intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Giải phẫu tạo hình: Phần 1 – ĐH CNTT&TT

Chia sẻ: Kiếp Này Bình Yên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

490
lượt xem
71
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Bài giảng Giải phẫu tạo hình gồm có 5 chương và được chia thành 2 phần. Phần 1 sau đây sẽ trình bày 3 chương đầu tiên với các nội dung chính như: Tìm hiểu chung về giải phẫu tạo hình, tìm hiểu về tỉ lệ cơ thể và cấu trúc tỉ lệ mặt người, cấu trúc đầu người. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Giải phẫu tạo hình: Phần 1 – ĐH CNTT&TT

  1. Bài giảng Giải phẫu tạo hình – Ngành Truyền thông Đa phương tiện TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG BỘ MÔN TRUYỀN THÔNG ĐA PHƢƠNG TIỆN BÀI GIẢNG GIẢI PHẪU TẠO HÌNH ( Dùng cho sinh viên ngành Truyền thông Đa phương tiện ) Lƣu hành nội bộ Tập thể biên soạn: 1. Dƣơng Thị Thúy Nga Thái Nguyên, 2015 1 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  2. Bài giảng Giải phẫu tạo hình – Ngành Truyền thông Đa phương tiện MỤC LỤC CHƢƠNG 1. TÌM HIỂU CHUNG VỀ GIẢI PHÂU ......................................................5 1.1. Khái niệm về giải phẫu tạo hình ...........................................................................5 1.1.1. Khái niệm về khoa giải phẫu ngƣời ................................................................5 1.1.2. Nguồn gốc của giải phẫu ngƣời ......................................................................5 1.2. Vai trò của giải phẫu tạo hình ...............................................................................8 1.2.1. Đối với mỹ thuật nói chung ............................................................................8 1.2.2. Đối với sinh viên mỹ thuật .............................................................................9 1.3. Những vấn đề cần nghiên cứu của giải phẫu tạo hình ..........................................9 1.3.1. Các vấn đề cần nghiên cứu của giải phẫu tạo hình .........................................9 1.3.2. Phƣơng pháp học tập nghiên cứu .................................................................10 CHƢƠNG 2: TỈ LỆ CƠ THỂ VÀ CẤU TRÚC TỈ LỆ MẶT NGƢỜI .........................11 2.1. Tỉ lệ cơ thể ngƣời ................................................................................................11 2.1.1. Tỉ lệ từng phần cơ thể nam trƣởng thành .....................................................12 2.1.2. Tỉ lệ từng phần cơ thể nữ trƣởng thành 6 ...............................................13 2.1.3. Tỉ lệ thân thể trẻ em ......................................................................................15 2.2. Cấu trúc tỉ lệ mặt ngƣời.......................................................................................17 2.2.1. Tỉ lệ mặt ngƣời trƣởng thành ........................................................................17 CHƢƠNG 3: CẤU TRÚC ĐẦU NGƢỜI .....................................................................19 3.1. Xƣơng đầu ...........................................................................................................19 3.1.2. Xƣơng mặt ....................................................................................................21 3.2. Cơ đầu .................................................................................................................22 3.2.1. Cơ đầu ...........................................................................................................22 3.2.2. Khối cơ sọ .....................................................................................................23 3.2.3. Khối cơ mặt ..................................................................................................24 3.2.4. Khối cơ cử động hàm dƣới ...........................................................................25 3.3. Hình thái cấu trúc các bộ phận trên mặt ngƣời ...................................................26 3.3.1. Tóc ................................................................................................................26 3.3.2. Lông mày ......................................................................................................26 3.3.3. Mắt ................................................................................................................26 3.3.4. Tai .................................................................................................................27 3.3.5. Mũi ................................................................................................................27 3.3.6. Miệng ............................................................................................................27 CHƢƠNG 4: BỘ XƢƠNG NGƢỜI .............................................................................30 2 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  3. Bài giảng Giải phẫu tạo hình – Ngành Truyền thông Đa phương tiện 4.1. Khái quát chung về bộ xƣơng .............................................................................30 4.1.1. Khái quát chung ............................................................................................30 4.1.2. Khái quát về cấu tạo bộ xƣơng ngƣời ...........................................................31 4.2. Xƣơng thân ..........................................................................................................33 4.2.1. Cột sống ........................................................................................................33 4.2.2. Lồng ngực .....................................................................................................37 4.3. Xƣơng chi trên ....................................................................................................39 4.3.1. Xƣơng đòn ....................................................................................................40 4.3.2. Xƣơng bả vai.................................................................................................41 4.3.3. Xƣơng cánh tay .............................................................................................42 4.3.4. Xƣơng cẳng tay .............................................................................................44 4.3.5. Cấu trúc khuỷu tay ........................................................................................44 4.3.6. Khối xƣơng bàn tay ......................................................................................45 4.4. Xƣơng chi dƣới ...................................................................................................47 4.4.1. Xƣơng đùi ....................................................................................................47 4.4.2. Xƣơng cẳng chân ..........................................................................................48 4.4.3. Cấu trúc đầu gối ............................................................................................49 4.4.4. Khối xƣơng bàn chân ....................................................................................50 CHƢƠNG 5: HỆ CƠ .....................................................................................................54 5.1. Khái quát chung về hệ cơ ....................................................................................54 5.1.1. Khái quát chung ............................................................................................54 5.1.2. Khái quát hình dạng cơ .................................................................................54 5.2. Các cơ cổ .............................................................................................................55 5.2.1. Cơ vùng cổ ....................................................................................................55 5.2.2. Cơ vùng gáy ..................................................................................................56 5.2.3. Cơ bên cổ ......................................................................................................57 5.3. Cơ thân trƣớc.......................................................................................................57 5.3.1. Các cơ vùng ngực .........................................................................................57 5.3.2. Các cơ vùng bụng .........................................................................................59 5.4. Cơ thành bên bụng ..............................................................................................59 5.4.1. Cơ chéo to .....................................................................................................59 5.4.2. Cơ chéo bé ....................................................................................................60 5.4.3. Cơ ngang bụng ..............................................................................................60 5.5. Cơ thân sau ..........................................................................................................60 5.5.1. Cơ thang ........................................................................................................60 5.5.2. Cơ lƣng lớn ...................................................................................................61 5.6. Cơ chi trên ...........................................................................................................61 3 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  4. Bài giảng Giải phẫu tạo hình – Ngành Truyền thông Đa phương tiện 5.6.1. Cơ vùng vai: có 6 cơ .....................................................................................61 5.6.2. Cơ cánh tay ...................................................................................................63 5.6.3. Cơ cẳng tay ...................................................................................................64 5.6.4. Cơ bàn tay .....................................................................................................66 5.7. Cơ chi dƣới ..........................................................................................................68 5.7.1. Cơ đai hông ..................................................................................................68 5.7.2. Các cơ đùi .....................................................................................................69 5.7.3. Các cơ cẳng chân ..........................................................................................71 5.7.4. Cơ bàn chân ..................................................................................................73 4 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  5. Bài giảng Giải phẫu tạo hình – Ngành Truyền thông Đa phương tiện CHƢƠNG 1. TÌM HIỂU CHUNG VỀ GIẢI PHÂU 1.1. Khái niệm về giải phẫu tạo hình 1.1.1. Khái niệm về khoa giải phẫu ngƣời Giải phẫu ngƣời là một bộ môn khoa học nghiên cứu về cơ thể ngƣời sống, về hình thái, tỉ lệ cấu trúc đáp ứng yêu cầu của nhiều ngành khoa học trong xã hội nhƣ Nhân chủng học, Y học, Nghệ thuật tạo hình...Tùy theo từng ngành cụ thể mà ngƣời ta có những phƣơng phấp nghiên cứu riêng nhƣ Giai phẫu học hệ thống, giải phẫu học định khu... Giải phẫu học hệ thống: là khoa học nghiên cứu các bộ phận trên cơ thể ngƣời nhƣ có cùng chức năng. VD nhƣ nghiên cứu hệ thống tiêu hóa, hệ thống hô hấp... Giải phẫu học định khu: nghiên cứu từng khu, từng bộ phận riêng biệt của cơ thể VD: tim, gan, phổi... Ngoài ra, giải phẫu cũng là một trong những môn khoa học cơ bản của nghệ thuật tạo hình nhƣng phƣơng pháp nghiên cứu cũng có những điểm khác với nhiều ngành khoa học khác. Với yêu cầu và đặc thù của nghệ thuật, việc nghiên cứu giải phẫu chủ yếu chú trọng vào hình thái, tỉ lệ cấu trúc các bộ phận để tạo hình, nên gọi là “GIẢI PHẪU TẠO HÌNH” 1.1.2. Nguồn gốc của giải phẫu ngƣời Đây là một trong các khoa học có từ rất sớm. Những hiểu biết đầu tiên về cơ thể sống đã đƣợc hình thành do việc mổ xác các thú vật mà con ngƣời săn bắt đƣợc, cũng nhƣ việc giao chiến để tồn tại với các loài thú dữ đã cho con ngƣời hiểu biết đơn giản về chính cơ thể của mình Sự tìm tòi nhằm thiết lập một định chuẩn giữa các kích thƣớc của cơ thể con ngƣời đã có từ lâu đời. Trải qua thời gian, các hiểu biết về cơ thể hình thành có hệ thống và trở thành khoa học vào khoảng thế kỉ thứ IV –III trƣớc Công nguyên và thế kỉ II tại La Mã. Nhƣng phải tới thế kỉ XV, giải phẫu ngƣời mới trở thành khoa học độc lập ở các nƣớc Châu Âu thời Phục hƣng Có nhiều nhà khoa học quan tâm về lĩnh vực này nhƣng ngƣời đầu tiên có công đóng góp vào nghiên cứu giải phẫu ngƣời đó là Lê-ô-na đờ Vanh-xi(1452- 1519) một họa sĩ thiên tài đồng thời là nhà điêu khắc, kiến trúc sƣ, nhạc sĩ, nhà toán học và nhà triết học, bác học tài năng ngƣời Ý. Qua nhiều thế kỉ, khoa học giải phẫu ngƣời ngày càng đƣợc phát triển và bổ xung để đáp ứng yêu cầu của nhiều ngành khoa học và phục vụ lợi ích nhân loại 5 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  6. Bài giảng Giải phẫu tạo hình – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Leonardo vốn là họa sĩ nổi tiếng vào hạng bậc nhất của thời kỳ Phục hƣng và cũng là một trong những nhà nghiên cứu về giải phẫu cơ thể con ngƣời mà thế giới đã từng nhìn nhận. Một số bản vẽ của Leonardo từ bộ sƣu tập Hoàng gia - nơi sở hữu một trong những bộ sƣu tập tác phẩm nghệ thuật lớn nhất trong thế giới - từ trƣớc đến nay chƣa bao giờ đƣợc trƣng bày ở Anh. Bộ sƣu tập này bao gồm các phần hoàn chỉnh của 18 tập đƣợc gọi là bản thảo giải phẫu A, mà tác giả đã thực hiện hơn 240 bản vẽ và 13.000 lời ghi chú hết sức cẩn thận trong từng chi tiết bản vẽ. Leonardo nổi tiếng là một họa sĩ nhƣng bị cuốn hút bởi khoa học, toán học, pháo binh, kiến trúc, âm nhạc, thi ca, kỹ thuật và thiên văn học và cuối cùng, qua các tác phẩm mang tính khoa học-công nghệ, ông cũng tự chứng minh là một nhà bác học. Là tác giả nhiều bức họa nổi tiếng thế giới, Leonardo da Vinci còn đƣợc biết đến với tƣ cách là nhà giải phẫu học tài ba cùng những bản phác thảo mô tả các bộ phận trong cơ thể con ngƣời chính xác đến kinh ngạc. Phác họa của Leonardo da Vinci về một thai nhi trong bụng mẹ. Thời của Leonardo, các chuyên gia thƣờng phải mổ xẻ những xác chết vô thừa nhận từ cái chết của những kẻ say rƣợu hay ngƣời lang thang. Tuy nhiên, những thi thể này hầu hết đều là nam giới, thế nên họ không có nhiều cơ hội nghiên cứu trên nữ giới. Ngoài ra, đây còn là một công việc vô cùng khủng khiếp vì chỉ sau 2 đến 3 ngày, xác chết bắt đầu quá trình phân hủy và bốc mùi khó chịu. Nhƣng dù sao Leonardo da Vinci vẫn còn may mắn hơn nhà giải phẫu học Galen, La Mã rất nhiều khi đƣợc tiếp xúc và phân tích từ cơ thể ngƣời chứ không phải dựa trên xác động vật. 6 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  7. Bài giảng Giải phẫu tạo hình – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Những bức phác họa của Leonardo cho thấy sự hiểu biết sâu sắc của ông về cơ chế hoạt động của các bộ phận cơ thể, nhiều phần trong số đó vẫn còn nguyên giá trị đến ngày hôm nay. Trong khi giải phẫu học hiện đại chỉ mới bắt đầu phát triển trong vòng 60 năm qua. Leonardo là ngƣời đầu tiên vẽ chính xác đƣờng cong của cột sống. Đồng thời, ông cũng là ngƣời đầu tiên mô tả hình ảnh một bào thai nằm ở tử cung hay hé mở cách thức máu di chuyển khắp cơ thể - một bí ẩn mãi đến năm 1628 (hơn một thế kỷ sau khi ông qua đời) mới đƣợc William Harvey, bác sĩ nghiên cứu tuần hoàn máu và giải phẫu khám phá vai trò của trái tim đang đập trong sự lƣu thông của máu. Năm 1508, Leonardo mổ xẻ một ngƣời đàn ông 100 tuổi, và ghi chép chính xác lần đầu tiên về căn bệnh xơ gan và động mạch bị thu hẹp. Vào mùa đông năm 1510- 1511 ông làm việc với các giáo sƣ giải phẫu với 20 xác chết trong trƣờng y khoa của Pavia. Ông đã thực hiện bản vẽ chính xác nhiều lớp từ góc độ khác nhau hầu hết các xƣơng trong cơ thể con ngƣời bao gồm mô tả của cột sống cùng rất nhiều các nhóm cơ bắp chính