intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BÀI GIẢNG KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GIA CẦM

Chia sẻ: Lang Viet Tu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:39

753
lượt xem
160
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giống gà và kỹ thuật chọn giống gà 2.1.1.1 Giới thiệu các giống gà đang được nuôi thả vườn phổ biến ở Việt nam. Các giống gà nội 1,Gà ri: • Nguồn gốc: Được chọn và thuần hóa từ gà rừng, nuôi khắp nơi trong cả nước. • Đặc điểm ngoại hình: Màu lông: - Gà mái màu vàng nhạt, điểm các đốm đen ở cổ, cánh và chót đuôi. - Gà trống lông sặc sở nhiều màu, phần lớn màu vàng đậm và đỏ tía ở cổ, đuôi, cánh và ngực. Ở đuôi còn điểm các lông xanh đen. Mào: Có nhiều dạng khác nhau, phổ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BÀI GIẢNG KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GIA CẦM

  1. TÀI LIỆU TẬP HUẤN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI Biên soạn: Nguyễn Bá Mùi, Tôn Thất Sơn, Lương Tất Nhợ, Nguyễn Thị Mùi. Bổ sung: TS. Vũ Văn Liết Hà Nội – 12.2003 Nguồn đăng tải: Agriviet 2011 Chủ đề 3: BÀI GIẢNG KĨ THUẬT CHĂN NUÔI GIA CẦM A. Kỹ thuật nuôi gà 2.1.1 Giống gà và kỹ thuật chọn giống gà 2.1.1.1 Giới thiệu các giống gà đang được nuôi thả vườn phổ biến ở Việt nam. Các giống gà nội 1,Gà ri: • Nguồn gốc: Được chọn và thuần hóa từ gà Mỏ, chân, da: Màu vàng nhạt. rừng, nuôi khắp nơi trong cả nước. • Tính năng sản xuất: • Đặc điểm ngoại hình: - Khối lượng lúc trưởng thành: Trống: 1,8 - 2,2 Màu lông: kg; Mái : 1,2 - 1,6 kg - Gà mái màu vàng nhạt, điểm các đốm đen ở - Tuổi đẻ trứng đầu: 135-140 ngày tuổi (19-20 cổ, cánh và chót đuôi. tuần) - Gà trống lông sặc sở nhiều màu, phần lớn - Năng suất trứng : 90 - 125 quả/mái/năm màu vàng đậm và đỏ tía ở cổ, đuôi, cánh và - Khối lượng trứng: 38 – 42 gram ngực. Ở đuôi còn điểm các lông xanh đen. - Chất lượng thịt: Thơm ngon. Mào: Có nhiều dạng khác nhau, phổ biến nhất là mào cờ có nhiều khía răng cưa. 2,Gà mía: • Nguồn gốc: Xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, • Tính năng sản xuất: Hà Tây. - Khối lượng lúc trưởng thành : Trống : 3,5 - 4,0 • Đặc điểm ngoại hình: kg; Mái : 2,5 - 3,0 kg. - Gà mái: Lông màu vàng nhạt, pha lẫn lông phớt - Tuổi đẻ quả trứng đầu: 180 - 200 ngày tuổi. trắng ở phần bụng, điểm các đốm đen ở cổ và - Năng suất trứng: 60- 65 quả/mái/năm. đuôi, thân mình ngắn, ngực rộng nhưng không - Khối lượng trứng: 50 – 58 gram. sâu, mào cờ. - Chất lượng thịt: Kém gà ri. - Gà trống: Lông có 3 màu chính: nâu đậm, đỏ tía và xanh đen. Thân hình to, chắc, cổ dài hơi cong, mào cờ có 5 khía, tích to và dài, màu đỏ tươi.
  2. 3,Gà Đông Tảo: • Nguồn gốc: Thôn Đông Tảo, xã Cấp Tiến, hàng vảy xù xì màu đỏ nhạt. Thân hình chắc, đi huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. lại chậm chạp. • Đặc điểm ngoại hình : • Tính năng sản xuất: - Gà mái: Lông toàn thân vàng nhạt hoặc trắng - Khối lượng lúc trưởng thành: Trống 3,5 - 4,0 đục,thân hình to, mập, mào nụ, màu đỏ. kg; Mái 3,0 - 3,5 kg. - Gà trống: Lông đen bóng pha lẫn vàng nhạt - Tuổi đẻ quả trứng đầu: 200 - 215 ngày tuổi hoặc đỏ thẫm. Cổ to ngắn, ngực sâu rộng. Vùng - Năng suất trứng: 50 - 60 quả/mái/năm bụng, ngực ít lông da dày màu đỏ. Chân to có 3 - Chất lượng thịt: Thớ thịt thô, màu đỏ. Gà Hồ: • Nguồn gốc: xã Song Hồ, huyện Thuận Thành,tỉnh Bắc Ninh. • Đặc điểm ngoại