intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kế toán quản trị - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh

Chia sẻ: Dương Hàn Thiên Băng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

17
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Kế toán quản trị" cung cấp cho học viên những nội dung về: tổng quan kế toán quản trị; phân loại chi phí; các phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm, dịch vụ; phân tích mối quan hệ chi phí - sản lượng - lợi nhuận; dự toán sản xuất kinh doanh;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kế toán quản trị - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh

  1. BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH BỘ MÔN KẾ TOÁN - KHOA KINH TẾ BÀI GIẢNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ (Dành cho sinh viên bậc Đại học) (LƯU HÀNH NỘI BỘ) Quảng Ninh, 2020
  2. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1.1. Khái niệm và bản chất của kế toán quản trị trong doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm kế toán quản trị Theo luật kế toán Việt Nam năm 2003: KTQT là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán. Đặc điểm chung của kế toán quản trị: - Là một hệ thống kế toán cung cấp các thông tin định lượng. - Những đối tượng sử dụng thông tin là những đối tượng bên trong đơn vị. - Mục đích sử dụng thông tin là để hoạch định và kiểm soát các hoạt động của đơn vị. Khái niệm KTQT: Kế toán quản trị là một khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp những thông tin định lượng về hoạt động của đơn vị một cách cụ thể, giúp các nhà quản lý trong qúa trình ra quyết định liên quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động của đơn vị. KTQT ra đời từ khi xuất hiện nền kinh tế thị trường, KTQT là loại kế toán dành cho những người làm công tác quản lý, nó được coi là một hệ thống trợ giúp cho các nhà quản lý ra quyết định, là phương tiện để thực hiện kiểm soát, quản lý trong DN. 1.1.2. Bản chất của kế toán quản trị Từ những phân tích trên, ta có thể khái quát bản chất của kế toán quản trị như sau: - Kế toán quản trị là một bộ phận cấu thành của kế toán nói chung trong các tổ chức kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh. - Thông tin kế toán quản trị chủ yếu cung cấp cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định điều hành các hoạt động kinh doanh. Các cấp quản 1
  3. trị từ tổ trưởng sản xuất, quản đốc phân xưởng, trưởng các phòng ban đến ban giám đốc và hội đồng quản trị doanh nghiệp. - Thông tin kế toán quản trị thường cụ thể và mang tính chất định lượng nhiềuvì gắn với các hoạt động kinh doanh cụ thể trong doanh nghiệp. - Thông tin kế toán quản trị được cụ thể hóa thành các chức năng cơ bản của các nhà quản trị như: xây dựng kế hoạch; tổ chức thực hiện; phân tích, đánh giá và ra quyếtđịnh. 1.2. Thông tin kế toán quản trị với chức năng quản lý trong doanh nghiệp. Thông tin kế toỏn quản trị có vai trò chủ đạo và chi phối toàn bộ hoạt động kinh doanh của các tổ chức hoạt động. Đó là cơ sở quan trọng để đưa ra các quyết định ngắn hạn và dài hạn nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Ra quyết định là chức năng đồng thời cũng là nhiệm vụ cơ bản của các nhà quản tri doanh nghiệp. Nhiệm vụ cơ bản của các nhà quản trị trong bất kỳ tổ chức hoạt đồng nào gồm những chức năng: xây dựng kế hoạch; tổ chức thực hiện; kiểm soát, đánh giá và ra quyết định. Mối quan hệ giữa các chức năng của các nhà quản trị thể hiện trong một chuỗi các quyết định liên tiếp. - Kế hoạch là một bức tranh tổng thể của doanh nghiệp trong tương lai, hoặc tổng thể các chỉ tiêu kinh tế được xây dựng vàđưa ra các biện pháp có thểđạt được các mục tiêu kỳ vọng. - Nhiệm vụ tổ chức các hoạt độngđây là chức năng cơ bản của các nhà quản trị. Chức năng này nhằm truyền đạt các chỉ tiêu kế hoạch đã xây dựng cho các bộ phận trong doanh nghiệp. - Kiểm tra và đánh giá các kết quả thực hiện. Căn cứ vào các chỉ tiêu của các kết quả thực hiện đối chiếu với các kế hoạchđã xây dựng để kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện kết quả của doanh nghiệp - Ra quyết định, đây là chức năng cơ bản nhất của thông tin kế toán quản trị. Dựa vào nguồn thông tin thu thập, thông tin phân tích, chọn lọc thông tin để 2
