intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng thương mại

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

61
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng thương mại" được biên soạn với các kiến thức phân biệt được sự khác biệt giữa kế toán ngân hàng với kế toán doanh nghiệp (về đối tượng, nhiệm vụ, đặc điểm); nắm bắt những vấn đề về hệ thống tài khoản và hệ thống chứng từ của ngân hàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng thương mại

  1. Bài 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng thương mại BÀI 1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Có sự liên hệ thực tế tại các ngân hàng thương mại hiện nay ở Việt Nam.  Đọc tài liệu: 1. Giáo trình Kế toán ngân hàng của Học Viện Ngân hàng. 2. Giáo trình Kế toán Ngân hàng của Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh. 3. Các văn bản và quy định của Quốc hội và Ngân hàng nhà nước. 4. Các trang web: www.sbv.gov.vn; www.moj.gov.vn; www.mof.gov.vn  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Gồm 5 nội dung:  Đối tượng, nhiệm vụ của kế toán ngân hàng.  Đặc điểm của kế toán ngân hàng.  Hệ thống tài khoản kế toán của ngân hàng.  Hệ thống chứng từ kế toán của ngân hàng.  Tổ chức bộ máy kế toán trong các ngân hàng. Mục tiêu Bài này yêu cầu sinh viên phải:  Phân biệt được sự khác biệt giữa kế toán ngân hàng với kế toán doanh nghiệp (về đối tượng, nhiệm vụ, đặc điểm).  Nắm bắt những vấn đề về hệ thống tài khoản và hệ thống chứng từ của ngân hàng. TXNHTM09_Bai1_v1.0015109208 1
  2. Bài 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng thương mại Tình huống dẫn nhập Kế toán ngân hàng và kế toán doanh nghiệp có hạch toán ngược vế nhau không? Nguyễn Khánh Chi, sinh viên khóa 53 của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, tốt nghiệp chuyên ngành ngân hàng, đang nộp hồ sơ xin việc làm. Và để có nhiều cơ hội, Chi đã nộp đơn xin việc vào vị trí kế toán của một số công ty. Trong đó có Công ty cổ phần Thiết bị Vận tải gọi điện mời Chi đến phỏng vấn. Câu hỏi đầu tiên mà ban phỏng vấn đưa ra là: Tại sao em học chuyên ngành ngân hàng mà lại ứng cử vào vị trí kế toán của doanh nghiệp? Theo em, kế toán của doanh nghiệp và kế toán của ngân hàng có hạch toán ngược nhau hay không? Để trả lời được câu hỏi này, bắt buộc Chi phải giải quyết mấy vấn đề sau: 1. Kế toán ngân hàng thương mại là gì? 2. Sự giống nhau và khác nhau giữa kế toán ngân hàng với kế toán doanh nghiệp? 2 TXNHTM09_Bai1_v1.0015109208
  3. Bài 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng thương mại 1.1. Đối tượng, nhiệm vụ của kế toán ngân hàng 1.1.1. Đối tượng của kế toán ngân hàng  Là công cụ quản lý kinh tế - tài chính, đối tượng trước hết của kế toán ngân hàng trước hết là vốn và sự vận động của vốn. Vốn ngân hàng tồn tại dưới hai hình thức: o Nguồn vốn: chỉ những nguồn lực tài chính mà ngân hàng có thể dựa vào để thực hiện các hoạt động kinh doanh và cung ứng dịch vụ tài chính. Gồm có: vốn chủ sở hữu và vốn huy động từ bên ngoài. o Sử dụng vốn: là việc ngân hàng sử dụng những nguồn vốn mà nó huy động được để hình thành các tài sản (ngân quỹ, cho vay, đầu tư, tài sản cố định…) trực tiếp hoặc gián tiếp mang lại thu nhập cho ngân hàng hoặc phát huy vai trò phục vụ hoạt động sinh lời của ngân hàng.  Đối tượng của kế toán ngân hàng còn là kết quả của sự vận động vốn ngân hàng. Kế toán ngân hàng phải phản ánh các khoản thu nhập, chi phí, kết quả và phân chia kết quả hoạt động.  