hình: - Gà mái: Lông màu trắng đục toàn thân, tầm vóc to, cân đối, mào nụ. - Gà trống: Lông có 3 màu điển hình: Tía ở cổ, xanh và đen xen k ẽ ở l ưng và màu m ận chín. Đầu to thô, ngực nở, lườn đùi, bụng ít lông da đỏ. Chân cao, to, xù xì có 3 - 4 hàng vảy màu đỏ nhạt. Thân hình to dáng đi nặng nề, mào nụ. • Tính năng sản xuất: - Khối lượng lúc trưởng thành: Trống : 3,5 - 4,0 kg; Mái : 2,5 - 3,0 kg. - Tuổi đẻ quả trứng đầu: 200 - 210 ngày tuổi. - Năng suất trứng:50 - 60 quả/mái/năm. - Tỉ lệ ấp nở kém - Chất lượng thịt: Kém gà ri. Các giống gà ngoại: Gà Tam Hoàng: Nguồn gốc: Hồng Kông, nhập nội năm 1995. • Đặc điểm ngoại hình: - Gà mái: Lông vàng đậm, chân vàng, da vàng; thân hình cân đối, mào cờ nhiều khía răng cưa. - Gà trống: Lông vàng xen kẽ đỏ tía ở cổ, đuôi mào cờ, nhiều khía răng cưa. • Tính năng sản xuất: (gà bố mẹ) - Khối lượng lúc 20 tuần tuổi: Trống:2,8 - 3,2 kg; Mái : 1,7 - 1,85 kg - Tuổi đẻ quả trứng đầu:133 - 140 ngày tuổi ( 19 - 20 tuần) - Năng suất trứng: 140 - 160 quả/mái/năm - Khối lượng gà thịt lúc 12 tuần tuổi: 1,7 - 1,9 kg - Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng: 2,8 - 3,0 kg - Chất lượng thịt: Thơm mềm, ngon. Gà Lương Phượng (Lượng phượng Hoa) • Nguồn gốc: Quảng Tây, Trung Quốc, nhập nội năm 1998. • Đặc điểm ngoại hình: - Gà mái: Lông vàng nhạt, pha lẫn đốm đen ở cổ, cánh. Da, mỏ, chân vàng; Mào và tích tai phát triển, màu đỏ tươi. - Gà trống: Lông sặc sỡ nhiều màu, sắc tía ở cổ, nâu cánh gián ở l ưng, cánh và xanh đen ở đuôi (tương tự gà ri). Da, mỏ và chân vàng, mào, yếm và tích tai phát triển, màu đỏ tươi có 5 - 6 khía.
  3. • Tính năng sản xuất: (gà bố mẹ) Gà bố mẹ : - Khối lượng lúc 20 tuần tuổi : Trống 3,0 - 3,2 kg; Mái : 2,1 - 2,2 kg - Tuổi đẻ quả trứng đầu : 22 - 23 tuần - Năng suất trứng: 177 quả/mái/năm Gà thương phẩm: - Khối lượng gà thịt lúc 12 tuần tuổi : 2,0 - 2,5 kg - Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng : 2,4 - 2,6 kg Gà Kabir : • Nguồn gốc: Công ty Kabir, Israel; nhập nội năm 1997. • Đặc điểm ngoại hình: - Gà mái: Lông ánh vàng hoặc nâu vàng lúc 1 ngày tuổi, có 3 vệt nâu xám ở lưng, mào cờ, chân da vàng nhạt. - Gà trống: Lông đỏ sẫm, cánh dán, mào cờ, chân da vàng. • Tính năng sản xuất: (gà bố mẹ) - Khối lượng lúc 20 tuần tuổi: Trống : 3,0 - 3,2 kg Mái : 2,1 - 2,2 kg - Tuổi đẻ quả trứng đầu: 24 - 31 tuần - Sản lượng trứng: 180 quả/mái/năm - Khối lượng gà thịt lúc 9 tuần tuổi : 2,2 - 2,3 kg - Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng : 2,3- 2,5 kg Gà Sasso (Dòng thả vườn SA 51) • Nguồn gốc: Cộng hòa pháp. • Đặc điểm ngoại hình: - Gà mái : Lông đỏ sẫm hoặc nâu đỏ, màu có nhiều khía; da, mỏ, chân màu vàng nhạt, chân ngắn. - Gà trống: Lông toàn thân màu đỏ sẫm, lông cỏ đỏ tía, mào cờ, nhiều khía. • Tính năng sản xuất: - Khối lượng lúc 20 tuần tuổi : 1,6 kg - Tuổi đẻ quả trứng đầu: 24 tuần tuổi - Sản lượng trứng: 188 quả/mái/năm Gà thịt: - Khối lượng gà thịt lúc 12 tuần tuổi : 2,0 - 2,5 kg - Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng : 2,7 - 3,0 kg Gà ISA – JA57: • Nguồn gốc: Hãng Hnbbard – ISA Cộng hòa Pháp nhập vào Việt nam 4/1999. • Đặc điểm ngoại hình: - Gà mái : Lông toàn thân nâu nhạt pha lẫn trắng phớt ở cánh và đuôi, da và chân màu vàng nh ạt, mào cờ nhiều khía răng cưa. - Gà trống : Lông toàn thân màu nâu sẫm, pha lẫn đỏ tía ở c ổ, cánh. Da và chân màu vàng nh ạt, mào cờ nhiều khía.
