intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kế toán tài chính: Phần 2 – ĐH CNTT&TT

Chia sẻ: Kiếp Này Bình Yên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:62

70
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 2 của bài giảng "Kế toán tài chính" gồm có các nội dung như: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm; hạch toán thành phẩm, tiêu thụ sản phẩm; hạch toán và phân phối kết quả kinh doanh; báo cáo kế toán tài chính. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm bắt các nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kế toán tài chính: Phần 2 – ĐH CNTT&TT

  1. Chương 5 HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 5.1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 5.1.1 Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Nói cách khác chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 5.1.2 Phân loại chi phí sản xuất Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp các loại chi phí khác nhau vào từng nhóm đặc trưng nhất định. Có nhiều cách phân loại khác nhau, lựa chọn tiêu thức phân loại nào tuỳ thuộc voà yêu cầu của công tác quản lý và hạch toán. Theo công dụng, tính chất kinh tế của chi phí Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ,… sử dụng trực tiếp vào sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện công việc, lao vụ. Không tính vào các khoản này những chi phí nguyên liệu, vật liệu vào mục đích phục vụ nhu cầu sản xuất chung hay cho lĩnh vực ngoài sản suất Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các chi phí về tiền lương, phụ cấp phải trả, các khoản trích BHYT, BHXH, KPCĐ trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất theo quy định. Chi phí sản xuất chung: là chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ sản xuất chung tại bộ phận sản xuất, bao gồm: + Chi phí sản xuất chung cố định:là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng,... và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất. + Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp. Gồm: 99
  2. + Chi phí nhân viên phân xưởng + Chi phí vật liệu + Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất + Chi phí khấu hao TSCĐ + Chi phí lao vụ dịch vụ mua ngoài + Chi phí khác bằng tiền Theo nội dung kinh tế Theo cách phân loại này những chi phí có nội dung kinh tế thì được xếp vào cùng một yếu tố chi phí, bất kể chi phí đó phát sinh ở đâu và nơi nào gánh chịu. Đồng thời chỉ tính chi phí phát sinh lần đầu, không tính những chi phí luân chuyển nội bộ. Theo chế độ hiện hành gồm: Chi phi nguyên vật liệu Chi phí nhân công Chi phí KHTSCĐ Chi phí lao vụ dịch vụ mua ngoài Chi phí khác bằng tiền 5.2 Giá thành sản phẩm Khái niệm: Giá thành sản phẩm là biều hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống, lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. Phân loại giá thành sản phẩm: Theo thời điểm và nguồn số liệu để tính giá thành + Giá thành kế hoạch: là giá thành được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, dự toán chi phí của kỳ kế hoạch + Giá thành định mức: giá thành định mức được xác định trước khi bắt đầu sản xuất. Song giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành định mức được xây dựng trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định của kỳ kế hoạch. + Giá thành thực tế: là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. 100
  3. Theo phạm vi chi phí + Giá thành sản xuất: phản ánh tất cả những chi phí liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất. + Giá thành tiêu thụ: phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. 5.3 Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí Đối tượng chi phí sản xuất chính là giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là nơi phát sinh chi phí và chịu chi phí. Để xác định đối tượng tập hợp chi phí người ta căn cứ vào: + Quy trinh công nghệ sản xuất sản phẩm + Đặc điểm tổ chức sản xuất + Loại hình sản xuất + Yêu cầu quản lý, yêu cầu tính giá thành Phương pháp hạch toán chi phí Phương pháp trực tiếp: Áp dụng với những chi phí liên quan đến một đối tượng tập hợp chi phí. Theo phương pháp này người ta căn cứ vào các chứng từ gốc, bảng kê chứng từ gốc cùng loại để ghi trực tiếp vào chi tiết liên quan của các tài khoản chi phí Phương pháp gián tiếp: Áp dụng với những chi phí liên quan đến 2 đối tượng tập hợp chi phí trở lên Trình tự: Bước 1: Tập hợp chi phí sản xuất theo địa điểm phát sinh chi phí Bước 2: Lựa chọn tiêu thức phân bổ phù hợp Bước 3: Phân bổ chi phí cho từng đối tượng có liên quan 5.4 Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên 5.4.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nguyên vật liệu xuất dùng trong kho cho từng sản phẩm riêng biệt theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ : - Chi phí nguyên vật liệu xuất dùng do được mua ngoài chuyển thẳng không qua nhập kho cho từng sản phẩm riêng biệt theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ. Tài khoản kế toán: TK 621- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp 101
