intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kế toán quản trị 2: Bài 8 - Đại học Kinh tế quốc dân

Chia sẻ: Nguyễn Hoàng Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

43
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Kế toán quản trị 2 - Bài 8: Thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn" tìm hiểu các quyết định ngắn hạn trong doanh nghiệp; khái niệm, đặc điểm và tiêu chuẩn chọn quyết định ngắn hạn. Nội dung của các quyết định ngắn hạn, cách tra quyết định ngắn hạn trong thực tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kế toán quản trị 2: Bài 8 - Đại học Kinh tế quốc dân

  1. Bài 8: Thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VỚI VIỆC RA QUYẾT BÀI 8 ĐỊNH NGẮN HẠN Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: 1. Nguyễn Ngọc Quang (Chủ biên) (2012), Giáo trình Kế toán quản trị, Nhà xuất Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 2. Ngô Thế Chi (Chủ biên) (2008), Giáo trình kế toán quản trị, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 3. Võ Văn Nhị (Chủ biên) (2006), Giáo trình kế toán quản trị, Nhà xuất Đại học kinh tế Tp HCM.  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Bài 8 trong Học phần Kế toán quản trị 2, nghiên cứu các quyết định ngắn hạn trong doanh nghiệp. Khái niệm, đặc điểm và tiêu chuẩn chọn quyết định ngắn hạn. Nội dung của các quyết định ngắn hạn, cách tra quyết định ngắn hạn trong thực tế. Mục tiêu  Yêu cầu người học nắm chắc khái niệm, đặc điểm và tiêu chuẩn của quyết định ngắn hạn.  Nội dung các quyết định ngắn hạn trong doanh nghiệp. TXKTQT02_Bai8_v1.0015107216_b3 43
  2. Bài 8: Thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn Tình huống dẫn nhập Cửa hàng Teenage Công ty TĐ là một cơ sở uy tín trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng giầy vải thể thao trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thông thường sản phẩm của công ty được bán với giá 200.000 đồng/đôi. Các chi phí tiêu hao bao gồm chi phí vật liệu và tiền lương công nhân sản xuất bình quân 120.000 đồng/đôi. Hàng tháng công ty phải chịu các khoản chi phí thuê nhà, khấu hao thiết bị sản xuất và tiền lương cho bộ phận quản lý là 400.000.000 đồng. Với mức tiêu thụ trung bình 6000 đôi, công ty luôn duy trì được lợi nhuận khoảng 80.000.000 đồng. Trong tháng N doanh nghiệp nhận được một đơn đặt hàng 1.000 đôi giày trang trí thủ công của cửa hàng Teenage chuyên phục vụ các bạn trẻ. Để thực hiện được yêu cầu của khách hàng công ty phải chi thêm 70.000 đồng/đôi và 10.000.000 đồng tiền thuê thiết bị để trang trí theo yêu cầu. Hiện tại doanh nghiệp đã sử dụng tối đa nhân lực nên nếu nhận đơn hàng này doanh nghiệp phải giảm bớt 500 sản phẩm bình thường. Mức giá bán cửa hàng Teenage đưa ra khá hấp dẫn 250.000 đồng/đôi. 1. Công ty TĐ nên quan tâm tới những thông tin nào khi xem xét đơn hàng đặc biệt này? Thông tin nào không cần quan tâm trong tình huống này? 2. Sau khi phân tích, công ty TĐ có nên chấp nhận đơn hàng hay không? 44 TXKTQT02_Bai8_v1.0015107216_b3
  3. Bài 8: Thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn 8.1. Khái niệm, đặc điểm và tiêu chuẩn thích hợp để chọn quyết định ngắn hạn 8.1.1. Khái niệm quyết định ngắn hạn Quyết định ngắn hạn là những quyết định thường liên quan đến một kỳ kế toán hoặc trong phạm vi thời hạn dưới một năm. Ra quyết định ngắn hạn đó là chức năng cơ bản của các nhà quản trị trong doanh nghiệp. Trong thực tiễn hoạt động kinh doanh hàng ngày, các nhà quản trị thường phải giải quyết hàng loạt các sự việc xảy ra như: Mua nguyên vật liệu của nhà cung cấp nào? Sản xuất bao nhiêu sản phẩm? Sản xuất sản phẩm bằng phương pháp nào? Bán sản phẩm ở thị trường nào? Có nên quảng cáo sản phẩm khi tiêu thụ không?… Do vậy ra quyết định ngắn hạn không những là chức năng mà còn là nhiệm vụ sống còn của các nhà quản lý gắn với sự tồn tại phát triển của các doanh nghiệp. Tuy nhiên để có các quyết định có độ tin cậy cao đây là những khó khăn, thách thức của các nhà quản trị trong việc thu nhận và xử lý thông tin để đưa ra những quyết định tối ưu nhất. 8.1.2. Đặc điểm của quyết định ngắn hạn Quyết định ngắn hạn thường liên quan đến việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn ngắn, có thể là một tháng, quý, năm hoạt động tùy theo những điều kiện cụ thể của các doanh nghiệp khác nhau. Ví dụ, mua ngoài hay tự sản xuất một chi tiết của sản phẩm hoặc chấp nhận hay từ chối một đơn đặt hàng đặc biệt… Do vậy đặc điểm cơ bản của quyết định ngắn hạn là vốn đầu tư ít so với các quyết định dài hạn, thời gian thu hồi vốn nhanh. Chính vì thế vốn đầu tư cho các quyết định ngắn hạn ít bị chi phối bởi các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ, như chính sách tiền tệ, thuế, xuất – nhập khẩu. Đồng thời ít bị ảnh hưởng của yếu tố lạm phát nhất là trong giai đoạn các nước đang phát triển. Mặt khác thời gian đầu tư vào các phương án của quyết định kinh doanh ngắn hạn thường ngắn, trong phạm vi giới hạn thường dưới một năm. Do vậy các nhà quản trị doanh nghiệp dễ thay đổi quyết định ngắn hạn nhằm đảm bảo độ an toàn và hiệu quả kinh doanh cao nhất. Quyết định ngắn hạn chủ yếu là quyết định tác nghiệp của các cấp quản lý như mở cửa hàng ở vị trí nào? Giá bán sản phẩm bao nhiêu là phù hợp? Thuê phương tiện vận chuyển nào?… Các quyết định ngắn hạn thường nhằm mục tiêu khai thác tối đa các yếu tố sản xuất hiện có của doanh nghiệp, giảm chi phí thấp nhất để đạt được lợi nhuận mong muốn. Trong thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định ngắn hạn thường xảy ra ở ba giai đoạn cơ bản của quá trình sản xuất. Quyết định ngắn hạn thuộc giai đoạn cung cấp như: Chọn nhà cung cấp nào phù hợp với chất lượng tốt và chi phí thấp, thuê phương tiện nào vận chuyển các yếu tố đầu vào? Tuyển bao nhiêu lao động với số lượng và chất lượng? Chủng loại nguyên vật liệu được thu mua như thế nào? Chấp nhận hay từ chối đơn đặt hàng với giá giảm trong điều kiện kinh doanh bình thường?… Quyết định ngắn hạn thuộc giai đoạn sản xuất như: Sản xuất bao nhiêu sản phẩm với cơ cấu như thế nào? Tiếp tục sản xuất hay mua ngoài chi tiết của sản phẩm? Ngừng, thu hẹp hay không kinh doanh một ngành hàng nào đó của doanh nghiệp? Sản xuất sản phẩm với công nghệ hiện đại hay công nghệ thủ công? TXKTQT02_Bai8_v1.0015107216_b3 45