  4. • Tính năng sản xuất: Gà bố mẹ: - Khối lượng bắt đầu đẻ: 1,9 - 2,2 kg - Tuổi đẻ quả trứng đầu: 21 - 23 tuần tuổi. - Sản lượng trứng: 220 quả/mái/năm Gà thương phẩm: - Khối lượng gà thịt lúc 10 tuần tuổi : 1,9 - 2,2 kg - Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng: 2,4 - 2,7 kg 2.1.1.2 Kĩ thuật chọn gà giống 1. Chọn gà con: - Thời điểm chọn : Lúc 1 ngày tuổi; dựa vào ngoại hình của gà, các đặc điểm biểu hiện gà tốt. Khối lượng lớn. Lông bông, tơi xốp. Bụng thon, nhẹ, rốn kín, cánh áp sát vào thân. M ắt to, sáng. Chân bông, cứng cáp, không dị tật, đi lại bình thường. - Mỏ khép kín. Bắt từng con gà, cầm trên tay quan sát bộ lông và tất cả các bộ phận đầu, mỏ, cổ, chân, bụng, lỗ huyệt để phát hiện các khuyết tật. • Thả gà trên sàn để quan sát dáng đi lại. Những gà đã các tiêu chuẩn trên chọn để nuôi. 2. Chọn gà hậu bị: Gà hậu bị được chọn vào 2 thời điểm: - Lúc kết thúc giai đoạn gà con (6 - 7 tuần tuổi). - Lúc kết thúc giai đoạn hậu bị (19 - 20 tuần tuổi). Cơ sở để chọn: Khối lượng gà, các đặc điểm ngoại hình của gà: - Đầu : rộng, sâu, không dài và quá hẹp; - Mắt: To lồi màu da cam; - Mỏ : Ngắn, chắc kép kính - Mào: To, mào đỏ tươi - Thân hình: Dài, sâu, rộng - Bụng: Phát triển tốt, khoảng cách từ mõm xuống lưỡi hai đốt xương hàm rộng - Chân: Có màu đặc trưng của giống, bóng, ngón chân ngắn. - Lông : Phát triển tốt, sáng bóng mượt, mềm. - Cử chỉ : nhanh nhẹn ưa hoạt động. Những gà đạt các tiêu chuẩn trên được chọn để nuôi sinh sản. 3. Chọn gà mái đẻ: Trong chăn nuôi gà sinh sản phải tiến hành chọn định kì để loại thải những cá thể đẻ kém, bảo đảm cho đàn gà đạt năng suất và hiệu quả cao hơn. Cơ sở chọn lựa chính và đặc điểm ngoại hình, các bộ phận cơ thể như bộ lông, mào, lỗ huyệt và kết cấu cơ thể (chủ yếu là kho ảng cách gi ữa xương lưỡi hái và xương háng). Những đặc điểm bên ngoài biểu hiện một gà mái đẻ tốt là: - Bộ lông : Lông cách hàng thứ nhất không thay. - Mào và tích tai : To, mềm màu đỏ tươi; - Mỏ, chân : Màu sắc giảm; Lỗ huyệt : ướt, màu nhạt, luôn cử động. - Khoảng cách giữa mỏm xương lưới hái và xương háng rộng, đặt lọt 2- 3 ngón tay. Dựa vào những biểu hiện trên lựa chọn những gà mái đẻ t ốt gi ữ lại nuôi, lo ại th ải nh ững gà mái đẻ kém.
  5. 2.1.2 thức ăn và dinh dưỡng gà thả vườn 1. Thức ăn năng lượng. Khái niệm: Là nhóm nguyên liệu thức ăn có giá trị năng lượng cao (từ 2500 −3300 Kcal/kg), hàm lượng đạm thấp dưới 20% và xơ thô dưới 18%. Vai trò: Thức ăn năng lượng được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu về năng lượng và một phần quan trọng về khoáng chất cho khẩu phần của gà. Các loại thức ăn năng lượng chủ yếu dùng trong chăn nuôi gà. - Thóc: Được sử dụng rất phổ biến, năng lượng trao đổi của thóc từ 2600 − 2850 Kcal/kg ứng với 11 −12 MJ/kg chất khô. Hàm lượng đạm trung bình 7,8 −8,7 %, xơ thô 10 −12%. - Ngô: Là loại thức ăn năng lượng hàng đầu của gia cầm, năng lượng trao đổi của ngô từ 3100 − 3400 Kcal/kg ứng với 13 −13,7 MJ/kg chất khô, hàm lượng đạm từ 8 −12%, xơ thô rất thấp từ 1,5 −3,5%. - Cao lương: Là cây vùng nhiệt đới, được trồng nhiều ở trung du, miền núi, hạt cao lương được dùng nhiều trong chăn nuôi gà. Năng lượng trao đổi của cao lương từ 2800−2860Kcal/kg, ứng với 12− 12,6MJ/kg chất khô, hàm lượng đạm thô 11 −12%, xơ thô 3,1− 3,2%. - Cám gạo: Là một trong những loại phụ phẩm nông nghiệp được sử dụng phổ biến cho chăn nuôi gà. Cám có rất nhiều loại trong đó các loại cám xát loại 1 th ường có năng l ượng trao đổi khoảng 2500 −2600 Kcal/kg chất khô, hàm lượng đạm thô 10 −13%, xơ thô 8 −16%. 2. Thức ăn đạm. Khái niệm: Là nhóm nguyên liệu có hàm lượng đạm cao. Vai trò: Thức ăn đạm được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu về hàm lượng đạm và nâng cao giá trị sinh học cho khẩu phần. Các loại thức ăn đạm chủ yếu dùng trong chăn nuôi gà. • Thức ăn đạm thực vật: - Đậu tương: Là loại thức ăn có hàm lượng đạm cao 37−38%; năng lượng trao đổi 3200−3600 Kcal/kg ứng với 14 − 15MJ/kg vật chất khô, giá trị sinh học của đỗ tương cao tương đương đạm động vật. Đỗ tương giàu axit amin nhất là Lyzin và triptophan. - Khô dầu đỗ tương: Có rất nhiều loại, chất lượng khác nhau tuỳ theo giống và cách ch ế bi ến. Hàm lượng đạm trung bình của đỗ tương 44 −45%; năng lượng trao đổi từ 2500 −2800 Kcal/kg ứng với 10,7 −12,1MJ/kg chất khô. - Lạc: Hạt lạc có hàm lượng đạm cao 26 −29% (tuỳ giống), năng lượng trao đổi rất cao từ 4300 −4800Kcal ứng với 17 −20MJ/kg chất khô. - Khô dầu lạc: Hàm lượng đạm cao 30 −32% đối với khô dầu ép cả vỏ, 45 −48% đối v ới khô dầu lạc nhân. Giá trị sinh học của lạc và khô dầu lạc không cao bằng đỗ tương vì nghèo Lyzin. Năng lượng trao đổi thấp hơn đỗ tương và khô dầu đỗ tương (từ 1800 −3000Kcal). - Vừng: Hàm lượng đạm thô từ 19 − 21%, năng lượng trao đổi khoảng 4000Kcal ứng v ới 17MJ/kg chất khô, vừng không được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi bằng đậu tương và lạc. • Thức ăn đạm động vật. - Bột cá: Là nguồn thức ăn đạm tuyệt vời cho gia cầm bởi vì bột cá chứa đầy đủ s ố lượng axit amin cần thiết cho gia cầm đặc biệt là Lyzin và Methionin. Hàm lượng đạm cao từ 30−60% tuỳ loại. Năng lượng trao đổi cũng biến đổi từ 1500 −3300Kcal/kg chất khô (tuỳ loại).