  4. đưa ra quyết định đối với từng hoạt động cụ thể của quá trình kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tiết kiệm chi phí... 1.3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của KTQT 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu của KTQT Kế toán tài chính và KTQT cùng phản ánh sản nghiệp và kết quả của DN nhưng KTTC phản ánh dưới dạng tổng quát còn KTQT phản ánh một cách chi tiết: Sản nghiệp = Tài sản – Nợ phải trả KTQT phản ánh, tính toán giá phí của từng loại TSCĐ, TSLĐ, phản ánh chi tiết từng khoản nợ phải trả đối với các khoản nợ, phản ánh sản nghiệp (hay nguồn vốn chủ sở hữu của DN) dưới dạng chi tiết nhất. - KTQT phản ánh doanh thu, chi phí và kết quả của DN dưới dạng chi tiết. - Kết quả (lãi, lỗ) = Doanh thu – Chi phí KTQT tính toán xác định doanh thu, chi phí của từng loại sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, xác định chi phí theo từng địa điểm phát sinh chi phí (từng trung tâm chi phí), cũng như theo từng đối tượng gánh chịu chi phí (từng loại sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ… ). Từ đó, nhà quản trị có thể xác định được kết quả hoạt động kinh doanh một cách chi tiết nhất theo yêu cầu quản lý. 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu của KTQT - Các phương pháp truyền thống: Phương pháp chứng từ Phương pháp tài khoản kế toán Phương pháp tính giá - Phương pháp tổng hợp cân đối - Các phương pháp đặc trưng của kế toán quản trị: Phương pháp phân loại chi phí Phương pháp tách chi phí hỗn hợp thành biến phí và định phí Phương pháp thiết kế thông tin dưới dạng so sánh. Dạng phương trình 3
  5. Phương pháp đồ thị Phương pháp mô hình 1.4. So sánh kế toán quản trị và kế toán tài chính 1.4.1. Những điểm giống nhau + KTQT và KTTC đều đề cập đến các sự kiện kinh tế, đều quan tâm đến thu nhập, chi phí, tài sản, công nợ và quá trình lưu chuyển tiền tệ của DN. + KTQT và KTTC đều dựa trên hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán. Hệ thống này là cơ sở để KTTC soạn thảo các báo cáo tài chính định kỳ cung cấp ra ngoài... Đối với KTQT, hệ thống đó cũng là cơ sở vận dụng, xử lý nhằm tạo ra thông tin thích hợp cung cấp cho các nhà quản trị. + KTQT và KTTC đều biểu hiện trách nhiệm của người quản lý. KTTC biểu hiện trách nhiệm của người quản lý cấp cao còn KTQT biểu hiện trách nhiệm của nhà quản trị các cấp bên trong DN. 1.4.2. Những điểm khác nhau * Khác nhau về đối tượng sử dụng thông tin Đối tượng sử dụng thông tin của KTQT là những nhà quản trị ở bên trong DN; đối tượng sử dụng thông tin của KTTC bao gồm những người ở cả bên trong và bên ngoài DN. Những nhà quản trị ở bên trong DN là những nhà trực tiếp điều hành hoạt động SXKD hàng ngày của DN, thường xuyên phải đề ra các quyết định khác nhau liên quan đến quá trình sinh lợi trong ngắn hạn và dài hạn, họ cần những thông tin riêng biệt phù hợp với từng loại quyết định đó. Thông tin loại này khác hoàn toàn với những thông tin do KTTC cung cấp. * Khác nhau về đặc điểm của thông tin Thông tin của KTQT chủ yếu đặt trọng tâm cho tương lai, thông tin của KTTC chủ yếu phản ánh những nghiệp vụ kinh tế đã xảy ra. Phần lớn nhiệm vụ của nhà quản trị là lựa chọn phương án, đề án dự trù cho một sự kiện hoặc quá trình chưa xảy ra, thông tin của KTTC tuy cũng cần cho việc lập kế hoạch song nó chỉ là sự phản ánh của quá khứ. 4
  6. Thông tin của KTTC phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán, có tính phản ánh khách quan sự kiện kinh tế đã xảy ra, phải có độ chính xác gần như tuyệt đối. Thông tin cung cấp cho các nhà quản trị cần linh hoạt, tốc độ và thích hợp với từng quyết định, không buộc phải có độ chính xác gần như tuyệt đối. Thông tin của KTTC chủ yếu được biểu diễn bằng hình thái giá trị, thông tin của KTQT được biểu diễn cả dưới hình thái giá trị lẫn hình thái vật chất. * Khác nhau về phạm vi báo cáo Báo cáo của KTTC phản ánh tình hình của DN nói chung chủ yếu là bảng cân đối tài sản, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ của toàn DN. Báo cáo của KTQT đi sâu vào từng bộ phận, từng khâu công việc củaDN gồm: các báo cáo thực hiện của từng bộ phận, từng khâu công việc trong DN. * Khác nhau về kỳ báo cáo Kỳ báo cáo của KTQT thường xuyên hơn kỳ báo cáo của KTTC. Báo cáo của KTTC được soạn thảo theo định kỳ hàng (tháng, quý, năm). Báo cáo của KTQT được soạn thảo thường xuyên để kịp thời phát hiện và chấn chỉnh các yếu kém theo yêu cầu của các nhà quản trị. * Khác nhau về mối quan hệ với các ngành khác Do thông tin của KTQT là nhằm phục vụ cho các chức năng ra quyết định của nhà quản trị và thường không có sẵn nên ngoài việc dựa vào hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán, KTQT còn phải kết hợp với nhiều ngành khác như thống kê, kinh tế hoc, quản lý để tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin thành dạng có thể sử dụng được * Khác nhau về tính pháp lý KTTC có tính pháp lệnh, nghĩa là sổ sách, báo cáo của KTTC ở mọi DN đều bắt buộc phải lập theo chế độ thống nhất, nếu không đúng hoặc không đầy đủ thì không được thừa nhận. Trái lại, sổ sách báo cáo của KTQT là riêng biệt, hoàn toàn tuỳ thuộc vào cách thiết kế của nhà quản trị trong từng DN, sao cho phù hợp và có tác dụng giúp họ đề ra được các quyết định kinh doanh đúng đắn KTTC và KTQT tuy là hai lĩnh vực khác nhau song chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, hợp thành công cụ quản lý kinh tế. 5
  7. Chương 2 PHÂN LOẠI CHI PHÍ 2.1. Khái quát về chi phí 2.1.1. Bản chất kinh tế của chi phí Trong quá trình hoạt động kinh doanh, DN phải quan tâm đến việc quản lý chi phí, vì mỗi đồng chi phí bỏ ra đều có ảnh hưởng đến lợi nhuận.Vấn đề quan trọng được đặt ra cho nhà quản trị là phải kiểm soát chi phí của DN. Chi phí được hiểu là một số tiền hoặc một phương tiện mà DN hoặc cá nhân bỏ ra để đạt được mục đích nào đó. Bản chất của chi phí là sự mất đi để đổi lấy một sự thu về, có thể thu dưới dạng vật chất, có thể định lượng được như số lượng sản phẩm, tiền… hoặc dưới dạng tinh thần, kiến thức, dịch vụ được phục vụ … 2.1.2. Khái niệm về chi phí dưới góc độ kế toán quản trị Chi phí sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau nên sẽ được phân loại theo nhiều cách khác nhau tuỳ theo mục đích sử dụng và ra quyết định trong quá trình tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh của nhà quản trị trong từng quyết định. 2.2. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động Nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu lập kế hoạch, kiểm soát và chủ động điều tiết chi phí đối với lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, có thể phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí, nghĩa là khi mức độ hoạt động biến động thì chi phí sẽ biến động như thế nào? 2.2.1. Biến phí Khái niệm: Biến phí là những khoản mục chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với biến động về mức độ hoạt động. Biến phí khi tính cho một đơn vị thì nó ổn định không thay đổi. Biến phí khi không có hoạt động bằng 0. Biến phí thường gồm các khoản chi phí như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp, giá vốn của hàng hoá mua vào để bán lại, chi phí bao bì đóng gói, hoa hồng bán hàng… 6
  8. Xét về tính chất tác động, biến phí chia thành: Biến phí tỷ lệ và biến phí cấp bậc. Biến phí tỷ lệ (biến phí thực thụ) Khái niệm: Biến phí tỷ lệ là những khoản chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận trực tiếp với biến động của mức độ hoạt động căn cứ. Biến phí tỷ lệ gồm các khoản chi phí như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp, hoa hồng bán hàng… Biến phí cấp bậc Khái niệm: Biến phí cấp bậc là những khoản chi phí thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi nhiều, rõ ràng và không đổi khi mức độ hoạt động căn cứ thay đổi ít. Biến phí loại này có quan hệ tỷ lệ nhưng không tuyến tính với mức độ hoạt động thay đổi. Biến phí cấp bậc gồm những khoản chi phí như: chi phí lao động gián tiếp, chi phí bảo trì… Chiến lược của nhà quản trị doanh nghiệp trong việc ứng phó với biến phí cấp bậc là phải nắm được toàn bộ khả năng cung ứng của từng bậc để tránh khuynh hướng huy động quá nhiều so với nhu cầu, vì điều này sẽ gây khó khăn khi nhu cầu sau đó lại giảm đi. 2.2.2. Định phí Khái niệm: Định phí là những khoản chi phí không biến đổi khi mức độ hoạt động thay đổi, khi tính cho một đơn vị hoạt động tăng thì định phí giảm và ngược lại.. Định phí bao gồm: chi phí khấu hao thiết bị sản xuất, chi phí quảng cáo, tiền lương của bộ phận quản lý phục vụ… Một số loại định phí có thể được thay đổi dễ dàng hơn và nhanh hơn các định phí khác nên định phí được chia làm hai loại: định phí bắt buộc và định phí tuỳ ý (định phí không bắt buộc). a. Định phí tuỳ ý 7