  4. Bài 8: Thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn Quyết định ngắn hạn thuộc giai đoạn tiêu thụ như: Tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm với cơ cấu như thế nào? Tiếp tục sản xuất hay bán ngoài chi tiết của sản phẩm? Có nên quảng cáo cho các sản phẩm không? Chọn những phương thức bán hàng nào phù hợp? Quyết định trong điều kiện doanh nghiệp bị giới hạn bởi các yếu tố sản xuất. 8.1.3. Tiêu chuẩn thích hợp để chọn quyết định ngắn hạn Để đưa ra một quyết định ngắn hạn có độ tin cậy cao cần dựa trên những cơ sở khoa học thu thập và đánh giá. Tiêu chuẩn cơ bản của các quyết định ngắn hạn cần được xem xét ở góc độ kinh tế. Tất cả mọi quyết định ngắn hạn đều hướng tới mục tiêu là chi phí thấp nhất, doanh thu cao nhất và dẫn tới lợi nhuận cao nhất. Muốn nhận diện lợi nhuận của các phương án đầu tư có độ tin cậy cao cần phải phân tích các thông tin chi phí, doanh thu dưới góc độ của kế toán quản trị. Tuy nhiên trong thực tế khi đưa ra các quyết định ngắn hạn ngoài việc ưu tiên mục tiêu kinh tế cần phải được xem xét trong mối quan hệ với các mục tiêu khác như giải quyết công ăn, việc làm cho người lao động, tình hình bảo vệ môi trường, tình hình chính trị… quan hệ với các mục tiêu phát triển dài hạn của doanh nghiệp. 8.2. Phân tích thông tin thích hợp và không thích hợp cho việc ra quyết định ngắn hạn Phân biệt thông tin thích hợp và không thích hợp là cơ sở để đưa ra các quyết định ngắn hạn có ý nghĩa quan trọng đối với các cấp quản trị trong quá trình thu thập và xử lý các thông tin kế toán quản trị. Giảm được thời gian và chi phí cho quá trình xử lý các thông tin đưa ra quyết định tác nghiệp hàng ngày. Mặt khác hạn chế các trường hợp quá tải về thông tin từ khâu thu nhận cho tới tiến trình xử lý. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển, yếu tố nhanh và xử lý kịp thời thông tin được coi là những tiêu thức quan trọng của các nhà quản trị trong việc điều hành doanh nghiệp. 8.2.1. Phân tích thông tin thích hợp cho việc ra quyết định ngắn hạn Trong tất cả các thông tin thu thập để xử lý đưa ra quyết định ngắn hạn, thường chia thành 2 dạng: Thông tin thích hợp và thông tin không thích hợp. Do vậy nhiệm vụ đầu tiên của các nhà quản trị khi đưa ra quyết định ngắn hạn cần phải phân loại thông tin trên cơ sở tổng hợp và nhận diện. Thông tin thích hợp đó là những thông tin thường liên quan đến chi phí của các phương án kinh doanh. Chi phí của các phương án thường được so sánh với nhau, từ đó chọn ra một phương án có chi phí thấp nhất. Thông tin về chi phí của các phương án được coi là thông tin cơ bản nhất, do vậy để phân tích, đánh giá chính xác chi phí của từng phương án cần phải hiểu rõ bản chất, quy luật của các yếu tố chi phí phát sinh. Bên cạnh thông tin về chi phí đó là doanh thu, thu nhập của từng phương án cụ thể. Do vậy cần phân tích doanh thu thường xuyên của các phương án, thu nhập sau khi thanh lý các tài sản của các phương án, những khoản thu nhập bất thường khác nếu có. Doanh thu cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản để tăng lợi nhuận của các 46 TXKTQT02_Bai8_v1.0015107216_b3
  5. Bài 8: Thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn phương án, do vậy đều là thông tin quan trọng để đưa ra quyết định ngắn hạn. Tuy nhiên có những phương án cả doanh thu và chi phí đều tăng, do vậy cần so sánh tốc độ tăng của doanh thu với tốc độ tăng của chi phí để đưa ra các quyết định chính xác. Để thành công trong việc đưa ra các quyết định ngắn hạn, các nhà quản trị cần sử dụng các phương pháp thích hợp để phân tích và đánh giá, song những thông tin đó cũng dựa một phần vào kỹ năng quản trị doanh nghiệp trên thương trường. Trước hết độ tin cậy của các quyết định ngắn hạn thường phụ thuộc vào hệ thống thông tin kế toán quản trị cung cấp trong doanh nghiệp. Quá trình thu thập thông tin kế toán quản trị cần đảm bảo những yêu cầu như: Phù hợp, kịp thời, chính xác. Sau khi đã phân tích và đánh giá thông tin thích hợp cần đạt được những tiêu chuẩn sau:  Thông tin có liên quan đến tương lai không? Vì các quyết định ngắn hạn phục vụ trong thời gian tới, hoạt động kinh doanh sắp xảy ra.  Thông tin phải có sự khác biệt giữa các phương án nhằm thuận tiện cho quá trình xem xét.  Thông tin có cần thiết cho những dự báo tương lai không.  Thông tin phục vụ cho những loại quyết định nào chuẩn bị xảy ra trong doanh nghiệp.  Các khoản chi phí chìm và các khoản thu chi không chênh lệch không phải là thông tin thích hợp cho việc ra quyết định ngắn hạn. Khi nhận diện thông tin thích hợp để đưa ra các quyết định ngắn hạn, cần dựa vào những cơ sở khoa học chung, song mỗi tình huống cần dựa vào điều kiện cụ thể. Có những thông tin về chi phí luôn là thông tin thích hợp cho việc ra quyết định ngắn hạn như chi phí cơ hội, chi phí khác biệt. Ví dụ: Một doanh nghiệp có khả năng ký kết hợp đồng với 4 Công ty. Do điều kiện vốn có hạn, doanh nghiệp chỉ được phép lựa chọn 1 trong 4 hợp đồng. Hãy tiến hành phân tích chi phí để lựa chọn hợp đồng sẽ ký kết. Biết các thông tin về chi phí, doanh thu với các Công ty như sau: Chỉ tiêu Công ty 1 Công ty 2 Công ty 3 Công ty 4 Doanh thu 2.000.000 3.000.000 2.500.000 4.000.000 Chi phí 1.500.000 2.700.000 2.150.000 3.580.000 Bài giải Chỉ tiêu Công ty 1 Công ty 2 Công ty 3 Công ty 4 Doanh thu 2.000.000 3.000.000 2.500.000 4.000.000 Chi phí 1.800.000 2.700.000 2.150.000 3.580.000 Lợi nhuận 200.000 300.000 350.000 420 000 Chi phí cơ hội 420.000 420.000 420.000 350.000 Kết quả - 180.000 - 120.000 70.000 70.000 Nhận xét: Qua bảng tính trên, ta thấy khi xét đến chi phí cơ hội thì: với Công ty 1, 2, 3 thì chi phí cơ hội là lợi nhuận của Công ty 4 và chi phí cơ hội của Công ty 4 là lợi nhuận của Công ty 3. Khi đã tính cả chi phí cơ hội thì Công ty 4 vẫn đạt mức lợi nhuận cao nhất, vì vậy, doanh nghiệp nên ký kết hợp đồng với Công ty 4. TXKTQT02_Bai8_v1.0015107216_b3 47
