intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kiểm toán 2: Chuyên đề 2 - PGS.TS. Vũ Hữu Đức

Chia sẻ: Kiếp Này Bình Yên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:63

100
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng chuyên đề 2 trang bị cho người học những hiểu biết về bằng chứng kiểm toán. Chương này giới thiệu bốn loại bằng chứng kiểm toán đặc biệt, đó là: Sự kiện sau ngày khóa sổ, giả định hoạt động liên tục, các bên liên quan, nợ tiềm tàng. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kiểm toán 2: Chuyên đề 2 - PGS.TS. Vũ Hữu Đức

  1. Chuyên đề 2 BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN Vũ Hữu Đức 2011
  2. Nội dung  Sự kiện sau ngày khóa sổ  Giả định hoạt động liên tục  Các bên liên quan  Nợ tiềm tàng 2
  3. Các cơ sở dẫn liệu thông thường Số dư đầu năm Ước tính kế toán BÁO CÁO TÀI Sự kiện tiếp theo CHÍNH Tính hoạt động liên tục Bằng chứng kiểm toán Giải trình của GĐ đặc biệt Các bên liên quan Chứng kiến kiểm kê Xác nhận nợ phải thu Sử dụng công việc bên khác Nợ tiềm tàng
  4. Sự kiện sau ngày khóa sổ  Nguồn tham chiếu: VSA/ISA 560, VAS 23, IAS 10  Khái niệm  Phân loại  Thủ tục kiểm toán 4
  5. VAS 23 (1) Sự kiện sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC 31.12.200X 1.2.200X+1 Ngày kết thúc Ngày phát hành niên độ BCTC (1) Sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC
  6. VSA 560 (1) (2) (3) Sự kiện sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC 31.12.200X 1.2.200X+1 15.2.200X+1 Ngày kết thúc Ngày ký báo cáo Ngày công bố BCTC niên độ kiểm toán (1) Sự kiện phát sinh đến ngày ký báo cáo kiểm toán (2) Các sự kiện được phát hiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán nhưng trước ngày công bố báo cáo tài chính (3) Các sự kiện xảy ra sau ngày công bố BCTC
  7. Sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ lập BCTC Loại sự kiện Yêu cầu Thí dụ Những sự kiện cung cấp thêm Điều chỉnh báo cáo Bán tài sản hay bằng chứng về các sự việc đã tài chính thu hồi công nợ tồn tại vào ngày khoá sổ kế sau ngày kết thúc toán lập báo cáo tài chính niên độ khác với số liệu sổ sách Những sự kiện cung cấp dấu Không cần điều Phát hành cổ phiếu hiệu về các sự việc đã phát sinh chỉnh, nhưng có thể sau ngày khóa sổ tiếp sau ngày khoá sổ kế toán yêu cầu khai báo lập BCTC 7
  8. Thí dụ về các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều chỉnh  Kết luận của Toà án sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm, xác nhận doanh nghiệp có những nghĩa vụ hiện tại vào ngày kết thúc kỳ kế toán năm, đòi hỏi doanh nghiệp điều chỉnh khoản dự phòng đã được ghi nhận từ trước; ghi nhận những khoản dự phòng mới hoặc ghi nhận những khoản nợ phải thu, nợ phải trả mới.  Thông tin nhận được sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cung cấp bằng chứng về một tài sản bị tổn thất trong kỳ kế toán năm, hoặc giá trị của khoản tổn thất được ghi nhận từ trước đối với tài sản này cần phải điều chỉnh, 8
  9. Thí dụ về các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều chỉnh (tt)  Việc xác nhận sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm về giá gốc của tài sản đã mua hoặc số tiền thu được từ việc bán tài sản trong kỳ kế toán năm.  Việc phát hiện những gian lận và sai sót chỉ ra rằng báo cáo tài chính không được chính xác. 9
  10. Thí dụ về các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không cần điều chỉnh  Việc hợp nhất kinh doanh hoặc việc thanh lý công ty con của tập đoàn;  Việc công bố kế hoạch ngừng hoạt động, việc thanh lý tài sản hoặc thanh toán các khoản nợ liên quan đến ngừng hoạt động; hoặc việc tham gia vào một hợp đồng ràng buộc để bán tài sản hoặc thanh toán các khoản nợ;  Mua sắm hoặc thanh lý tài sản có giá trị lớn;  Nhà xưởng sản xuất bị phá hủy vì hỏa hoạn, bão lụt;  Thực hiện tái cơ cấu chủ yếu; 10
  11. Thí dụ về các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không cần điều chỉnh (tt)  Các giao dịch chủ yếu và tiềm năng của cổ phiếu thường;  Thay đổi bất thường, quan trọng về giá bán tài sản hoặc tỷ giá hối đoái.  Thay đổi về thuế có ảnh hưởng quan trọng đến tài sản, nợ thuế hiện hành hoặc thuế hoãn lại;  Tham gia những cam kết, thỏa thuận quan trọng hoặc những khoản nợ tiềm tàng;  Xuất hiện những vụ kiện tụng lớn./. 11
