intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kế toán chi phí ( TS Nguyễn Thanh Hùng) - Chương 3 Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm nông nghiệp

Chia sẻ: Vdfv Vdfv | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:40

380
lượt xem
69
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng chương 3 Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm nông nghiệp trình bày về các khái niệm về đặc điểm hạch toán kế toán sản xuất trong nông nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kế toán chi phí ( TS Nguyễn Thanh Hùng) - Chương 3 Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm nông nghiệp

  1. CHƯƠNG 3(tt) KẾ TOÁN CHI PHÍ & TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP Nguyễn Thanh Hùng
  2. 1. ĐẶC ĐIỂM HẠCH TOÁN - KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP  1. Khái niệm sản xuất nông nghiệp  Sản xuất nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất quan trọng tạo ra lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho toàn xã hội và phục vụ cho xuất khẩu, dù rằng ở Việt Nam sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm thô chưa qua chế biến. Sản xuất nông nghiệp thông thường bao gồm hai lĩnh vực chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Hoạt động sản xuất trong ngành nông nghiệp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và chế biến (ngành chế biến mang tính chất công nghiệp nhiều hơn, ví dụ các sản phẩm chế biến như sữa bò, sữa dê, các món ăn chế biến sẵn, nước uống đóng hội, trái cây đóng hộp…) Bên cạnh các hoạt động chính nêu trên, trong ngành nông nghiệp còn có những hoạt động sản xuất phụ có tính đặc thù để phục vụ cho hoạt động chính như: sản xuất phân bón, thực hiện công việc vận chuyển, làm đất, chăm sóc, thu hạch sản phẩm….
  3. 1.2. Đặc điểm chủ yếu của hạch toán kế toán trong doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp.  Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp được vận dụng từ hệ thống tài khoản kế toán thống nhất ban hành theo quyết định 114-TC-CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính. Nhìn chung việc sử dụng hệ thống tài khoản này trong các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp cũng giống như các ngành khác, tuy nhiên có một số tài khoản được sử dụng theo đặc điểm vốn có của sản xuất nông nghiệp như:
  4. 1.2. Đặc điểm chủ yếu của hạch toán kế toán trong doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp.  Tài khoản 152 – Nguyên liệu, vật liệu của các đơn vị sản xuất – kinh doanh nông nghiệp. Ngoài ra tiểu khoản được mở để theo dõi biến động của từng loại nguyên, vật liệu khác nhau, riêng tiểu khoản 1521 – Nguyên, vật liệu chính trong doanh nghiệp cần thiết mở chi tiết theo từng loại vật liệu chủ yếu như hạt giống, phân bón, thức ăn gia súc.  Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh của các đơn vị sản xuất nông nghiệp (kể cả phần giao khoán) dùng đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để xác định vị trí giá hàng tồn kho. Tài khoản này cũng được chhi tiết theo tiểu khoản để theo dõi chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của các ngành sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi và chế biến.
  5. 1.2. Đặc điểm chủ yếu của hạch toán kế toán trong doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp.  Tài khoản 211 – Tài sản cố định hữu hình  Ngoài những tiểu khoản sử dụng chung như các ngành khác, riêng tiểu khoản 2116 – Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm còn được chi tiết theo các loại cây lâu năm, súc vật làm việc, súc vật cho sản phẩm.  2116 – Cây lâu năm (cà phê, chè, cao su, vườn cây ăn quả…)  2116 – Súc vật làm việc (voi, bò, ngựa, cày kéo…)  2116 – Súc vật nuôi để lấy sản phẩm (bò sữa, súc vật sinh sản)
  6. 2.2. Phương pháp tính giá thành và tài khoản hạch toán  Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp nông nghiệp thực hiện theo phương pháp kê khai thường xuyên cũng được sử dụng các tài khoản.  621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”  622 “Chi phí nhân công trực tiếp”  627 “Chi phí sản xuất chung”  154 “Chi phí SXKD dở dang”  TK 154 cần mở các tài khoản chi tiết để phản ánh cho từng loại hoạt động sản xuất. Chẳng hạn như:  1541 “Sản xuất trồng trọt”  1542 “Sản xuất chăn nuôi”  Trong đó: 1542.1 “Giá trị súc vật nhỏ và súc vật nuôi lớn, nuôi béo”; 1542.2 “Chi phí chăn nuôi”.  1543 “Sản xuất chế biến”  1544 “Sản xuất phụ”
  7. 1.3. Phương pháp tính giá thành và tài khoản hạch toán Tách riêng tổng giá thành của các loại sản phẩm trên cơ sở gía thành kế hoạch hoặc trên cơ sở giá trị của từng loại. Theo phương pháp này có thể áp dụng các phương pháp cụ thể như phương pháp hệ số. Theo phương pháp này, trước hết phải tìm ra hệ số chi phí để tính ra tổng giá thành thực tế của từng loại sản phẩm.  Hệ số chi phí = Tổng chi phí sản xuất thực tế/tổng chi phí sản xuất kế hoạch.  Tổng giá thành thực tế của mỗi loại sản phẩm ở đây được tính theo công thức sau đây:  Tổng giá thành thực tế của từng loại sản phẩm = tổng giá thành kế hoạch của từng loại sản phẩm * hệ số chi phí.  Phương pháp đánh giá: Là phương pháp dùng giá kế hoạch hoặc giá bán được trên thị trường để tính giá trị của sản phẩm, từ đó tính ra giá thành thực tế của sản phẩm chính.