  6. Bài 8: Thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn Thông thường khi đưa ra quyết định ngắn hạn đảm bảo độ tin cậy cao, các nhà quản trị thường vận dụng các bước sau: Bước 1: Tổng hợp tất cả các thông tin về chi phí, doanh thu, thu nhập có liên quan đến phương án kinh doanh. Bước 2: Chọn lọc các thông tin thích hợp và loại bỏ các thông tin không thích hợp, nhằm cho phương án kinh doanh không bị nhiễu bởi nhiều thông tin. Bước 3: Phân tích, đánh giá các thông tin thích hợp đã giữ lại. Kết hợp nhiều kỹ năng khác nhau, trong đó có kỹ năng nhạy bén của nhà quản trị để lựa chọn thông tin sáng suốt nhất, cơ sở đưa ra quyết định. Bước 4: Ra quyết định dựa trên thông tin thích hợp phân tích ở bước 3. Quyết định chính là sự điều hành của người lãnh đạo đối với các hoạt động kinh doanh đang và sắp diễn ra nhằm đảm bảo thu được lợi nhuận cao nhất. 8.2.2. Phân tích thông tin không thích hợp cho việc ra quyết định ngắn hạn Thông tin không thích hợp trong các phương án kinh doanh thường được loại bỏ trong quá trình phân tích, đánh giá để đưa ra các quyết định ngắn hạn. Thông tin không thích hợp là những thông tin không thỏa mãn các yêu cầu và điều kiện ở phần trên. Cụ thể đó là những thông tin: Chi phí chìm là thông tin không thích hợp cho việc ra quyết định ngắn hạn. Thực chất chi phí chìm đó là những khoản chi phí đã xảy trong quá khứ mà doanh nghiệp không thể trách được cho dù chọn bất kỳ phương án kinh doanh nào. Ví dụ: Số tiền đã trả về quyền sử dụng đất của một doanh nghiệp trong thời hạn 49 năm, do vậy khi doanh nghiệp thực hiện bất kỳ một phương án kinh doanh nào đều phải chịu số tiền đó, chi phí về quyền sử dụng đất được coi là chi phí chìm. Hoặc doanh nghiệp đã xây dựng nhà xưởng để sản xuất sản phẩm, chi phí khấu hao nhà xưởng cũng được coi là chi phí chìm, vì khi doanh nghiệp chọn bất kỳ công nghệ sản xuất hiện đại hay thủ công đều phải chịu chi phí khấu hao nhà xưởng. Các khoản chi phí và doanh thu trong tương lai không chênh lệch giữa các phương án đều được coi là thông tin không thích hợp trong việc đưa ra quyết định kinh doanh. Các khoản chi phí trong tương lai không chênh lệnh nhau giữa các phương án trong những tình huống cụ thể cũng là những thông tin không thích hợp trong việc đưa ra các quyết định ngắn hạn. Ví dụ 1: Công ty Hoàng Sơn đang lựa chọn 1 trong 2 phương án: Mua máy mới hiện đại thay cho máy cũ đang sử dụng. Các thông tin về máy mới, máy cũ như sau: (đơn vị tính: triệu đồng). Máy cũ Máy mới hiện đại Giá ban đầu: 525 Giá ban đầu: 600 Giá trị còn lại trên sổ kê toán: 420 Thời gian sử dụng: 8 năm Thời gian sử dụng: 8 năm Giá trị hiện tại: 270 Giá trị trong 8 năm tới: 0 Giá trị trong 8 năm tới: 0 Chi phí biến đổi hàng năm hoạt động: 1035 Chi phí biến đổi hàng năm hoạt động: 900 Doanh thu dự kiến hàng năm: 1 500 Doanh thu dự kiến hàng năm: 1 500 48 TXKTQT02_Bai8_v1.0015107216_b3
  7. Bài 8: Thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn Yêu cầu: Hãy phân tích các thông tin chi phí, doanh thu để chọn 1 trong 2 phương án tối ưu nhất? Bài giải: Bước 1:  Theo tài liệu trên các thông tin thích hợp bao gồm: o Chi phí biến đổi để hoạt động hàng năm. o Chi phí khấu hao máy. o Giá bán máy cũ. o Giá mua máy mới.  Các thông tin không thích hợp bao gồm: o Doanh thu hàng năm. o Giá trị thanh lý khi hết thời hạn sử dụng. o Giá trị còn lại trên sổ kế toán. Bước 2: Với tài liệu trên để đi tới quyết định lựa chọn phương án mua máy mới hay vẫn sử dụng máy cũ cần nhận diện và loại bỏ các thông tin. Trước hết ta thấy”giá trị còn lại trên sổ kế toán”của máy cũ là yếu tố chi phí chìm do vậy cần loại bỏ thông tin này. Giá trị còn lại của máy cũ: 420 triệu đồng là khoản chi phí không tránh được cho dù ta chọn bất kỳ phương án nào. Trường hợp máy cũ được giữ lại sử dụng thì khoản chi phí này được coi là chi phí khấu hao. Trường hợp mang đi bán thì khoản chi phí này được tính vào chi phí nhượng bán. Để phân tích các thông tin, chọn phương án tối ưu, ta lập bảng sau: Tổng hợp chi phí và doanh thu qua 8 năm hoạt động Chỉ tiêu Sử dụng máy cũ Mua máy mới Chênh lệch Doanh thu 12.000 12.000 0 Chi phí hoạt động 8.280 7.200 1.080 Chi phí khấu hao máy mới 600 - 600 Khấu hao máy cũ hoặc xóa bỏ sổ kế 420 420 0 toán máy cũ Giá bán máy cũ 270 270 Lợi nhuận 3.300 4.050 750 Từ bảng phân tích trên ta thấy phương án mua máy mới mang lại lợi nhuận cao hơn phương án mua máy cũ là 750 triệu đồng. Do vậy nhà quản trị nên chọn phương án mua máy mới. Chỉ tiêu Phương án ban đầu Sử dụng thiết bị bổ sung Doanh thu 300.000 300.000 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 100.000 100.000 Chi phí nhân công trực tiếp 75.000 50.000 Biến phí sản xuất chung 25.000 25.000 Định phí hoạt động hàng năm 50.000 50.000 Chi phí khấu hao thiết bị mới 20.000 TXKTQT02_Bai8_v1.0015107216_b3 49
