intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Hội nhập kinh tế quốc tế (International economic integration) - Chương 3: Hội nhập trong khuôn khổ WTO

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

21
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Hội nhập kinh tế quốc tế (International economic integration) - Chương 3: Hội nhập trong khuôn khổ WTO. Chương này cung cấp cho học viên những nội dung về: khái quát WTO; nội dung hợp tác trong WTO; cơ chế đàm phán gia nhập WTO và nghĩa vụ cam kết của các thành viên trong WTO;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Hội nhập kinh tế quốc tế (International economic integration) - Chương 3: Hội nhập trong khuôn khổ WTO

  1. 8/23/2022 Chương 3: HỘI NHẬP TRONG KHUÔN KHỔ WTO - Khái quát về WTO - Lịch sử ra đời của WTO - Mục tiêu, chức năng, nguyên tắc hoạt động và cơ cấu tổ chức - Cơ chế hoạt động của WTO - Nội dung hợp tác trong WTO - Hợp tác về thương mại hàng hóa - Hợp tác về thương mại dịch vụ - Hợp tác về bảo hộ các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại - Cơ chế đàm phán gia nhập WTO và nghĩa vụ cam kết của các thành viên trong WTO - Cơ chế đàm phán gia nhập WTO - Nghĩa vụ cam kết của các thành viên trong WTO 1 3.1 Khái quát về WTO 3.1.1 Lịch sử ra đời của WTO GATT 8 vòng đàm phán 1947 WTO Thành công Hạn chế 2 1
  2. 8/23/2022 3.1 Khái quát về WTO Năm Địa điểm/tên Subjects covered/Vấn đề chủ đạo Số quốc gia 1947 Geneva Thuế quan 23 1949 Annecy Thuế quan 13 1950 -1951 Torquay - Anh Thuế quan 38 1955 -1956 Geneva Thuế quan 26 1960–1961 Geneva Thuế quan 26 (Dillon Round) 1964–1967 Geneva (Kennedy Thuế quan và các biện pháp chống bán phá giá 62 Round) 1973–1979 Geneva Thuế quan, các biện pháp phi thuế quan, thỏa 102 (Tokyo Round) thuận “khung” 1986–1994 Geneva Thuế quan, các biện pháp phi thuế quan, các quy tắc, 123 (Uruguay dịch vụ, sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp, dệt may, Round) nông nghiệp, thành lập WTO... Bảng 3.1: Các vòng đàm phán thương mại GATT 3 3.1 Khái quát về WTO 3.1.2 Mục tiêu, chức năng, nguyên tắc hoạt động và cơ cấu tổ chức của WTO - Cơ cấu tổ chức - Mục tiêu hoạt động - Chức năng - Nguyên tắc hoạt động 4 2
  3. 8/23/2022 3.1.2.1 Cơ cấu tổ chức của WTO 5 3.1.2.2 Mục tiêu hoạt động của WTO • Thúc đẩy thương mại hàng hoá và dịch vụ trên thế giới tăng trưởng, trên cơ sở phát triển ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường. • Thúc đẩy sự phát triển thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trên khuôn khổ của hệ thống thương mại đa biên phù hợp với công pháp quốc tế. • Đảm bảo khuyến khích các nước, đặc biệt là các nước chậm và đang phát triển hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, được hưởng các lợi ích từ sự hội nhập và phát triển thương mại quốc tế. • Nâng cao mức sống, tạo việc làm cho người dân các nước thành viên, đảm bảo được các quyền và tiêu chuẩn tối thiểu cho người lao động và bảo vệ môi trường 6 3