trong cơ thể con ngƣời. Bản vẽ về cơ bắp. 7 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  8. Bài giảng Giải phẫu tạo hình – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Tại triển lãm, ngƣời ta phóng lớn các bức vẽ giải phẫu cơ thể của Leonardo bằng kỹ thuật 3D. Chẳng hạn nhƣ bản vẽ bên trong lớp da của một cánh tay, bắt đầu với xƣơng, bổ sung các cơ bắp sâu của lòng bàn tay và sau đó các lớp gân, sẽ đƣợc hiển thị nhƣ một bộ phim 3D với độ nét cao. Nghiên cứu của ông về các cơ bắp của vai và cánh tay cũng sẽ đƣợc so sánh với hình ảnh qua bộ phim 3D của một xƣơng vai đƣợc xẻ lớp, từ đó ngƣời ta phát hiện và khẳng định tính chính xác kỳ lạ mà ông đã đạt đƣợc. Nổi tiếng là một trong những nghệ sĩ lớn nhất của thời kỳ Phục hƣng nhƣng Leonardo da Vinci cũng là một trong những nhà giải phẫu lớn nhất thế giới đã từng nhìn nhận. Năm trăm năm sau, ngƣời ta soi rọi và so sánh qua kỹ thuật quét CT và MRI cho thấy tác phẩm giải phẫu cơ thể học của Leonardo vẫn còn liên quan đến các nhà khoa học ngày hôm nay. 1.2. Vai trò của giải phẫu tạo hình 1.2.1. Đối với mỹ thuật nói chung Đối với mỹ thuật nói chung, các họa sĩ và các nhà điêu khắc không chỉ dừng lại với những hiểu biết ở hình dạng bên ngoài con ngƣời để miêu tả mà phải hiểu tƣờng tận bản chất của cở thể càng sâu càng tốt. Dù họa sĩ, các nhà điêu khắc vẽ hoặc nặn trực tiếp mẫu thật bằng xƣơng bằng thịt hay sao chép lại các phac họa nhất thiết phải có tối thiểu khái niệm về giải phẫu. Nếu không ngƣời vẽ, nặn gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy ngƣời làm công tác mĩ thuật cần phải hiểu cấu tạo của xƣơng và cơ, tỉ lệ các bộ phận trên cơ thể một cách đầy đủ và khoa học đê xây dựng các hình tƣợng trong tác phẩm dù trong trƣờng hợp muốn đơn giản, cách điệu thậm chí biến dạng hình thể con ngƣời VD: Tìm hiểu lịch sử hội họa thế giới, chúng ta đã biết các họa sĩ thiên tài thời Phục hƣng ở Châu Âu thế kỉ XV rất coi trọng giải phẫu, họ đã xây dựng trong các tác phẩm các nhân vật sống động và chính xác về hình thái, cấu trúc, tỉ lệ con ngƣời nhƣ Lê-ô-na đờ Vanh-xi với tác phẩm: “ Đức mẹ và chúa hài đồng”, La Giô – công – đơ... Mi-ken-lăng- giơ với tác phẩm: “ Chúa tạo ra Adam, Ngày và đêm, Sự phán xét cuối cùng” Khoảng đầu thế kỉ XX, các khuynh hƣớng, trƣờng phái nghệ thuật mới hình thành nhƣ : Dã thú, trừu tƣợng, biểu hiện, siêu thực... do trào lƣu cách tân của nghệ thuật và sự đòi hỏi biểu hiện mới trong nghệ thuật hội họa mang đậm dấu ấn thời đại, các quan niệm nghệ thuật thay đổi, yếu tố về hình, về không gian và nhân vật không ở cảm nhận thông thƣờng của cách nhìn thấy mà thiên về đơn giản, cách điệu, bóp méo... 8 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  9. Bài giảng Giải phẫu tạo hình – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Tuy vậy, các kiến thức giải phẫu học vẫn rất cần thiết bởi chỉ có sự hiểu biết tinh thông về cấu trúc cơ thể mới có thể đạt tới trình độ cách điệu, làm biến dạng một cách đẹp đẽ và hấp dẫn. Chúng ta xem các tài liệu ghi chép, các phác thảo của danh họa thế giới và nghiên cứu các tác phẩm của Đa-ly, Gô-ganh, Ma-tit-xơ, Pi- cat-xô thì thấy rõ họ là những ngƣời rất giỏi về lĩnh vực Giải phẫu Ở Việt Nam, môn Giải phẫu học đƣợc đƣa vào chƣơng trình học tập ngay từ những ngày đầu thành lập trƣờng Mĩ thuật Đông Dƣơng (1925). Các họa sĩ bậc thầy nhƣ Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Lƣơng Xuân Nhị là những sinh viên đầu tiên của trƣờng và rất nhiều thế hệ hạo sĩ đã rất thành công trong sự nghiệp sáng tác tác phẩm của mình không chỉ về nội dung đề tài, bố cục, màu sắc mà trong tác phẩm, ghi chép kí họa đã cho thấy các họa sĩ áp dụng rất nhuần nhuyễn kiến thức giải phẫu học trong việc xây dựng hình tƣợng con ngƣời nhƣ tác phẩm: Thiếu nữ bên hoa huệ, Đốt đuốc đi học của Tô Ngọc Vân, tác phẩm: Em Thúy của Trần Văn Cẩn, Gia đình làng chài của Lƣơng Xuân Nhị... 1.2.2. Đối với sinh viên mỹ thuật Ngày này đối với sinh viên mĩ thuật, giải phẫu tạo hình là cơ sở