Là các đơn vị trung gian tài chính trong nền kinh tế các ngân hàng đóng vai trò chủ yếu trong cung ứng các dịch vụ thanh toán cho nền kinh tế, đồng thời ngân hàng có nhiều giao dịch kỳ hạn, giao dịch cam kết, bảo lãnh… với các đối tác và khách hàng ở trong và ngoài nước. Vì vậy, đối tượng kế toán ngân hàng còn có các khoản thanh toán trong và ngoài ngân hàng, các khoản cam kết, bảo lãnh, các giấy tờ có giá… Đặc điểm của đối tượng kế toán ngân hàng:  Đối tượng kế toán ngân hàng chủ yếu tồn tại dưới hình thái giá trị (tiền tệ) kể cả nguồn gốc hình thành cũng như quá trình vận động.  Đối tượng kế toán ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ và thường xuyên với đối tượng kế toán của các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế thông qua quan hệ tiền gửi, tín dụng, thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng.  Đối tượng kế toán ngân hàng có quy mô và phạm vi rất lớn, có sự tuần hoàn thường xuyên, liên tục theo yêu cầu chu chuyển vốn của nền kinh tế (sự dịch chuyển về sở hữu và sử dụng giữa các chủ thể phức tạp của nền kinh tế) và theo yêu cầu quản lý kinh doanh của ngân hàng.  Đối tượng kế toán ngân hàng phong phú và đa dạng  phân tổ khó khăn sử dụng nhiều tiêu chí, lồng ghép nhiều tầng lớp. 1.1.2. Nhiệm vụ của kế toán ngân hàng  Nhiệm vụ chung của kế toán: o Ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ phát sinh; o Phân tích xử lý các thông tin; o Cung cấp thông tin; o Kiểm tra đối chiếu (mang tính xuyên suốt). TXNHTM09_Bai1_v1.0015109208 3
  4. Bài 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng thương mại  Đối với kế toán ngân hàng: o Thu thập, ghi chép kịp thời đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh của ngân hàng theo đối tượng, nội dung công việc kế toán theo đúng chuẩn mực và chế độ kế toán. Chú ý:  Tính kịp thời: Đối với doanh nghiệp, đối tượng kinh doanh chủ yếu là hàng hóa, dịch vụ nên tính kịp thời không nhất thiết, có thể chậm trễ, có thể đợi kết thúc tháng, quý… để phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Còn đối với ngân hàng kinh doanh tiền tệ thì nhất thiết đảm bảo tính kịp thời do nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến nhiều khách hàng, hơn nữa tiền có giá trị theo thời gian; nếu không được phản ánh kịp thời thì không đảm bảo được an toàn vốn, tài sản và không xác định được thu nhập và chi phí để xác định kết quả kinh doanh.  Tính chính xác: đối với doanh nghiệp, không cần tuyệt đối, mang tính chất ước lượng một số khoản mục. Đối với ngân hàng, cần chính xác tuyệt đối do ngân hàng kế toán hộ nền kinh tế. o Kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản thu chi tài chính, quá trình sử dụng tài sản của bản thân ngân hàng và của xã hội thông qua khâu kiểm soát của kế toán, góp phần tăng cường kỷ luật tài chính, củng cố cân đối hạch toán kinh tế trong ngân hàng cũng như trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Chú ý: Nhiệm vụ này doanh nghiệp không có, ngân hàng kế toán cho nội bộ và giao dịch (chức năng giám sát của ngân hàng).  Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của ngân hàng.  Cung cấp thông tin cho ngân hàng trung ương và các cơ quan quản lý nhà nước khác phục vụ chỉ đạo thực thi chính sách tiền tệ - tín dụng nói riêng và chính sách tài chính nói chung; đồng thời đáp ứng nhu cầu công tác thanh tra ngân hàng.  