  9. Khái niệm: Định phí tuỳ ý là định phí có thể được thay đổi nhanh chóng bằng hành động quản trị. Các nhà quản trị quyết định mức độ và số lượng định phí này như chi phí quảng cáo, đào tạo nhân viên, nghiên cứu… b. Định phí bắt buộc Khái niệm: Định phí bắt buộc là định phí không thể được thay đổi một cách nhanh chóng vì chúng thường liên quan đến TSCĐ và cấu trúc cơ bản của doanh nghiệp. Định phí bắt buộc có hai đặc điểm: + Có bản chất sử dụng lâu dài + Không thể giảm bớt đến số 0 được Do định phí bắt buộc có bản chất lâu dài và có ảnh hưởng đến mục tiêu của doanh nghiệp nên khi quyết định đầu tư vào TSCĐ, nhà quản trị phải cân nhắc kỹ vì một khi đã quyết định thì doanh nghiệp sẽ buộc phải gắn chặt vào quyết định đó trong một thời gian dài. Định phí bắt buộc không thể được tuỳ tiện cắt giảm vì nó ảnh hưởng đến quá trình sinh lợi hoặc các mục đích lâu dài của doanh nghiệp. Do đó, dù mức độ hoạt động có lợi bị giảm hay bị đình đốn ở một kỳ nào đó, định phí bắt buộc vẫn giữ nguyên không đổi. So sánh định phí bắt buộc và định phí tuỳ ý Định phí bắt buộc và định phí tuỳ ý, về thực chất, tuỳ vào cách suy nghĩ của từng nhà quản trị và có những khoản định phí nằm trên ranh giới của định phí bắt buộc và định phí tuỳ ý. Ví dụ, vì sự tồn tại Cty sẽ phải thuê mướn người để quản lý Cty, mức lương và số lượng người sẽ tuỳ thuộc vào ý định của các nhà quản trị hiện hành. Quảng cáo cũng là một định phí tuỳ ý, cắt giảm chi quảng cáo sẽ gây ảnh hưởng làm giảm sự nhận biết của người mua đối với hàng hoá của Cty, viễn cảnh về sự chấp nhận sản phẩm của Cty có thể xấu sau này hay việc cắt giảm chi phí bảo trì bằng cách trì hoãn sự bảo trì thường xuyên sẽ dẫn đến chi phí sửa chữa cao hay sự gián đoạn sản xuất vì máy móc hỏng. 8
  10. Các nhà quản trị xử lý định phí bắt buộc và định phí tuỳ ý khác nhau.Thường thì định phí tuỳ ý sẽ bị cắt giảm đầu tiên trong các chương trình cắt giảm chi phí, định phí bắt buộc không bị thay đổi hoặc nếu có thì cũng bị rất ít.Các nhà quản trị có khuynh hướng xem xét các định phí tuỳ ý chặt chẽ hơn các định phí bắt buộc.Tuy nhiên, phải thấy rõ là nếu không quản lý định phí bắt buộc thì cũng không khôn ngoan vì có khả năng có một thay đổi lớn xảy ra và điều kiện không còn phù hợp với định phí bắt buộc đó nữa. Định phí bắt buộc và định phí tuỳ ý phụ thuộc vào cách nhìn nhận của từng nhà quản trị. Có những nhà quản trị nhìn nhận các khoản phí này là bắt buộc nên họ rất ngần ngại khi phải điều chỉnh, nhưng người khác lại cho là nó thuộc loại tuỳ ý, do đó thường xuyên xem xét lại và điều chỉnh khi có điều kiện. DN thường có xu hướng tăng định phí nhiều hơn biến phí, vì hai lý do: - Ngày càng nhiều DN ứng dụng tự động hoá trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Tự động hoá tăng lên đồng nghĩa với đầu tư vào máy móc thiết bị tăng lên, do đó định phí tăng lên. - Hoạt động của các tổ chức công đoàn ngày càng phát triển nên họ đã đấu tranh đòi hỏi bảo đảm việc làm và tiền lương ổn định. Thông qua các hợp đồng lao động, mức lương được quy định rõ. Thời gian lao động của công nhân được bảo đảm, giảm biến động của chi phí lao động so với biến động của sản xuất. Định phí đôi khi là các khoản mục chi phí năng lực, chúng phản ánh các khoản chi phí thiết bị sản xuất nhằm tạo ra năng lực mới, cơ bản để cung cấp cho quá trình sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện phát triển lâu dài và cơ bản của doanh nghiệp. Nhưng khi định phí có tỷ lệ cao hơn so với biến phí thì nhà quản trị khi lập kế hoạch, dễ bị động và rất ít sự lựa chọn có thể có trong các quyết định hàng ngày. 2.2.3. Chi phí hỗn hợp Khái niệm: Chi phí hốn hợp là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố biến phí lẫn định phí. ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thể hiện các đặc điểm của định phí, quá mức độ nó lại thể hiện đặc điểm của biến phí. 9
  11. Ví dụ 1: Chi phí thuê bao điện thoại là 68.000 đ/tháng nếu số lần gọi không quá 150 lần/tháng. Kể từ lần gọi thứ 151 trở đi thì khách hàng thuê bao phải trả thêm 100 đ cho mỗi lần gọi. Nếu khách hàng gọi 200 lần tháng thì số tiền phải trả cho Cty điện thoại là chi phí hỗn hợp, có dạng như sau: 68.000 + (50 x 1000 đ) = 118.000 đ/tháng Ví dụ 2: DN thuê một xe vận tải để vận chuyển hàng hoá, chi phí thuê là 10 trđ/năm.Và cứ mỗi km vận chuyển thì DN phải trả thêm cho chủ xe 500 đ/km. Nếu trong năm số km xe chạy là 10.000 km thì tổng số tiền DNphải trả, cũng thuộc loại chi phí hỗn hợp, có dạng như sau: 10 trđ + (10.000 x 0,0005 trđ) = 15 trđ Loại chi phí hỗn hợp này hơi khác với loại chi phí ở ví dụ trên ở chỗ biến phí phát sinh ngay khi bắt đầu hoạt động vượt quá mức hoạt động cơ bản. Phân tích chi phí hỗn hợp Chi phí hỗn hợp rất quan trọng vì chi phí hỗn hợp rất phổ biến trong các doanh nghiệp. Chi phí hỗn hợp bao gồm các khoản chi như: chi phí điện, nước sửa chữa, bảo trì, sản xuất chung… Phần định phí của chi phí hỗn hợp phản ánh phần chi phí căn bản, tối thiểu để duy trì phục vụ và giữ cho dịch vụ đó luôn ở tình trạng sẵn sàng phục vụ. Phần biến phí phản ánh phần thực tế phục vụ hoặc phần sử dụng vượt quá định mức. Do đó, yếu tố biến phí sẽ biến thiên tỷ lệ thuận với mức dịch vụ hoặc mức sử dụng quá định mức. Nhằm mục đích lập kế hoạch, kiểm soát và chủ động điều tiết chi phí hỗn hợp, nhà quản trị doanh nghiệp cần phải phân tích nhằm tách riêng các yếu tố định phí với biến phí. Hai phương pháp sử dụng là: Phương pháp cực đại- cực tiểu Phương pháp bình phương nhỏ nhất * Phương pháp cực đại- cực tiểu Xác định số liệu chi phí ở cả hai mức độ hoạt động cao nhất và thấp nhất. Chênh lệch chi phí giữa hai cực đem chia cho chênh lệch mức hoạt động ta xác định được biến phí đơn vị. Căn cứ vào mức hoạt động và tổng chi phí ở mức 10
  12. hoạt động đó, ta xác định được yếu tố định phí. Sau khi xác định được các yếu tố biến phí và định phí ta viết được phương trình của chi phí hỗn hợp đó. Ví dụ: Ta có tài liệu về chi phí sản xuất chung ở các mức hoạt động căn cứ số giờ máy qua các tháng như sau: Tháng Tổng số giờ máy Tổng chi phí sản xuất chung (giờ) (1000 đ) 1 65.000 1850 2 70.000 1980 3 60.000 1740 (cực tiểu) 4 75.000 2130 5 80.000 2220 6 90.000 2460 (cực đại) Nhìn vào bảng số liệu này ta thấy, khi mức độ hoạt động tăng, tổng chi phí sản xuất chung cũng tăng, và khi mức độ hoạt động giảm, tổng chi phí sản xuất chung cũng giảm tương ứng. Rõ ràng chi phí sản xuất chung là một loại chi phí hỗn hợp, gồm cả yếu tố định phí và biến phí. Áp dụng phương pháp cực đại- cực tiểu để xác định các yếu tố biến phí và định phí và thành lập phương trình chi phí sản xuất chung như sau: Theo bảng số liệu trên ta có: Tổng số giờ máy Tổng chi phí sản xuất chung Mức cao nhất 90.000 2460.000 Mức thấp nhất 60.000 1740.000 Chênh lệch 30.000 720.000 + Xác định biến phí của một giờ máy Biến phí tính Mức chênh lệch chi phí 720.000 = = = 24 đ/giờ- máy cho 1 giờ máy Mức chênh lệch hoạt động 30.000 + Xác định định phí hoạt động trong tháng Định phí = Tổng chi phí – Biến phí Mức cao nhất: Định phí = 2.460.000 – (90.000 x 24) = 300.000 đ 11
  13. Mức thấp nhất: Định phí = 1.740.000 – (60.000 x 24) = 300.000 đ + Phương trình biểu diễn chi phí sản xuất chung y = 300.000 + 24x Trong đó: y- Tổng chi phí phát sinh trong kỳ phụ thuộc vào mức hoạt động của kỳ đó x- Mức hoạt động, là biến số độc lập hay biến số nguyên nhân, vì nó là nguyên nhân làm y biến động Phương pháp cực đại- cực tiểu tuy đơn giản, dễ áp dụng nhưng chỉ sử dụng hai điểm để thành lập phương trình biến thiên của chi phí nên kết quả phân tích chi phí chưa chính xác, trừ phi hai điểm được chọn nhằm đúng vị trí để phản ánh đúng mức trung bình của tất cả các giao điểm của chi phí và các mức hoạt động. * Phương pháp bình phương nhỏ nhất Phương pháp này là phương pháp xác định phương trình hồi quy tuyến tính trong phân tích tương quan. Để xác định phương trình hồi quy tuyến tính: y = a0 +a1 x Trong đó: y- biến số phụ thuộc(chi phí hỗn hợp) x- biến số độc lập (mức hoạt động căn cứ) a0- yếu tố định phí (định phí hoạt động) a1 – tỷ lệ biến phí (biến phí đơn vị) Để xác định a0 và a1 ta giải hệ phương n trình tuyến tính: y n n a0 + a1  x1 = 1 i 1 i 1 n n n a0  x1 + a1  x 1 = x y 2 1 1 i 1 i 1 i 1 Giải hệ phương trình ta có: n n n n  y . x 21   x1 . x1 y1 a0 = i 1 i 1 i 1 i 1 2 n   n n x 21   x1  i 1  i 1  12
