intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kinh tế môi trường: Chương 4 - Nguyễn Thị Thanh Huyền

Chia sẻ: Gió Biển | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:48

105
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Kinh tế môi trường - Chương 4: Đánh giá giá trị kinh tế các tác động môi trường" cung cấp cho người học các kiến thức: Khái niệm, sự cần thiết phải định giá môi trường và quan niệm tổng giá trị kinh tế, tổng quan về các phương pháp định giá môi trường, các phương pháp định giá. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế môi trường: Chương 4 - Nguyễn Thị Thanh Huyền

  1. CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG L/O/G/O 1
  2. Nội dung bài giảng - Khái niệm, sự cần thiết phải định giá môi trường và quan niệm tổng giá trị kinh tế - Tổng quan về các phương pháp định giá môi trường - Các phương pháp định giá 2
  3. I. Khái niệm, sự cần thiết của định giá môi trường 1.Khái niệm định giá môi trường Định giá môi trường (hay ảnh hưởng của môi trường) là xác định giá trị tiền tệ của những cải thiện (lợi ích) hoặc những thiệt hại (chi phí) về môi trường do hoạt động sản xuất hay tiêu dùng gây nên. 3
  4. 2. Vì sao phải định giá môi trường??? Thứ nhất, định giá môi trường giúp lượng hoá thành tiền các tác động môi trường thuyết phục các nhà hoạch định chính sách giúp họ có được các quyết định tốt và công bằng hơn. Thứ hai, đối với một quyết định dựa trên phân tích lợi ích – chi phí, định giá kinh tế các lợi ích và chi phí sẽ giúp giảm đi những quyết định thuần túy định tính. Thứ ba, định giá kinh tế có thể cung cấp dấu hiệu hoạt động kinh tế đúng hơn. Cần nhận biết giá trị cận biên của hàng hoá môi trường nhằm xác định khối lượng sử dụng tối ưu. 4
  5. 2. Vì sao phải định giá môi trường? Thứ tư, định giá môi trường giúp hạch toán tài khoản tài nguyên quốc gia đầy đủ hơn thông qua việc lượng hoá các dịch vụ mà môi trường cung cấp cho con người. Thứ năm, nếu không định giá được các ảnh hưởng môi trường của dự án thì việc phân tích kinh tế dự án không đầy đủ. Việc định giá ảnh hưởng môi trường của dự án cho phép: + Nhìn nhận đầy đủ lợi ích và chi phí của dự án; + Tạo cơ sở để nâng cao chất lượng dự án; + Tạo cơ sở để lựa chọn dự án một cách đúng đắn. 5
  6. 3. Sử dụng kết quả định giá môi trường (1) Phân tích lợi ích chi phí cho các chương trình, dự án, chính sách (thường được áp dụng cho các dự án công). Ví dụ: Một dự án muốn đi vào hoạt động cần phải phân tích rõ các lợi ích cũng như chi phí môi trường của dự án. Đối với các dự án công, nếu dự án gây ra chi phí cho môi trường vượt quá lợi ích môi trường thì nhà nước không nên phê duyệt dự án. 6
  7. 3. Sử dụng kết quả định giá môi trường (2) Kết quả định giá được sử dụng để khẳng định sự quan trọng của vấn đề môi trường. Thông thường việc định giá này thường là đánh giá thiệt hại môi trường. Ví dụ: Ước tính về thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí ở Tp X mỗi ngày lên đến 1 tỷ đồng(23 triệu USD/ năm). Ô nhiễm không khí ảnh hưởng sức khoẻ của hàng triệu người và làm gia tăng chi phí khám chữa bệnh. Ô nhiễm không khí đe doạ đến tăng trưởng kinh tế, ảnh hưởng đến khí hậu và ảnh hưởng đến hệ sinh thái. 7
  8. 3. Sử dụng kết quả định giá môi trường (3) Kết quả định giá được sử dụng để sắp xếp tầm quan trọng trong các kế hoạch của từng vùng. Thông thường kết quả này dùng cho dự án xây dựng cầu đường. Ví dụ: Để xây dựng một công trình cầu đường, người ta phải xem xét việc xây dựng các công trình này ảnh hưởng như thế nào đến hệ sinh thái xung quanh, mức độ ảnh hưởng có lớn không. Vai trò, tầm quan trọng của tuyến đường trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương, của vùng, của đất nước, nên chăng phá đi hệ sinh thái này để xây dựng một tuyến đường. Để có được các kế hoạch ưu tiên, ta cần thông tin từ việc định giá. 8