Tổ chức tốt việc giao dịch với khách hàng góp phần thực hiện tốt chiến lược khách hàng của ngân hàng. 1.2. Đặc điểm của kế toán ngân hàng Ngoài một số đặc điểm của kế toán nói chung, kế toán ngân hàng có một số đặc trưng:  Tính xã hội phổ biến và sâu sắc: kế toán ngân hàng không chỉ phản ánh toàn bộ các mặt hoạt động của bản thân ngân hàng mà còn phản ánh được đại bộ phận hoạt động kinh tế, tài chính thông qua quan hệ tiền tệ, tín dụng, thanh toán giữa ngân hàng và các chủ thể trong nền kinh tế. Do vậy những chỉ tiêu thông tin do kế toán ngân hàng cung cấp là những chỉ tiêu thông tin kinh tế, tài chính quan trọng giúp cho việc chỉ đạo, điều hành hoạt động ngân hàng và quản lý nền kinh tế. Đặc điểm này thể hiện tính xã hội hóa cao, đòi hỏi ngoài việc thực hiện các phương pháp kế toàn chung, các chuẩn mực kế toán được thừa nhận, ngân hàng 4 TXNHTM09_Bai1_v1.0015109208
  5. Bài 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng thương mại cần phải xây dựng chế độ kế toán phù hợp để phản ánh hoạt động của bản thân ngân hàng và hoạt động kinh tế tài chính của nền kinh tế.  Xử lý nghiệp vụ theo quy trình công nghệ nghiêm ngặt, chặt chẽ: Do khối lượng nghiệp vụ phát sinh nhiều, mỗi nghiệp vụ có nhiều công đoạn và yêu cầu tính chính xác và kịp thời cao nên đòi hỏi kế toán ngân hàng phải tiến hành đồng thời giữa kiểm soát, xử lý nghiệp vụ và ghi sổ sách kế toán khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo quy trình công nghệ nghiêm ngặt và thời gian giao dịch ngắn nhất. Như vậy cần phải chuẩn hóa quy trình giao dịch, thể hiện tính giao dịch rất cao của kế toán ngân hàng.  Tính chính xác và kịp thời cao: Do đối tượng kế toán ngân hàng liên quan mật thiết đến các đối tượng kế toán của các chủ thể trong nền kinh tế và do đặc thù hoạt động ngân hàng là ngân hàng tập trung được một khối lượng vốn tiền tệ lớn của xã hội mà số vốn này thường xuyên biến động, nên kế toán ngân hàng cần chính xác kịp thời rất cao, đáp ứng yêu cầu hạnh toán của ngân hàng và cho toàn bộ nền kinh tế. Nếu kế toán ngân hàng chậm trễ, thiếu chính xác sẽ làm giảm tính kịp thời, chính xác trong hạch toán kế toán của các chủ thể khác trong nền kinh tế có quan hệ với ngân hàng, giảm tốc độ chu chuyển vốn của nền kinh tế. Công việc kế toán cần kết thúc trong ngày bằng cách lập các bảng cân đối tài khoản, giấy báo nợ, báo có, bảng kê sao số dư cho khách hàng  Chứng từ kế toán có khối lượng lớn, tổ chức luân chuyển phức tạp và gắn liền với việc luân chuyển vốn của nền kinh tế: Các nghiệp vụ ngân hàng đa dạng, số lượng giao dịch lớn dẫn đến chủng loại chứng từ nhiều, khối lượng chứng từ lớn. Chứng từ kế toán ngân hàng là minh chứng cho hoạt động tài chính của bản thân ngân hàng, đồng thời cho hoạt động kinh tế tài chính và chu chuyển vốn của nền kinh tế. Do đó, luân chuyển chứng từ liên quan đến luân chuyển vốn cả nền kinh tế. Từ đó đặt ra yêu cầu: o Xây dựng hạch toán chứng từ kế toàn thích hợp (đơn giản, dễ hiểu, khoa học và đầy đủ) thỏa mãn nhu cầu hạch toán tại ngân hàng và của nền kinh tế. o Thiết lập chương trình luân chuyển chứng từ một cách khoa học, giảm thời gian luân chuyển, tăng tốc độ chu chuyển vốn của nền kinh tế. o Đảm bảo an toàn trong luân chuyển và lưu trữ. o Yêu cầu hệ thống thông tin hiện đại, sử dụng chứng từ điện tử. Chú ý: Doanh nghiệp không có luân chuyển chứng từ giữa các doanh nghiệp.  Kế toán ngân hàng sử dụng tiền tệ (nội tệ và ngoại tệ) làm đơn vị đo lường chủ yếu trong hầu hết các mặt nghiệp vụ.  Tính tập trung và thống nhất cao: Tính tập trung phụ thuộc vào điều kiện công nghệ ngân hàng. Tính thống nhất thể hiện ở hệ thống tài khoản, phương pháp, thời điểm, nguyên tắc và chuẩn mực kế toán áp dụng. TXNHTM09_Bai1_v1.0015109208 5
