intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Lịch sử kinh tế quốc dân - ĐH Phạm Văn Đồng

Chia sẻ: Đồng Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:126

172
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Lịch sử kinh tế quốc dân trình bày các nội dung sau: Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu môn học lịch sử kinh tế quốc dân, kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa, kinh tế các nước đang phát triển, kinh tế thời kỳ phong kiến Việt Nam, kinh tế Việt Nam thời kỳ thực dân pháp thống trị,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Lịch sử kinh tế quốc dân - ĐH Phạm Văn Đồng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG<br /> KHOA KINH TẾ<br /> <br /> BÀI GIẢNG<br /> LỊCH SỬ KINH TẾ QUỐC DÂN<br /> (Dùng cho đào tạo tín chỉ)<br /> <br /> Người biên soạn: Nguyễn Mạnh Hiếu<br /> Lê Trần Hoài Thương<br /> <br /> Lưu hành nội bộ - Năm 2016<br /> <br /> CHƯƠNG 1<br /> ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> MÔN HỌC LỊCH SỬ KINH TẾ QUỐC DÂN<br /> 1.1. Khái niệm, vị trí của môn học<br /> 1.1.1. Khái niệm<br /> Kinh tế quốc dân là tổng thể các ngành kinh tế của đất nước, liên hệ với nhau<br /> trong hệ thống phân công lao động xã hội. Bao gồm những ngành sản xuất vật chất và<br /> phi vật chất như nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp, tín dụng ngân hàng phục<br /> vụ cho ngành đó.<br /> Lịch sử kinh tế quốc dân là bộ môn khoa học xã hội, nghiên cứu sự phát triển<br /> tổng hợp nền kinh tế quốc dân của một nước hoặc của một khối nước trong một giai<br /> đoạn lịch sử nhất định. Cần phân biệt kinh tế quốc dân và lịch sử kinh tế quốc dân.<br /> Kinh tế quốc dân là tổng thế các ngành, các bộ phận trong nền kinh tế quốc dân, còn<br /> lịch sử kinh tế quốc dân là quá trình phát triển nền kinh tế của một quốc gia.<br /> 1.1.2. Vị trí môn học<br /> Lịch sử kinh tế quốc dân giữ một vị trí quan trọng trong cơ cấu kiến thức của<br /> sinh viên chuyên ngành kinh tế. Đây là một môn học kinh tế cơ sở, trang bị những kiến<br /> thức kinh tế chung, tổng hợp, làm nền tảng cho việc học tập các môn thuộc khối ngành<br /> kinh tế.Đồng thời giúp, sinh viên tiếp thu kiến thức chuyên ngành.<br /> 1.2. Đối tượng, nhiệm vụ môn học<br /> 1.2.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu của lịch sử kinh tế quốc dân là sự phát triển của quan hệ<br /> sản xuất và lực lượng sản xuất, mối quan hệ giữa LLSX và QHSX trong quá trình phát<br /> triển lịch sử của nó.<br /> Lịch sử kinh tế quốc dân nghiên cứu sự phát triển của quan hệ sản xuất vì<br /> QHSX là cơ sở hạ tầng của chế độ xã hội. Quan hệ sản xuất là cơ sở kinh tế của một<br /> hình thái kinh tế - xã hội và biểu hiện tính chất xã hội của nền kinh tế. Nó cũng là tiêu<br /> thức để phân biệt sự khác nhau giữa các hình thái kinh tế - xã hội. Nghiên cứu QHSX<br /> bằng phương pháp lịch sử cụ thể, QHSX được biểu hiện bằng những hiện tượng cụ<br /> thể, những sự kiện rõ ràng.<br /> Đồng thời môn học nghiên cứu một số yếu tố của kiến trúc thượng tầng (đường<br /> lối chính sách, pháp luật) vì những yếu tố này tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của<br /> các nền kinh tế.<br /> <br /> -1-<br /> <br /> Kinh tế chính trị nghiên cứu QHSX bằng phương pháp trừu tượng hóa. Mục<br /> đích rút ra bản chất, tính quy luật của sự vận động.<br /> Lịch sử nghiên cứu những sự kiện diễn ra trong quá khứ một cách có hệ thống,<br /> nghiên cứu sự phô diễn hoạt động lịch sử của con người trong mối quan hệ giữa các<br /> hoạt động: Văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội.<br /> 1.2.2. Nhiệm vụ của môn học<br /> Lịch sử kinh tế quốc dân có nhiệm vụ phản ánh thực tiễn sự phát triển kinh tế<br /> của các nước một cách khoa học và trung thực, vẽ một cách chân thực thực trạng kinh<br /> tế của một quốc gia trong một giai đoạn lịch sử nhất định.<br /> Lịch sử kinh tế quốc dân phải tìm ra những đặc điểm, tổng kết một cách khái<br /> quát, cô đọng, tìm nguyên nhân của sự phát triển, rút ra bài học kinh nghiệm phục vụ<br /> sự nghiệp phát triển kinh tế. Nói chung nghiên cứu lịch sử để phục vụ sự phát triển<br /> kinh tế.