  4. Bên Nợ Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ, lao vụ trong kỳ hạch toán Bên có: Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng không hết nhập lại kho. Kết chuyển hoặc tính phân bổ trị giá nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ thực sử dụng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ vào các TK liên quan để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ, lao vụ (TK154, hoặcTK631). Phương pháp kế toán các nghiệp vụ phát sinh về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 1. Trong kỳ, khi xuất dùng nguyên vật liệu cho các hoạt động sản xuất, dịch vụ kinh doanh. Nợ TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu Có các TK 111, 331... Hoặc Có TK 611 2. Trường hợp số nguyên vật liệu xuất dùng không hết, nhập lại kho, ghi: Nợ TK 152 Có TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 3. Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tổng hợp chi phí sản xuất, dịch vụ: Nợ TK 154 -Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang hoặc Nợ TK 631 Có TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 5.4.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí tiền lương tính cho từng sản phẩm riêng biệt theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ : - Chi phí các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất, dịch vụ cho từng sản phẩm riêng biệt theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ. Tài khoản kế toán: TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Bên Nợ 102
  5. Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh, gồm: - Tiền lương, tiền công lao động - Các khoản trích trên tiền lương theo quy định Bên Có Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh vào các TK liên quan để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ, lao vụ (TK154, hoặc TK 631). Phương pháp kế toán các nghiệp vụ phát sinh 1. Chi phí lương chính, lương phụ phải trả cho nhân công trực tiếp sản xuất, dịch vụ kinh doanh phát sinh được tính vào chi phí các hoạt động liên quan, ghi: Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 334 - Thanh toán với CNV Có TK 335 - Chi phí phải trả 2. Chi phí các khoản theo lương phải trả cho nhân công trực tiếp sản xuất, dịch vụ kinh doanh phát sinh được tính vào chi phí các hoạt động liên quan, ghi: Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 338 - (3332, 3383, 3384) Có TK 335 - Chi phí phải trả 3. Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp (lương và các khoản theo lương) để tổng hợp chi phí và tính giá thành sản xuất, chế biến, dịch vụ, ghi: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang hoặc Nợ TK 631 Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp 5.4.3 Kế toán chi phí sản xuất chung - Chi phí nhân viên phân xưởng - Chi phí vật liệu - Chi phí dụng cụ sản xuất - Chi phí khấu hao TSCĐ - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi phí bằng tiền khác Tài khoản kế toán: 103
  6. TK 627 - CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG TK6271- Chi phí nhân viên phân xưởng TK6272- Chi phí vật liệu TK6273- Chi phí dụng cụ sản xuất TK6274- Chi phí khấu hao TSCĐ TK6277- Chi phí dịch vụ mua ngoài TK6278- Chi phí bằng tiền khác Bên Nợ Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ, gồm: - Tiền lương, phụ cấp phải trả cho nhân viên phân xưởng - Chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng, bộ phận sản xuất - Khấu hao các TSCĐ thuộc phân xưởng, bộ phận sản xuất - Chi phí dịch vụ, lao vụ mua ngoài và chi phí khác Bên Có - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung - Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào các TK liên quan để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ, lao vụ (TK154, hoặc TK631) Phương pháp kế toán các nghiệp vụ phát sinh 1. Khi tính tiền lương, tiền công, các khoản theo lương cho các nhân viên phân xưởng ở các bộ phận sản xuất, làm dịch vụ, ghi: Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6271) Có các TK 334; 338 3. Các khoản chi phí nguyên liệu, vật liệu, CCDC phát sinh: Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6272) Có các TK 152, 153 Hoặc Có TK 142, 242 4. Khi tính trích khấu hao các loại máy móc, phương tiện, nhà cửa, kho tàng, vườn cây lâu năm, súc vật cày kéo... do phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch 104