  12. Minh họa  Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ  Vào ngày 17 tháng 2 năm 2009, Công ty đã ký một Hợp đồng Chuyển nhượng Vốn với SABMiller Asia, theo đó Công ty sẽ chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp vào Công ty Liên doanh SABMiller Việt Nam với giá 8.250.000 đô la Mỹ. Ngoài ra, Công ty Liên doanh SABMiller Việt Nam sẽ hoàn trả Công ty khoản vay 12.250.000 đô la Mỹ. Cho đến ngày các báo cáo tài chính này được phê chuẩn, việc chuyển nhuợng đã được hoàn tất.  Nguồn: Báo cáo tài chính Vinamilk 2008 12
  13. Sự kiện phát sinh đến ngày ký BCKT Kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để xác định tất cả những sự kiện đã phát sinh đến ngày ký báo cáo kiểm toán xét thấy có thể ảnh hưởng đến BCTC, và phải yêu cầu đơn vị điều chỉnh hoặc thuyết minh trong BCTC. Các thủ tục: Xem xét các thủ tục của đơn vị Xem xét các biên bản họp HĐQT, ĐHCĐ, BKS... Xem xét các BCTC, báo cáo quản lý gần nhất Trao đổi với luật sư của đơn vị Trao đổi với Giám đốc 13
  14. Phỏng vấn Ban giám đốc  Những số liệu tạm tính hoặc chưa được xác nhận;  Những cam kết, khoản vay hay bảo lãnh mới được ký kết;  Bán hay dự kiến bán tài sản;  Những cổ phiếu hay trái phiếu mới phát hành;  Thoả thuận sáp nhập hay giải thể đã được ký kết hay dự kiến;  Những tài sản bị trưng dụng hay bị phá huỷ do hoả hoạn hay lụt bão,...  Những rủi ro hay sự kiện có thể xảy ra;  Những điều chỉnh kế toán bất thường đã thực hiện hay dự định thực hiện;  Những sự kiện đã xảy ra hoặc có khả năng xảy ra làm cho các chính sách kế toán đã được sử dụng để lập báo cáo tài chính không còn phù hợp. Ví dụ: Phát sinh sự kiện nợ phải thu khó đòi làm cho giả thiết về tính liên tục hoạt động kinh doanh không còn hiệu lực. 14
  15. Sự kiện phát sinh sau ngày ký BCKT nhưng trước ngày công bố BCTC  Trường hợp kiểm toán viên biết được có sự kiện có khả năng ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC phát sinh sau ngày ký báo cáo kiểm toán nhưng trước ngày công bố BCTC, thì kiểm toán viên phải cân nhắc xem có nên sửa lại BCTC và báo cáo kiểm toán hay không và phải thảo luận vấn đề này với Giám đốc của đơn vị được kiểm toán để có những biện pháp phù hợp trong từng trường hợp cụ thể. 15
  16. Sự kiện phát sinh sau ngày công bố BCTC  Sau ngày công bố báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán nếu kiểm toán viên nhận thấy vẫn còn sự kiện xẩy ra đến ngày ký báo cáo kiểm toán cần phải sửa đổi báo cáo kiểm toán, thì kiểm toán viên phải cân nhắc xem có nên sửa lại báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán hay không; phải thảo luận vấn đề này với Giám đốc đơn vị được kiểm toán và có những biện pháp thích hợp tuỳ theo từng trường hợp cụ thể. 16
  17. Tính hoạt động liên tục  Nguồn: VSA 570, VAS 01, 21  Khái niệm  Các dấu hiệu  Trách nhiệm của KTV  Các thủ tục kiểm toán  Báo cáo kiểm toán 17
  18. VAS 01 KHÁI NIỆM THEO CHUẨN MỰC CHUNG Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần* nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính. * Theo VSA 570 là ít nhất 1 năm kể từ ngày kết thúc niên độ 18
  19. VAS 21 Chuẩn mực về trình bày BCTC  Khi lập và trình bày BCTC, Giám đốc doanh nghiệp cần phải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp. BCTC phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục.  Khi đánh giá, nếu Giám đốc doanh nghiệp biết được có những điều không chắc chắn liên quan đến các sự kiện hoặc các điều kiện có thể gây ra sự nghi ngờ lớn về khả năng hoạt động liên tục của DN thì những điều không chắc chắn đó cần được nêu rõ.  Nếu BCTC không được lập trên cơ sở hoạt động liên tục, thì sự kiện này cần được nêu rõ, cùng với cơ sở dùng để lập BCTC và lý do khiến cho doanh nghiệp không được coi là đang hoạt động liên tục. 19
  20. VSA 570 Các dấu hiệu Dấu hiệu về mặt tài chính • Nợ phải trả > tài sản hoặc nợ ngắn hạn > tài sản lưu động; • Các khoản nợ dài hạn sắp đến hạn trả mà không có khả năng được giãn nợ hoặc không có khả năng thanh toán, hoặc phụ thuộc quá nhiều vào các khoản vay ngắn hạn để tài trợ các tài sản dài hạn; • Dấu hiệu về việc cắt bỏ các hỗ trợ tài chính của khách hàng và chủ nợ; • Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh bị âm thể hiện trên báo cáo tài chính hay dự báo trong tương lai; • Đơn vị có các chỉ số tài chính xấu dưới mức bình thường; • 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2