  6. - Bột đầu tôm: Chế biến từ càng, dầu, võ tôm, là nguồn thức ăn đạm động vất tốt cho gia súc, gia cầm. Hàm lượng đạm cao 33 −34% trong đó có 4 − 5% Lyzin, 2,7% Methionin. Bột đầu tôm giàu canxi (5,2%), photpho (0,9%) và các nguyên tố vi lượng khác. - Bột thịt xương: Chế biến từ xác gia xúc, gia cầm hoặc phụ phẩm lò mổ. Tỷ lệ đạm trong bột thịt xương từ 30 −50%, tỷ lệ khoáng 12 −35%. 3. Thức ăn khoáng và vitamin. Là nhóm thức ăn giàu khoáng và vitamin sử dụng để thoả mãn nhu cầu khoáng và vitamin của khẩu phần. Thức ăn bổ xung khoáng thường là các phức hợp muối có chưa canxi, phôtpho, muối Amôni, muối ăn và của một số khoáng vi lượng. Thức ăn bổ sung vitamin cho gia súc gia cầm thường dùng dưới dạng premix vitamin−Là h ỗn hợp đồng nhất của các loại vitamin A, D, E, K, B1, B12, PP, kháng sinh phòng b ệnh và ch ất ch ống oxi hoá. 4. Giới hạn tối đa của các thức ăn nguyên liệu trong khẩu phần ăn của gia cầm. Giới hạn tối đa của một số nguyên liệu thức ăn chính trong hỗn hợp thức ăn cho gia c ầm được khuyến cáo như sau: (Trang 39 −54: Hướng dẫn nuôi vịt đạt năng xuất cao) 2.1.2.2. Nhu cầu dinh dưỡng của gà thả vườn 1. Nhu cầu dinh dưỡng của gà nuôi thịt. Nhu cầu dinh dưỡng được tính theo 3 giai đoạn: - Giai đoạn gà con: 0 −4 tuần tuổi. - Giai đoạn gà giò: 4 −8 tuần tuổi. - Giai đoạn vỗ béo: 9 tuần −bán. Giai đoạn nuôi Nhu cầu Đơn vị 0 −4 tuần tuổi 5 −8 tuần tuổi 9 tuần −bán Năng lượng trao đổi Kcal/kg 2900 3000 3100 Đạm tối thiểu % 20 18 16 Xơ tối đa % 4 5
  7. 6 Canxi (Ca) % 1,1 1,1 1,1 Phôtpho (P) % 0,6 0,6 0,6 Lyzin tối thiểu % 1,0 1,0 0,9 Methionin tối thiểu % 0,5 0,4 0,3 2. Nhu cầu dinh dưỡng của gà sinh sản: Nhu cầu dinh dưỡng của gà nuôi sinh sản được tính theo 4 giai đoạn: - Giai đoạn gà con: 0 −6 tuần tuổi. - Giai đoạn gà hậu bị: 7 −20 tuần tuổi. - Giai đoạn đẻ đầu: 21− 42 tuần tuổi. - Giai đoạn đẻ sau: sau 42 tuần tuổi. Giai đoạn nuôi Nhu cầu Đơn vị 0 −6 tuần 7 −20 tuần 21 −42 tuần Sau 42 tuần Năng lượng trao đổi Kcal/kg 2900 2750 2750 2750 Đạm tối thiểu % 18
  8. 15 17,5 16,5 Xơ tối đa % 4 6 6 6 Canxi (Ca) % 1 1 4 4 Phôtpho (P) % 0,6 0,6 0,6 0,6 Lyzin tối thiểu % 1 0,7 0,85 0,7 Methionin tối thiểu % 0,4 0,35 0,35 0,35 Khác với gà thịt, gà sinh sản phải cho ăn hạn chế để gà không béo và cũng không gầy quá. 2.1.2.3. Xây dựng khẩu phần thức ăn và trộn thức ăn cho gà. 1. Phương pháp xây dựng khẩu phần cho gà Trong thực tế người ta thường biểu thị khối lượng các nguyên liệu thức ăn trong 100 kg hay 1000kg thức ăn hỗn hợp khẩu phần. Ví dụ xây dựng khẩu phần cho gà đẻ giai đoạn 21 −42 tuần tuổi cần 2750 Kcal năng lượng trao đổi và 175g đạm trong 1 kg thức ăn với các nguyên liệu sẵn có là ngô vàng, thóc tẻ, cám gạo loại I, bột cá loại nhạt, khô dầu đậu tương, premix vitamin và premix khoáng −khối lượng trong 100kg hỗn hợp. Phương pháp cụ thể gồm các bước sau:
  9. Bước 1: Ấn định khối lượng thức ăn bổ sung như khoáng vitamin, premix vitamin, premix khoáng: 2kg các loại thức ăn này thường chiếm tỷ lệ rất thấp trong kh ẩu ph ần (ch ẳng h ạn premix vitamin 0,5%, premix khoáng 1,5%), như vậy ta ấn định trong 100 kg sẽ có 2 kg premix vitamin và premix khoáng. Bước 2: Ấn định khối lượng các loại thức ăn đạm động vật (bột cá nhạt 55% đạm) là 5 kg. Bước 3: Ấn định khối lượng thức ăn năng lượng có tỷ lệ thấp trong khẩu phần (cám lo ại I) là 15kg. Bước 4:Tính toán lượng thức ăn đạm thực vật (khô dầu đỗ tương) và thức ăn có năng l ượng chủ yếu(ngô vàng + thóc tẻ) đáp ứng đủ nhu cầu đạm cho