  14. n n n n x1 y1   x1 . y1 a1= i 1 i 1 i 1 2 Ví dụ: DN A muốnn n xây  phương 2 dựng n  trình biểu diễn của chi phí động lực x 1   x1   i 1  i 1  theo hai yếu tố định phí và biến phí. Tài liệu chi phí động lực (y) của 12 (n) tháng, với số giờ máy hoạt động (x) của từng tháng được cho dưới đây. Số giờ máy Chi phí động Tháng (n) X.Y X2 hoạt động (x) lực (y) 1 9 3.000 27.000 81 2 8 2.500 20.000 64 3 9 2.900 26.100 81 4 10 2.900 29.000 100 5 12 3.600 43.200 144 6 13 3.400 11.200 169 7 11 3.200 35.200 121 8 11 3.300 36.300 121 9 10 3.000 30.000 100 10 8 2.600 20.800 64 11 7 2.300 16.100 49 12 8 2.600 20.800 64 Tổng 116 35.300 348.700 1.158 Từ bảng trên ta có thể tính được như sau: 35.300 x 1.158 – 116 x 348.700 a0 = = 973,05 12 x 1.158 – (116)2 12 x 348.700 – 116 x 35.300 a1 = = 203,65 12 x 1.158 – (116)2 Phương trình biến thiên của chi phí động lực của doanh nghiệp có dạng: Y = 973,05 + 203,65 x 13
  15. ứng dụng: giả sử trong tháng tới doanh nghiệp dự kiến sử dụng 105 giờ máy, chi động lực dự kiến sẽ là: y = 973,05 + 203,65 x105 = 3.110 ngh.đ Chú ý: phân tích chi phí hỗn hợp theo phương pháp này chỉ cho các giá trị gần đúng của biến phí và định phí. 2.3. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động * Tác dụng của cách phân loại chi phí theo chức năng hoạt động: + Cho thấy vị trí, chức năng hoạt động của chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ở DN. + Là căn cứ để xác định giá thành sản phẩm và tập hợp chi phí . + Cung cấp thông tin có hệ thống cho việc lập các báo cáo tài chính. Theo cách phân loại chi phí theo chức năng hoạt động thì: Tổng chi phí = Chi phí sản xuất (chi phí sản phẩm) + Chi phí ngoài sản xuất ( chi phí thời kỳ) Chi phí sản xuất (chi phí sản phẩm) = Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí lao động trực tiếp + Chi phí sản xuất chung Chi phí ngoài sản xuất ( chi phí thời kỳ) = Chi phí lưu thông + Chi phí quản lý hành chính 2.3.1. Chi phí sản xuất Khái niệm: Chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí có liên quan đến việc chế tạo sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ phục vụ trong một kỳ nhất định. Chi phi sản xuất gồm 3 yếu tố cơ bản: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí lao động trực tiếp + Chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung gồm toàn bộ chi phí cần thiết để chế tạo sản phẩm hoặc dịch vụ, không gồm: tiền hoa hồng bán hàng, chi phí văn phòng phẩm. a. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 14
  16. Khái niệm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí của những loại nguyên vật liệu mà cấu tạo thành thực thể sản phẩm, có giá trị và có thể xác định được một cách tách biệt rõ ràng và cụ thể cho từng sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được xác định thông qua phiếu xuất kho nguyên liệu để phản ánh loại và số lượng nguyên liệu xuất kho đưa vào sản xuất. Ngoài nguyên liệu trực tiếp còn có nguyên liệu gián tiếp. Nguyên liệu gián tiếp là những nguyên liệu có tham gia vào việc cấu thành thực thể của sản phẩm nhưng giá trị nhỏ và không thể xác định rõ ràng cho từng sản phẩm. Nguyên liệu gián tiếp cũng còn là nguyên liệu được dùng kết hợp với nguyên liệu chính nhằm làm tăng thêm chất lượng, vẻ đẹp của sản phẩm hoặc để tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được thuận lợi như chất xúc tác, dầu mỡ… Nhiên liệu cũng được xếp vào nhóm nguyên liệu tiêu dùng trong qúa trình sản xuất, chúng không tham gia vào thực thể của sản phẩm mà chỉ tạo ra năng lượng để phục vụ cho sản xuất như than, điện… Chi phí nguyên liệu trực tiếp có thể xác định cho từng đơn vị sản phẩm nên được tính thẳng vào từng đơn vị sản phẩm. Chi phí nguyên liệu gián tiếp không thể xác định tách biệt cho từng đơn vị sản phẩm nên