trực tiếp giúp sinh viên xây dựng và cảm nhận tốt hơn, đúng hơn về cơ thể ngƣời trong khi vẽ hình họa – một bộ môn cơ bản cần thiết chiếm phần lớn thời lƣợng học tập chuyên môn. Ngoài ra, việc ứng dụng các kiến thức căn bản của giải phẫu trong các bài vẽ kí họa, bố cục, trang trí sẽ giúp sinh viên vẽ đƣợc những dáng ngƣời đúng hơn và sinh động hơn 1.3. Những vấn đề cần nghiên cứu của giải phẫu tạo hình 1.3.1. Các vấn đề cần nghiên cứu của giải phẫu tạo hình Đối với mỹ thuật, bộ môn giải phẫu tạo hình chủ yếu nghiên cứu các bộ phận chính của cơ thể con ngƣời. Đó là xƣơng và cơ ( đây là những bộ phận chính xây dựng nên vóc dáng của cơ thể ), tỉ lệ toàn thân, tỉ lệ từng bộ phận. Bởi lẽ những cử động thân thể ngƣời trƣớc hết phải biểu lộ ở xƣơng và cơ. Nếu xét riêng biệt thì từng xƣơng ở ngƣời trƣởng thành là những phần cứng nhắc không thể thay đổi đƣợc trong khi toàn thể bộ xƣơng lại có sự linh động khác thƣờng nhờ các khớp và những cơ. Điều đáng lƣu ý là chiều cao của con ngƣời và tỉ số các phần khác nhau của cơ thể xác định bằng bộ xƣơng. Trái lại, những kích thƣớc và độ lớn của bề mặt cơ thể lại phụ thuộc hệ thống cơ và các mô mỡ. Nhiều phần của xƣơng hiên rõ trên cơ thể (xƣơng trán, xƣơng nơi khuỷu tay, xƣơng nơi đầu gối...) với hình thái rõ ràng ngay dƣới da, nhƣng những hình thù bên ngoài đó khó có thể xác định đúng nếu ta không biết các xƣơng đƣợc cấu tạo nhƣ thế nào 9 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  10. Bài giảng Giải phẫu tạo hình – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Nghiên cứu tỉ lệ của cơ thể con ngƣời nhằm hiểu rõ vẻ đẹp hài hòa, giúp sinh viên có những kiến thức về mối tƣơng quan giữa các bộ phận chính cũng nhƣ quá trình biến đổi theo tuổi tác trong cơ thể ngƣời. Có nhƣ vậy, khi muốn vẽ một nhân vật trẻ em hoặc nhỏ tuổi sẽ không phải là hình vẽ thu nhỏ của ngƣời già. Vấn đề này chúng ta cũng đã gặp rất nhiều ở những ngƣời vẽ không nghiên cứu bộ môn giải phẫu. Tuy nhiên, trong quá trình học giải phẫu tạo hình không đòi hỏi sinh viên phải thuộc và nhớ tên toàn bộ xƣơng và cơ. Quang trọng là ngƣời học nhớ hình dáng, tỉ lệ, thuộc hình khối mọi bộ phận trong cơ thể, nắm rõ cấu trúc của xƣơng chính và các cơ có cấu tạo ảnh hƣởng trực tiếp tới hình dạng bên ngoài của con ngƣời. 1.3.2. Phƣơng pháp học tập nghiên cứu Nghiên cứu bộ môn Giải phẫu tạo hình phải ghi chép và vẽ minh họa từng phần, từng bài học. Ngay cả trong vở phải có ý thức vẽ theo quan niệm nghiên cứu và cách nhìn tạo hình. Tránh lối vẽ và kiểu vẽ nhƣ các minh họa môn sinh vật của các trƣờng phổ thông. Vận dụng thƣờng xuyên kiến thức về giải phẫu trong những môn học cơ bản của hội họa và điêu khắc. Ngoài việc nghiên cứu xƣơng và các cơ ở trên mô hình, giáo cụ trực quan, sinh viên phải áp dụng trong các bài kí họa, các dáng hoạt động đơn giản, từ đó tìm cấu trúc của xƣơng, cơ và sự liên kết của chúng. Những bài tập tìm vị trí của cơ dựa trên tƣợng lột da, trên cơ sở đó tìm cấu trúc của xƣơng và làm ngƣợc lại sẽ giúp cho ngƣời học hiểu sâu và kĩ hơn nhằm áp dụng trực tiếp cho các bài hình họa. Tránh việc học xong để đấy không thấy đƣợc sự tác động tích cực của môn học cho các bài nghiên cứu. 10 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  11. Bài giảng Giải phẫu tạo hình – Ngành Truyền thông Đa phương tiện CHƢƠNG 2: TỈ LỆ CƠ THỂ VÀ CẤU TRÚC TỈ LỆ MẶT NGƢỜI 2.1. Tỉ lệ cơ thể ngƣời Trong tất cả các loại hình nghệ thuật, con ngƣời luôn là đối tƣợng chính cần nghiên cứu, miêu tả và phản ánh. Trải qua lao động, cơ thể con ngƣời dần càng hoàn thiện và luôn là hình tƣợng đẹp nhất. Trong mĩ thuật, nghiên cứu miêu tả vẻ đẹp của con ngƣời luôn là những vấn đầ đặt ra cho các họa sĩ trong mọi thời đại Trong giải phẫu và nghệ thuật tạo hình, tỉ lệ dựa trên cơ sở khoa học, so sánh các bộ phận của cơ thể nhằm ấn định những chuẩn mực về hai hòa và cân đối của tầm vóc con ngƣời Nhƣng tỉ lệ không hẳn là một định luật, là mực thƣớc thật chính xac, tiêu biểu của một dân tộc nào. Tuy mỗi dân