  6. Bài 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng thương mại 1.3. Tài khoản và hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng 1.3.1. Tài khoản Tài khoản là phương pháp kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế. Mỗi tài khoản mở theo một đối tượng kế toán cụ thể, có nội dung kinh tế riêng biệt. Tên gọi tài khoản, số lượng tài khoản cần mở, nội dung phản ánh của từng tài khoản do nội dung kinh tế của đối tượng kế toán và yêu cầu quản lý quyết định. Với mỗi hệ thông ngân hàng, số lượng các tài khoản rất lớn. Hơn nữa, trong một số tài khoản tổng hợp có liên quan đến khách hàng, các tài khoản có nhiều cấp lại có thêm nhiều tiểu khoản chi tiết. Các tài khoản kế toán ngân hàng được chia làm hai bộ phận: Tài khoản hạch toán nội bộ và tài khoản giao dịch với khách hàng. Phân loại:  Phân loại theo công dụng và kết cấu (bản chất): Là việc sắp xếp các nhóm tài khoản theo mối quan hệ hai chiều của vốn là tài sản và nguồn vốn để làm rõ bản chất của tài khoản trong quá trình phản ánh và kiểm soát đối tượng kế toán ngân hàng. Gồm: o Tài khoản phản ánh nguồn vốn: Dư có. o Tài khoản phản ánh tài sản: Dư nợ. o Tài khoản phản ánh tài sản – nguồn vốn: gồm 2 loại:  Một, tài khoản có thể phản ánh tài sản, có thể phản ánh nguồn vốn (dư nợ hoặc dư có). Ví dụ: Tài khoản lợi nhuận, tài khoản đánh giá lại giá trị tài sản.  Hai, tài khoản vừa phản ánh tài sản vừa phản ánh nguồn vốn tại cùng một thời điểm (có hai số dư nợ và dư có, khi lên cân đối tài khoản vẫn phải để 2 số dư không được bù trừ).  Phân loại theo mối quan hệ với bảng cân đối kế toán o Tài khoản nội bảng: Phản ánh tài sản, nguồn vốn của bản thân đơn vị ngân hàng. Sự vận dộng của tài sản, nguồn vốn ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô hoặc cơ cấu tài sản, nguồn vốn của ngân hàng. Áp dụng phương pháp ghi sổ kép. Số dư nằm trong Bảng cân đối kế toán. o Tài khoản ngoại bảng: Phản ánh tài sản không (hoặc chưa) thuộc quyền sở hữu, sử dụng hay nghĩa vụ phải thanh toán của ngân hàng (Tài sản giữ hộ, tạm giữ); phản ánh nghiệp vụ chưa tác động ngay đến tài sản và nguồn vốn của ngân hàng (cam kết thanh toán thư tín dụng, các hợp đồng, các chứng từ thanh toán trong thời gian chưa thanh toán) nhưng cần phải quản lý. Số dư nằm ngoài Bảng cân đối kế toán. Áp dụng phương pháp ghi sổ đơn (Nhập  Xuất). 6 TXNHTM09_Bai1_v1.0015109208
  7. Bài 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng thương mại  Phân loại theo mức độ tổng hợp o Tài khoản tổng hợp: Phản ánh một cách tổng hợp hoạt động ngân hàng theo những chỉ tiêu nhất định nhằm cung cấp thông tin kinh tê, tài chính phục vụ chỉ đạo thực thi chính sách tiền tệ và chỉ đạo hoạt động kinh doanh ngân hàng, đồng thời là chỉ tiêu lập Bảng cân đối kế toán ngân hàng. o Tài khoản chi tiết (tiểu khoản): Phản ánh sự vận động của từng đối tượng kế toán cụ thể. 1.3.2. Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng thương mại Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng thương mại là một tập hợp (danh mục) các tài khoản mà kế toán ngân hàng phải sử dụng để phản ánh toàn bộ tài sản, nguồn vốn và sự vận động của chúng trong quá trình hoạt động. Mỗi tài khoản có tên gọi phù hợp với nội dung kinh tế của đối tượng kế toán mà nó phản ánh, số hiệu riêng được phân loại sắp xếp theo trật tự khoa học nhất định. Ngân hàng không sử dụng hệ thống tài khoản do Bộ Tài chính ban hành mà xây dựng Hệ thống tài khoản riêng trong đó tài khoản phản ánh chủ yếu hoạt động tiền tệ. Nguyên tắc xây dựng Hệ thông tài khoản kế toán ngân hàng:  Đảm bảo sự thống nhất để tạo điều kiện tổng hợp thông tin, lập và điều hành chính sách kế toán vĩ mô.  