không thể tính trực tiếp vào từng đơn vị sản phẩm mà phải đưa vào chi phí sản xuất chung rồi phân bổ sau. b. Chi phí lao động trực tiếp Khái niệm: Chi phí lao động trực tiếp là chi phí thanh toán cho công nhân trực tiếp vận hành dây chuyền sản xuất tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ phục vụ. Khả năng và kỹ năng của lao động trực tiếp có ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng sản phẩm hay dịch vụ cung cấp. Chi phí lao động trực tiếp, giống như chi phí nguyên liệu trực tiếp, có thể xác định rõ ràng, cụ thể và tách biệt cho từng đơn vị sản phẩm nên được tính thẳng vào từng đơn vị sản phẩm. Ngoài lao động trực tiếp còn có lao động gián tiếp. Lao động gián tiếp là những lao động không trực tiếp tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ nhưng cần thiết cho quá trình sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất của lao 15
  17. động trực tiếp. Lao động gián tiếp không làm ra sản phẩm nhưng không thể thiếu được trong qúa trình sản xuất, ví dụ: quản đốc phân xưởng, nhân viên bảo trì máy móc thiết bị… Chi phí thanh toán cho lao động gián tiếp không thể phân bổ cho bất kỳ sản phẩm cá biệt nào nên phải đưa vào chi phí sản xuất chung để phân bổ sau. Trong cơ cấu chi phí lao động, còn có các khoản mục chi phí cũng thuộc vào chi phí lao động như: chi phí của thời gian ngừng sản xuất, chi phí giờ phụ trội, chi phí phúc lợi lao động. Chi phí của thời gian ngừng sản xuất phản ánh chi phí thanh toán cho người lao động trực tiếp về những khoảng thời gian ngừng sản xuất vì máy hỏng, cung cấp nguyên liệu không kịp thời, mất điện hay vì lý do nào khác ngoài ý muốn chủ quan của người lao động. Chi phí này thường được phân bổ vào chi phí sản xuất chung dù nó liên quan đến lao động trực tiếp. Chi phí phụ trội phản ánh chi phí thanh toán cho lao động trực tiếp về khoảng thời gian lao động làm thêm ngoài số giờ định mức. Chi phí của thời gian ngừng sản xuất và chi phí phụ trội là các khoản chi phí phải thanh toán cho người lao động trong điều kiện hoạt động không bình thường, phản ánh sự yếu kém trong việc quản lý sản xuất nên chúng được đưa vào chi phí sản xuất chung. Chi phí phúc lợi lao động gồm các khoản thanh toán về bảo hiểm y tế, hưu trí, trợ cấp thất nghiệp… Chi phí phúc lợi lao động được tính vào lao động trực tiếp nếu được chi cho lao động trực tiếp và tính và lao động gián tiếp nếu chi cho lao động gián tiếp. c. Chi phí sản xuất chung Khái niệm: Chi phí sản xuất chung gồm tất cả các chi phí sản xuất ngoại trừ chi phí nguyên liệu trực tiếp và chi phí lao động trực tiếp. Ví dụ: chi phí bảo trì máy móc thiết bị, chi phí khấu hao. Chi phí sản xuất chung có 4 đặc điểm sau: 1. Bao gồm nhiều khoản mục và chi phí khác nhau 16
  18. 2. Các khoản mục chi phí thuộc chi phí sản xuất chung đều có tính chất gián tiếp với từng đơn vị sản phẩm nên không thể tính thẳng vào sản phẩm hay dịch vụ phục vụ. 3. Cơ cấu chi phí sản xuất chung bao gồm cả biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp, trong đó định phí chiếm tỷ trọng cao nhất. 4. Do gồm nhiều khoản mục chi phí nên chúng được nhiều bộ phận khác nhau quản lí và rất khó kiểm soát. Cần phân biệt rõ ràng trong doanh nghiệp cũng còn có các loại chi phí tương tự nhưng lại gắn với các khâu lưu thông và quản lý hành chính cũng có tính chất của chi phí chung nhưng không thuộc chi phí chung của phân xưởng. Chỉ có những khoản chi phí chung gắn liền với quá trình hoạt động sản xuất ở phân xưởng mới được hạch toán vào chi phí sản xuất chung. Chi phí chung cũng được tính vào sản phẩm cùng với chi phí nguyên liệu trực tiếp và chi phí lao động trực tiếp thông qua việc phân bổ: Đơn giá phân bổ chi Tổng chi phí sản xuất ước tính = phí sản xuất chung Tổng số đơn vị được chọn làm căn cứ Căn cứ được chọn để phân bổ chi phí sản xuất chung phải phù hợp nhất cho mọi sản phẩm hay công việc (có thể là tổng số giờ lao động trực tiếp, tổng số giờ máy hoạt động, tổng khối lượng sản phẩm). d. Chi phí chuyển đổi và chi phí sản xuất ban đầu - Chi phí ban đầu (chi phí chủ yếu) là sự kết hợp giữa chi phí nguyên liệu trực tiếp với chi phí lao động trực tiếp. Chi phí này có tác dụng phản ánh mức chi phí đầu tiên, chủ yếu của sản phẩm. Chi phí ban đầu cũng phản ánh mức chi phí riêng biệt, cụ thể từng đơn vị sản phẩm mà ta đã nhận diện ngay trong tiến trình sản xuất, là cơ sở để lập kế hoạch về lượng chi phí chủ yếu cần thiết nếu muốn sản xuất loại sản phẩm đó. - Chi phí chuyển đổi: là sự kết hợp giữa chi phí lao động trực tiếp với chi phí sản xuất chung. Chi phí này phản ánh mức chi phí cần thiết để chuyển đổi nguyên liệu từ dạng thô sang dạng thành phẩm, là cơ sở để lập kế hoạch về 17