  9. 3. Sử dụng kết quả định giá môi trường (4) Người ta sử dụng kết quả định giá để xác định công cụ thuế, trợ giá môi trường. Trong trường hợp này, các kết quả định giá nhằm xác định giá trị thiệt hại và các cải thiện môi trường, từ đó cho biết mức thuế mà những người gây thiệt hại môi trường phải trả, và tính toán các mức trợ giá, tài trợ cho các cải thiện môi trường. Ví dụ: Các công ty sản xuất của ngành công nghiệp thường phát thải một lượng khí lớn và gây thiệt hại đến môi trường, thông qua việc định giá môi trường, chúng ta sẽ xác định mức thuế mà các công ty này phải trả do việc làm ô nhiễm môi trường. Sử dụng kết quả định giá môi trường trong việc ra quyết định về PES ở VN 9
  10. 3. Sử dụng kết quả định giá môi trường (5) Kết quả định giá được sử dụng để hạch toán tài khoản tài nguyên môi trường của quốc gia. Hệ thống tài khoản tài nguyên quốc gia hiện chưa được thống kê và chưa được tính toán một cách đầy đủ, việc định giá sẽ góp phần hạch toán đầy đủ hơn các tài nguyên môi trường của quốc gia. 10
  11. 3. Sử dụng kết quả định giá môi trường (6) Kết quả định giá còn được dùng để xử lý các tranh chấp pháp lý về thiệt hại môi trường. Hoạt động này được sử dụng phổ biến ở Mỹ và một số quốc gia phát triển khác. Ví dụ: Sử dụng kết quả định giá để xử lý các thiệt hại môi trường do sự cố tràn dầu 11
  12. 2. Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường Tổng giá trị kinh tế của một khu rừng nhiệt đới Giá trị sử dụng Giá trị không sử dụng Giá trị sử dụng trực Giá trị sử dụng gián Giá trị nhiệm ý/ Giá trị Giá trị tiếp (1) tiếp (2) Giá trị cơ hội hiện hữu lưu truyền + Gỗ +Bảo vệ lưu vực sông Giá trị sử dụng (1) + SP khác gỗ + Chuỗi thức ăn và (2) trong tương + Đa dạng + Vui chơi giải trí + Giảm ô nhiễm không lai sinh học + Thuốc chữa bệnh khí + Di sản + Di truyền + Điều hoà khí hậu văn hoá + Giáo dục + Lưu trữ cacbon + Môi trường sống cho + Đa dạng sinh học con người 12
  13. 2. Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường (TEV) TỔNG GIÁ TRỊ KINH TẾ (TEV) Giá trị sử dụng (UV) Giá trị phi sử dụng (NUV) Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị sử dụng trực tiếp sử dụng gián tiếp cơ hội thừa kế, tồn tại (EV) (DV) (IV) (OV) di sản (BV) Sản phẩm có Sản phẩm có thể Giá trị Giá trị Giá trị thể tiêu dùng gián sử dụng phi sử dụng cho có được tiêu dùng trực tiếp - chức năng trong thế hệ tương lai về sự tiếp tục tiếp sinh thái tương lai tồn tại Gỗ, SP phi Lưu trữ các bon, Gỗ, điều đa dạng sinh Bảo tồn hệ gỗ, vui chơi điều hoà khí hoà khí học, ... sinh thái, giải trí, di hậu, bảo vệ lưu hậu, ... động vật quý truyền, ... vực sông, ... hiếm... 13
  14. 2. Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường  Giá trị sử dụng (Use value) là giá trị của hàng hoá dịch vụ gắn liền với việc trực tiếp hay gián tiếp sử dụng hàng hoá dịch vụ môi trường đó. Giá trị sử dụng: Giá trị sử dụng trực tiếp và giá trị sử dụng gián tiếp.  Giá trị sử dụng trực tiếp (DV): là giá trị có được xuất phát từ việc sử dụng trực tiếp hàng hoá dịch vụ do thiên nhiên cung cấp.  Giá trị sử dụng gián tiếp (IV): là giá trị xuất phát từ việc sử dụng gián tiếp hàng hoá dịch vụ do thiên nhiên cung cấp. Hay nói cách khác, là việc sử dụng các chức năng sinh thái của thiên nhiên. 14
  15. 2. Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường  Giá trị phi sử dụng (NUV) là giá trị không gắn liền với việc trực tiếp hay gián tiếp sử dụng một hàng hoá dịch vụ. Giá trị này có được trong trường hợp cá nhân có thể không sử dụng hàng hoá dịch vụ đó, nhưng người ta vẫn nhận thức rằng mình có được lợi ích (hay sự thoả mãn) khi biết được hàng hoá dịch vụ này đang tồn tại, đang được người khác sử dụng, hoặc các thế hệ tương lai, con cháu của anh ta có thể sử dụng hàng hoá dịch vụ này. Từ việc nhận thức mình có được lợi ích đó, anh ta sẵn lòng trả tiền cho hàng hoá dịch vụ môi trường này. 15