  7. vụ quản lý, sử dụng, ghi: Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung Có TK 214 5. Khi phát sinh chi phí sửa chữa các loại máy móc, phương tiện, nhà cửa, kho... do phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ quản lý, sử dụng, ghi: Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Có các TK 111, 112, 331, 335, 142, 242... 6. Chi phí về dịch vụ, các khoản chi khác bằng tiền thuộc chi phí sản xuất chung phát sinh, ghi:: Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Có các TK 111, 112, 331, 333, 335, 142, 242... 7. Trường hợp có phát sinh các khoản giảm chi phí sản xuất chung, ghi: Nợ TK 111, 112, 138, 214... Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung 8. Cuối kỳ, kết chuyển chi phí sản xuất chung để tổng hợp chi phí và tính giá thành sản xuất, chế biến, dịch vụ, ghi: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang hoặc Nợ TK 631 Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung 5.4.4 Kế toán chi phí trả trước Chi phí trả trước là những khoản chi phí thực tế phát sinh, có giá trị lớn, có liên quan đến kết quả của nhiều kỳ sản xuất kinh doanh, nên chưa thể tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ này mà phải tính cho hai hay nhiều kỳ hạch toán tiếp theo (chi phí thuê nhà xưởng, nhà kho, chi phí trả trước tiền điện, nước…) Tài khoản sử dụng: TK 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn TK1421: Chi phí trả trước 105
  8. TK 1421: Chi phí chờ kết chuyển TK 242- Chi phí trả trước dài hạn (Tài khoản này phản ánh các chi phí trả trước dài hạn liên quan đến kết quả kinh doanh của nhiều niên độ kế toán và việc kết chuyển chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh của các niên độ kế toán sau) Bên Nợ Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn thực tế phát sinh Bên Có Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn tính vào chi phí sản xuất kinh doanh Dư Nợ Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn nhưng chưa tính vào chi phí kinh doanh Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 1. Khi phát sinh chi phí trả trước Nợ TK 142(242): Nợ TK 133: nếu có Có TK 111,112… 2. Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch phân bổ chi phí trả trước, tiến hành phân bổ chi phí trả trước vào chi phí sản xuất kinh doanh cho các đối tượng chịu chi phí Nợ TK 241: Tính vào chi phí xây dựng cơ bản Nợ TK 627,641,642,635 Có TK 142(242) 3.Kết chuyển một lần vào chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp: Nợ TK 1422 Có TK 641,642 4.Kết chuyển dần hoặc 1 lần vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh Nợ TK 911 Có TK 142 (242) 106
  9. 5.4.5 Hạch toán chi phí phải trả Chi phí phải trả là các khoản chi phí được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế các khoản đó chưa phát sinh mà sẽ phát sinh vào các kỳ sau. Bao gồm: + Chi phí tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trong thời gian nghỉ phép + Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ + Chi phí trong thời gian ngừng sản xuất theo mùa vụ có thể xây dựng được kế hoạch ngừng sản xuất + Chi phí bảo hàng sản phẩm hàng hoá có thể tính trước + Các khoản tiền lãi vay đến kỳ tính lãi phải tính vào chi phí trong kỳ… Tài khoản sử dụng TK 335 – Chi phí trả trước Bên Nợ Các khoản chi phí thực tế phát sinh tính vào chi phí trả trước Số chênh lệch về chi phí phải trả lớn hơn số chi phí thực tế được ghi nhận giảm chi phí. Bên Có Chi phí phải trả dự tính trước và ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh Số dư Có Chi phí phải trả đã tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 1.Hàng tháng trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch của công nhân Nợ TK 622 Có TK 335 2.Khi tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả công nhân sản xuất Nợ TK 335 Có TK334 107
