intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Lý thuyết Vị thế chất lượng: Các ứng dụng trong phát triển đô thị và thị trường bất động sản - TS. Hoàng Hữu Phê

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:26

234
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo bài giảng Lý thuyết Vị thế chất lượng: Các ứng dụng trong phát triển đô thị và thị trường bất động sản của TS. Hoàng Hữu Phê sau đây để nắm bắt được những kiến thức về vấn đề lý luận của lý thuyết Vị thế chất lượng; động học các khu dân cư đô thị; lý thuyết mới về vị trí dân cư đô thị và một số kiến thức khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Lý thuyết Vị thế chất lượng: Các ứng dụng trong phát triển đô thị và thị trường bất động sản - TS. Hoàng Hữu Phê

  1. LÝ THUYẾT VỊ THẾ ­ CHẤT LƯỢNG: Các ứng dụng trong phát triển đô thị  và thị trường bất động sản   Ts. Hoàng Hữu Phê Email: hhp­vncn@hn.vnn.vn
  2. Các luận điểm chính trong  bài  này  được công bố lần đầu trên tờ  Đô thị học (Urban Studies), một  trong   các tạp chí phản biện  (refereed   journal)  hàng đầu trên thế giới về đô  thị, xuất bản tại Vương quốc Anh  [Hoang Huu Phe & Patrick Wakely  (2000): Status, Quality and the  Other  Trade­Off: Towards  a New Theory of  Urban  Residential  Location,  in Urban  Studies, No. 1, Vol. 37,  Taylor  &  Francis]. Bài báo này là kết quả nghiên cứu Sau  Tiến sĩ (Post­Doctoral Research)  của  tác giả tại Khoa Kiến trúc  ­ Quy  hoạch, Đại học Tổng hợp London,  dưới sự hướng dẫn của Giáo sư  Patrick Wakely. Công trình được tặng Giải thưởng Kỷ  niệm Donald Robertson (Donald  Roberson Memorial Prize)  cho nghiên  cứu  xuất sắc nhất  trong  năm.  Các dự án thực tế  áp dụng thành công  lý thuyết  này bao gồm các khu đô thị  mới như Trung Hòa ­ Nhân Chính, Bắc  An Khánh (Hà Nội)  Khu du lịch Cái  11/11/15 Giá, Cát Bà (Hải Phòng).  2
  3. Lý thuyết Vị thế ­ Chất lượng: Phần 1: Các vấn đề lý luận  Các lý thuyết hiện có về vị trí dân cư đô thị: Hai cách tiếp cận  Tiếp cận thị trường: Isard (1956), Alonso (1964), Fujita (1989)   Tiếp cận phi thị trường: Plato (427 ­ 348 BC), Aristotle (384 ­ 322 BC), Harvey (1973),  Smith (1987)   Cách tiếp cận thị trường  Lý thuyết giảm thiểu chi phí đi lại  Lý thuyết đánh đổi Chi phí đi lại/Chi phí nhà ở (Alonso­Muth­Mills model)  Lý thuyết giá trị nhà ở tối đa (causing the housing bubbles?)  Cách tiếp cận phi thị trường  Quan điểm chính trị học   Quan điểm xã hội học  Quan điểm kinh tế hành vi (behavioral economics)?  Các bất tương hợp không giải quyết được trong các lý thuyết hiện có  Quá trình trưởng giả hóa đô thị (gentrification)  Sự thất bại của các cố gắng bao cấp nhà ở (the provision approach) 11/11/15 3
  4.  Mô hình von Thunen (1826) ­ Alonso (1964) 11/11/15 4
  5. Lý thuyết Vị thế ­ Chất lượng: Phần 2: Động học các khu dân cư đô thị  Động học các khu dân cư đô thị (ví dụ Hà Nội)  Tầm quan trọng của vị thế xã hội  Vai trò sụt giảm của khoảng cách vật lý  Sự linh hoạt của tiêu chuẩn diện tích phụ thuộc vào các ưu tiên xã hội/văn hóa  Giá trị vô hình của địa điểm  Các xu hướng mới về định cư (nhấn mạnh tâm linh, môi trường)  Đề xuất mối liên hệ Vị thế/Chất lượng  (VT/CL)   Định nghĩa vị thế  Định nghĩa chất lượng  Sự đánh đổi (trade­off) khác (đánh đổi VT/CL  thay cho đánh đổi Chi phí  đi lại/Chi phí   nhà ở)  Các ví dụ thực tế  Giá trị nhà tại các địa điểm khác nhau (Hàng Đào, Hàng Ngang , Q1 so với các nơi  khác)  Giá trị vật chất tách rời khỏi nội dung (Các nguyên tố hóa học và bảo hiểm nhân thọ) 11/11/15 5