  8. 2. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM NGÀNH TT Nội dung các các khoản mục, chi phí sản xuất  Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trồng trọt được tập hợp theo các khoản mục chi phí dưới đây:  - Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp  - Chi phí hạt giống là chi phí bản thân hạt giống: bao gồm giá mua giống và chi phí thu mua (trường hợp mua giống ở bên ngoài). Nếu hạt giống tự sản xuất thì tính theo giá tiêu thụ nội bộ. Các chi phí liên quan đến hạt giống như: làm sạch, phân loại, xử lý trước khi gieo trồng; vận chuyển từ nơi bảo quản tới nơi sản xuất không ghi vào khoản mục này mà tính vào các khoản tương ứng. Khoản mục chi phí và giống chỉ có đối với cây ngắn ngày.  Ngoài chi phí hạt giống, chi phí phân bón cũng là loại chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và gồm: chi phí về phân hữu cơ, phân bón hoá học kể cả chi phí gieo trồng cây phân xanh trên diện tích sản xuất và vùi để làm phân (không kể chi phí chuẩn bị phân trước khi đem bón như đánh tơi, vận chuyển ra ruộng. Những chi phí này được ghi vào khoản mục khác có liên quan như tiền lương, chi phí vận chuyển).
  9. 2. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM NGÀNH TT Nội dung các các khoản mục, chi phí sản xuất  - Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương chính và lương phụ và các khoản có tính chất lương của công nhân đã sản xuất.  - Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phục vụ quản lý sản xuất phát sinh ở đội, trại, xưởng sản xuất như lương đội trưởng, đội phó, cán bộ kỹ thuật, tiền khấu hao TSCĐ dùng chung cho nhiều loại cây trồng… Khoản chi phí này được tập hợp riêng trên tài khoản chi phí sản xuất chung và được phân bổ cho từng loại cây trồng theo một tiêu thức nhất định. Quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất trồng trọt được tính từ lúc bắt đầu làm đất, gieo trồng, chăm sóc đến thu hoạch sản phẩm nhập kho hoặc giao cho xưởng chế biến của nông trường theo hình thức sản phẩm quy định tính cho ngành trồng trọt
  10. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cây ngắn ngày (hàng năm). Cây ngắn ngày bao gồm các loại cây trồng có thời gian canh tác tính từ lúc làm đất, gieo trồng đến thu hoạch sản phẩm tối đã chỉ trong vòng một năm. Chi phí sản xuất của cây ngắn ngày phát sinh gắn liền với bốn giai đoạn: Chi phí làm đất như chi phí cày đất, bừa đất, xới đất… Chi phí gieo trồng như chi phí chăm sóc, bón phân, tưới nước, tiêu nước, chi phí phun thuốc trừ sâu,… Chi phí thu hoạch phát sinh liên quan đến quá trình thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.
  11. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cây ngắn ngày (hàng năm). Trình tự hạch toán chi phí sản xuất cây ngắn ngày tiến hành như sau:  Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất – kinh doanh, ghi:  Nợ TK 154  Có TK 621 – Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp  Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo từng đối tượng tập hợp chi phí, ghi:  Nợ TK 154  Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp  Cuối kỳ kế toán tiến hành tính toán, phân bổ kết chuyển chi phí sản xuất chung theo đối tượng tập hợp chi phí, ghi:  Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu  Có TK 154 – Chi phí sản xuất dở dang  Trị giá phế liệu thu hồi, nguyên, vật liệu xuất thuê ngoài gia công đã nhập kho, ghi:  Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu  Có TK 154  Giá thành thực tế sản phẩm sản xuất trong nhập kho hoặc đem tiêu thụ:  Nợ TK 155 – Thành phẩm  Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán  Có TK 154 – Chi phí sản xuất - kinh doanh dở dang
  12. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cây ngắn ngày Chi phí sản xuất của cây ngắn ngày liên quan đến diện tích thu hoạch trong năm và diện tích sẽ thu hoạch của năm sau. Bởi vì kỳ tính giá thành của một sản phẩm nông nghiệp ngắn ngày và niên độ tài chính khác nhau. Do đó, trong thực tế để xác định giá thành của sản phẩm hoàn thành cần phải xác định chi phí chuyển sang năm sau:
  13. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cây ngắn ngày Chi phí CP năm CP sản xuất CP thu hoạch sản xuất trước phát sinh - trong năm chuyển chuyển + trong năm Doanh thu sang sang chưa thu hoạch năm sau = Tổng DT thu hoạch trong năm và chưa thu hoạch x chuyển sang chuyển sang năm sau năm sau Hoặc có thể SD công thức CP năm CP sản CP thu trước xuất phát hoạch CPSX chuyển sinh trong trong năm Sản lượng ước chuyển sang + năm - thu của sang Sản lượng + Sản lượng ước x DT chưa năm = đã thu hoạch thu của diện tích thu hoạch sau trong năm chưa thu hoạch
  14. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cây ngắn ngày Tổng giá thành của SP hoàn thành trong năm Tổng Z Toàn bộ CPSX sản phẩm SPSX chi phí chuyển Giá trị hoàn = dở + sản xuất - sang - sản thành dang phát sinh năm phẩm trong năm đầu trong phụ năm năm Tổng Z sản phẩm Z đơn vị hoàn thành trong năm sản phẩm = Khối lượng sản phẩm thu hoạch được trong năm
  15. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cây ngắn ngày Nếu trên cùng một diện tích mà tiến hành trồng xen lại loại cây trồng, thì khoản chi phí nào phát sinh có tính chất riêng biệt phải tổ chức theo dõi riêng, còn những khoản chi phí liên quan đến cả hai loại cây và không phân biệt được thì tiến hành phân bổ cho từng loại cây theo diện tích gieo trồng của từng loại cây.
