thép… 
  19. 1. Làm thẳng thép tròn 1.1. Nắn thẳng cốt thép dạng cuộn   ­ Nắn thép cuộn bằng tời  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2