Đảm bảo phù hợp với các cơ chế nghiệp vụ ngân hàng (nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ huy động vốn) để thông tin kế toán ngân hàng phục vụ tốt nhất cho quản lý, điều hành các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng.  Quán triệt Luật Kế toán, chuẩn mực kế toán chung và các chuẩn mực kế toán áp dụng riêng cho lĩnh vực hoạt động tiền tệ ngân hàng; phản ánh rõ ràng, đầy đủ các loại nguồn vốn, sử dụng vốn phù hợp với các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính ngân hàng.  Thuận tiện cho việc mở tài khoản, hạch toán, xử lý và thu thập thông tin kế toán; đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công tác kế toán và thanh toán trong ngân hàng.  Đảm bảo sự ổn định tương đối cơ cấu của Hệ thống tài khoản, đáp ứng yêu cầu phản ánh các nghiệp vụ ngân hàng mới phát triển trong tương lai. Nội dung Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng được bố trí theo trình tự: Loại, tài khoản tổng hợp, tài khoản phân tích, kí hiệu tiền tệ.  Loại: Là hình thức phân tổ Tài khoản theo nội dung nghiệp vụ hay loại tài sản. Gồm 9 loại: o Loại 1 – 8: Tài khoản nội bảng; o Loại 9: Tài khoản ngoại bảng.  Tài khoản tổng hợp, bố trí thành 5 cấp: o Tài khoản tổng hợp cấp 1: Chi tiết hóa loại. Kí hiệu: 2 chữ số (chữ số thứ nhất: chỉ loại, chữ số thứ 2: thứ tự của Tài khoản tổng hợp trong Loại). TXNHTM09_Bai1_v1.0015109208 7
  8. Bài 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng thương mại o Tài khoản tổng hợp cấp 2: Chi tiết hóa Tài khoản tổng hợp cấp 1. Kí hiệu: 3 chữ số (2 chữ số đầu: Số hiệu Tài khoản tổng hợp cấp 1, chữ số thứ 3: thứ tự của Tài khoản tổng hợp cấp 2 trong Tài khoản tổng hợp cấp 1). o Tài khoản tổng hợp cấp 3: Chi tiết hóa Tài khoản tổng hợp cấp 2. Ký hiệu: 4 chữ số (3 chữ số đầu: Số hiệu Tài khoản tổng hợp cấp 2, chữ số thứ 4: thứ tự của Tài khoản tổng hợp cấp 3 trong Tài khoản tổng hợp cấp 2). Sơ đồ: Loại  Tài khoản tổng hợp cấp 1  Tài khoản tổng hợp cấp 2  Tài khoản tổng hợp cấp 3    Tài khoản tổng hợp cấp 5. Ngân hàng nhà nước quy định tính chất thống nhất của Tài khoản tổng hợp cấp 1, 2, 3 còn cấp 4, 5 do Tổng Giám đốc của ngân hàng thương mại quyết định.  Tài khoản chi tiết: Số hiệu tài khoản chi tiết gồm 2 bộ phận: Số hiệu Tài khoản tổng hợp và số hiệu tiểu khoản. XXXX XX . X (X X ...) THTH cấp 3 KH tiền tệ STT tiểu khoản 1.4. Chứng từ kế toán ngân hàng 1.4.1. Những vấn đề chung Chứng từ kế toán ngân hàng là căn cứ chứng minh bằng giấy hoặc vật mang tin về nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành, là cơ sở để hạch toán vào sổ sách kế toán tại ngân hàng.  Đặc điểm của chứng từ kế toán ngân hàng o Chứng từ kế toán ngân hàng do ngân hàng ban hành (được Tổng cục thống kê và Bộ tài chính chấp thuận) phù hợp với nghiệp vụ của ngân hàng (ngoài các yếu tố riêng phải mang đầy đủ các yếu tố theo quy định về chứng từ kế toán của nhà nước). o Đại bộ phận chứng từ kế toán ngân hàng do khách hàng lập và nộp vào ngân hàng để thực hiện nghiệp vụ nên chất lượng chứng từ phụ thuộc rất nhiều vào trình độ lập chứng từ của khách hàng và kiểm soát chứng từ của ngân hàng. o Chứng từ gốc kiêm chứng từ ghi sổ (phiếu chuyển khoản, các loại bảng kê...) được sử dụng phổ biến để phù hợp với nghiệp vụ ngân hàng, tiết kiệm chi phí vật chất và thời gian cho ngân hàng và xã hội. o Chứng từ kế toán ngân hàng có nhiều chủng loại, số lượng chứng từ phát sinh hàng ngày rất lớn, tổ chức luân chuyển chứng từ phức tạp.  