intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Luật Tố tụng dân sự: Bài 6 - TS. Trần Phương Thảo

Chia sẻ: Nguyễn Hoàng Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

67
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo "Bài giảng Luật Tố tụng dân sự - Bài 6: Thủ tục sơ thẩm vụ án dân sự" để nắm chi tiết nội dung kiến thức về xác định được các điều kiện khởi kiện vụ án dân sự, phạm vi khởi kiện vụ án dân sự và phạm vi khởi kiện trong các trường hợp cụ thể; hình thức khởi kiện và phương thức gửi đơn khởi kiện vụ án dân sự; trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự ở Tòa án cấp sơ thẩm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Luật Tố tụng dân sự: Bài 6 - TS. Trần Phương Thảo

  1. BÀI 6 THỦ TỤC SƠ THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ TS. Trần Phương Thảo, TS. Nguyễn Thị Thu Hà Giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội 1
  2. MỤC TIÊU BÀI HỌC Xác định được các điều kiện khởi kiện vụ án dân sự, phạm vi khởi 01 kiện vụ án dân sự và phạm vi khởi kiện trong các trường hợp cụ thể. Chỉ ra được hình thức khởi kiện và phương thức gửi đơn khởi kiện vụ 02 án dân sự Nhận thức được trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự ở Tòa án cấp 03 sơ thẩm. 2
  3. CẤU TRÚC BÀI HỌC 6.1 Khởi kiện vụ án dân sự 6.4 Hòa giải vụ án dân sự Tạm đình chỉ và đình chỉ giải quyết 6.2 Thụ lí vụ án dân sự 6.5 vụ án dân sự 6.3 Chuẩn bị xét xử 6.6 Phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự 3
  4. 6.1. KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ 6.1.1 Khái niệm khởi kiện vụ án dân sự 6.1.3 Hình thức khởi kiện 6.1.2 Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự 6.1.4 Phạm vi khởi kiện 4
  5. 6.1.1. KHÁI NIỆM KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ Khởi kiện vụ án dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc các chủ thể khác theo quy định của pháp luật nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của người khác, bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng. 5
  6. 6.1.1. KHÁI NIỆM KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ Tư cách chủ thể khởi kiện. Điều kiện Khởi kiện đúng tòa án có thẩm quyền. Chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật trừ pháp luật có quy định khác. 6
  7. 6.1.1. KHÁI NIỆM KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ (tiếp theo) a. Điều kiện về chủ thể khởi kiện Cá nhân Chủ thể khởi kiện Cơ quan, tổ chức Tổ hợp tác, hộ gia đình 7
  8. 6.1.1. KHÁI NIỆM KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ (tiếp theo) • Cá nhân:  Có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hoặc tranh chấp;  Có năng lực hành vi tố tụng dân sự. • Cơ quan, tổ chức:  Khởi kiện để bảo vệ lợi ích của mình (Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015);  Khởi kiện để bảo vệ lợi ích của người khác (Khoản 1, 2, 3, 5 Điều 187 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015);  Khởi kiện để bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng (Khoản 4 Điều 187 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015). • Tổ hợp tác, hộ gia đình:  Có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hoặc tranh chấp;  Các thành viên hoặc người đại diện hợp pháp khởi kiện. 8
  9. 6.1.1. KHÁI NIỆM KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ (tiếp theo) b. Điều kiện về thẩm quyền • Khởi kiện đúng Tòa án có thẩm quyền:  Đúng thẩm quyền loại việc;  Đúng thẩm quyền các cấp;  Đúng thẩm quyền theo lãnh thổ. • Loại việc yêu cầu giải quyết ở cơ quan khác trước khi khởi kiện ra Tòa án. c. Vụ án chưa được giải quyết Khởi kiện lại: Theo Khoản 3 Điều 192 và Điểm c Khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. 9
  10. 6.1.3. HÌNH THỨC KHỞI KIỆN Đơn phải có các nội dung theo quy định tại Khoản 2, 3, 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Kèm theo đơn khởi kiện là các tài liệu, chứng cứ hiện có để Đơn khởi kiện chứng minh việc khởi kiện là có căn cứ. Có thể yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. 10