<br /> 1.3. Phương pháp nghiên cứu môn học<br /> 1.3.1. Cơ sở phương pháp luận<br /> Lịch sử kinh tế quốc dân lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật<br /> lịch sử làm cơ sở phương pháp luận, coi phương thức sản xuất là cơ sở quyết định, là<br /> nền tảng của kiến trúc thượng tầng.<br /> 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu<br /> + Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic<br /> Phương pháp lịch sử là phương pháp nghiên cứu sự phát triển kinh tế gắn với<br /> các sự kiện, hiện tượng kinh tế theo tiến trình thời gian và trong hoàn cảnh cụ thể.<br /> Phương pháp lô-gic là phương pháp nghiên cứu bỏ qua những hiện tượng kinh tế ngẫu<br /> nhiên, đi vào bản chất của hiện tượng kinh tế, từ đó khái quát lý luận về tiến trình phát<br /> triển kinh tế. Thực tế nghiên cứu cho thấy, mỗi phương pháp đều có những ưu và<br /> nhược điểm riêng. Do đó, trong nghiên cứu lịch sử kinh tế cần kết hợp chặt chẽ cả hai<br /> phương pháp để tránh thiên về mô tả các sự kiện một cách tự nhiên chủ nghĩa, hoặc<br /> thiên về khái quát lý luận và suy diễn chủ quan, không coi trọng thực tế lịch sử.<br /> + Phương pháp phân kỳ lịch sử<br /> Trong nghiên cứu, lịch sử kinh tế phân chia quá trình phát triển kinh tế thành<br /> các thời kỳ và giai đoạn khác nhau. Phương pháp này nhằm làm rõ đặc trưng trong<br /> phát triển kinh tế của từng thời kỳ và giai đoạn cụ thể.<br /> + Các phương pháp khác<br /> <br /> -2-<br /> <br /> Ngoài các phương pháp trên, lịch sử kinh tế còn sử dụng các phương pháp<br /> nghiên cứu khác như: phương pháp toán kinh tế, phương pháp phân tích, so sánh,<br /> thông kê, xã hội học v.v…<br /> <br /> -3-<br /> <br /> CHƯƠNG 2<br /> KINH TẾ CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA<br /> 2.1. Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản<br /> 2.1.1. Sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp. Sự ra đời của<br /> thành thị phong kiến Châu Âu.<br /> Đến thế kỷ XI lực lượng sản xuất trong nông nghiệp và thủ công nghiệp trong<br /> phạm vi lãnh địa đã đạt được một khối lượng sản phẩm lớn. Nhiều nghề thủ công<br /> nghiệp được chuyên môn hóa, tách khỏi nông nghiệp. Thủ công nghiệp không còn là<br /> cái đuôi của nông nghiệp như trước nữa. Giữa hai khu vực đó hình thành mối quan hệ<br /> trao đổi, thúc đẩy nhau phát triển, thúc đẩy sự ra đời của những thành thị phong kiến.<br /> Thành thị xuất hiện từ thời cổ đại nhưng dần dần bị mai một do kinh tế kém<br /> phát triển và chiến tranh giữa các quốc gia. Đến thế kỷ XIII- XIV ở Đức có 700 thành<br /> phố mới. Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII, thành thị phong kiến châu Âu phát triển<br /> mạnh mẽ.<br /> Thành thị phong kiến là những thành phố tự do, không phụ thuộc sự khống chế<br /> của lãnh chúa phong kiến. Thủ công nghiệp là ngành sản xuất chính. Bên cạnh đó còn<br /> có các ngành thương mại và cho vay nặng lãi.<br /> Thành thị phong kiến Châu Âu là tụ điểm của những người hành nghề thủ công.<br /> Mới đầu những người thợ thủ công vừa sản xuất, vừa tự trao đổi sản phẩm trên thị<br /> trường. Nhưng khi thị trường được mở rộng ra, chính những thợ thủ công tách bán<br /> hàng ra thành nghề riêng. Từ đó xuất hiện các thương nhân. Thương nhân Châu Âu đi<br /> khắp lục địa và sang cả Ấn Độ để hành nghề buôn bán. Họ kết thành từng đoàn, dọc<br /> đường tụ họp lại với nhau để trao đổi hàng hoá.<br /> Để mua hàng thương nhân cần nhiều tiền, những người thừa tiền cho vay, về<br /> sau trong số họ có một bộ phận phát triển thành những người cho vay nặng lãi.<br /> Một bộ phận thương nhân tích luỹ được nhiều tiền lập ra xưởng thợ, thuê công<br /> nhân, tự sản xuất hàng hoá để bán theo nhu cầu thị trường. Như vậy dần dần thành thị<br /> xuất hiện một lớp người vừa có tiền, vừa có xưởng thợ, không lao động mà vẫn giàu<br /> có. Một xu hướng khác, chính quan hệ thợ cả, thợ bạn trong các công trường thủ công<br /> cũng thay dần dần thay đổi thành người chủ và người làm thuê. Cả hai con đường nói<br /> trên đã làm cho chủ nghĩa tư bản xuất hiện ngay trong lòng chế độ phong kiến.<br /> 2.1.2. Những phát kiến địa lý vĩ đại<br /> 2.1.2.1. Các cuộc thám hiểm<br /> Ở Tây Âu vào thế kỷ XV, nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển nhưng các<br /> quốc gia phong kiến lại không có đủ tiền, vàng để thanh toán các khoản chi phí xa xỉ<br /> -4-<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2