Các yếu tố cơ bản của chứng từ kế toán ngân hàng o Tên gọi và số hiệu. o Bên lập chứng từ: tên gọi, địa chỉ và số hiệu Tài khoản ngân hàng. o Bên nhận chứng từ: tên gọi, địa chỉ và số hiệu Tài khoản ngân hàng. 8 TXNHTM09_Bai1_v1.0015109208
  9. Bài 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng thương mại o Nội dung phát sinh nghiệp vụ. o Số tiền (bằng số, bằng chữ). o Thời gian: thời điểm lập, nhận chứng từ. o Dấu chữ ký của các bên có liên quan.  Phân loại o Theo tính pháp lý và công dụng ghi sổ:  Chứng từ gốc: được lập trực tiếp ngay khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, là chứng từ có giá trị pháp lý quan trọng nhất.  Chứng từ ghi sổ: Những chứng từ này dùng để tập hợp số hiệu của các chứng từ gốc cùng loại; không có giá trị pháp lý như chứng từ gốc (chỉ có giá trị khi có các chứng từ gốc liên quan đi kèm). (Chứng từ ghi sổ lập dựa trên chứng từ gốc; tên khác nhau, lập ở hai thời điểm khác nhau nhưng có thể cùng phản ánh một nghiệp vụ phát sinh).  Chứng từ gốc kiêm chứng từ ghi sổ: (UNT, UNC) một lần lập được cả hai loại chứng từ ghi sổ, được lập thành nhiều liên giống hệt nhau (thường liên 1: liên gốc, liên 2: trả lại khách hàng; liên 3: căn cứ hạch toán) giúp giảm khối lượng chứng từ, giảm thời gian xử lý hạch toán. o Theo hình thái vật chất:  Chứng từ giấy;  Chứng từ điện tử: là chứng từ kế toán có đủ nội dung chủ yếu theo quy định và được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử, được mã hóa mà không thay đổi trong quá trình truyền qua mạnh máy tính hoặc trên vật mang tin như băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán. o Theo mức độ tổng hợp:  Chứng từ đơn nhất;  Chứng từ liên hoàn. 1.4.2. Kiểm soát chứng từ Kiểm soát chứng từ là kiểm tra tính đúng đắn của các yếu tố đã ghi trên chứng từ nhằm đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ và nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong toàn bộ quá trình xử lý. Sự cần thiết của kiểm soát chứng từ: Tránh lỗi lập sai chứng từ vì: thiếu hiểu biết về kỹ thuật lập chứng từ, sơ suất nhầm lẫn, cố ý lập sai. Trách nhiệm kiểm soát: 2 giai đoạn  Giai đoạn 1: Kiểm soát trước Kế toán viên, giao dịch viên, thanh toán viên, thủ quỹ kiểm tra các nội dung: o Chứng từ lập có đúng quy định không? (Tính hợp pháp). o Nội dung nghiệp vụ phát sinh có phù hợp không? (Tính hợp lệ). o Dấu chữ ký của khách hàng và các bên có liên quan. Người kiểm soát trước ký lên chứng từ. TXNHTM09_Bai1_v1.0015109208 9
  10. Bài 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng thương mại  Giai đoạn 2: Kiểm soát sau Kiểm soát viên là trưởng phòng kế toán và người được ủy quyền làm các bước như bước 1  cho phép chứng từ hoàn thành  chuyển lại để hạch toán? 1.4.3. Luân chuyển chứng từ kế toán ngân hàng Luân chuyển chứng từ kế toán ngân hàng là quá trình vận động của chứng từ từ lúc ngân hàng lập hoặc tiếp nhận từ khách hàng, qua các khâu kiểm soát, xử lý hạch toán, đối chiếu cho đến khi được đóng tập đưa vào bảo quản lưu trữ. Ý nghĩa: Chứng từ kế toán ngân hàng từ khi phát sinh đến khi ghi sổ kế toán có liên quan đến nhiều người ở các bộ phận nghiệp vụ và nhiều bộ phận kế toán khác nhau nên kế toán trưởng cần xây dựng quy trình luân chuyển chứng từ cho từng loại nghiệp vụ một cách khoa học để đảm bảo:  Các bộ phận nghiệp vụ, bộ phận kế toán có liên quan có thể thực hiện việc kiểm tra nội dung nghiệp vụ kinh tế tài chính phản ánh trên chứng từ.  