  8. Bài 8: Thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn Ví dụ 2: Công ty may EFH đang sử dụng công nghệ bán thủ công. Giám đốc Công ty đang lựa chọn một trong 2 phương án: Mua thiết bị bổ sung cho công nghệ bán thủ công nhằm giảm bớt sức lao động của công nhân hay vẫn giữ nguyên phương án ban đầu. Phòng kế hoạch dự tính mua thiết bị bổ sung 200 triệu đồng, sử dụng trong 10 năm. Các thông tin về doanh thu, chi phí liên quan đến 2 phương án như sau: (đơn vị tính: triệu đồng). Căn cứ vào bảng phân tích trên ta thấy, việc sử dụng thiết bị bổ sung đã làm cho chi phí nhân công trực tiếp tiết kiệm được 25.000 triệu đồng so với phương án ban đầu. Tuy nhiên mua thiết bị bổ sung phát sinh các khoản chi phí khấu hao mới 20.000 triệu đồng. Đó là những thông tin khác biệt trong tình huống này, còn lại tất cả các thông tin là như nhau, do vậy ta cần phân tích những thông tin khác biệt: Phương án Sử dụng thiết bị Chỉ tiêu Chênh lệch ban đầu bổ sung Chi phí nhân công trực tiếp 75.000 50.000 – 25.000 Chi phí khấu hao thiết bị bổ sung 20.000 20.000 Chi phí tiết kiệm hàng năm do sử dụng thiết – 5.000 bị bổ sung Như vậy, quá trình phân tích các thông tin khác biệt sẽ đơn giản hơn để đưa ra quyết định nhanh và chính xác. Qua bảng phân tích trên, ta thấy doanh nghiệp nên chọn phương án mua thiết bị bổ sung tiết kiệm chi phí là 5.000 triệu đồng và đó cũng chính là mức lợi nhuận tăng thêm. 8.3. Nội dung các quyết định ngắn hạn trong doanh nghiệp 8.3.1. Quyết định có nên chấp nhận hay từ chối đơn đặt hàng đặc biệt Bình thường các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo kế hoạch ở các thị trường truyền thống. Khi doanh nghiệp muốn phát triển cần khai thác ở những thị trường mới, do vậy các khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị thường chiếm tỷ trọng đáng kể. Trong trường hợp nếu có đơn đặt hàng đặc biệt thì doanh nghiệp có thể chấp nhận dễ dàng khi đơn giá bằng hoặc cao hơn giá thông thường. Nhưng nếu chấp nhận với đơn giá thấp hơn thì lợi nhuận ngắn hạn có thể tăng nhưng về lâu dài thì lợi nhuận có thể giảm và ảnh hưởng tới các yếu tố khác. Trong những tình huống như vậy cần phân tích thận trọng các nhân tố tác động tới lợi nhuận doanh nghiệp. Để đưa ra quyết định đúng đắn cần căn cứ vào những điểm sau:  Khách hàng thuộc thị trường truyền thống hay thị trường mới?  Máy móc thiết bị sản xuất đã hết công suất chưa?  Đơn đặt hàng phải có lợi nhuận, mối quan hệ giữa chi phí cố định trực tiếp và chi phí cố định bắt buộc.  Khả năng sản xuất của doanh nghiệp. Ví dụ: Có tài liệu sau về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại công ty A trong năm N như sau: (đơn vị tính: ngàn đồng) 50 TXKTQT02_Bai8_v1.0015107216_b3
  9. Bài 8: Thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn Chỉ tiêu Tổng số 1 sản phẩm Số sản phẩm sản xuất và tiêu thụ năm N 50.000 (sản phẩm) – Doanh thu tiêu thụ 6.250.000 125 Giá vốn hàng bán 4.000.000 80 Lợi nhuận gộp 2.250.000 45 Chi phí hoạt động 1.100.000 22 Lợi nhuận trước thuế 1.150.000 23 Định phí sản xuất chung 2.000.000 Định phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 600.000 Năng lực sản xuất tối đa một năm 70.000 (sản phẩm) Giả sử doanh nghiệp ký một đơn đặt hàng ở thị trường mới, với số lượng 10.000 sản phẩm với giá 50.000 đồng/sản phẩm và giao tại nơi sản xuất. Công ty phải chi cho việc ký kết hợp đồng là 30.000.000 đồng. Yêu cầu: Hãy phân tích cho biết doanh nghiệp có nên nhận đơn hàng này không? Bài giải: (đơn vị tính: ngàn đồng) Biến phí sản xuất 1 sản phẩm = (Giá vốn hàng bán – Định phí sản xuất chung)/Số lượng sản xuất: (4.000.000 – 2.000.000)/50.000 = 40/1 sản phẩm Biến phí ngoài sản xuất 1 sản phẩm = (Chi phí hoạt động – Định phí hoạt động)/Số lượng tiêu thụ: (1.100.000 – 600.000)/50.000 = 10/1 sản phẩm Tổng biến phí 1 sản phẩm: 40 + 10 = 50 Như vậy, lợi nhuận góp tăng thêm khi nhận đơn hàng là: (50 – 50)  10.000 = 0 Do chi phí tăng thêm 30 000 nên lợi nhuận của công ty tăng thêm: 0 – 30.000 = – 30.000 Ta lập lại báo cáo kết quả kinh doanh (đơn vị tính: 1.000 đồng) Tiêu thụ thị trường Tiêu thụ thêm đơn Chênh Chỉ tiêu truyền thống (50.000 đặt hàng mới (60.000 lệnh sản phẩm) sản phẩm) Doanh thu 6.250.000 6.750.000 500.000 Chi phí khả biến 2.500.000 3.000.000 400.000 Biến phí sản xuất 2.000.000 2.400.000 400.000 Biến phí bán hàng và quản lý 500.000 600.000 0 doanh nghiệp Lợi nhuận góp 3.750.000 3 750 000 100.000 Chi phí cố định 2.600.000 2.630.000 30.000 Lợi nhuận 1.150.000 1.120.000 – 30.000 Nhận xét: Giá mua của đơn đặt hàng mới đưa ra là thấp so với giá bán hiện tại trên thị trường truyền thống của công ty. Nhưng lợi nhuận bị lỗ 30 triệu, do vậy công ty không nên chấp nhận đơn đặt hàng này. 8.3.2. Quyết định loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh một bộ phận trong doanh nghiệp Trong thực tế nhiều doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề, nhiều chủng loại mặt hàng khác nhau, các mặt hàng và ngành nghề có thể hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh TXKTQT02_Bai8_v1.0015107216_b3 51
  10. Bài 8: Thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn doanh. Khi doanh thu của một mặt hàng này tăng hay giảm đều ảnh hưởng tới doanh thu của những mặt hàng khác, do vậy tác động tới số dư bộ phận của từng hoạt động và ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong các bộ phận cụ thể như sản phẩm, dịch vụ, cửa hàng, phân xưởng… hiệu quả và kết quả kinh doanh đều thấp, nhà quản trị cần xem xét và phân tích để đưa ra quyết định có nên loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh hoặc thu hẹp phạm vi hoạt động nhằm đảm bảo lợi nhuận và mức độ an toàn của doanh nghiệp cao nhất. Quyết định này thường xảy ra phổ biến trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Do vậy khi đưa ra quyết định này cần phải phân tích dựa trên những cơ sở khoa học sau:  Lợi nhuận của các bộ phận tạo ra cho doanh nghiệp.  Mối quan hệ giữa chi phí cố định trực tiếp và chi phí cố định chung của từng bộ phận đối với doanh nghiệp.  