intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Hen phế quản - BS. Lê Thượng Vũ

Chia sẻ: Ngọc Lựu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:60

220
lượt xem
45
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Hen phế quản trình bày giải phẫu sinh lý học, dịch tễ học; hậu quả cơn hen, định nghĩa hen, sự tạo thành cơn hen, vai trò của viêm và co thắt phế quản, yếu tố khởi phát hen, triệu chứng cơ năng, triệu chứng thực thể, dị ứng miễn dịch học, cách sử dụng lưu lượng đỉnh kế, mục tiêu điều trị hen, điều trị hen theo bậc, thuốc điều trị hen, thuốc kiểm soát hen, thuốc cắt cơn,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Hen phế quản - BS. Lê Thượng Vũ

  1. Hen phế quản BS Lê Thượng Vũ
  2. Giải phẫu Sinh lý học • Đường hô hấp trên: • mũi, • mũi hầu, hầu họng, hầu thanh quản, • tiền đình thanh quản. • Đường hô hấp dưới: • thanh quản, • khí quản, • phế quản gốc phải và trái tương ứng hai phổi phải trái, • các phế quản thuỳ: 3 thuỳ trên, giữa và dưới phải; hai thuỳ trên và dưới trái; • các phế quản phân thuỳ…tiểu phế quản tận.
  3. Giải phẫu Sinh lý học  chức năng: thực hiện quá trình trao đổi khí (oxy và CO2) cho toàn cơ thể.  qua màng phế nang – mao mạch tại các phế nang, túi phế nang, tiểu phế quản hô hấp.
  4. DỊCH TỄ HỌC  Hen là một trong những bệnh mãn tính thường gặp nhất. • Khoảng 300 triệu người mắc hen trên toàn cầu • Áp dụng phương pháp chuẩn đo lường tần suất hen và khò khè ở trẻ em và người lớn: 1- 18% dân số
  5. Hen: tần suất và tử suất • Thế giới: 300 triệu - 200 000 tử vong/năm • Hoa Kỳ > 20 triệu và gây chết • 5000/năm • 400/tháng • 100/tuần • 15/ngày • Việt nam: # 4 triệu - # 3 000 tử vong/năm
  6. Hậu quả cơn hen • Trong tháng qua: • 51% triệu chứng ban ngày • 44% thức giấc ban đêm • Trong năm qua: 347bn VN • 44% BN hen phải khám đột xuất hoặc vô phòng cấp cứu • 16% BN hen nằm viện • 27 % BN hen phải nghỉ làm • 37% trẻ em hen phải nghỉ học • CK Lai. AIRIAP. J Allergy Clin Immunol, February 1, 2003; 111(2): 263-8.
  7. DỊCH TỄ HỌC • Tại Việt Nam, tần suất bệnh lưu hành khoảng 2-25% • Hen thường gặp ở trẻ em hơn người lớn. • Hen thường có tính gia đình. Đặc biệt trên các gia đình có cơ địa dị ứng. • Hen không lây
  8. ĐỊNH NGHĨA • Hen là viêm mãn tính khí đạo trong đó có sự tham gia của nhiều tế bào và thành tố của tế bào. • Tình trạng viêm mãn tính khí đạo làm khí đạo tăng đáp ứng với các kích thích dẫn đến các cơn khò khè, khó thở, nặng ngực và ho đặc biệt ban đêm hoặc sáng sớm. • Các cơn này thường đi kèm với các mức độ nghẽn tắc phế quản lan tỏa khác nhau mà thường hồi phục tự nhiên hoặc với điều trị.
  9. ...cái gì làm đường thở hẹp ở người bệnh hen? BÌNH THÖÔØNG HEN Source: “What You and Your Family Can Do About Asthma” by the Global Initiative For Asthma Created and funded by NIH/NHLBI
  10. Sự tạo thành cơn hen Yếu tố khởi phát cơn hen BÌNH THƯỜNG HEN: VIÊM CO THẮT HẸP: TẮC NGHẼN CƠN HEN CẤP TÍNH
  11. Vai trò của viêm và co thắt phế quản viêm + co thắt phế quản Đường kính phế quản = Người bình thường Người hen Có cơn hen Yếu tố khởi phát cơn hen
  12. LÂM SÀNG • Yếu tố khởi phát • Cơn hen • Định nghĩa • Triệu chứng cơ năng • Triệu chứng thực thể • Diễn tiến
  13. Yếu tố khởi phát hen  Dị ứng nguyên  Chất ô nhiễm không khí  Nhiễm trùng hô hấp  Gắng sức và tăng thông khí  Thay đổi thời tiết  Sulfur dioxide (SO 2)  Thức ăn, gia vị và chất bảo quản, thuốc
  14. Các dị ứng nguyên • Đường hô hấp trong ¾ • Dị ứng nguyên trong không khí • Động vật • Mạt: 30% • Gián • Các mảnh côn trùng • Lông thú nuôi: 15% • Lông vũ • Thực vật • Bụi phấn hoa: 50% lúa, thảo mộc, thân mộc • Sợi thực vật, coton • Các mảnh thức ăn • Bào tử và sợi tơ nấm (nấm mốc) • Các dị ứng nguyên nghề nghiệp hít Hỗn hợp các dị ứng nguyên
  15. Bụi nhà: hỗn hợp các dị ứng nguyên • Mạt • Gián • Thú vật • Côn trùng • Phấn hoa • Nấm mốc • Sợi thực vật
  16. Dermatophagoides pteronyssinus • Der p 1 cystéine protéase • Der p 2 lysozyme (?) • Der p 3 sérine protéase • Der p 4 amylase • Der p 5 • Der p 6 sérine protéase • Der p 7 • Der p 8 gluthationtransférase • Der p 9 sérine protéase coll • Der p 10 tropomyosine • Der p 11 Acarus siro
  17. Cơn hen • Thường nửa đêm về sáng hoặc sảy ra sau tiếp xúc một yếu tố gây hen • Một tập hợp của các triệu chứng • Khò khè • Khó thở • Nặng ngực • Ho • Thường tái phát
  18. Triệu chứng cơ năng • Khò khè: tình trạng nghe được tiếng thở; tiếng này có tính liên tục với âm sắc cao. • Ho, khởi đầu ho khan, sau có đàm nhầy, ho khạc được đàm đỡ khó thở. • Khó thở: cảm giác ngộp thở, không đủ không khí để thở, khó thở ra, thở ra khó khăn • Nặng ngực: cảm giác bóp chặt, không thực sự là cảm giác đau ngực, thường kèm khó thở
  19. Triệu chứng thực thể • Toàn thân • Bệnh nhân thường lo lắng vật vã. • Vã mồ hôi. • Mạch nhanh. Huyết áp thường tăng. • Tím tái. • Kiểu thở • Thường thở nhanh, đôi khi thở chậm. • Thở co kéo cơ hô hấp phụ: trong thì hít vào co cơ ức đòn chũm, cơ thang, cơ liên sườn; thì thở ra: cơ thẳng bụng, cơ chéo bụng ngoài…Thì thở ra kéo dài.
  20. Triệu chứng thực thể • Khám phổi • Lồng ngực căng phồng ứ khí, giảm di động, khe liên sườn giãn. • Rung thanh giảm. • Gõ vang. • Giảm phế âm lan tỏa hai phế trường. • Ran rít ran ngáy lan tỏa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2