  19. lượng chi phí cần thiết để chế biến một lượng nguyên liệu nhất định thành thành phẩm. 2.3.2. Chi phí ngoài sản xuất Để tổ chức và thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm, DN còn phải chịu một số khoản chi phí ở ngoài sản xuất. Chi phí ngoài sản xuất được chia làm hai loại: - Chi phí lưu thông và tiếp thị - Chi phí quản lý - Chi phí lưu thông và tiếp thị (chi phí bán hàng): a. Chi phí lưu thông và tiếp thị Khái niệm: Chi phí lưu thông và tiếp thị bao gồm các khoản chi phí cần thiết để đẩy mạnh quá trình lưu thông hàng hoá và đảm bảo việc đưa hàng hoá đến tay người tiêu dùng. Chi phí này gồm những khoản chi phí như chi phí tiếp thị, chi phí khuyến mãi, chi phí quảng cáo, chi phí đóng gói sản phẩm tiêu thụ, chi phí vận chuyển bốc dỡ, lương nhân viên bán hàng, tiền hao hồng bán hàng… Tất cả các tổ chức doanh nghiệp đều có các khoản chi phí lưu thông, dù là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thương mại dịch vụ… b. Chi phí quản lý Khái niệm: Chi phí quản lý là những khoản chi phí liên quan với việc tổ chức hành chính và các hoạt động văn phòng làm việc của doanh nghiệp. Các khoản chi phí này không thể xếp vào loại chi phí sản xuất hay chi phí lưu thông. Chi phí quản lý bao gồm: lương cán bộ quản lý và lương nhân viên văn phòng, chi phí khấu hao văn phòng và thiết bị làm việc văn phòng, chi phí văn phòng phẩm… 2.4. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với kỳ tính kết quả kinh doanh Chia thành chi phí thời kỳ và chi phí sản phẩm. 2.4.1. Chi phí thời kỳ Khái niệm: Chi phí thời kỳ là những chi phí phát sinh trong kỳ hạch toán và có ảnh hưởng đến lợi tức của kỳ mà chúng phát sinh. Chi phí thời kỳ không 18
  20. phải những chi phí tạo thành thực thể của sản phẩm hay vào trong các yếu tố cấu thành giá vốn của hàng hoá mua vào, mà là những khoản chi phí hoàn toàn biệt lập với quá trình sản xuất sản phẩm hoặc mua vào hàng hoá. Chi phí thời kỳ bao gồm: chi phí lưu thông và chi phí quản lý hành chính như lương nhân viên bán hàng, khấu hao thiết bị bán hàng, bảo hiểm, chi phí quảng cáo, khuyến mãi, giao dịch, lương nhân viên văn phòng, khấu hao thiết bị văn phòng, chi phí giấy tờ… 2.4.2. Chi phí sản phẩm Khái niệm: Chi phí sản phẩm là những khoản chi phí gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm hay quá trình mua hàng hoá về để bán lại. Chi phí sản phẩm luôn luôn gắn liền với sản phẩm và chỉ được thu hồi khi sản phẩm tiêu thụ, khi sản phẩm chưa được tiêu thụ thì chúng nằm trong các đơn vị sản phẩm tồn kho. Chi phí sản phẩm gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ khác nhau ở chỗ: chi phí thời kỳ phát sinh ở kỳ nào thì tính ngay vào kỳ đó, do đó chúng ảnh hưởng đến lợi tức của kỳ mà chúng phát sinh. Nhà quản trị không kiểm soát được chúng nếu để chúng phát sinh quá mức cần thiết.Chi phí sản phẩm trái lại, chỉ phải tính ở kỳ mà sản phẩm được tiêu thụ, không phải tính ở kỳ mà chúng phát sinh. Chi phí sản phẩm cũng có ảnh hưởng đến lợi tức của doanh nghiệp nếu không được kiểm soát đúng đắn và hơn thế nữa nếu không tính đúng chi phí sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến nhiều kỳ, vì sản phẩm có thể được sản xuất ra trong kỳ này nhưng lại được tiêu thụ ở kỳ khác. 2.5. Các cách phân loại chi phí khác 2.5.1. Chi phí chênh lệch Để thực hiện chức năng ra quyết định, nhà quản trị thường phải so sánh nhiều phương án khác nhau và mỗi phương án có các loại chi phí riêng, khác nhau cả về lương và loại chi phí. Khái niệm: Là những khoản chi phí có ở phương án này nhưng chỉ có một phần hoặc không có ở các loại phương án khác thì được gọi là chi phí chênh 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2