  4. 8/23/2022 3.1.2.3 Chức năng của WTO • (1) Thống nhất quản lý việc thực hiện các Hiệp định và thoả thuận thương mại đa phương và nhiều bên; giám sát, tạo thuận lợi, kể cả trợ giúp kỹ thuật cho các nước thành viên thực hiện các nghĩa vụ TMQT của họ. • (2) Là khuôn khổ thể chế để tiến hành các vòng đàm phán thương mại đa phương trong khuôn khổ WTO, theo quyết định của Hội nghị Bộ trưởng WTO. • (3) Là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan đến việc thực hiện và giải thích Hiệp định WTO và các Hiệp định thương mại đa phương và nhiều bên. • (4) Là cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại của các nước thành viên, bảo đảm thực hiện mục tiêu thúc đẩy tự do hoá thương mại và tuân thủ các quy định của WTO • (5) Phối hợp với các tổ chức kinh tế quốc tế khác như IMF và WB trong việc hoạch định những chính sách và dự báo về những xu hướng phát triển thương mại trong tương lai của nền kinh tế toàn cầu. 7 3.1.2.4 Nguyên tắc hoạt động của WTO (1) Thương mại không phân biệt đối xử (Trade without discimination) – Chế độ tối huệ quốc (MFN - Most Favoured Nation) – Chế độ đãi ngộ quốc gia (NT - National treatment) (2) Thương mại ngày càng tự do hơn: dần dần, thông qua đàm phán (Freer trade: gradually, through negotiation) (3) Dễ dự đoán: thông qua sự cam kết và tính minh bạch (Predictability: through binding and transparency) (4) Thúc đẩy cạnh tranh công bằng (Promoting fair competition) (5) Thúc đẩy phát triển và cải cách kinh tế (Encouraging development and economic reform) 8 4
  5. 8/23/2022 3.1.3 Cơ chế hoạt động của WTO 3.1.3.1 Cơ chế ra quyết định của WTO • Cơ chế đồng thuận (consensus) • Cơ chế bỏ phiếu 9 3.1.3 Cơ chế hoạt động của WTO 3.1.3.2 Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO là một tổng thể thống nhất các cơ quan, các nguyên tắc giải quyết tranh chấp và các quy định của WTO về quy trình, thủ tục tiến hành giải quyết tranh chấp và thi hành phán quyết của Cơ quan giải quyết tranh chấp. 10 5
  6. 8/23/2022 HOẠT ĐỘNG THỜI HẠN 1. Tham vấn Không quá 60 ngày kể từ ngày DSB nhận được yêu cầu tham vấn 2. Xét xử tại Ban hội - Từ 9 – 12 tháng kể từ ngày Ban hội thẩm được thành lập đến khi báo thẩm cáo của Ban hội thẩm được DSB thông qua. 9 tháng trong trường hợp không có kháng cáo, 12 tháng trong trường hợp có kháng cáo (Điều 20 DSU). - Từ 6 – 9 tháng kể từ ngày Ban hội thẩm được thành lập đến khi báo cáo của Ban hội thẩm được DSB thông qua, trong trường hợp khẩn cấp. 3. Xét xử tại Cơ Không quá 90 ngày kể từ ngày Cơ quan phúc thẩm nhận được thông báo quan phúc thẩm kháng cáo của một bên tranh chấp đến ngày báo cáo của Cơ quan phúc thẩm được DSB thông qua. 4. Các bên tranh - Thực hiện ngay lập tức chấp thi hành phán - Nếu không thực hiện ngay lập tức: các bên phải tự thoả thuận thời hạn quyết của DSB hợp lý để thực hiện và được DSB thông qua; nếu không, phải tuân theo thời hạn hợp lý của trọng tài đưa ra không quá 15 tháng kể từ ngày DSB thông qua báo cáo của Ban hội thẩm hoặc của Cơ quan phúc thẩm. - Nếu không thực hiện trong thời hạn hợp lý: bên thắng kiện được quyền yêu cầu bên thua kiện bồi thường hoặc tạm hoãn thi hành các nhượng bộ hoặc các nghĩa vụ khác (trả đũa thương mại). 11 3.1.3 Cơ chế hoạt động của WTO 3.1.3.3 Cơ chế rà soát chính sách thương mại của WTO a/ Mục đích của cơ chế rà soát chính sách thương mại b/ Chu kỳ rà soát chính sách thương mại c/ Quy trình rà soát 12 6
  7. 8/23/2022 3.2 Nội dung hợp tác trong WTO 3.2.1 Hợp tác về thương mại hàng hóa • Thứ nhất, về thuế quan • Thứ hai, những vấn đề liên quan các biện pháp phi thuế trong thương mại hàng hóa • Thứ ba, về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại 13 3.2.1 Hợp tác về thương mại hàng hóa Thứ nhất, về thuế quan • WTO thừa nhận thuế quan (Thuế nhập khẩu) là công cụ hợp pháp duy nhất để bảo hộ các ngành sản xuất trong nước. • Thuế quan phải được áp dụng trên nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) cho tất cả các thành viên WTO. • Thuế phải được giảm dần thông qua đàm phán 14 7