Tác động doanh thu của từng bộ phận với nhau ảnh hưởng tới doanh thu chung của doanh nghiệp. Ví dụ 1: Công ty Thương Mại Hoàng Hà kinh doanh đa mặt hàng, báo cáo kết quả kinh doanh năm hoạt động của Công ty như sau: (đơn vị tính: triệu đồng). Chỉ tiêu Tổng số Hàng gia dụng Hàng thực phẩm Hàng điện tử Doanh thu 800.000 360.000 320.000 120.000 Chi phí biến đổi 424.000 200.000 144.000 80.000 Lợi nhuận góp 376.000 160.000 176.000 40.000 Định phí 286.000 122.000 108.000 56.000 Định phí trực tiếp 86.000 32.000 28.000 26.000 Định phí gián tiếp 200.000 90.000 80.000 30.000 Lợi nhuận 90.000 38.000 68.000 – 16.000 Căn cứ vào báo cáo trên, giám đốc đưa ra quyết định loại bỏ kinh doanh mặt hàng điện tử. Yêu cầu: Hãy phân tích và xem xét quyết định của giám đốc có phù hợp không? Bài giải: Ta cần xem xét tính chất của chi phí cố định trực tiếp và chi phí cố định gián tiếp trong mối quan hệ với các ngành hàng kinh doanh. Định phí trực tiếp là những định phí phát sinh của từng bộ phận kinh doanh, như khấu hao các tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho từng hoạt động. Định phí gián tiếp là những khoản định phí phát sinh chung của toàn công ty như tiền thuê văn phòng, lương của bộ máy điều hành. Định phí gián tiếp thường được phân bổ cho các bộ phận theo những tiêu thức khác nhau. Đối với Công ty Hoàng Hà phân bổ định phí gián tiếp theo doanh thu bán hàng. Do vậy định phí trực tiếp là những khoản chi phí mà doanh nghiệp có thể tránh được, do vậy các nhà quản trị tìm mọi biện pháp kiểm soát chi phí để làm cho chi phí thấp nhất. Định phí gián tiếp phân bổ cho các bộ phận là chi phí không thể tránh được cho dù các bộ phận kinh doanh những mặt hàng nào. Từ việc phân tích trên ta lập Báo cáo kết quả kinh doanh trong 2 trường hợp: Tiếp tục kinh doanh ngành điện tử hoặc loại bỏ kinh doanh ngành điện tử như sau: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty: 52 TXKTQT02_Bai8_v1.0015107216_b3
  11. Bài 8: Thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn Tiếp tục kinh doanh Loại bỏ kinh doanh Chỉ tiêu Chênh lệch ngành điện tử ngành điện tử Doanh thu 800.000 680.000 – 120.000 Chi phí biến đổi 424.000 344.000 80.000 Lợi nhuận góp 376.000 336.000 – 40.000 Định phí trực tiếp 86.000 60.000 26.000 Lợi nhuận – 14.000 Căn cứ vào Báo cáo phân tích trên, ta thấy nếu loại bỏ kinh doanh ngành hàng điện tử thì lợi nhuận của doanh nghiệp giảm đi 14.000 triệu đồng, do vậy doanh nghiệp nên tiếp tục kinh doanh và tìm thêm các biện pháp mới để giảm chi phí. Ví dụ 2: Một doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm tại 2 cửa hàng A và B trên 2 địa điểm khác nhau. Tài liệu do kế toán cung cấp sau một kỳ hoạt động như sau: (đơn vị tính: 1.000 đồng) Chỉ tiêu Tổng số Cửa hàng A Cửa hàng B Doanh thu 2.500.000 1.600.000 900.000 Các khoản giảm trừ 65.000 41.500 23.500 Doanh thu thuần 2.435.000 1.558.500 876.500 Giá vốn hàng bán 1.704.500 966.500 738.000 Hàng tồn kho đầu kỳ 350.000 140.000 210.000 Hàng mua trong kỳ 2.154 500 1.146 500 1.008.000 Hàng tồn kho cuối kỳ 450.000 180.000 Lợi nhuận gộp 730.500 592.000 138.500 Chi phí hoạt động 627.500 Lợi nhuận trước thuế 103.000 Thuế thu nhập doanh nghiệp 28.840 Yêu cầu: 1. Phân bổ chi phí hoạt động cho từng cửa hàng theo số liệu sau: o Tiền lương cho nhân viên bán hàng của cửa hàng A là 84.500 và cửa hàng B là 50.500. o Chi phí quảng cáo cho cửa hàng A là 25.000, cửa hàng B là 15.000. Ngoài ra chi phí quảng cáo của toàn doanh nghiệp là 50.000 cũng được phân bổ cho 2 cửa hàng theo tỷ lệ của chi phí quảng cáo trực tiếp. o Chi phí khấu hao nhà xưởng 80.000, trong đó cho cửa hàng A là 60%, cửa hàng B là 40%. o Chi phí mua hàng trực tiếp tại mỗi cửa hàng A, B là 70.000 và 39.000. o Chi phí mua hàng gián tiếp là 25.000, phân bổ cho cửa hàng A là 57% và cửa hàng B là 43%. o Chi phí giao hàng trực tiếp tại cửa hàng B là 10.000. Còn chi phí giao hàng chung 50.000 được phân bổ cho cửa hàng A và B theo tỷ lệ là 30% và 70%. o Chi phí hành chính trực tiếp tại cửa hàng A và B là 15.500 và 13.000. Còn chi phí hành chính chung 100.000 được phân bổ cho từng cửa hàng theo tỷ lệ doanh thu tiêu thụ. TXKTQT02_Bai8_v1.0015107216_b3 53
  12. Bài 8: Thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn 2. Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo chức năng của chi phí. Nhận xét. 3. Lập báo cáo kết quả kinh doanh bộ phận theo cách ứng xử của chi phí. So sánh với báo cáo đã lập ở trên. Có nên đình chỉ hoạt động của cửa hàng B không? Nếu có thì lúc đó lợi nhuận của công ty là bao nhiêu? 4. Giả sử công ty ngừng hoạt động của cửa hàng B tức là giảm được 16.000.000 định phí chung phân bổ và toàn bộ định phí thuộc tính. Xác định ảnh hưởng của việc đình chỉ cửa hàng B đến lợi nhuận của doanh nghiệp? Bài giải: 1. Phân bổ chi phí cho 2 cửa hàng A và B: Cửa hàng A Cửa hàng B Toàn Chỉ tiêu doanh Định phí Định phí Định phí Định phí nghiệp chung chung thuộc tính thuộc tính phân bổ phân bổ Tiền lương 135.000 84.500 50.500 Chi phí quảng cáo 90.000 25.000 31.250 15.000 18.750 Chi phí khấu hao nhà xưởng 80.000 48.000 32.000 Chi phí mua hàng 134.000 70.000 14.250 39.000 10.750 Chi phí hành chính 128.500 15.500 64.000 13.000 36.000 Chi phí giao hàng 60.000 10.000 15.000 10.000 35.000 Tổng 627.500 195.000 172.500 127.500 132.500 2. Lập Báo cáo Kết quả kinh doanh theo chức năng của chi phí: Chỉ tiêu Toàn doanh nghiệp Cửa hàng A Cửa hàng B Doanh thu 2.500.000 1.600.000 900.000 Các khoản giảm trừ 65.000 41 500 23.500 Doanh thu thuần 2.435.000 1.558.500 876.500 Giá vốn hàng bán 1.704.500 966.500 738.000 Lợi nhuận gộp 730.500 592.000 138.500 Chi phí hoạt động 627.500 367.500 260.000 Lợi nhuận 103.000 224.500 (121.500) Nhận xét: Căn cứ báo cáo kết quả kinh doanh theo chức năng của chi phí thì cửa hàng B hoạt động không hiệu quả, bị lỗ 121.500, do đó làm giảm lợi nhuận của toàn công ty. Như vậy nếu ngừng hoạt động của cửa hàng B thì lợi nhuận của toàn công ty sẽ tăng lên. Tuy nhiên kết quả kinh doanh của cửa hàng B phụ thuộc vào các khoản chi phí gián tiếp phân bổ cho cửa hàng. Nếu cửa hàng B ngừng hoạt động thì các khoản chi phí trực tiếp sẽ không còn nhưng các chi phí chung phân bổ thì vẫn sẽ phát sinh và chỉ có cửa hàng A chịu toàn bộ chi phí ấy và lúc đó chưa chắc lợi nhuận doanh nghiệp giảm. Vì vậy để có kết luận chính xác hơn về kết quả và hiệu quả hoạt động của cửa hàng B ta cần phải lập thêm báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí. 3. Lập báo cáo kết quả kinh doanh bộ phận theo cách ứng xử của chi phí: 54 TXKTQT02_Bai8_v1.0015107216_b3