  10. 3.Trích trước vào chi phí sản xuất kinh doanh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ dự tính sẽ phát sinh. Nợ TK 241 Nợ TK 627 Nợ TK641,642 Có TK 335 Khi công việc hoàn thành ghi: Nợ TK 335 Có TK 2413 4.Tính trước vào chi phí sản xuất kinh doanh những chi phí sẽ phải trả trong thời gian ngừng sản xuất theo mùa vụ, các dịch vụ mua ngoài phải trả… Nợ TK 627,641,642 Có TK 335 5.Chi phí trong thời gian ngừng việc theo mùa vụ thực tế phát sinh: Nợ TK 335 Có TK 111,112… 6.Trích trước chi phí lãi vay: Nợ TK 635 Có TK 335 Khi thực trả: Nợ TK 335 Có TK 111,112… 7a)Nếu chi phí thực tế phát sinh > tổng chi phí phải trả đã ghi nhận thì khoản chênh lệch được ghi bổ sung tăng Nợ TK có liên quan Có TK 335 7b)Nếu chi phí thực tế phát sinh < tổng chi phí phải trả đã ghi nhận thì khoản chênh lệch được ghi bổ sung giảm 108
  11. Nợ TK 335 Có TK liên quan 5.4.6 Hạch toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp Tài khoản sử dụng TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Bên Nợ - Các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm và chi phí thực hiện dịch vụ. - Các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng. máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến giá thành xây lắp công trình hoặc giá thành xây lắp theô giá khoán nội bộ. - Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK). Bên Có - Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được. - Trị giá nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá gia công xong nhập lại kho. - Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán. - Giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao từng phần, hoặc toàn bộ tiêu thụ trong kỳ, hoặc bàn giao cho đơn vị nhận thầu chính xây lắp (cấp trên hoặc nội bộ), hoặc nhập kho thành phẩm chờ tiêu thụ. - Chi phí thực tế của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng. - Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang đầu kỳ (KKĐK) Dư Nợ: Chi phí sản xuất, kinh doanh còn dở dang cuối kỳ Kế toán các nghiệp vụ phát sinh theo phương pháp KKTX 1. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển toàn bộ các loại chi phí cơ bản để tổng hợp theo từng đối tượng sản xuất, chế biến, dịch vụ (theo loại sản phẩm, chi tiết, đơn đặt hàng, nhóm sản phẩm, nhóm chi tiết sản phẩm, dịch vụ,... theo từng phân xưởng sản 109
  12. xuất, dịch vụ), ghi: - Đối với các chi phí trực tiếp: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp - Đối với chi phí sản xuất chung sẽ phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí theo các tiêu thức phân bổ nhất định (theo tiền lương chính của nhân công trức tiếp, theo chi phí trực tiếp, theo nguyên vật liệu chính trực tiếp tiêu hao)... Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 627- Chi phí sản xuất chung - Phản ảnh những chi phí chung cố định không tính vào giá thành các thành phẩm nhập kho, ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 2. Phản ảnh các khoản thực thu về các sản phẩm phụ, các nguyên liệu, vật liệu xuất dùng sử dụng không hết chưa nhận kho cuối kỳ, các khoản thu khác bằng tiền: Nợ các TK 152; 153 Nợ TK 131 Nợ TK 111 Có TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 3. Phản ánh trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa được hoặc người gây ra lỗi phải bồi thường, hoặc tính vào chi phí... Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388) Nợ TK 334 - Phải trả CNV Nợ TK 614 (6145) - Chi phí bán hàng, hoặc TK 811- Chi phí khác Có TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 4. Phản ánh giá thành sản phẩm, công tác, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành đã được thực hiện theo các mục đích: Nợ TK 155 - Thành phẩm 110
  13. Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Nợ TK 157 - Hàng gửi bán Có TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 5.4.7 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Sản phẩm dở dang cuối kỳ là toàn bộ khối lượng sản phẩm hay công việc còn đang trong quá trình sản xuất, chế biến, đang nằm trên dây chuyền công nghệ hay đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến mới có trở thành thành phẩm. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là việc xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Áp dụng với những sản phẩm mà chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trong lớn trong tổng chi phí sản xuất. Theo phương pháp này giá trị sản phẩm dở dang chỉ tính đến phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn các chi phí khác (chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) đều tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Công thức Ddk + Cn Dck = x Qdd Qsp+Qdd Trong đó: Dck, Ddk Chi phí của sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ Cn: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Qsp: Sản lượng sản phẩm hoàn thành Qdd: Sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Đánh giá sản phẩm dở dang cuối theo khối lượng sản phầm hoàn thành tương đương: Áp dụng với những sản phẩm có tỷ trong chi phí NVLTT trong tổng chi phí không lớn lắm, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ nhiều, biến động lớn so với cuối kỳ. + Đối với chi phí bỏ vào một lần ngay từ đầu quá trình sản xuất (Chi phí NVLTT). 111
