intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Giao thoa văn hóa - Bài 1: Lịch sự trong giao tiếp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

33
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Giao thoa văn hóa - Bài 1: Lịch sự trong giao tiếp. Bài này có nội dung trình bày về: các quan điểm khác nhau về lịch sự trong giao tiếp; phép lịch sự trong giao tiếp trong văn hóa người Việt;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Giao thoa văn hóa - Bài 1: Lịch sự trong giao tiếp

  1. 8/4/2020 GIAO THOA VĂN HÓA Bài 1: LỊCH SỰ TRONG GIAO TIẾP 1
  2. 8/4/2020 CÁC QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU VỀ LỊCH SỰ TRONG GIAO TIẾP  Gumperz (trích từ Brown và Levinson, 1987: XIII):  Lích sự là một vấn đề cơ bản trong việc tạo ra trật tự xã hội và là một điều kiện tiên quyết của sự hợp tác của con người để bất cứ một lý thuyết nào một khi đã đưa ra được một sự hiểu biết về hiện tượng này cũng đồng thời là đã tiếp cận được các phông nền của đời sống xa hội của con người Theo Green, 1989:142 Lịch sự là một hệ thống các quan hệ liên nhân được thiết lập để tạo thuận lợi cho giao tiếp bằng cách tối thiểu hóa khả năng gây xung đột và đối đầu vốn tang ẩn trong mọi mối tương giao của con người 2
  3. 8/4/2020  Yule (1977:60) gắn khái niệm lịch sự với khái niteejm thể diện (face) và ý thức của chủ thể giao tiếp về quan hệ chủ thể giao tiếp-đối thể giao tiếp + sự gần gũi hay xa cách mà chủ thể giao tiếp muốn thể hiện  Lịch sự, trong giao tiếp, có thể được định nghĩa như là phương tiện được sử dụng để tỏ ra là mình có lưu ý đến thể diện của người khác. Theo nghĩa này, lịch sự có thể được thể hiện trong những tình huống mang tính xa cách hay gần gũi về mặt xã hội. Tỏ ra là mình có lưu ý đến thể diện của người khác. Theo Nguyễn Quang (2004:11) Lịch sự là bất cứ loại hành vi nào (cả ngôn từ và phi ngôn từ) được sử dụng một cách có chủ đích và phù hợp để làm cho người khác cảm thấy tốt hơn hoặc ít tồi tệ hơn 3
  4. 8/4/2020 Nhằm tránh hoặc giảm việc làm cho họ phật ý hay mất thể diện: Khi phải đương đầu với một hành đông đe dọa thể diện ( phải đưa ra một vài phát ngôn mà những phát ngôn đó, ở các mức độ khác nhau có thể tạo ra ảnh hưởng tiêu cực cho các thể diện ( hoặc dương tính, hoặc âm tính) của đối tác giao tiếp, ta có thể đi theo một trong 3 hướng sau: a. Sử dụng lịch sự dương tính (positive politeness) b. Sử dụng lịch sự âm tính ( negative politeness) c. Nói bóng gió, không công khai (off-record) Brown & Levinson (1987) Lưu ý: Các chiến lược của lịch sự âm tính, đặc biệt của lịch sự âm tính và của việc nói bóng gió, không công khai đòi hỏi người sử dụng phải rất nhạy cảm nhằm đảm bảo tính phù hợp của các chiến lược đó đối với từng đối tượng giao tiếp cụ thể, để đạt tới một đích giao tiếp cụ thể Nếu không, tính lịch sự sẽ mất , tính phản cảm sẽ xuất hiện 4
  5. 8/4/2020 Cần tính đến tính phù hợp xét theo bản chất giao tiếp: nội văn hóa hay giao văn hóa? Tính phù hợp xét theo các thành tố giao tiếp: Thành tố nào đóng vai trò quyết định để đạt tới đích giao tiếp đề ra? Trong văn hóa người Việt: Lịch sự dương tính và âm tính về cơ bản và thông thường được phân bổ theo mức độ ưa chuộng hơn ( order of preference): 1. Người già và trẻ em thường dùng chiến lược lịch sự dương tính nhiều hơn so với người ở độ tuổi thanh niên hay trung niên (tuổi tác) 2. Phụ nữ thường viện đến chiến lược lịch sự dương tính nhiều hơn so với nam giới (Giới tính) 5