  6. Tương quan VT/CL trong  các tình huống nhà ở khác    nhau: Trục tung của đồ thị biểu  hiện các biến số đo đếm  được trực tiếp,  hay còn gọi  là tangible variables. Trục hoành của đồ thị biểu  hiện các biến số chỉ có thể  xác định một cách gián tiếp  (bằng các phưong pháp hồi  quy), hay còn gọi là  intangible variables. Tương quan giữa hai đại  lượng này chính là cơ sở cho   sự  “đánh đổi” khác: đánh đổi  VT/CL. Theo chúng tôi, đây cũng  chính là động lực quan trọng  nhất cho các thay đổi về vị  trí dân cư  và cấu trúc đô thị. 11/11/15 6
  7. Động học nhà ở (housing dynamics) tại Hà Nội theo lý thuyết Vị thế/Chất lượng  11/11/15 7
  8. Lý thuyết Vị thế ­ Chất lượng: Phần 3: Lý thuyết mới về vị trí dân cư đô thị  Các đô thị có cấu trúc (đa) cực, các cực phát triển là nơi có (các) vị thế  xã hội cao nhất. Vị thế xã hội có thể đặc trưng cho tài sản, quyền lực  chính trị, kinh doanh, văn hóa, chủng tộc, giáo dục, v.v., tùy theo hình  thái xã hội.  Các khu dân cư tạo các vành đai đồng tâm quanh các cực vị thế xã hội;  Giá trị nhà ở tạo bởi 2 thành phần: Vị thế xã hội nơi ở (VT) và chất lượng nhà ở (CL);  Tại mỗi điểm VT có một giá trị CL tương ứng. Quỹ tích các điểm này tạo thành mặt  ngưỡng (threshold surface) trong không gian 3 chiều. Mặt ngưỡng chia toàn bộ quỹ  nhà thành hai phần: Vùng Mong muốn và Vùng Không mong muốn;  Tại mức giá trị thấp, giá nhà đặc trưng chủ yếu bởi giá trị sử dụng. Tại mức giá trị  cao, giá nhà đặc trưng bởi giá trị trao đổi.   Các khác biệt giữa mô hình kinh điển và mô hình Vị thế/Chất lượng:  Trung tâm vật lý (fixed)   Trung tâm vị thế (moving)  Khỏang cách vật lý  Khoảng cách điều chỉnh (calibrated distance) 11/11/15 8
  9. Lý thuyết  Vị thế/Chất lượng: Hình chiếu mặt ngưỡng  trong không gian 2 chiều 11/11/15 9
  10. Vị thế nơi ở (VT), Chất lượng nhà ở (CL) và mặt ngưỡng  ở vị trí tổng quát (3D)  11/11/15 10
  11. Mối tương quan Vị thế/Chất lượng và sự hình thành đô thi đa cực (đa tâm) 11/11/15 11
  12. Lý thuyết Vị thế ­ Chất lượng: Phần 3: Các hệ quả lý thuyết   Các  đánh đổi (lựa chọn) khác  Đánh đổi với mức chất lượng nhà ở cố định (CL cố định)  Kịch bản 1  Kịch bản 2  Đánh đổi với mức vị thế nơi ở cố định (VT cố định)  Kịch bản 1  Kịch bản 2  Hệ quả không gian/thời gian  Mô tả (cấu trúc đồng tâm của các loại đô thị lịch sử, sự phân cực, life­cycle  movements)   Dự báo (cơ cấu VT/CL tương ứng với các nhóm xã hội, xác suất thay đổi tương quan  VT/CL về mặt không gian và thời gian) 11/11/15 12