  11. 6.1.3. HÌNH THỨC KHỞI KIỆN (tiếp theo) Nộp trực tiếp tại Tòa án Thủ tục khởi kiện Theo đường dịch vụ bưu chính. Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có). 11
  12. 6.1.4. PHẠM VI KHỞI KIỆN Theo quy định tại Điều 188 Bộ luật Tố Tụng Dân Sự thì người khởi kiện có thể khởi kiện 1 hoặc nhiều người khác về một hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan. Quan hệ pháp luật có liên quan được hiểu là: • Giải quyết quan hệ pháp luật này đòi hỏi phải giải quyết đồng thời quan hệ pháp luật khác. • Giải quyết quan hệ pháp luật có cùng đương sự và về cùng loại tranh chấp quy định trong một điều luật tương ứng tại một trong các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật Tố tụng dân sự. 12
  13. 6.2. THỤ LÍ VỤ ÁN DÂN SỰ Thỏa mãn điều kiện khởi kiện. Thỏa mãn điều kiện hình thức khởi kiện. Điều kiện Tòa án Nộp tạm ứng án phí. thụ lí Nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh cho việc khởi kiện là có căn cứ. Thỏa mãn điều kiện mà pháp luật nội dung có quy định. 13
  14. 6.2. THỤ LÍ VỤ ÁN DÂN SỰ (tiếp theo) Trả lại đơn khởi kiện (Điều 192) hoặc Không đủ điều chuyển đơn khởi kiện (Điểm c Khoản 3 kiện khởi kiện Điều 191) Không đủ điều Sửa đổi, bổ sung Trả lại đơn Kiểm tra Không Nhận kiện về hình thức đơn (Khoản 1 (Khoản 2 điều kiện để sửa đơn khởi kiện Điều 193) Điều193) nhận đơn Không nộp tạm ứng Trả lại đơn khởi kiện (Điểm d án phí Khoản 1 Điều 192) Đủ điều kiện về hình thức, nội Thụ lí vụ án dung và nộp tạm ứng án phí dân sự 14
  15. 6.3. CHUẨN BỊ XÉT XỬ Phân công thẩm phán giải quyết Thông báo thụ lí vụ án dân sự Lập hồ sơ và nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự Xác minh, thu thập chứng cứ Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Tổ chức phiên họp kiểm tra chứng cứ và hòa giải 15
  16. 6.3. CHUẨN BỊ XÉT XỬ (tiếp theo) Các điều kiện khởi kiện Nghiên cứu về Tư cách các đương sự thủ tục tố tụng Thời hiệu khởi kiện Nghiên cứu hồ sơ Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp Nghiên cứu về Làm rõ các tình tiết liên quan nội dung vụ án dân sự Nghiên cứu, đánh giá chứng cứ 16
  17. 6.3. CHUẨN BỊ XÉT XỬ (tiếp theo) Phiên họp công khai chứng cứ • Xác định yêu cầu và phạm vi khởi kiện, thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu khởi kiện, phản tố hoặc yêu cầu độc lập. • Xác định những vấn đề thống nhất, chưa thống nhất yêu cầu Tòa án giải quyết. • Công khai tất cả các tài liệu, chứng cứ. 17
  18. 6.4. HÒA GIẢI VỤ ÁN DÂN SỰ • Hòa giải vụ án dân sự là hoạt động tố tụng do Tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự. • Phạm vi hòa giải vụ án dân sự: Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải đối với các vụ án dân sự trừ 3 trường hợp sau:  Vụ án dân sự không được hòa giải (Điều 206);  Vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được (Điều 207);  Vụ án dân sự được tiến hành theo thủ tục rút gọn. • Nội dung hòa giải:  Hòa giải những vấn đề có tranh chấp;  Án phí. 18
  19. 6.4. HÒA GIẢI VỤ ÁN DÂN SỰ (tiếp theo) Quyết định công nhận sự thỏa thuận (Đương sự Đương sự thỏa thuận Lập biên bản không thay đổi ý kiến) được về tất cả vấn đề hòa giải thành thuộc nội dung hòa giải Xét xử Thủ (Đương sự thay đổi ý kiến) tục hòa Đương sự không Lập biên bản Đưa vụ án ra xét xử giải thỏa thuận được hòa giải Đương sự thỏa thuận Lập biên bản hòa giải (ghi được về một trong các khoản thỏa thuận được, khoản Đưa vụ án ra xét xử nội dung hòa giải không thỏa thuận được) 19
  20. 6.4. HÒA GIẢI VỤ ÁN DÂN SỰ (tiếp theo) Hiệu lực quyết định công nhận sự thỏa thuận (Điều 213 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015): • Có hiệu lực pháp luật ngay, không bị kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm; • Có thể bị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2