intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng luật kinh tế phần 2

Chia sẻ: Nguyễn Nguyên Nguyễn | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:148

246
lượt xem
62
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng luật kinh tế phần 2 tiếp tục trình bày các nội dung về trnh chấp thương mại và các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại và đưa ra một số hình thức giải quyết tranh chấp trong thương mại. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng luật kinh tế phần 2

  1. PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
  2. Pháp luật về giải quyết tranh chấp I. KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI 1. Khái quát về Tranh chấp thương mại a.Khái niệm Luật trọng tài thương mại ngày 2010 không đưa ra khái niệm tranh chấp thương mại
  3. Pháp luật về giải quyết tranh chấp 1. Khái quát về Tranh chấp thương mại a.Khái niệm Luật Thương mại 2005 đưa ra khái niệm hoạt động thương mại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định về tranh chấp kinh doanh thương mại   tranh chấp thương mại được hiểu là những bất đồng, mâu thuẫn, xung đột lợi ích về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia vào quá trình hoạt động thương mại.
  4. Pháp luật về giải quyết tranh chấp b.Đặc điểm • Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong mối quan hệ cụ thể. • Những bất đồng mâu thuẫn đó phải phát sinh từ hoạt động thương mại • Những mâu thuẫn đó chủ yếu giữa thương nhân
  5. Pháp luật về giải quyết tranh chấp 2 .Phương thức giải quyết tranh chấp Giải quyết tranh chấp thương mại theo nghĩa chung nhất có thể được hiểu là cách thức, phương pháp hay các hoạt động để điều chỉnh các bất đồng, các xung đột nhằm khắc phục và loại trừ các tranh chấp đã phát sinh, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thương nhân, các chủ thể kinh doanh khác, bảo vệ trật tự kỷ cương của xã hội. Có bốn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại cơ bản sau: - Thương lượng - Hòa giải - Trọng tài thương mại - Tòa án
  6. Pháp luật về giải quyết tranh chấp a. Thương lượng: Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tháo gỡ những bất đồng với nhau mà không cần đến sự tác động hay giúp đỡ của người thứ ba. Ưu điểm : - Thuận tiện, đơn giản, nhanh chóng, linh hoạt - Ít tốn kém về thời gian, về tiền bạc. - Đảm bảo bí mật. - Ít gây phương hại đến quan hệ hợp tác vốn có của các bên. Không gây tác động xấu trong kinh doanh, quan hệ hai bên vẫn cũng có khi thương lượng xong.
  7. Pháp luật về giải quyết tranh chấp Nhược điểm ­  Hình thức thương lượng chỉ thích hợp đối với hai bên có thiện chí muốn tìm giải pháp đối với tranh chấp. Nếu có bên muốn dùng hình thức thương lượng để kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ thì thương lượng chỉ làm tốn kém và kéo dài thời gian hơn. - Hình thức giải quyết khép kín, không công khai có khi lại nảy sinh những tiêu cực, trái pháp luật.  - Chưa có chế tài khi một bên không chấp hành thỏa thuận
  8. Pháp luật về giải quyết tranh chấp b. Hòa giải Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua sự tham gia của bên thứ ba, đóng vai trò trung gian để hỗ trợ hoặc thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm chấm dứt xung đột hoặc bất hòa...
  9. Pháp luật về giải quyết tranh chấp Đặc điểm: - phương thức giải quyết tranh chấp do các bên lựa chọn - Hòa giải có sự tham gia của bên thứ 3 - Bên trung gian hòa giải là cá nhân, tổ chức, cơ quan - Bên trung gian không có quyền quyết định trong quá trình hòa giải
  10. Pháp luật về giải quyết tranh chấp c. Trọng tài thương mại Trọng tài là thể thức giải quyết tranh chấp, theo đó các bên thỏa thuận đưa những tranh chấp ra trước một trọng tài viên hoặc Hội đồng trọng tài để giải quyết và trọng tài sau khi xem xét vụ việc sẽ đưa ra một phán quyết ràng buộc các bên tranh chấp 
  11. Pháp luật về giải quyết tranh chấp Ưu điểm - Các bên được bảo đảm tối đa quyền tự do định đoạt trên nhiều phương diện (lựa chọn trọng tài viên, lựa chọn địa điểm, thủ tục, phương thức giải quyết tranh chấp...) - Thủ tục đơn giản, ngắn gọn - đảm bảo bí mật - quyết định của trọng tài là chung thẩm
  12. Pháp luật về giải quyết tranh chấp d. Tòa án Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp do cơ quan tài phán Nhà nước thực hiện. Tòa án nhân danh quyền lực Nhà nước để đưa ra phán quyết buộc bên có nghĩa vụ phải thi hành, kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước
  13. Pháp luật về giải quyết tranh chấp II. Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại Theo Luật TTTM 2010:
  14. Pháp luật về giải quyết tranh chấp Điều 2. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài 1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại. 2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại. 3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
  15. Pháp luật về giải quyết tranh chấp - các bên có thoả thuận trọng tài. Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh  Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
  16. Pháp luật về giải quyết tranh chấp Hình thức thoả thuận trọng tài - Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng. - Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản
  17. Pháp luật về giải quyết tranh chấp Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài Thoả thuận trọng tài vô hiệu theo LTTTM 2010 1. Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật này. 2. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 3. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
  18. Pháp luật về giải quyết tranh chấp 4. Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật này. 5. Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu. 6. Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật  Mối quan hệ giữa điều khoản thỏa thuận trọng tài và hợp đồng: Thoả thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thoả thuận trọng tài 
  19. Pháp luật về giải quyết tranh chấp  Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác (điều 16 Luật TTTM)
  20. Pháp luật về giải quyết tranh chấp 2. Trung tâm trọng tài - Có ít nhất 5 sáng lập viên có đủ tiêu chuẩn làm trọng tài viên - Được Bộ tư pháp cấp giấy phép thành lập - Đăng ký hoạt động tại Sở tư pháp Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương - Đăng báo thông báo sự thành lập của Trung tâm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2