  14. Ddk + Cn Dck = x Qdd Qsp+Qdd Trong đó: Dck, Ddk Chi phí của sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ Cn: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Qsp: Sản lượng sản phẩm hoàn thành Qdd: Sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ + Đối với chi phí bỏ dần vào quá trình sản xuất (chi phí NCTT, SXC) Ddk + Cn Dck = x Qd’ Qsp+Qd’ Trong đó: Qd’: Khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương Qd’= Qd x % HT Đánh giá sản phẩm dở dang theo định mức: Áp dụng với sản phẩm đã xây dựng được định mức chi phí sản xuất hợp lý. Kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê xác định ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí đã tính ở từng công đoạn sản xuất đó cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức của khối lượng sản phẩm dở dang của từng công đoạn sau đó tập hợp lại cho từng loại sản phẩm. 5.5 Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ Tài khoản sử dụng: TK 631 – Giá thành sản xuất Bên Nợ - Giá trị của sản phẩm dở dang đầu kỳ - Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ, gồm: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung Bên Có 112
  15. - Giá trị của sản phẩm dở dang cuối kỳ kết chuyển vào TK 154 - Giá thành sản phẩm nhập kho, lao vụ, dịch vụ hoàn thành kết chuyển vào TK632 Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 1. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển toàn bộ các loại chi phí cơ bản để tổng hợp theo từng đối tượng sản xuất, chế biến, dịch vụ (theo loại sản phẩm, chi tiết, đơn đặt hàng, nhóm sản phẩm, nhóm chi tiết sản phẩm, dịch vụ,... theo từng phân xưởng sản xuất, dịch vụ), ghi: - Đối với các chi phí trực tiếp: Nợ TK 631- Giá thành sản xuất Có TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp - Đối với chi phí sản xuất chung sẽ phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí theo các tiêu thức phân bổ nhất định (theo tiền lương chính của nhân công trức tiếp, theo chi phí trực tiếp, theo nguyên vật liệu chính trực tiếp tiêu hao)... Nợ TK 631- Giá thành sản xuất Có TK 627- Chi phí sản xuất chung - Phản ảnh những chi phí chung cố định không tính vào giá thành các thành phẩm nhập kho, ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 631- Giá thành sản xuất 2. Phản ảnh các khoản thực thu về các sản phẩm phụ, các nguyên liệu, vật liệu xuất dùng sử dụng không hết chưa nhận kho cuối kỳ, các khoản thu khác bằng tiền: Nợ các TK 152; 153 Nợ TK 131 Nợ TK 111 TK 631- Giá thành sản xuất 3. Phản ánh trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa được hoặc người gây ra lỗi phải bồi thường, hoặc tính vào chi phí... 113
  16. Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388) Nợ TK 334 - Phải trả CNV Nợ TK 641 (6415) - Chi phí bán hàng, hoặc TK 811- Chi phí khác TK 631- Giá thành sản xuất 4. Phản ánh giá thành sản phẩm, công tác, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành đã được thực hiện theo các mục đích: NợTK 632- Giá vốn hàng bán Có TK 631- Giá thành sản xuất 5.6 Tính giá thành sản phẩm hoàn thành 5.6.1 Đối tượng tính giá thành Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị VD : Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc thì đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm, từng công việc Kỳ tính giá thành : là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho từng loại đối tượng tính giá thành. Kỳ tính giá thành của mỗi đối tượng tính giá thành căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và chu kỳ sản xuất của sản phẩm để xác định phù hợp. 5.6.2 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm Phương pháp tính giá thành giản đơn : Áp dụng cho những doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn, khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn, xen kẽ, liên tục, đối tượng tính giá thành phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Công thức : Z = C + D dk – Dck Z z = Q Trong đó Z,z : Tổng giá thành, giá thành đơn vị sản phẩm, lao vụ sản xuất thực tế 114