Ghi chép hạch toán (hạch toán nghiệp vụ, hạch toán thống kê, hạch toán kế toán) được kịp thời.  Cung cấp thông tin kịp thời cho lãnh đạo và quản lý hoạt động kinh doanh ngân hàng. Nguyên tắc  Tổng thể: Luân chuyển nhanh nhất nhưng vẫn phải đảm bảo các yêu cầu kiểm soát, xử lý, hạch toán.  Cụ thể: o Tiền mặt: Thu: thu trước, ghi sau; Chi: ghi trước, chi sau. o Chuyển khoản: Ghi nợ trước, có sau. 1.4.4. Bảo quản, lưu trữ Nguyên tắc: dễ tra cứu, không được thất lạc, thời gian bảo quản theo quy định của Nhà nước. 1.5. Tổ chức bộ máy kế toán 1.5.1. Trong một hệ thống ngân hàng Có 3 mô hình tổ chức bộ máy kế toán:  Tổ chức bộ máy kế toán tập trung Theo mô hình này, toàn hệ thống ngân hàng chỉ tổ chức một phòng kế toán trung tâm ở hội sở chính, các đơn vị phụ thuộc đều không tổ chức bộ máy kế toán riêng. Phòng kế toán tập trung thực hiện toàn bộ công tác kế toán của hệ thống ngân hàng. Ở các đơn vị phụ thuộc có bố trí nhân viên kế toán làm nhiệm vụ thu nhận, kiểm tra chứng từ ban đầu để định kỳ (hàng ngày) chuyển chứng từ về phòng kế toán trung tâm hoặc trực tiếp thực hiện một số phần hành công việc kế toán cụ thể và định kỳ lập báo cáo đơn giản (báo cáo nội bộ) kèm theo chứng từ gốc về phòng kế toán trung tâm. 10 TXNHTM09_Bai1_v1.0015109208
  11. Bài 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng thương mại o Đặc điểm: Xử lý thông tin tập trung. o Điều kiện:  Trình độ công nghệ cao.  Kết nối mạng điện tử nội bộ.  Đổi mới, tăng trình độ công nghệ.  Tổ chức bộ máy kế toán phân tán Theo mô hình này, ở hội sở chính lập phòng kế toán trung tâm, còn ở tất cả các đơn vị trực thuộc đều có tổ chức phòng kế toán riêng (đơn vị kế toán phụ thuộc). Lựa chọn mô hình này thường là ngân hàng đã phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh cho các đơn vị trực thuộc ở mức độ cao tức là đã phân phối nguồn vốn riêng, xác định lỗ lãi riêng nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của các đơn vị này trong hoạt động kinh doanh. Phân công, phân nhiệm o Phòng kế toán trung tâm có nhiệm vụ:  Thực hiện kế toán nghiệp vụ phát sinh ở trụ sở chính.  Thu nhận, kiểm tra báo cảo kế toán của các đơn vị trực thuộc gửi lên; cùng với báo cáo của kế toán ở trụ sở chính để lập báo cáo tổng hợp. o Các đơn vị kế toán phụ thuộc:  Kế toán nghiệp vụ phát sinh của đơn vị trực thuộc.  Thu nhận, xử lý, hệ thống hóa toàn bộ thông tin kế toán ở đơn vị mình thành báo cáo kế toán định kỳ gửi lên phòng kế toán trung tâm, gửi ngân hàng Nhà nước trên địa bàn. Đặc điểm o Xử lý thông tin ngay tại chỗ; o Kết nối thông tin với hội sở chính rời rạc; o Hiệu quả hoạt động kinh doanh không cao; o Thủ công và chậm chạp.  Tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán Theo mô hình này, tại hội sở chính vẫn lập phòng kế toán trung tâm, còn ở đơn vị trực thuộc tùy thuộc vào quy mô và trình độ cán bộ quản lý mà có thể cho tổ chức kế toán riêng và không cho tổ chức kế toán riêng. Đơn vị trực thuộc nào cho tổ chức kế toán riêng thì thành lập đơn vị kế toán phụ thuộc để thực hiện toàn bộ công việc kế toán phát sinh ở đơn vị mình, định kỳ lập báo cáo kế toán gửi về phòng kế toán trung tâm; đơn vị nào không cho tổ chức kế toán riêng thì chỉ bố trí nhân viên kế toán làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thu nhận và kiểm tra chứng từ ban đầu để định kỳ gửi về phòng kế toán trung tâm. Đặc điểm: o Nền tảng công nghệ tập trung; o Chia tách kết quả kinh doanh của từng đơn vị. TXNHTM09_Bai1_v1.0015109208 11