tộc cũng có những đặc điểm, tầm vóc khác nhau, ngƣời Châu Á khác ngƣời Châu Âu, Châu Phi, Châu Mĩ...Ngay cả những ngƣời cùng một dân tộc cũng không cùng một vóc dáng, một tỉ lệ duy nhất, có ngƣời cao, ngƣời lùn. So với thân, có ngƣời đầu to, ngƣời đầu nhỏ, chân có ngƣời ngắn, ngƣời dài Vì thế, tỉ lệ chỉ là một ƣớc lệ, một phƣơng pháp lấy một bộ phận của cơ thể làm đơn vị so sánh với các bộ phận khác bằng các phƣơng pháp đo, dóng... Đầu là đơn vị so sánh với tỉ lệ toan thân thông dụng nhất trong nghệ thuật tạo hình mà các nhà giải phẫu cũng công nhận là hợp lí. Vào thời kì Phục hƣng ở các nƣớc Châu Âu, nguwoif ta đã nghiên cứu và tìm thấy quy lệ của cơ thể con ngƣời và đầu ngƣời đƣợc dùng làm mẫu chuẩn cơ bản. Qua nhiều tài liệu nghiên cứu về con ngƣời, ngày nay, các nhà giải phẫu học đã đúc kết một số nguyên tắc về tỉ lệ thân thể ngƣới và lấy đầu ngƣời làm đơn vị so sánh với tỉ lệ toàn thân - Nam giới ở tuổi trƣởng thành đo đƣợc 7 đầu - Nữ giới ở tuổi trƣởng thành đo đƣợc 6. đầu Tỉ lệ từng phần của cơ thể chủ yếu dựa vào các bộ phận chính để so sánh nhƣ đầu – thân – chân – tay – vai và hông 11 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  12. Bài giảng Giải phẫu tạo hình – Ngành Truyền thông Đa phương tiện 2.1.1. Tỉ lệ từng phần cơ thể nam trƣởng thành Đầu: tính từ đỉnh đầu tới cằm Thân: Đo đƣợc 4 đầu ( tính cả đầu ) chia ra nhƣ sau : Nhìn mặt trước: Đầu 1: Từ đỉnh đầu tới cằm 12 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  13. Bài giảng Giải phẫu tạo hình – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Đầu 2: Từ cằm đến núm vú Đầu 3: Từ núm vú đến khoảng rốn Đầu 4: Từ núm vú đến hết bộ phận sinh dục Nhìn mặt sau Đầu 1: Từ đỉnh đầu đến cắt ngang gáy ( trên đốt sống cổ thứ 7 ) Đầu 2: Đến góc xƣơng vai Đầu 3: Đến cạnh trên hông Đầu 4: Đến ngấn mông Chân: Tính từ mặt đất đến ngấn bẹn : 4 đầu Từ mặt đất đến khớp đầu gối = khớp gối đến ngấn bẹn : 2 đầu Từ mặt đất đến ngấn hông : 3 Tay: Từ mỏm cùng vai đến đầu ngón tay giữa : hơn 3 đầu ( chƣa đƣợc 3 đầu ) Từ mỏm khuỷu đến đầu ngón tay giữa: 2 đầu Vai : Chiều ngang vai rộng nhất đo đƣợc gần hai đầu. Hông: Tính từ xƣơng đùi trái sang xƣơng đùi phải : 1 đầu 2.1.2. Tỉ lệ từng phần cơ thể nữ trƣởng thành 6 Thân: Đo đƣợc 4 đầu ( tính cả đầu ) chia ra nhƣ sau: Nhìn mặt trước: Đầu 1: Từ đỉnh đầu tới cằm Đầu 2: Từ cằm đến núm vú Đầu 3: Từ núm vú đến khoảng rốn Đầu 4: Từ núm vú đến hết bộ phận sinh dục Nhìn mặt sau Đầu 1: Từ đỉnh đầu đến cắt ngang gáy ( trên đốt sống cổ thứ 7 ) Đầu 2: Đến góc xƣơng bả vai Đầu 3: Từ góc dƣới xƣơng bả vai đến cạnh trên hông Đầu 4: Đến ngấn mông 13 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  14. Bài giảng Giải phẫu tạo hình – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Chân: Tính từ mặt đất đến ngấn bẹn: non 3 đầu Từ mặt đất đến khớp đầu gối: 1 đầu Tay: Từ mỏm cùng vai đến đầu ngón tay giữa : 3 đầu Từ mỏm khuỷu đến đầu ngón tay giữa: 3 đầu 14 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  15. Bài giảng Giải phẫu tạo hình – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Vai : Chiều ngang vai rộng nhất : 1 đầu = chiều ngang hông Hông: 1 đầu Chiều ngang thắt lƣng eo = 1 đầu So sánh sự khác nhau giữa nam và nữ Ở cơ thể nam và nữ trƣởng thành, đặc điểm khác nhau rõ nhất là tƣơng quan vai và hông Ở nam giới: nam rộng hơn hông, còn ở nữ giới vai và hông tƣơng đồng bằng nhau Ở hai ngƣời có chiều cao bằng nhau, nhƣng có cấu tạo thân dài ngắn khác nhau thì có những điểm khác nhau cơ bản nhƣ: Ngƣời thân dài thì chân ngắn, tay xuôi, khuỷu tay ngang thắt lƣng Ngƣời thân ngắn thì chân dài, khuỷu tay thấp hơn thắt lƣng 2.1.3. Tỉ lệ thân thể trẻ em Sự phát triển các bộ phận trên cơ thể ngƣời từ khi sinh ra đến lúc trƣởng thành không đồng đều. Đối với tỉ lệ của trẻ em, so sánh tƣơng quan giữa thân với chân tay thì thân dài, chân tay ngắn. Qua quá trình phát triển, sự chênh lệch thân và chân tay ngày càng đƣợc cải thiện, nếu lấy đƣờng phân đôi ngƣời qua từng giai đoạn phát