khẩu phần. Theo khối l ượng các lo ại thức ăn đã ấn định ở bước 1, 2, 3 trong 100 kg hỗn hợp đã có: - Bột cá nhạt: 5kg có chứa 2,75kg đạm. - Cám gạo xát loại I: 15kg có chứa 1,95kg đạm. - Premix vitamin và premix khoáng: 2kg. Như vậy: - Tổng khối lượng đã có 22 kg còn thiếu 78 kg. - Tổng khối lượng đạm đã có 4,70kg còn thiếu 12,8kg (17,5−4,7) Lượng thức ăn đạm thực vật và năng lượng cần thiết để đáp ứng đủ nhu cầu đạm còn thiếu trong 100kg hỗn hợp được tính bằng cách: Sử dụng công thức đường chéo hình vuông (Công thức Pearson) Qua bước 4 ta biết: - Tổng khối lượng thức ăn đạm thực vật (khô dầu đỗ tương) và thức ăn năng lượng chính (ngô vàng + thóc tẻ) cần trong 100kg khẩu phần là 78kg. - Khối lượng đạm cần có trong 78 kg của 2 loại thức ăn này là 12,8kg, ứng với hàm lượng đạm mong muốn là %41,16 100 78 8,12 = × Ta có sơ đồ dường chéo Pearson như sau: Cộng: 34,42phần Trong công thức này hàm lượng đạm mong muốn (trong 78kg hỗn hợp của 2 loại thức ăn đạm động vật và năng lượng chính) nằm ở giữa hình vuông. Phần trăm các loại thức ăn nằm ở hai góc hình vuông. Hiệu số giữa phần trăm đạm mong muốn là tỷ lệ các nguyên liêu cần phải trộn. Ta tính được: - Khối lượng thức ăn năng lượng chính (ngô vàng và thóc tẻ) là: kg59 28,59 78 42,34 16,26
  10. ≈ = × - Khối lượng khô dầu đỗ tương là: kg19 72,18 78 42,34 26,8 ≈ = × Ngô vàng và thóc tẻ là 2 loại thức ăn nguyên liệu rất sẵn ở nông thôn, ta sử dụng 2 loại tương đương nhau về khối lượng (ngô: 30kg, thóc tẻ: 29kg). 16,41% Hµm l−îng ®¹m cÇn trong 78 kg thøc ¨n Hµm l−îng ®¹m kh« dÇu ®ç t−¬ng 42,57% PhÇn kh« dÇu ®ç t−¬ng 8,26 (16,41 −8,15) 8,15% Hµm l−îng ®¹m thøc ¨n n¨ng l−îng chÝnh 42,57 PhÇn TA n¨ng l−îng chÝnh (thãc+ng«) Bước 5: Tính toán giá trị dinh dưỡng của hỗn hợp khẩu phần (Trong 100kg hỗn hợp) Giá trị dinh dưỡng Tên thức ăn Khối lượng (kg) NLTĐ (Kcal) Đạm (g) Ca
  11. (g) P (g) Xơ (g) Methonin (g) Lyzin (g) Cám gạo loại I 15 38955 1950 25,5 247,5 1165,5 67,35 83,25 Ngô vàng 30 99630 2670 66,0 90,0 810,0 51,0 82,20 Bột cá loại I 5 13125 2750 254,5 144,0 44,5 67,5 185,0 Thóc tẻ 29 77923 2148 63,8 81,0 3042,1 42,3 92,5 Khô dầu đỗ tương 19 53105 8088 75,4 127,3 1113,4 108,3
  12. 528,2 Premix khoáng 1,5 450 Premix vitamin 0,5 Cộng 100 1kg 282738 2827,38 17606 176,06 935,2 9,35 689,5 6,89 6175,5 61,76 306,4 3,06 971,15 9,71 Bước 6: Cân bằng năng lượng trong khẩu phần: Đối chiếu với tiêu chuẩn thức ăn hỗn hợp cho gà mái đẻ giai đoạn 21 −42 tuần tuổi, khẩu phần ăn này có năng lượng cao hơn 7.738Kcal (282738 −275000). Phải điều chỉnh khẩu phần bằng cách dùng cám gạo loại I có hàm lượng năng lượng thấp hơn ngô (769Kcal/kg). Thay 10kg ngô trong 1 khẩu phần ăn bằng 10kg cám gạo loại I (tức là trong 100kg hỗn hợp sẽ chỉ có 20kg ngô vàng và 25kg cám gạo loại I). Với công thức mới này năng lượng giảm đi được 7240Kcal nhưng hàm lượng đạm lại tăng lên 410g, do đó ta lại phải cân đối lại hàm lượng đạm bằng cách giảm khô dẩu đỗ tương và tăng ngô. Cứ thay 1kg khô dầu đỗ tương bằng 1 kg ngô vàng thì khẩu phần giảm được336,7g đạm (425,7−89), muốn giảm được 410g đạm cần phải giảm 1,2kg khô dầu đỗ tương đồng thới tăng 1,2kg ngô vàng. Như vậy thành phần hỗn hợp thức ăn cần xây dựng sẽ là: - Cám gạo loại I : 25kg. - Ngô vàng :