  12. Bài 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng thương mại 1.5.2. Trong một đơn vị ngân hàng 2 mô hình:  Mô hình giao dịch “nhiều cửa” Là mô hình tổ chức truyền thống của ngân hàng, đặc biệt trong điều kiện trình độ ứng dụng công nghệ tin học trong công tác kế toán còn thấp. Theo mô hình này, kế toán chỉ làm nhiệm vụ kiểm soát chứng từ và hạch toán vào sổ sách kế toán theo quy định, tất cả các giao dịch liên quan đến tiền mặt khách hàng phải nộp (nhận) từ quỹ chính của ngân hàng. Do vậy, năng suất lao động sẽ không cao, khách hàng phải qua nhiều khâu, cửa để hoàn thành giao dịch của mình. Cụ thể, khi khách hàng giao dịch với ngân hàng thì phải nộp chứng từ kế toán cho đúng Thanh toán viên giữ tài khoản của mình, và mặc dù chỉ thực hiện một giao dịch thường thì khách hàng vẫn phải qua nhiều cửa: Thanh toán viên, thủ quỹ, cán bộ nghiệp vụ có liên quan.  Mô hình giao dịch “một cửa” Mô hình “giao dịch một cửa” là mô hình cho phép khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng chỉ giao dịch với một cán bộ ngân hàng vẫn có thể giải quyết toàn bộ các nhu cầu của mình về tiền gửi, thanh toán, mua bán ngoại tệ, tiền vay... Cán bộ ngân hàng tiếp khách trong mô hình “giao dịch một cửa” gọi là giao dịch viên vừa làm nhiệm vụ kế toán viên, vừa làm thủ quỹ thực hiện thu, chi tiền và có hạn mức thu, chi tiền, hạn mức xử lý nghiệp vụ (nghiệp vụ cho vay, mua bán ngoại tệ) phù hợp với trình độ, kinh nghiệm làm việc của mình. Đối với giao dịch trong hạn mức, giao dịch viên kiểm tra chứng từ, thực hiện giao dịch và thu/chi tiền của khách hàng ngay. Đối với giao dịch trên hạn mức, giao dịch viên cần phải có kiểm soát viên phòng nghiệp vụ kiểm tra, đối chiếu và phê duyệt trên hệ thống máy tính cũng như trên chứng từ trước khi thực hiện thu/chi tiển của khách hàng. Tổ chức bộ máy kế toán tại chi nhánh gồm 2 khu vực: o Front End: thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng, xử lý các giao dịch liên quan đến khách hàng để giải phóng khách hàng nhanh. o Back End: là khu vực hỗ trợ xử lý của Front End; xử lý các nghiệp vụ, phần hành công việc không liên quan trực tiếp đến tài khoản khách hàng, nhận toàn bộ các chứng từ liên quan đến công việc nội bộ và thực hiện các công việc đối chiếu chi tiết và tổng hợp. 12 TXNHTM09_Bai1_v1.0015109208
  13. Bài 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng thương mại Tóm lược cuối bài  Làm rõ những khác biệt của kế toán ngân hàng thương mại về đối tượng, nhiệm vụ và đặc điểm.  Hệ thống tài khoản của các ngân hàng thương mại.  Hệ thống chứng từ của ngân hàng thương mại.  Tổ chức bộ máy kế toán trong ngân hàng thương mại. TXNHTM09_Bai1_v1.0015109208 13
  14. Bài 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng thương mại Câu hỏi ôn tập 1. Đối tượng của kế toán ngân hàng là gì? Đặc điểm của nó. 2. Kế toán ngân hàng bao gồm những nhiệm vụ cụ thể nào? 3. Phân tích đặc điểm của kế toán ngân hàng. 4. Trình bày những vấn đề về tài khoản kế toán ngân hàng. 5. Trình bày những vấn đề về chứng từ kế toán ngân hàng. 6. Hãy nêu những mô hình tổ chức bộ máy kế toán trong ngân hàng. 14 TXNHTM09_Bai1_v1.0015109208
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2