triển, chúng ta sẽ thấy rõ điều này Nhìn chung, tùy từng lứa tuổi tỉ lệ của trẻ em có những đặc điểm riêng biệt. Ta có thể thấy rõ ở bảng dƣới đây: ĐƢỜNG PHÂN ĐÔI ĐỘ TUỔI TỈ LỆ SO VỚI ĐẦU NGƢỜI Trẻ sơ sinh 3.5 đầu Nằm ở trên rốn Trẻ 1 tuổi 4 đầu Trên rốn một chút Trẻ 4 tuổi 5 đầu Dƣới rốn một chút Trẻ 9 tuổi 6 đầu Ngang ngấn bụng Thanh niên 7 đầu Trên ngấn mông 1 chút Trƣởng thành 7.5 đầu Ngấn mông 15 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  16. Bài giảng Giải phẫu tạo hình – Ngành Truyền thông Đa phương tiện 16 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  17. Bài giảng Giải phẫu tạo hình – Ngành Truyền thông Đa phương tiện 2.2. Cấu trúc tỉ lệ mặt ngƣời 2.2.1. Tỉ lệ mặt ngƣời trƣởng thành Nhìn trực diện ta thấy mắt ở vào đƣờng phân đôi theo chiều ngang của mặt tính từ đỉnh đầu đến cằm Mặt: từ chân tóc đến cằm đƣợc chia làm 3 phần: Từ chân tóc đến lông mày = từ lông mày đến chân mũi = từ chân mũi đến cằm Chiều ngang mắt= mũi=miệng Bề ngang của 1 con mắt = khoảng cách giữa 2 con mắt Hai đầu mắt dóng thẳng xuống bằng bề ngang của mũi( trong nhiều trƣờng hợp mũi rộng hơn 1 chút ) Miệng rộng hơn mũi, nếu so sánh giữa mắt và miệng thì tỉ lệ bằng khoảng 2/3 Chiều ngang của mặt bằng từ đỉnh tới chân mũi Vị trí của tai nằm giữa lông mày và chân mũi 2.2.2. Tỉ lệ mặt trẻ em Đối với trẻ em do bộ phận sọ dài và to hơn bộ phận nên đƣờng phân đôi mặt thƣờng ở vị trí cao hơn mắt. Tùy theo từng lứa tuổi tỉ lệ sọ và mặt sẽ bớt chênh lệch khi đó đƣờng phân đôi mặt cũng biến đổi theo. 17 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  18. Bài giảng Giải phẫu tạo hình – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Trong hình sau chúng ta thấy : Ở trẻ sơ sinh: Đƣờng phân đôi mặt ở trên lông mày Trẻ 1 tuổi: Đƣờng phân đôi mặt gần chạm lông mày Trẻ 4 tuổi: Đƣờng phân đôi mặt chạm lông mày Thanh niên: Đƣờng phân đôi mặt nằm ở mí mắt trên 18 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  19. Bài giảng Giải phẫu tạo hình – Ngành Truyền thông Đa phương tiện CHƢƠNG 3: CẤU TRÚC ĐẦU NGƢỜI 3.1. Xƣơng đầu Gồm 22 xƣơng đƣợc chia làm 2 phần: xƣơng sọ và xƣơng mặt. Trong đó xƣơng hàm là xƣơng duy nhất cử động đƣợc 3.1.1. Xƣơng sọ Xƣơng sọ lầ một hộp xƣơng nếu nhìn từ trên xuống giống hình trái xoan, nhìn phía sau giống hình cầu, gồm 8 xƣơng dẹp và cong hợp với nhau bằng các xƣơng răng cƣa không động để chứa và bảo vệ bộ não. Nhìn phía bên, toàn bộ xƣơng sọ hình trái xoan hơi chếch lên. + Xƣơng trán Là xƣơng dẹp nối liền sọ với mặt, nhƣng thấy rõ ở mặt Xƣơng trán có ba diện: Diện trƣớc sát da tạo thành hai ụ trán, dƣới hai ụ trán là ụ mày nổi đăng đối. Diện sau quan hệ với đại não, phía dƣới là phần trên của hố mắt, hố mũi + Xƣơng đỉnh Hai xƣơng đỉnh nằm trên đỉnh đầu giữa xƣơng trán và xƣơng chẩm, phía dƣới tiếp giáp với xƣơng thái dƣơng + Xƣơng chẩm Xƣơng chẩm chiếm phần sau của đầu hình con trai, phía sau có lồi chẩm. Bên dƣới của xƣơng có lỗ chẩm, đây là chỗ hộp sọ nối với đốt sống và cũng là lỗ đại não xuyên qua. Hai bên lỗ chẩm có hai lồi cầu + Xƣơng thái dƣơng Hai xƣơng thái dƣơng hình con trai nằm hai bên thái dƣơng chia là ba phần: - Xƣơng đá: Là một phần dƣới sọ không thấy rõ, bên ngoài tạo thành một khối chất xƣơng đặc cứng trong đó có các bộ phận của thính giác và lỗ ống tai - Xƣơng trai: Là một phần của thành bên hộp sọ, có một mỏm ngang từ trên xuống lỗ tai, tiếp giáp với xƣơng gò má gọi là mỏm tiếp và tạo nên cung tiếp, phía bên trên giáp với xƣơng đỉnh - Xƣơng chũm: Kéo dài từu trên xuống thành một mỏm khỏe nhƣ chũm cau, nổi gồ phía sau( nơi không có tóc ) gọi là mỏm chũm + Xƣơng bƣớm Là xƣơng đơn nằm giữa nền sọ. Xƣơng này chỉ nhìn thấy một phần nhỏ nằm cạnh xƣơng thái dƣơng + Xƣơng sàng Hoàn toàn không nhìn thấy ở bên ngoài. Nó góp phần tạo nên vách lá mía và vách ngoài của hốc mũi 19 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  20. Bài giảng Giải phẫu tạo hình – Ngành Truyền thông Đa phương tiện 20 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2