  13. Bài 8: Thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn Chỉ tiêu Toàn doanh nghiệp Cửa hàng A Cửa hàng B Doanh thu 2.500.000 1.600.000 900.000 Các khoản giảm trừ 65.000 41.500 23.500 Doanh thu thuần 2.435.000 1.558.500 876.500 Chi phí khả biến 1.704.500 966.500 738.000 Lợi nhuận góp 730.500 592.000 138.500 Định phí trực tiếp 322.500 195.000 127.500 Số dư bộ phận 408.000 397.000 11.000 Định phí chung 305.000 Lợi nhuận 103.000 Nhận xét: Qua báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí thì cửa hàng B đã tạo ra mức lợi nhuận bộ phận là 11.000, để đóng góp lợi nhuận của toàn doanh nghiệp. Điều này cũng có nghĩa là cửa hàng B góp phần trang trải chi phí cố định chung của doanh nghiệp. Vì vậy quyết định ngừng hoạt động của cửa hàng B là chưa nên thực hiện. Doanh nghiệp cần áp dụng một số biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của B. 4. Nếu ngừng hoạt động của cửa hàng B thì doanh nghiệp sẽ mất đi số dư bộ phận là 11.000, và cũng có nghĩa là lợi nhuận của doanh nghiệp giảm đi nhiều nhất là 11.000. 8.3.3. Quyết định tự sản xuất hay mua các chi tiết sản phẩm Trong các sản phẩm của doanh nghiệp có thể bao gồm nhiều bộ phận, chi tiết cấu thành. Có những bộ phận, chi tiết doanh nghiệp tự sản xuất được hoặc mua ngoài để lắp ráp tạo ra sản phẩm cuối cùng thỏa mãn nhu cầu của thị trường. Trường hợp những doanh nghiệp sản xuất có kết cấu phức tạp, sản phẩm hoàn thành do lắp ráp của nhiều chi tiết cấu thành, qua nhiều giai đoạn công nghệ sản xuất. Ví dụ các công ty sản xuất xe đạp, xe máy, ô tô… Tuy nhiên khi doanh nghiệp tự sản xuất chi tiết của sản phẩm thì toàn bộ quá trình sản xuất dễ dàng kiểm soát về số lượng và chất lượng từ khâu thiết kế cho tới hoàn thành hơn là mua ngoài chi tiết. Mặt khác khi mua ngoài doanh nghiệp có thể tránh được các khoản chi phí cố định đầu tư ban đầu. Để đưa ra quyết định tự sản xuất hay mua ngoài các chi tiết của sản phẩm cần phải phân tích và đánh giá dựa trên những cơ sở khoa học sau:  Lợi nhuận của từng phương án mang về.  Khả năng tiếp tục sản xuất của doanh nghiệp.  Khả năng cung ứng của thị trường về chi tiết hay bộ phận của sản phẩm trước mắt và dài hạn.  Chất lượng của chi tiết khi thu mua hoặc sản xuất ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.  Tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ví dụ 1: Công ty xe đạp VIHA chuyên sản xuất và lắp ráp các loại xe đạp. Phòng kế toán cung cấp số liệu dự toán chi phí 1.000 yên xe đạp như sau: (đơn vị tính: đồng)  Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 5.000.000  Chi phí nhân công trực tiếp: 15.000.000 TXKTQT02_Bai8_v1.0015107216_b3 55
  14. Bài 8: Thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn  Biến phí quản lý phân xưởng: 6.000.000  Định phí sản xuất phân xưởng: 3.000.000  Định phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho phân xưởng: 1.000.000  Giá mua ngoài đơn vị là 32.000 Nếu công ty tự sản xuất thì phải thu hồi máy của phân xưởng đang cho thuê với giá thuê là 4.000.000/năm. Yêu cầu: Hãy phân tích chi phí để xác định công ty nên chọn phương án tự sản xuất hay mua mới yên xe đạp? Bài giải: Lập bảng tính giá thành sản xuất sản phẩm Đơn vị sản Chỉ tiêu Tổng số phẩm Biến phí sản xuất 26.000.000 26.000 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 5.000.000 5.000 Chi phí nhân công trực tiếp 15.000000 15.000 Biến phí sản xuất chung 6.000.000 6.000 Định phí 4.000.000 4.000 Định phí quản lý phân xưởng 3.000.000 3.000 Định phí quản lý doanh nghiệp phân bổ 1.000.000 1.000 Tổng chi phí 30.000.000 30.000 Nhận xét: Mặc dù giá thành sản xuất sản phẩm đơn vị là 30.000 nhỏ hơn giá mua ngoài là 32.000, nhưng công ty chưa thể căn cứ vào so sánh này để đưa ra quyết định tự sản xuất hay không vì: Nếu căn cứ vào giá thành sản xuất dự toán để quyết định thì không chính xác vì trong cơ cấu của giá thành sản phẩm cần loại bỏ định phí quản lý doanh nghiệp phân bổ vào và phải cộng thêm chi phí cơ hội chính là số tiền thu do cho thuê phương tiện khi không sản xuất. Ta có bảng tính chi phí đầy đủ như sau: Chỉ tiêu Tổng số Đơn vị sản phẩm Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 5.000 000 5.000 Chi phí nhân công trực tiếp 15.000.000 15.000 Chi phí sản xuất chung 9.000.000 9.000 Biến phí quản lý phân xưởng 6.000.000 6.000 Định phí quản lý phân xưởng 3.000.000 3.000 Chi phí cơ hội 4.000.000 4.000 Tổng 33.000.000 33.000 Nhận xét: Như vậy khi tính đầy đủ các chi phí thì giá thành sản xuất sẽ lớn hơn giá mua ngoài là 1.000/1 sản phẩm. Vì vậy công ty nên tiến hành mua ngoài yên xe đạp tốt hơn tự sản xuất. Ví dụ 2: Công ty Ford chuyên sản xuất và lắp ráp ô tô các loại. Theo kế hoạch hàng năm công ty hoàn thành 2.500 ô tô Ford 4 chỗ để cung cấp ra thị trường. Trong các 56 TXKTQT02_Bai8_v1.0015107216_b3