  6. 8/4/2020 3. Người sống ở thành phố có xu hướng thiên về lịch sự âm tính hơn so với người sống ở nông thôn ( Địa dư sinh sống) 4. Những đối tác giao tiếp Việt ở những nơ I mà điều kiện sống rỏ r khó khan hơn thường có xu hướng sử dụng chiến lược lịch sự dương tính nhiều hơn so với những đối tác gia tiếp ở những nơi mà điều kiện sống tỏ ra dễ dàng hơn (điều kiện sống) 5. Những người giỏi về các ngoại ngữ Âu châu thường thiên về lịch sự âm tính hơn so với những người không biết ngoại ngữ hay biết tốt về các ngoại ngữ Đông phương ( Trình độ ngoại ngữ và mức độ văn hóa – acculturation) 6. Những người làm công việc mang tính độc lập cao thường có xu hướng sử dụng chiến lược âm tính nhiều hơn so với những người làm các công việc mang tính tập thể (Bản chất nghề nghiệp) 6
  7. 8/4/2020 7. Khi quan hệ chưa thật gần gũi, các đối tác giao tiếp Việt thường viện đến các chiến lược lịch sự âm tính nhiều hơn ( khoảng cách quan hệ) 8. Với cùng một đối thể giao tiếp, khi muốn chuyển thái độ từ “ấm hơn” sang “lạnh hơn”, chủ thể giao tiếp Việt thường chuyển từ việc sử dụng các chiến lược lịch sự dương tính sang các chiến lược lịch sự âm tính và ngược lại ( Thái độ cần biểu hiện) “ 9. Khi muốn biểu lộ những quan hệ thân mật gần gũi với đối thể giao tiếp, chủ thể giao tiếp Việt thường có xu hướng sử dụng chiến lược lịch sự dương tính nhiều hơn ( Tình cảm cần biểu hiện) - Khi nói chuyện với người có địa vị xã hội thấp hơn và/ hoặc khi muốn tỏ tình cảm gần gũi, thân mật, chủ thể giao tiếp Việt thường thiên về việc sử dụng chiến lược lịch sự dương tính nhiều hơn (xóa nhòa ngữ nghĩa quyền lực và tang cường ngữ nghĩa đoàn kết) 7
  8. 8/4/2020 - Khi nói chuyện với người có địa vị xã hội cao hơn và / hoặc muốn tỏ tình cảm thân thiện gần gũi cùng thái độ quan trọng, chủ thể giao tiếp Việt thường thiên về việc sử dụng các chiến lược dương tính nhiều hơn (Duy trì và kếp hợp ngữ nghĩa quyền lực và ngữ nghĩa đoàn kết) 10. Những đối tác giao tiếp Việt có khí chất hoạt/thái hoakt và hướng ngoại thường viện đến chiến lược giao tiếp lịch sự dương tính nhiều hơn so với các đối tác giao tiếp Việt có khí chất trầm/thái trầm và hướng nội (Khí chất của đối tác giao tiếp) 11. Khi ở trạng thái tâm lý tiêu cực (buồn, cáu, giận …), các đối tác giao tiếp Việt thường sử dụng các chiến lược âm tính nhiều hơn (trạng thái tâm lý) 12. Trong môi trường giao tiếp không trang trọng, các đối tác giao tiếp Việt có xu hướng viện đến lịch sự dương tính nhiều hơn (môi trường giao tiếp) 13. Khi đề cập đến đề tài an toàn và tình cảm, các đối tác giao tiếp Việt thường sử dụng chiến lược giao tiếp dương tính nhiều hơn ( Đề tài giao tiếp) 8
  9. 8/4/2020 14. Khi mục đích giao tiếp tỏ ra có lợi cho chủ thể giao tiếp, chủ thể giao tiếp Việt thường sử dụng chiến lược lịch sự dương tính nhiều hơn (mục đích giao tiếp) 15. Nếu hai đối tác giao tiếp Việt bình đẳng về mặt quyền lực và/ hoặc tuổi tác, khi mức độ áp đặt của hành động lời nói càng cao, hay nói cách khác là khi mức độ đe dọa thể diện của hành động lời nói càng lớn thì học càng có xu hướng viện đến chiến lược lịch sự âm tính nhiều hơn ( mức độ áp đặt) 16. Các đối tác giao tiếp Việt thuộc các tiểu văn hóa hay nhóm xã hội có xu hướng thiên về cộng đồng hơn thường sử dụng các chiến lược lịch sự dương tính với tỉ lệ cao hơn so với các đối tác giao tiếp thuộc các tiểu văn hóa hay nhóm xã hội có xu hướng thiên về cá nhân hơn ( khuynh hướng cá nhân ca khuynh hướng cộng đồng) 9
  10. 8/4/2020 - Lưu ý: những khái quát trên đây không phải lúc nào cũng đúng. Việc nghiên cứu các trường hợp cụ thể (case-study) với các hành động lời nói hay các hành động, sự kiện và tình huống giao tiếp cụ thể có khả năng dẫn đến các kết quả khác với những khai quát trên Bài 2 “QUYỀN LỰC ” (P), “KHOẢNG CÁCH” (D), “ĐỘ ÁP ĐẶT ” (R) VÀ “LỊCH SỰ” TRONG GIAO TIẾP 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2