  17. C : Tổng chi phí sản xuất trong kỳ theo từng đối tượng D dk, Dck : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ Q : Sản lượng sản phẩm hoàn thành Phương pháp tính giá thành phân bước Tính giá thành thep phương án phân bước có tính bán thành phẩm: Áp dụng thích hợp trong trường hợp đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm hoàn thành ở từng giai đoạn và thành phẩm ở giai đoạn cuối. Các bước tính Bước 1 : Tính giá thành của bán thành phẩm giai đoạn i Công thức : Zi = C + D dk – Dck Zi zi = Qi Trong đó Zi,zi : Tổng giá thành, giá thành đơn vị sản phẩm, lao vụ sản xuất thực tế giai đoạn i C : Tổng chi phí sản xuất trong kỳ theo từng đối tượng D dk, Dck : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ giai đoạn i Q : Sản lượng sản phẩm hoàn thành giai đoạn i Bước 2 : Tính giá thành bán thành phẩm ở các giai đoạn tiếp theo Cứ tiếp tục như vậy ta tính được giá thành thành phẩm giai đoạn n theo công thức Zn = D dkn + Zn + Cn – Dckn Zn zn = Qn 115
  18. Sơ đồ kết chuyển chi phí : Phương pháp kết chuyển tuần tự Chi phí NVLC ( bỏ Giá thành bán thành Giá thành bán thành vào một lần từ đầu) phẩm giai đoạn 1 phẩm giai đoạn n-1 chuyển sang chuyển sang Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất khác ở giai đoạn 1 khác ở giai đoạn 2 khác ở giai đoạn n Giá thành bán thành Giá thành bán thành Z, z của thành phẩm phẩm của giai đoại 1 phẩm của giai đoại 2 Tính giá thành theo phương án không tính giá bán thành phẩm : Áp dụng cho những doanh nghiệp trong trường hợp xác định được đối tượng tính giá thành chỉ là thành phẩm ở bước công nghệ cuối cùng. Các bước tính : Bước 1 : Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp theo từn giai đoạn tính toán phần chi phí sản xuất của từng giai đoạn trong thành phẩm theo từng khoản mục chi phí dựa trên cơ sở công thức tính : Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp D ki + Ci Czi = x Qtp Qtp + Qd Đối với chi phí chế biến Trường hợp đánh giá SPDD theo chi phí NVLTT D ki + Ci Czi = x Qtp Qtp + Qd Trường hợp đánh giá SPDD theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương 116
  19. D ki + Ci Czi = x Qtp Qtp + Q’di + Qdsi Trong đó : Czi : chi phí sản xuất của giai đoạn i trong giá thành thành phẩm D dki : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ giai đoạn i Ci : Chi phí sản xuất trog kỳ giai đoạn i Qtp : Khối lượng thành phẩm hoàn thành Qdsi : Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ giai đoạn i Q’di : Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ giai đoạn i quy đổi ra sản phẩm hoàn thành Q’di = Qdi x % HT Bước 2 : Tính tổng chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong thành phẩm tà tính được giá thành thành phầm Tổng giá thành Giá thành đơn vị = Số lượng sản phẩm hoàn thành 117
  20. Sơ đồ kết chuyển chi phí : Phương pháp kết chuyển song song Chi phí NVLC ( bỏ Giá thành bán thành Giá thành bán thành vào một lần từ đầu) phẩm giai đoạn 1 phẩm giai đoạn n-1 chuyển sang chuyển sang Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất khác ở giai đoạn 1 khác ở giai đoạn 2 khác ở giai đoạn n Giá thành bán thành Giá thành bán thành Z, z của thành phẩm phẩm của giai đoại 1 phẩm của giai đoại 2 Tổng giá thành Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ : Áp dụng đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất, kết quả sản xuất được mhóm sản phẩm cùng loại, với nhiều chủng loại phẩm cấp, quy cách khác nhau. Theo phương pháp này người ta căn cứ vào tiêu chuẩn phân bổ hợp lý và chi phí sản xuất đã tập hợp, để tính tỷ lệ tính giá thành. Tiêu chuẩn phân bổ thường là giá thành kế hoạch hoặc giá thành định mức Bước1 : Tỷ lệ giá thành Giá thành thực tế của cả nhóm sản phẩm Tỷ lệ tính giá thành = Tổng tiêu chuẩn phân bổ Bước 2 : Tính giá thành thực tế từng loại sản phẩm Giá thành thực Tiêu chuẩn phân bổ * Tỷ lệ tính giá thành theo = tế từng quy cách của từng quy cách từng khoản mục Phương pháp tính giá thành theo hệ số : Áp dụng với doanh nghiệp mà trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, cùng một lại NVL, nhưng kết quả sản xuất 118
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD


ERROR:connection to 10.20.1.100:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.100:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2