  15. Bài 8: Thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn chi tiết cấu thành sản phẩm có lốp ô tô, công ty có thể tự sản xuất hay mua ngoài với sản lượng 10.000 lốp. Các tài liệu về sản xuất lốp ô tô do phòng kế toán cung cấp như sau: (đơn vị tính: ngàn đồng). Chỉ tiêu Tổng số 1 chi tiết Chi phí nguyên vật liệu 120.000 12 Chi phí nhân công 80.000 8 Biến phí sản xuất chung 20.000 2 Lương nhân viên phân xưởng 60.000 6 Khấu hao tài sản cố định của phân xưởng 40.000 4 Định phí quản lý doanh nghiệp phân bổ 100.000 10 Công ty Ford vừa nhận được thư chào hàng của nhà cung cấp Công ty THANTIEN đề nghị cung cấp lốp ô tô với giá 38.000 đồng/cái đúng theo số lượng và chất lượng yêu cầu. Yêu cầu: Hãy phân tích chi phí để đưa ra quyết định Công ty Ford nên tự sản xuất hay mua ngoài lốp ô tô? Bài giải: Xem xét các yếu tố chi phí trên, ta thấy rằng chi phí khấu hao tài sản cố định ở phân xưởng là chi phí chìm, chi phí cố định của doanh nghiệp phân bổ cho phân xưởng là chi phí không thể tránh được. Như vậy cho dù doanh nghiệp tự sản xuất hay mua ngoài thì vẫn cứ phải chịu 2 khoản chi phí này, đây chính là những thông tin không thích hợp cho việc đưa ra quyết định. Để nhận diện chính xác ta lập bảng phân tích sau: Chỉ tiêu Tự sản xuất Mua ngoài Chênh lệch Chi phí nguyên vật liệu 120.000 - - 120.000 Chi phí nhân công 80.000 - - 80.000 Biến phí sản xuất chung 20.000 - - 20.000 Lương nhân viên phân xưởng 60.000 - - 60.000 Giá mua lốp ô tô 380.000 380.000 Chi phí chênh lệch 100.000 Qua bảng phân tích trên ta thấy Công ty nên tiếp tục sản xuất lốp ô tô tốt hơn mua ngoài vì chi phí tiết kiệm được 100.000 ngàn đồng, đó chính là nguyên nhân làm cho lợi nhuận tăng. 8.3.4. Quyết định nên tiếp tục chế biến hay bán ngay bán thành phẩm Đối với nhiều doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm mà tại một số giai đoạn công nghệ sản xuất có thể có các bán sản phẩm (sản phẩm) mà bên ngoài chấp nhận tiêu thụ hoặc doanh nghiệp tiếp tục sản xuất tạo ra thành phẩm cuối cùng sau đó mới mang ra thị trường tiêu thụ. Ví dụ, các công ty dệt may, công ty hóa dầu… Trong các trường hợp như vậy, các nhà quản trị kinh doanh cần phải quyết định bán, bán thành phẩm hay tiếp tục quá trình sản xuất ra thành phẩm rồi mới bán. Điểm này gọi là điểm rẽ. Từ điểm rẽ mỗi loại sản phẩm có thể được xử lý khác nhau tùy theo điều kiện cụ thể của các doanh nghiệp. Song để đưa ra quyết định chính xác cho quá trình tiếp tục chế biến sản phẩm hay bán bán thành phẩm cần dựa trên những cơ sở khoa học sau:  Lợi nhuận thu về của từng phương án.  Khả năng tiếp tục sản xuất của doanh nghiệp. TXKTQT02_Bai8_v1.0015107216_b3 57
  16. Bài 8: Thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn  Khả năng tài chính của doanh nghiệp.  Khả năng tiêu thụ bán sản phẩm, sản phẩm cuối cùng.  Chất lượng của sản phẩm tác động đến uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp… Ví dụ 1: Công ty Dệt – May Thành Công chuyên sản xuất vải hoa và vải kẻ. Có tài liệu sau về tình hình sản xuất và tiêu thụ của Công ty sau 1 kỳ hoạt động: (đơn vị tính: ngàn đồng).  Tại điểm rẽ, số lượng vải hoa là 1.000 m và vải kẻ là 1.500 m. Tổng giá thành của chúng là 1.200.000. Giá bán đơn vị sản phẩm của vải hoa là 950/m và của vải kẻ là 700/m.  Nếu chế biến thêm rồi mới bán Chi phí chế biến thêm của vải hoa là 200/m, của vải kẻ là 120/m. Giá bán đơn vị của vải hoa là 1.130/m, của vải kẻ là 910/m. Giá thành sản xuất từng loại sản phẩm tỷ lệ với doanh thu tiêu thụ. Yêu cầu: Cho biết doanh nghiệp nên tiếp tục sản xuất quần áo hay bán ngay bán thành phẩm vải hoa, vải kẻ. Bài giải: Ta tiến hành lập bảng phân tích sau: Vải hoa Vải kẻ Chỉ tiêu Tổng 1m Tổng 1m Tổng Tại điểm rẽ Doanh thu 2.000.000 950 950.000 700 1.050.000 Giá thành sản xuất 1.200.000 570 570.000 420 630.000 Lợi nhuận gộp 800.000 380 380.000 280 420.000 Sản xuất tiếp Doanh thu tăng thêm 495.000 180 180.000 210 1.315.000 Chi phí tăng thêm 380.000 200 200.000 120 180.000 Lợi nhuận gộp tăng (giảm) thêm 115.000 (20) (20.000) 90 135.000 Nhận xét: Qua bảng tính tổng hợp này, ta thấy tổng lợi nhuận gộp của toàn doanh nghiệp tăng thêm 115.000 nếu tiếp tục sản xuất. Tuy nhiên xét chi tiết từng bán thành phẩm: nếu tiếp tục sản xuất vải hoa thì thu nhập tăng thêm không đủ bù đắp chi phí phát sinh và bị lỗ 20.000. Còn với vải kẻ thì khi tiếp tục sản xuất thì lợi nhuận sẽ tăng thêm 90/m hay 135.000. Vì vậy, doanh nghiệp nên quyết định tiếp tục sản xuất vải kẻ và nên tiêu thụ ngay khi còn là bán thành phẩm đối với vải hoa. 8.3.5. Quyết định trong trường hợp năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị giới hạn Trong thực tế phổ biến các doanh nghiệp kinh doanh đều bị giới hạn bởi các yếu tố sản xuất, do vậy ảnh hưởng đến các quyết định và lợi nhuận. Các yếu tố mà doanh nghiệp thường bị giới hạn bao gồm: Sự giới hạn về vốn cho hoạt động kinh doanh, giới hạn về công suất của máy móc thiết bị, giới hạn về thị trường tiêu thụ, giới hạn về trình độ tổ chức quản lý sản xuất, giới hạn về kinh nghiệm quản lý công nghệ mới, 58 TXKTQT02_Bai8_v1.0015107216_b3
  17. Bài 8: Thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn giới hạn về nguồn lao động… Tùy thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi doanh nghiệp mà bị chi phối bởi những yếu tố giới hạn. Do vậy các nhà quản trị cần phải sáng suốt giải quyết các tình huống trong điều kiện giới hạn nhằm khai thác tối đa các yếu tố sản xuất sẵn có và đảm bảo lợi nhuận doanh nghiệp là cao nhất. a. Trường hợp doanh nghiệp bị chi phối bởi một yếu tố giới hạn Trong các doanh nghiệp kinh doanh bị chi phối bởi một yếu tố giới hạn là những đơn vị có điều kiện thuận lợi tìm kiếm nguồn lợi nhuận trên thị trường. Để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp cần phải phân tích để chọn ra các phương án tối ưu trong điều kiện giới hạn xác định:  Xác định và chỉ rõ yếu tố giới hạn của doanh nghiệp.  Xác định lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện giới hạn đó.  Xác định tổng lợi nhuận góp của mỗi loại sản phẩm, dịch vụ trong điều kiện giới hạn.  