  13. 21,2kg. - Bột cá loại I : 5,0kg. - Thóc tẻ : 29,0kg. - Khô dầu đỗ tương : 17,8kg. - Premix khoáng : 1,5kg. - Premix vitamin : 0,5kg. Cộng : 100kg Bước 7: Cân bằng Canxi, Phôtpho, bổ sung muối trong khẩu phần: Khẩu phần trên đã đáp ứng đủ nhu cầu Phôtpho song hàm lượng canxi còn thấp, nguyên liệu dùng để điều chỉnh hàm lượng canxi, phôtpho là bột xương, đicanxi phôtphat, cacbonnat canxi. Thông thường bổ sung khoảng 0,2% muối ăn trong khẩu phần là đủ, song trong bột cá thường có sẵn 1 −5% muối ăn vì vậy khi tính toán khẩu phần cần phải tính đến cả lượng muối sẵn có này. Bước 8: Cân bằng axit amin. Các axit amin hạn chế (lyzin và methionin) tổng hợp có thể dùng để bổ sung vào khẩu phần nhưng đây là các nguyên liệu rất đắt nên cố gắng tính toán cân bằng các nguồn thức ăn đạm động vật. Khẩu phần trên đây, hàm lượng Lyzin đã được cân đối, riêng hàm lượng methionin còn hơi thấp có thể cân bằng bằng cách tăng bột cá hoặc methionin tổng hợp. Sau cùng kiểm tra lại toàn bộ các nguyên liệu sử dụng trong khẩu phần và các giá trị dinh dưỡng của khẩu phần, nếu tổng khối lượng của các nguyên liệu không đủ 100kg có thể tăng thêm các sản phẩm phụ của ngũ cốc cho đủ 100kg. 2. Kỹ thuật trộn thức ăn cho gà. a. Chuẩn bị nguyên liệu. - Nguyên liệu phải có chất lượng tốt: không bị mốc, bị hấp hơi, không vón cục, không có mùi lạ. - Một số nguyên liệu phải sơ chế trước khi trộn: đỗ tương… - Nghiền nhỏ thức ăn trước khi trộn. - Số lượng trộn tuỳ thuộc vào số lượng gà −Tránh bảo quản lâu.
  14. b. Phương pháp trộn. - Đổ dàn đều các loại thức ăn đã nghiền trên sàn nhà theo thứ tự loại nhiều đổ trước loại ít đổ sau. - Các loại nguyên liệu khối lượng ít (khoáng, vitamin) phải trộn với một ít chất bột khác như cám, hoặc ngô trước khi trộn chung để đảm bảo nguyên liệu được phân bố đều trong hỗn hợp. - Dùng xẻng hoặc tay trộn thật đều. - Đóng thức ăn vào bao, để bao thức ăn lên giá kê cao cách xa tường và trần nhà. 2.1.3 Nuôi chăm sóc gà thả vườn 2.1.3. I. Nuôi dưỡng chăm sóc gà thả vườn lấy trứng: 1. Giai đoạn gà con: a. Chuồng nuôi: - Mật độ nuôi : 12 - 15 con/m2 - Khay ăn hình chữ nhật (60 - 70cm) : 2 chiếc/100 con. - Máng uống tròn loại 1 lít và loại 3,8 lít : 2 chiếc/100 con. - Nhiệt độ chuồng nuôi : 35 - 250C. Trước khi vào chuồng cần bố trí máng ăn, máng uống sẵn, xen kẽ nhau và sưởi ấm chuồng trước đó 2-3 giờ. Làm quây úm gà hình tròn có đường kính 2 - 3 m bằng cót ép, nếu thời tiết lạnh phải kéo kín rèm che trong tuần đầu. - Quan sát đàn gà để điều chỉnh nhiệt độ trong quây. Khi nhiệt độ quá cao, đàn sẽ tản ra xung quanh quây, ngược lại khi thiếu nhiệt, đàn gà sẽ dồn vào giữa quây ngay dưới chụp sưởi. Khi nhiệt độ thích hợp đàn gà sẽ nhanh nhẹn phân bố đều trong quây. b. Nuôi dưỡng chăm sóc - Gà được ăn tự do 0 - 1 tuần tuổi đối với gà trống và từ 0 - 3 tuần tuổi đối với gà mái. Mỗi ngày cho ăn 6 - 8 lần, lượng thức ăn mỗi lần cho vừa đủ tránh để thức ăn tồn lưu lâu trong máng gây mất vệ sinh. Trước lúc cho thức ăn mới vào phải sàng thức ăn cũ. Thay nước uống 3 - 4 lần trong ngày, cọ rửa máng uống sạch sẽ. - Tiến hành cắt mỏ vào tuần thứ 2 để tránh gà mổ , cắn lẫn nhau. Dùng giao sắc nung đỏ trên bếp than hoặc bếp dầu (hoặc dao cắt bằng điện) cắt 1/3 chiều dài mỏ tính từ ngoài vào, sau khi cắt song lau lại vết cắt nhằm tránh chảy máu. Chú ý trước và sau khi cắt mỏ 1 - 2 ngày cho uống vitamin C và K. - Sau một tuần nới rộng quây và 2 tuần có thể bỏ quây tùy thời tiết. - Thay đổi máng ăn, máng uống cho hợp lý theo tuần tuổi của đàn gà, sau 1 tuần có thể thay máng ăn vuông (hoặc mẹt ăn) bằng máng ăn tròn và thay máng uống tròn bằng máng uống dài (chú ý thay đổi máng từ từ). - Thay mới 1 phần hoặc toàn bộ chất độn chuồng nếu bị ẩm ướt.