  16. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cây ngắn ngày Nếu trên cùng một diện tích mà tiến hành trồng xen lại loại cây trồng, thì khoản chi phí nào phát sinh có tính chất riêng biệt phải tổ chức theo dõi riêng, còn những khoản chi phí liên quan đến cả hai loại cây và không phân biệt được thì tiến hành phân bổ cho từng loại cây theo diện tích gieo trồng của từng loại cây.
  17. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cây ngắn ngày Chi phí phát sinh CP tính cho liên quan đến Diện tích từng loại cây 2 loại cây gieo trồng trồng xen = Tổng diện tích x của mỗi gieo trồng của loại cây 2 loại cây Diện tích gieo trồng Khối lượng hạt giống thực tế gieo của mỗi loại cây = trồng xen Định mức hạt giống gieo cho 1 ha nếu trồng riêng
  18. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cây trồng thu hoạch nhiều lần  Loại cây trồng này có đặc điểm là gieo trồng một lần nhưng cho sản phẩm trong 2 hoặc 3 năm sau nên” chi phí trồng mới” sẽ liên quan đến vài năm sau. Do vậy trong công tác kế toán chi phí sản xuất phải tổ chức theo dõi thêm chi phí giai đoạn gieo trồng( gồm chi phí làm đất, chi phí gieo trồng, giống cây trồng…) để phân bổ đúng đắn vào giá thành sản phẩm thu được ở các vụ các năm sau:  Căn cứ để phân bổ chi phí mới có thể là số năm cho sản phẩm của cây trồng hoặc là sản lượng sản phẩm ước tính cả đời cây.  Chi phí chăm sóc thu hoạch hàng vụ hàng năm được theo dõi riêng. Tổng hợp hai loại chi phí trên sẽ là tính giá thành sản phẩm thu hoạch. Giá thành đơn vị sản phẩm đựơc xác định theo công thức:  Giá thành đơn vị sản phẩm cây trồng trọt thu hoạch nhiều lần = chi phí trồng mới được phân bổ + chi phí chăm sóc thu hoạch trong năm)/ sản lượng sản phẩm thu hoạch trong năm.
  19. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cây trồng thu hoạch nhiều lần Cây trồng một lần thu hoạch nhiều lần có đặc điểm là chi phí làm đất và gieo trồng phát sinh trong một kỳ nhưng liên quan đến nhiều kỳ thu hoạch. Do vậy để phản ánh hợp lý chi phí hợp lý vào cấu thành của Z, sản phẩm cần phải phân bổ các khoản chi phí này cho các kỳ thu hoạch dự kiến: Chi phí làm đất và gieo trồng Mức phân bổ thực tế phát sinh = cho từng kỳ Số kỳ thu hoạch dự kiến (năm)
  20. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cây trồng thu hoạch nhiều lần Chi phí sản xuất của cây trồng 1 lần thu hoạch nhiều lần bao gồm: 1. Chi phí làm đất và gieo trồng được phân bổ 2. Chi phí chăm sóc 3. Chi phí thu hoạch Việc hạch toán chi phí chăm sóc và chi phí thu hoạch cũng được thực hiện thông qua 3 TK 621,622,627 và cuối kỳ mới kết chuyển Vào TK 154 để tổng hợp chi phí sản xuất cà tính Z. Riêng khoản chi phí làm đất và gieo trồng do liên quan đến nhiều kỳ nên phải tập hợp qua TK 1421” chi phí trả trước” Nợ 1421 Có TK 334,338,214,152,153… Định kỳ khi phân bổ chi phí làm đất và gieo trồng để tính giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ ghi: Nợ 627 Có 1421→mức phân bổ Ghi chú: Phương pháp tính toán chi phí sản xuất dỡ dang và tính Z sản phẩm cũng tương tư như ở cây ngắn ngày.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2