intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Lý thuyết kiểm toán: Chương 7

Chia sẻ: Cảnh Đặng Xuân | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:16

94
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 7 Chọn mẫu kiểm toán, nội dung trình bày trong chương này gồm: Các khái niệm cơ bản về chọn mẫu kiểm toán; Các hình thức chọn mẫu; Phương pháp chọn các phần tử vào mẫu; Chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Lý thuyết kiểm toán: Chương 7

  1. LÝ THUYẾT KIỂM TOÁN
  2. CHƯƠNG VII CHỌN MẪU KIỂM TOÁN 7.1. Các khái niệm cơ bản về chọn mẫu kiểm toán - Chọn mẫu kiểm toán là quá trình chọn một nhóm các phần tử hoặc đơn vị (mẫu) từ một tập hợp lớn các phần tử hoặc đơn vị (gọi là tổng thể) và sử dụng đặc trưng của mẫu để suy rộng cho đặc trưng toàn bộ tổng thể. - Tổng thể là một tập hợp bao gồm tất cả các phần tử hoặc đơn vị thuộc đối tượng nghiên cứu. - Mẫu đại diện là mẫu mang đặc trưng của tổng thể.
  3. CHƯƠNG VII CHỌN MẪU KIỂM TOÁN - Rủi ro chọn mẫu là khả năng mà kết luận của KTV dựa trên mẫu sai lệch so với kết luận mà KTV có được khi dùng thử nghiệm tương tự đối với toàn bộ tổng thể. - Rủi ro không do chọn mẫu là khả năng mà KTV đưa ra những kết luận sai lầm không phải do lỗi chọn mẫu mà do các yếu tố không liên quan trực tiếp đến việc chọn mẫu.
  4. CHƯƠNG VII CHỌN MẪU KIỂM TOÁN - Nguyên nhân dẫn tới rủi ro không do chọn mẫu: + Đánh giá rủi ro tiềm tàng không đúng + Đánh giá không đúng về rủi ro kiểm soát + Lựa chọn các thủ tục kiểm toán không thích hợp và thực hiện công việc kiểm toán không hợp lý
  5. CHƯƠNG VII CHỌN MẪU KIỂM TOÁN 7.2. Các hình thức chọn mẫu 7.2.1. Chọn mẫu thống kê - Là cách chọn mà KTV sử dụng lý thuyết xác suất để xác định kích cỡ mẫu và suy rộng kết quả cho tổng thể. - Có 3 phương pháp chọn mẫu thống kê thường được sử dụng là chọn mẫu thuộc tính, chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ và chọn mẫu theo những biến động.
  6. CHƯƠNG VII CHỌN MẪU KIỂM TOÁN - Chọn mẫu thuộc tính: Kỹ thuật này được sử dụng để ước tính tỷ lệ của một tổng thể mang một đặc trưng cụ thể. - Chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ: dùng để ước tính về giá trị của những thông tin bị trình bày sai lệch của một loại nghiệp vụ hoặc một số dư tài khoản. - Chọn mẫu theo những biến động: là phương pháp có sử dụng các kỹ thuật lấy mẫu theo những kỹ thuật thống kê phổ biến
  7. CHƯƠNG VII CHỌN MẪU KIỂM TOÁN 7.2.2. Chọn mẫu phi thống kê - Là việc chọn mẫu dựa vào phán xét nghề nghiệp của KTV chứ không dựa vào lý thuyết xác suất, do đó rất khó để kiểm soát rủi ro chọn mẫu. - Bao gồm: chọn mẫu theo khối (lô) và chọn mẫu theo nhận định nhà nghề.
  8. CHƯƠNG VII CHỌN MẪU KIỂM TOÁN - Chọn mẫu theo khối (lô) là việc chọn một tập hợp các đơn vị kế tiếp nhau trong một tổng thể. - Chọn mẫu theo nhận định nghề nghiệp dựa trên những nhận định của bản thân KTV trong quá trình thực hiện kiểm toán
  9. CHƯƠNG VII CHỌN MẪU KIỂM TOÁN 7.3. Phương pháp chọn các phần tử vào m ẫu 7.3.1. Chọn mẫu xác suất 7.3.1.1. Chọn mẫu ngẫu nhiên - Dựa trên nguyên tắc mỗi phần tử trong tổng thể đều có cơ hội như nhau để được chọn vào mẫu - Có thể được thực hiện bằng Bảng số ngẫu nhiên hoặc chương trình máy vi tính
  10. CHƯƠNG VII CHỌN MẪU KIỂM TOÁN a. Chọn mẫu dựa trên Bảng số ngẫu nhiên - Định lượng đối tượng kiểm toán bằng hệ thống con số duy nhất. - Thiết lập mối quan hệ giữa Bảng số ngẫu nhiên với đối tượng kiểm toán đã được định lượng. - Lập hành trình sử dụng Bảng. - Chọn điểm xuất phát.
  11. CHƯƠNG VII CHỌN MẪU KIỂM TOÁN b. Chọn mẫu ngẫu nhiên theo chương trình máy vi tính - Đầu vào: số nhỏ nhất và số lớn nhất trong đối tượng kiểm toán, qui mô mẫu cần chọn và có thể có một số ngẫu nhiên làm điểm xuất phát. - Ưu điểm: loại bỏ được những số không thích hợp và làm giảm sai sót chủ quan của con người
  12. CHƯƠNG VII CHỌN MẪU KIỂM TOÁN 7.3.1.2. Chọn mẫu hệ thống - Là cách chọn mà các phần tử được chọn cách đều nhau 1 khoảng gọi là khoảng cách mẫu (k). - K= kích cỡ tổng thể/ kích cỡ mẫu. - Ưu điểm là đơn giản, dễ làm và dễ sử dụng
  13. CHƯƠNG VII CHỌN MẪU KIỂM TOÁN 7.3.2. Chọn mẫu phi xác suất - Các phần tử không có cơ hội như nhau để được lựa chọn vào mẫu. KTV dựa vào nhận định nghề nghiệp để phán xét. 7.3.2.1. Chọn mẫu theo khối (theo lô) - Là việc chọn một tập hợp các phần tử kế tiếp nhau trong một tổng thể.
  14. CHƯƠNG VII CHỌN MẪU KIỂM TOÁN 7.3.2.2. Chọn mẫu trực tiếp - Là cách chọn các phần tử mẫu dựa trên các tiêu thức xác lập bởi KTV. - Các tiêu thức thường được sử dụng: + Các phần tử có khả năng có sai phạm nhất. + Các phẩn tử có đặc trưng của tổng thể. + Các phần tử có qui mô tiền tệ lớn.
  15. CHƯƠNG VII CHỌN MẪU KIỂM TOÁN 7.4. Chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ - Chọn mẫu theo Bảng số ngẫu nhiên Ví dụ: Trang 162 - Chọn mẫu theo chương trình vi tính
  16. CHƯƠNG VII CHỌN MẪU KIỂM TOÁN 7.5. Kĩ thuật phân nhóm trong chọn mẫu kiểm toán Giáo trình 7.6. Các áp dụng của chọn mẫu thống kê trong kiểm toán Giáo trình
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2