  15. - Ghi chép lượng thức ăn, thuốc thú y đã sử dụng hàng ngày cho đàn gà cũng như số gà chết, loại thải để tiện tính toán lời lãi sau mỗi đợt nuội. 2. Giai đoạn gà hậu bị. (Trước 20 tuần tuổi, giai đoạn này gà trống, gà mái được nuôi tách riêng) a. Chuồng nuôi: - Mật độ nuôi : 8 - 10 con/m2 - Máng ăn dài 1,5 m : 4 - 5 cm/con - Máng ăn tròn P50 : 25 con/máng - Máng uống dài 1,5 m : 80 - 100 con/máng. Page 27 train_extension_crop_manual_husbandry_VN 27 b. Nuôi dưỡng: Trong giai đoạn gà được ăn hạn chế nhằm tránh tích lũy mỡ sớm ảnh hưởng đến sức đẻ trứng sau này. Có thể áp dụng 1 trong 3 phương thức sau đây: * Cho ăn hàng ngày: Lượng thức ăn hàng ngày giảm xuống 1/2 so với nhu cầu. Yêu cầu số lượng máng ăn phải đầy đủ và rải thức ăn điều các máng chia làm 2 lần trong ngày. * 2 ngày ăn 1 ngày nghỉ - Lượng thức ăn của ngày nhịn được chia đều cho 2 ngày. Ngày nhịn dùng ít thóc, ngô hạt rải đều trên nền chuồng cho gà nhặt ăn. - Để có đàn gà tương đối đồng đều về khối lượng cơ thể (là yêu cầu hết sức quan trọng đối với gà hậu bị) hàng tuần cân 10% số gà có mặt, so sánh khối lựơng trung bình thu được với khối lượng chuẩn + 10 % thì tăng lượng thức ăn một cách bình thường như bảng hướng dẫn. Nếu khối lượng bình quân>khối lượng chuẩn thì vẫn giữ nguyên lượng thức ăn. Nếu khối lượng bình quân
  16. d. Chế độ chiếu sáng - Không được tăng thời gian chiếu sáng mỗi ngày từ 1 - 20 tuần tuổi và không bao giờ được giảm thời gian chiếu sáng từ 20 tuần tuổi đến cuối đời gà. Đối với chuồng thông thoáng tự nhiên, bà con bà con có thể thực hiện chế độ chiếu sáng như sau: • 1tuần tuổi : 22 giờ/ngày đêm • 2 tuần tuổi : 14 giờ/ ngày đêm • 2 - 20 tuần tuổi : sử dụng ánh sáng tự nhiên - Cường độ chiếu sáng: 3w/m2 nền chuồng, chú ý bóng điện trưo sao cho ánh sáng phân đều trong nền chuồng (tốt nhất dùng bóng điện tròn có công suất 75 - 100 w). - Kết thúc giai đoạn hậu bị (20 tuần tuổi) cần tiến hành chọn lọc cả trống lẫn mái, những con đạt tiêu chuẩn đưa lên ghép đàn. 3. Chăm sóc nuôi dưỡng giai đoạn gà đẻ. a. Chuồng nuôi - Sau khi được chọn lọc đàn gà được ghép trống mái vào lúc 20 tuần theo tỉ lệ 1 trống/8 - 10 mái. Mật độ nuôi 3 - 4 con/m2 chuồng. Máng ăn trong 20 - 25 con/máng. Máng uống dài 1,5 m: 50 con/máng. ổ đẻ 4 - 5 con/ngăn ổ, chế độ chiếu sáng 17/giờ/ngày. b. Nuôi dưỡng: Tỉ lệ bình quân và khối lượng cơ thể của gà là yếu tố cơ bản để quyết định lượng thức ăn hàng ngày. - Gà mái được ăn tăng dần theo tỉ lệ đẻ. Sau khi đạt đỉnh cao về sức đẻ thì giảm dần lượng thức ăn (có thể giảm từ 0,5 - 1 gam/con/ngày mỗi tuần, đồng thời theo dõi chặt chẽ diễn biến khối lượng trứng và thể trọng để điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý). - Sử dụng cùng loại thức ăn cho cả trống lẫn mái nhưng gà trống lại cho ăn riêng: Máng gà trống được treo cao sao cho chỉ có gà trống ăn được, máng của gà mái được treo ngang tầm với gà mái nhưng có chụp khống ché sao cho chỉ có gà mái thò đầu vào ăn được còn gà trống do đầu và mào to nên không thò đầu vào ăn được. - Bổ sung thêm cát sỏi sạch vào máng ăn: mỗi tuần bổ xung thêm 0,4 kg cát sỏi/100 gà nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn. Page 28 train_extension_crop_manual_husbandry_VN 28 - Định kì cho gà uống vitamin A,D,E 2 lần/tuần theo hướng dẫn của hãng sản xuất. - Khi đàn gà bắt đầu vào đẻ, nên tập cho gà vào đẻ trong ổ, những quả trứng đẻ ngoài ổ phải kịp thời nhặt ngay. Mỗi ngày nhặt trứng ít nhất 4 lần. Ổ đẻ được lót trấu hoặc dăm bào đảm luôn sạch sẽ. Ổ đẻ được đặt nơi kín đáo.