  16. 2. Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường Giá trị phi sử dụng gồm: Giá trị cơ hội, giá trị thừa kế, giá trị tồn tại.  Giá trị cơ hội (OV): là giá trị sử dụng (trực tiếp và gián tiếp) trong tương lai.  Giá trị tồn tại (EV): Một người có thể không sử dụng tài sản môi trường này, nhưng anh ta nhận thức rằng mình có được lợi ích từ việc trả tiền cho sự tồn tại của tài sản môi trường đó. Anh ta hài lòng vì biết được hàng hoá dịch vụ này đang được người khác sử dụng, tận hưởng, hoặc nó đang được giữ gìn, bảo tồn cho thế hệ tương lai, con cháu của anh ta. Do việc nhận thức bản thân có lợi ích thì anh ta sẵn lòng trả tiền cho sự tồn tại của hàng hoá dịch vụ đó.  Giá trị lưu truyền (giá trị thừa kế) (BV): là giá trị phi sử dụng cho thế hệ tương lai. Hay nói cách khác, là giá trị mà trong hiện tại con người có thể không sử dụng, nhưng họ có thể để lại các giá trị này cho thế hệ tương lai, con cháu của họ. 16
  17. 3. Các bước định giá môi trường Sources: dapted from ADB, 1996 Phải Loại khỏi danh sách định Ảnh hưởng có phải là nội tại không? lượng, liệt kê vào bảng tóm tắt Không sàng lọc ảnh hưởng, ghi rõ lý do vì sao loại bỏ khỏi đánh giá Ảnh hưởng tương đối nhỏ phải không? Phải định lượng Không Có phải ảnh hưởng là quá nhạy cảm để Phải Mô tả định tính ảnh hưởng, định giá khách quan không? lượng hoá đến mức có thể được, Không giải thích tại sao không được định giá Có phải là ảnh hưởng có thể lượng hoá không? Không Phải Định giá định lượng và định giá các ảnh hưởng 17
  18. 3. Các bước định giá môi trường Như vậy, các ảnh hưởng môi trường mà chúng ta cần định giá phải có các điều kiện sau: + Các ảnh hưởng ngoại vi; + Các ảnh hưởng có quy mô tương đối lớn; + Các ảnh hưởng có thể định giá một cách khách quan; + Các ảnh hưởng có thể lượng hoá. 18
  19. + Phương pháp định giá trực tiếp để định giá cả giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng. + Phương pháp định giá gián tiếp để định giá các giá trị sử dụng. 19
  20. Sự khác nhau của định giá trực tiếp và định giá gián tiếp Tiêu chí Phương pháp định giá trực tiếp (stated Phương pháp định giá gián tiếp preference) (revealed preference) 1. Trực tiếp hỏi cá nhân để họ phát biểu sở Quan sát hành vi hay lựa chọn của cá nhân Cách thức thích của họ về các thay đổi môi trường. để suy ra giá sẵn lòng trả của người ta cho Từ đó có thể biết giá sẵn lòng trả của họ hàng hoá dịch vụ môi trường. cho hàng hoá dịch vụ môi trường. Ví dụ: Quan sát hành vi mua táo của họ. Để biết mức sẵn lòng trả của người ta cho một trái táo ta có thể: Trực tiếp hỏi họ xem họ sẵn lòng trả bao nhiêu cho trái táo này. 2. Đánh giá giá trị sử dụng và giá trị phi sử Đánh giá giá trị sử dụng của tài nguyên Đối tượng dụng của tài nguyên môi trường. Đặc biệt môi trường. là giá trị phi sử dụng. Ví dụ: Đánh giá giá trị bảo tồn con Sao Ví dụ: Đánh giá giá trị du lịch, giải trí của La. Mục đích ở đây là đánh giá giá trị tồn Vườn quốc gia Bạch Mã. Nghĩa là đánh tại của tài nguyên môi trường (giá trị phi giá giá trị sử dụng của tài nguyên môi sử dụng) trường. 3. Xây dựng thị trường giả định: Hoạt động Dựa trên dữ liệu về thị trường thực tế (ví Xây dựng các (chính sách) này chưa xảy ra, nhưng ta giả dụ: thị trường nhà ở). Thu thập các dữ liệu điều kiện về định là nó đã xảy ra và hỏi ý kiến đánh giá về giá cả và số lượng thực tế. thị trường của cá nhân. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2