  8. 8/23/2022 3.2.1 Hợp tác về thương mại hàng hóa Thứ hai, những vấn đề liên quan các biện pháp phi thuế trong thương mại hàng hóa • Hạn chế định lượng nhập khẩu • Doanh nghiệp có đặc quyền thương mại • Thủ tục cấp phép nhập khẩu • Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời • Rào cản kỹ thuật • Tạo thuận lợi thương mại 15 3.2.1 Hợp tác về thương mại hàng hóa Thứ ba, về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại • Hiệp định TRIMs cấm áp dụng một số biện pháp bị coi là vi phạm nguyên tắc “Đãi ngộ quốc gia” và các biện pháp có tác dụng hạn chế thương mại bao gồm: – Các biện pháp bắt buộc hay điều kiện về quy định một “tỷ lệ nội địa hóa” đối với doanh nghiệp; – Các biện pháp “cân bằng thương mại ” buộc doanh nghiệp phải tự cân đối về khối lượng và trị giá xuất nhập khẩu, về ngoại hối…. • Hiện nay, bất kỳ quốc gia nào muốn được công nhận là thành viên của WTO đều phải cam kết không sử dụng bất kỳ biện pháp TRIMs nào. 16 8
  9. 8/23/2022 3.2 Nội dung hợp tác trong WTO 3.2.2 Hợp tác về thương mại dịch vụ • WTO đã phân loại thương mại dịch vụ thành 12 ngành bao gồm 1. Dịch vụ kinh doanh, 7. Dịch vụ tài chính, 2. Dịch vụ thông tin, 8. Dịch vụ liên quan đến sức khỏe 3. Dịch vụ xây dựng và kỹ và xã hội, thuật, 9. Dịch vụ du lịch và các hoạt động 4. Dịch vụ kinh tiêu, có liên quan, 5. Dịch vụ đào tạo, 10. Dịch vụ giải trí, văn hóa, thể 6. Dịch vụ môi trường, thao, 11. Dịch vụ vận tải, 12. Các dịch vụ khác. 17 3.2 Nội dung hợp tác trong WTO 3.2.2 Hợp tác về thương mại dịch vụ Các phương thức cung cấp dịch vụ • -Phương thức 1: cung cấp dịch vụ qua biên giới, tức là mua bán dịch vụ qua biên giới giữa các nước, có thể bằng viễn thông hoặc chuyển dịch vụ bằng hiện vật như bản vẽ, băng đĩa… • -Phương thức 2: Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài, tức là khách hàng đi sang nước khác để tiêu dùng dịch vụ như đi du lịch, học tập; sửa chữa tàu biển, máy bay ở nước ngoài… • -Phương thức 3: Hiện diện thương mại, tức là đầu tư trực tiếp để thành lập một chi nhánh, công ty con hay đại lý để cung cấp dịch vụ như cung cấp thông tin, tư vấn pháp luật, ngân hàng cho nước sở tại… • -Phương thức 4: Hiện diện của thể nhân, tức là sự di chuyển tạm thời của cá nhân sang nước khác để cung cấp các dịch vụ như tư vấn, xây dựng, làm nội trợ, chăm sóc sức khỏe… 18 9
  10. 8/23/2022 3.2 Nội dung hợp tác trong WTO 3.2.3 Hợp tác về bảo hộ các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại Hiệp định TRIPS điều chỉnh năm lĩnh vực lớn là: - Cách thức áp dụng các nguyên tắc cơ bản của hệ thống thương mại quốc tế và của các điều ước quốc tế khác về sở hữu trí tuệ; - Cách thức bảo hộ đầy đủ quyền sở hữu trí tuệ; - Cách thức các nước phải thực thi quyền sở hữu trí tuệ một cách đầy đủ trong lãnh thổ của mình; - Cách thức giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ giữa các thành viên WTO; và - Những quy định chuyển tiếp trong thời gian hệ thống mới được áp dụng. 20 3.3 Cơ chế đàm phán gia nhập WTO và nghĩa vụ cam kết của các thành viên trong WTO 3.3.1 Cơ chế đàm phán gia