  17. - Hàng tháng định kì loại thải những gà mái không đẻ hoặc kém đẻ. Tỉ lệ đẻ (%) Khối lượng cơ thể (g) Lượng thức ăn (g) Chi chú * 1-5 1750 85 5 - 10 90 10 - 20 105 20 - 30 1875 110 - 115 30 - 40 115 - 120 Từ 22 - 40 tuần tuổi dùng thức ăn chứa 16,7 % protein và năng lượng trao đổi 2700 Kcal/kg 40 - 50 120 - 125 50 - 60 1925 125 - 130 >60 130 - 135 Sau 40 tuần tuổi dùng thức ăn có 15,6% Protein và 2750 kcal/kg NLTĐ c. Chế độ chiếu sáng. 21 tuần tuổi : 13 giờ 22 - 25 tuần tuổi : Mỗi tuần tăng 1 giờ chiếu sáng 26 tuần đến cuối đời : Giữ nguyên thời gian chiếu sáng 17 giờ/ngày đêm 2.1.3.2. Kĩ thuật nuôi gà thả vườn lấy thịt 1. Chuồng trại, dụng cụ máng ăn máng uống
  18. Các yêu cầu về cơ bản tương tự gà đẻ trong giai đoạn gà con và gà hậu bị. Ngoài ra cần có vườn hoặc đồi để chăn thả. 2. Nuôi dưỡng, chăm sóc. a. Giai đoạn gà con (0 - 4 tuần tuổi) Gà (dù là giống gì) được nuôi úm trong chuồng được sưởi ấm (nhiệt độ 33 - 340C). Thức ăn giai đoạn này yêu cầu giá trị dinh dưỡng: đạm (protein) 20 - 21%; năng lượng trao đổi 2900 - 2950 Kcal; mỡ 3,5%. Tiêu thụ thức ăn Chiếu sáng Tuần tuổi Gr/gà /ngày Gr TA /tuần Thời gian Cường độ (với đèn ống) Ghi chú 1 17 119 23/24 1 w/m2 Ăn tự do 2 35 245 23/24 1 w/m2 Ăn tự do 3 50 350 22/24 1 w/m2 Ăn tự do trong thời gian chiếu sáng 4 70 490 20/24 1 w/m2 Ăn tự do trong thời gian chiếu sáng
  19. b. Giai đoạn gà giò ( 5 - 13 tuần tuổi) -Gà được thả ra vườn trừ những ngày trời rét đậm hoặc mưa. Ngoài vườn đặt các máng uống, máng ăn dưới gốc cây. Bà con có thể dùng thức ăn HIGRO CP 311 hoặc PROCONCO trộn thêm 25 - 30 % thóc : Lượng thức ăn tăng dần theo tuổi: Tuần Tiêu thụ thức ăn Chiếu sáng Ghi chú Page 29 train_extension_crop_manual_husbandry_VN 29 tuổi Gr/gà /ngày Gr TA /tuần Thời gian Cường độ (với đèn ống) 5 77 539 18/24 0,8 w/m2 Ăn tự do trong thời gian chiếu sáng 6 90 630 18/24 0,8 w/m2 Ăn tự do trong thời gian chiếu sáng 7 115 805 18/24 0,8 w/m2 Ăn tự do trong thời gian chiếu sáng 8 125 875
  20. 18/24 0,8 w/m2 Ăn tự do trong thời gian chiếu sáng 9 135 945 18/24 0,8 w/m2 10 tuần 4,998 - Tránh để nước đọng trong vườn. - Quây xung quanh vườn bằng tre, nứa hoặc lưới. - Sử dụng vác xin và thuốc phòng bệnh theo hướng dẫn của phần sau: 2.1.3.3. Phòng bệnh cho gà thả vườn (Chương trình tiêm phòng) Ngày tuổi Thuốc phòng 1 Tiêm phòng Marek 4 Phòng bệnh đường ruột, đường hô hấp bằng: Tylosine: 0,5g/lít nước Coli – 2000: 0,5g/lít nước; thuốc bổ trợ tăng sức đề kháng 7 Nhỏ Vacxin Lasota lần 1 7 -10 Vitamin,điện giải tăng sức đề kháng. Phòng cầu trùng bằng Vetpro 60%: 1g/ lít nước 10 Nhỏ Vacxin Gumboro lần 1, chủng đậu 14 Nhỏ Vacxin Lasota lần 2 21 Nhỏ Vacxin Gumboro lần 2 50 – 56 Tiêm vacxin Newcatle H1 70 – 80 Phòng CRD bằng Tylosin 110 – 120 Tẩy giun sán bằng Piperazin 126 Tiêm Vacxin nhũ dầu phòng bệnh Newcatle, Gumboro, IB, Hội chứng giảm đẻ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2