  13. Đánh đổi với mức CL cố định:   Kịch bản 1: A có vị thế  thấp nhưng vẫn ở  trong Vùng mong muốn • Kịch bản 2: B có vị thế cao hơn nhưng  vẫn ở trong Vùng không mong muốn •  Đánh đổi giữa A và B thực ra là giữa hai   thế đứng  tạo bởi  hai giá trị VT trong mối  liên hệ với  mặt ngưỡng,  khác biệt về giá  chỉ  là hệ quả • Chuyển động theo quỹ đạo A­X­B­ R có  thể được gọi là quá trình  trưởng giả hóa  (gentrification)  Đánh đổi với mức VT cố định  • Kịch bản 1: A chi phí nhiều hơn  để  được ở trong  Vùng mong muốn • Kịch bản 2: B chi phí ít hơn và không  thoát được Vùng  không mong muốn • Nếu một hộ gia đình không chi phí  hoặc chi phí ít hơn  X mà vẫn ở trong  Vùng mong muốn, đây có thể  do thiết  kế dự án sai  (hoặc có dấu hiệu  thất  thoát! ) 11/11/15 13
  14. Sự di chuyển của cực vị thế, và các thay đổi tương ứng về “thế đứng” của các  hộ dân cư R1, R2 và R3   Khi cực vị thế chuyển từ L đến L’, R1 chìm sâu vào Vùng không mong muốn, R2 đang ở Vùng mong muốn lại bị  chuyển vào  Vùng không mong muốn. Chỉ có vị trí của R3 được cải thiện đáng kể. Đây là ví dụ của cái gọi là  “Sự phụ  thuộc vào trạng thái xuất phát”, hay là path­dependency. 11/11/15 14
  15. Lý thuyết Vị thế ­ Chất lượng: Phần 4a: Các ứng dụng chính sách  Ứng dụng trong nghiên cứu đô thị  Nếu tương quan VT/CL được chứng minh là động lực chính cho các thay đổi trong        vị trí dân cư đô thị, các hệ quả về mặt chính sách sẽ rất lớn lao và cần phải được        phối hợp chặt chẽ để  việc sử dụng chúng  mang lại hiệu quả.    Các nghiên cứu cơ bản  phục vụ cho các chính sách liên quan đến đô thị       (kinh tế đô thị, quy hoạch đô thị, quản lý đô thị, v.v.)  có thể được hoạch định và        thực hiện  trên một cơ sở lý thuyết được cập nhật. Khả năng xuất hiện một        mô thức (paradigm) mới có thể trở thành hiện thực.  Ứng dụng trong  phát  triển  đô thị  Tính tất yếu của việc đa tâm hóa các đô thị lớn, phát triển nhanh  Xác định vị trí của mỗi đô thị trong hệ thống đô thị quốc gia/toàn cầu  Nâng sức cạnh tranh đô thị thông qua việc xác đinh các cực vị thế tiềm năng  Tránh lãng phí  hoặc bỏ qua VT, hay giá trị vô hình.   11/11/15 15
  16. Lý thuyết Vị thế ­ Chất lượng: Phần 4b: Các ứng dụng chính sách  Ứng dụng về chính sách nhà ở  Chiến lược đầu tư nhà ở:  Cân nhắc tương quan VT/CL trong các chương trình dân cư  Chú trọng sự khác biệt trong tương quan VT/CL của các phân khúc thị trường        nhà ở: Nhà cao cấp và nhà ở xã hội.     Giải thích và dự báo hiện tượng bong bóng thị trường nhà ở (sự bành trướng quá mức của  VT, nhân tạo nhiều hơn ngẫu nhiên, trong khi CL thay đổi chậm vì có quán tính lớn , đúng  như        lý thuyết  dự báo). Các điểm nguy hiểm xuất hiện  tại các khu vực (trong không gian thực  hay trong phân khúc thị trường thứ bậc về chất lượng), khi VT  bắt đầu vượt cao hơn CL  (xem minh họa tại đồ thị trang 18).  Ứng dụng trong phát triển/quản lý  thi trường bất động sản  Xây dựng mô hình giá BĐS  sát giá thị trường (dùng Hedonic Price Index)  Lập các công cụ quan trắc và phân tích thị trường BĐS   Trên cơ sở  số liệu quan trắc, dựng mặt ngưỡng, sử  dung hiệu  ứng “lực căng mặt ngoài”.  Triển khai các giải pháp kinh doanh qua mạng  (sử dụng animated threshold surface) 11/11/15 16
  17. Hàm hồi quy và kết quả sơ bộ dựa trên lý thuyết  VT/CL 11/11/15 17
  18. Biến thiên tỷ lệ các thành phần VT/CL theo hướng tăng dần VT DQ/(Price­α ) ( Pri c e­α) HS/ 11/11/15 18
  19. 11/11/15 19
  20. 11/11/15 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2