nhập WTO Quá trình đàm phán gia nhập WTO bắt đầu sau khi một nước đã nộp đơn xin gia nhập và gửi Bị vong lục (Memorandum of the Foreign Trade Regime) tới các thành viên của WTO. • Đàm phán song phương • Đàm phán đa phương Liên quan đến thương mại dịch vụ, WTO sử dụng phương pháp chọn - cho khi xác định phạm vi cam kết, theo đó, bên cam kết chỉ cam kết mở cửa thị trường cho các dịch vụ xuất hiện trong Biểu cam kết dịch vụ. (Phương pháp "chọn - bỏ" (negative approach) là cam kết theo dạng "được làm tất cả những gì không bị hạn chế". Phương pháp "chọn - cho" (positive approach) là cam kết theo dạng "chỉ được làm những gì được phép làm“). 21 10
  11. 8/23/2022 3.3 Cơ chế đàm phán gia nhập WTO và nghĩa vụ cam kết của các thành viên trong WTO 3.3.2 Nghĩa vụ cam kết của các thành viên trong WTO (*) Những cam kết chung • Chính sách tài chính - tiền tệ, ngoại hối và thanh toán: • Các DN Nhà nước (DNNN) do Nhà nước sở hữu hoặc kiểm soát, hoặc được hưởng đặc quyền hoặc độc quyền: • Tư nhân hóa và cổ phần hóa • Chính sách giá • Khuôn khổ xây dựng và thực thi chính sách • Quyền kinh doanh (quyền xuất khẩu và nhập khẩu • Thuế nhập khẩu, các loại thuế và các khoản thu khác • Hạn ngạch thuế quan • Miễn giảm thuế nhập khẩu 22 3.3 Cơ chế đàm phán gia nhập WTO và nghĩa vụ cam kết của các thành viên trong WTO 3.3.2 Nghĩa vụ cam kết của các thành viên trong WTO (*) Những cam kết chung • Phí và lệ phí áp dụng với dịch vụ công • Biện pháp hạn chế định lượng đối với hàng nhập khẩu (bao gồm cấm NK, hạn ngạch NK, giấy phép NK...): • Xác định trị giá tính thuế nhập khẩu: • Quy tắc xuất xứ • Thủ tục hải quan khác và giám định trước khi giao hàng: • Chống bán phá giá, chống trợ cấp và các biện pháp tự vệ • Các quy định về xuất khẩu, bao gồm thuế XK, phí và lệ phí, thuế nội địa đối với hàng XK và hạn chế XK • Chính sách công nghiệp, bao gồm cả chính sách trợ cấp 23 11
  12. 8/23/2022 3.3 Cơ chế đàm phán gia nhập WTO và nghĩa vụ cam kết của các thành viên trong WTO 3.3.2 Nghĩa vụ cam kết của các thành viên trong WTO (*) Những cam kết chung • Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại, tiêu chuẩn và chứng nhận hợp chuẩn • Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật: • Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (Trims): • Khu thương mại tự do và đặc khu kinh tế • Thương mại hàng nông sản • Những khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Trips) • Minh bạch hóa 24 3.3 Cơ chế đàm phán gia nhập WTO và nghĩa vụ cam kết của các thành viên trong WTO 3.3.2 Nghĩa vụ cam kết của các thành viên trong WTO (*) Những cam kết về thương mại hàng hóa • - Cam kết về mở cửa thị trường hàng hóa thông qua biện pháp hạn ngạch thuế quan • - Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa thông qua biện pháp thuế quan 25 12
  13. 8/23/2022 3.3 Cơ chế đàm phán gia nhập WTO và nghĩa vụ cam kết của các thành viên trong WTO 3.3.2 Nghĩa vụ cam kết của các thành viên trong WTO (*) Những cam kết về thương mại dịch vụ • Mở cửa toàn bộ (cam kết toàn bộ): “Không hạn chế” (None) • Mở cửa kèm theo các hạn chế (cam kết một phần): “Không hạn chế, ngoại trừ..” (None, except…) hoặc “Chưa cam kết, ngoại trừ..” (Unbound, except…). • Chưa cam kết (Unbound): "Chưa cam kết" (Unbound), “Chưa cam kết do không khả thi về mặt kỹ thuật". 26 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0