Căn cứ vào mối quan hệ của lợi nhuận góp và lợi nhuận của doanh nghiệp để chọn phương án tối ưu. Ví dụ 1: Nhà máy cao su Sao Vàng cùng sản xuất lốp xe tải và xe con trên một hệ thống máy móc công nghệ. Số giờ máy tối đa có thể sản xuất trong năm 6.000 giờ. Để sản xuất ra 1 lốp xe tải mất 30 phút, giá bán đơn vị sản phẩm 250.000 đồng, để sản xuất ra 1 lốp xe con mất 20 phút, giá bán đơn vị sản phẩm 300.000 đồng. Chi phí biến đổi cho 1 lốp xe tải 100.000 đồng, cho 1 lốp xe con 160.000 đồng. Nhu cầu tiêu thụ trên thị trường của 2 sản phẩm là như nhau. Yêu cầu: Hãy phân tích xem sản phẩm nào được các nhà quản trị chọn để sản xuất nhằm tối đa hóa lợi nhuận? Bài giải: Chi phí cố định của máy móc thiết bị sản xuất được coi là không đổi, khi Nhà máy chọn sản xuất lốp xe tải hay xe con. Do vậy đây là thông tin không thích hợp trong việc lựa chọn quyết định. Yếu tố giới hạn của nhà máy là tổng số giờ hoạt động của máy móc tối đa là 6.000 giờ 1 năm. Do vậy ta cần xác định lợi nhuận góp của 1 giờ máy sản xuất ra lốp xe tải hoặc xe con, từ đó đưa ra quyết định chính xác, thông qua bảng phân tích sau: Chỉ tiêu Sản xuất lốp xe tải Sản xuất lốp xe con Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm 150.000 140.000 Số giờ máy cần để sản xuất 1 sản phẩm 1/2 1/3 Lợi nhuận góp 1 giờ máy 300.000 420.000 Tổng số giờ máy 6.000 6.000 Tổng lợi nhuận góp 1.800.000.000 2.520.00.000 Như vậy nhà máy nên sản xuất lốp xe con mang lại lợi nhuận cao hơn so với sản xuất lốp xe tải. b. Trường hợp doanh nghiệp bị chi phối bởi nhiều yếu tố giới hạn Đa số các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường cạnh tranh đều bị chi phối bởi nhiều yếu tố giới hạn, đặc biệt khi nền kinh tế bị suy thoái ảnh hưởng bởi các điều kiện tài chính, phi tài chính. Trong các trường hợp cùng một thời điểm doanh nghiệp bị chi phối bởi các yếu tố giới hạn, cần phải phân tích thận trọng để đưa ra các quyết định tối ưu. TXKTQT02_Bai8_v1.0015107216_b3 59
  18. Bài 8: Thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn Quá trình phân tích để đưa ra quyết định tối ưu thường vận dụng mô hình toán và tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Xác định hàm mục tiêu và biểu diễn dưới dạng phương trình đại số. Thông thường hàm mục tiêu kinh tế thường là chi phí tối thiểu, doanh thu và lợi nhuận tối đa. Bước 2: Xác định các điều kiện giới hạn của của bài toán kinh tế và thể hiện nó dưới dạng phương trình đại số. Bước 3: Biểu diễn hệ phương trình đại số trên đồ thị, xác định các vùng sản xuất tối ưu. Bước 4: Căn cứ vào vùng sản xuất tối ưu đã xác định để đưa ra phương án tối ưu. Ví dụ 1: Công ty sản xuất Tú Anh chuyên sản xuất 2 sản phẩm A và B. Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm A là 8 ngàn đồng, sản phẩm B là 10 ngàn đồng. Trong năm sản xuất sử dụng tối đa 36 đơn vị giờ máy hoạt động, đồng thời tiêu hao hết 24 đơn vị nguyên vật liệu. Thời gian để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm A hết 6 đơn vị giờ và đơn vị sản phẩm B là 9 đơn vị giờ. Khối lượng nguyên vật liệu để sản xuất ra đơn vị sản phẩm A là 6 đơn vị, đơn vị sản phẩm B là 3 đơn vị. Trong kỳ Công ty có thể bán tối đa sản phẩm B là 3. Công ty phải sản xuất theo cơ cấu nào để đạt được lợi nhuận cao nhất? Bài giải: Bước 1: Gọi T là tổng lợi nhuận góp, a và b là số lượng các sản phẩm A, B tương ứng để sản xuất nhằm đạt được lợi nhuận tối đa: 8a + 10b = T – Max Bước 2: Xác định các hàm điều kiện:  Hàm điều kiện về số giờ máy: 6a + 9b  36  Hàm điều kiện về nguyên vật liệu: 6a + 3b  24  Hàm điều kiện về lượng sản phẩm B tiêu thụ b  3 Bước 3: Xác định vùng sản xuất tối ưu trên đồ thị. Vùng sản xuất tối ưu là vùng giới hạn bởi 3 hàm điều kiện trên 2 trục tọa độ, được biểu diễn như sau: 10 9 8 7 6 6a + 3b  24 5 4 3 b=3 2 1 6a + 9b  36 Sản phẩm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 60 TXKTQT02_Bai8_v1.0015107216_b3
  19. Bài 8: Thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn Bước 4: Xác định phương án sản xuất tối ưu. Trên đồ thị vùng sản xuất tối ưu là một ngũ giác, đánh theo thứ tự trên tọa độ từ góc 1 đến góc 5. Tất cả các điểm nằm trong vùng sản xuất tối ưu đều thỏa mãn các điều kiện ràng buộc của hàm số. Nhưng phương án tối ưu là một trong các phương án nằm trong vùng tối ưu. Để xác định cơ cấu sản phẩm thỏa mãn yêu cầu của hàm mục tiêu, ta tiến hành thay thế giá trị tọa độ của các phương án. Phương án nào làm cho giá trị của hàm mục tiêu cao nhất đó chính là phương án tối ưu. Bảng tính giá trị hàm mục tiêu của các phương án Phương án Sản phẩm A Sản phẩm B Giá trị hàm mục tiêu 1 0 0 0 2 0 3 30 3 1,5 3 42 4 3 2 44 5 4 0 32 Căn cứ vào kết quả tính toán, ta thấy phương án 4 là phương án tối ưu. TXKTQT02_Bai8_v1.0015107216_b3 61
  20. Bài 8: Thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn Tóm lược cuối bài  Vài trò của nhân viên kế toán quản trị trong quá trình cung cấp những thông tin thích hợp cho các nhà quản lý đưa ra quyết định vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến sứ mệnh lịch sử của công ty. Các nhà quản trị sử dụng thông tin được cung cấp để so sánh, đánh giá các phương án và ra quyết định tối ưu nhất.  Khái niệm chi phí và doanh thu thích hợp được vận dụng rộng rãi trong quản trị. Trong chương này, chúng ta đã nghiên cứu việc sử dụng nó trong quyết định liên quan đến việc chấp nhận hoặc từ chối một đơn hàng đặc biệt, trong quyết định nên làm hay nên mua, trong quyết định nên ngừng hay tiếp tục kinh doanh một loại sản phẩm cũng như trong các quyết định liên quan đến việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sản xuất có giới hạn.  Để thích hợp cho việc ra quyết định, thông tin về chi phí và doanh thu phải liên quan đến tương lai và khác biệt giữa các phương án so sánh. Nói chung, tất cả các chi phí đều thích hợp cho việc ra quyết định ngoại trừ các chi phí chìm và các chi phí không chênh lệch giữa các phương án.  Quyết định ngắn hạn chính xác tạo ra sự phát triển bền vững cho các doanh nghiệp, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. 62 TXKTQT02_Bai8_v1.0015107216_b3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2