intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Máy xây dựng: Chương 2 - Nguyễn Hữu Chí

Chia sẻ: Bautroimaudo Bautroimaudo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

49
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Máy xây dựng: Chương 2 Máy nâng vận chuyển cung cấp cho người học những kiến thức như: Định nghĩa và phân loại máy nâng vận chuyển, các thông số kỹ thuật cơ bản của máy trục (máy nâng), các cơ cấu chính trên máy trục, các loại cần trục,...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Máy xây dựng: Chương 2 - Nguyễn Hữu Chí

  1. Chương 2 MÁY NÂNG VẬN CHUYỂN 1
  2. Máy nâng Cần trục 2
  3. Máy nâng Cần trục cảng Cầu trục Kích nâng Cần trục tháp Cổng trục 3
  4. 2.1. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI MÁY NÂNG - VẬN CHUYỂN 2.1.1. Định nghĩa: Máy nâng - vận chuyển là thiết bị chủ yếu được dùng để cơ giới hóa công việc nâng các vật (hay còn gọi là hàng) có trọng lượng lớn (đối với máy nâng) hoặc vận chuyển nội bộ với cự ly ngắn (đối với máy vận chuyển). Máy nâng - vận chuyển được sử dụng nhiều trong công tác xây dựng (xây dựng giao thông, dân dụng, công nghiệp, thủy lợi, thủy điện); trong công tác xếp dỡ hàng hóa tại các nhà ga, bến cảng, các kho bãi; phục vụ cho quá trình công nghệ sản xuất trong các nhà máy, phân xưởng. 4
  5. 2.1.2. Phân loại 5
  6. PHẦN 1. MÁY NÂNG Tùy thuộc vào kết cấu và công dụng của máy, người ta phân chia máy nâng thành các loại sau: Máy trục, kích, tời, pa lăng, thang nâng v.v. Những máy trục có cần được gọi là cần trục, còn những máy trục dạng dầm, dàn hoặc khung mà không có cần được gọi là cầu trục hoặc cổng trục. Máy trục là loại máy hoạt động theo chu kỳ, quá trình làm việc và nghỉ của các cơ cấu máy trục là ngắt quãng, xen kẽ, lặp đi lặp lại. Sau đây chúng ta xem xét thông số kỹ thuật, cấu tạo và hoạt động của máy trục. 6
  7. 2.2. CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN CỦA MÁY TRỤC (MÁY NÂNG) 7
  8. Ví dụ: Các thông số kỹ thuật của cầu trục Q=5T, L=15m 8
  9. 2.2. CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN CỦA MÁY TRỤC (MÁY NÂNG) - Tải trọng nâng danh nghĩa Q (Tấn) Ví dụ: Các thông số kỹ thuật của - Chiều cao nâng H (m) cần trục bánh xích Q=45T - Tầm với của cần R (m) hoặc khẩu độ L (m) - Tốc độ làm việc v (m/ph) hoặc n (vòng/ph) - Trọng lượng bản thân G (kG hoặc Tấn) - Công suất định mức N (kW) - Chế độ làm việc của máy trục - Năng suất của máy trục (NQ) (T/h, T/Ca) 9
  10. 2.2.1. Tải trọng nâng danh nghĩa (Q): Mỗi một máy trục có một giá trị xác định về tải trọng nâng danh nghĩa. Thông số này xuất phát từ yêu cầu thiết kế và chế tạo đối với từng máy trục cụ thể và nó đặc trưng cho điều kiện làm việc của máy trục. Tải trọng nâng danh nghĩa là trọng lượng vật nâng (hay còn gọi là hàng nâng) lớn nhất mà máy trục được phép nâng khi làm việc. 2.2.2. Chiều cao nâng (H): Chiều cao nâng là khoảng cách từ đỉnh đường ray dưới chân máy trục hoặc từ mặt nền sân bãi đến vị trí cao nhất có thể của bộ phận mang hàng. Mỗi một máy trục cũng có một chiều cao nâng (H) được xác định (xem hình 2.2). 10
  11. 2.2.3. Tầm với (R) và khẩu độ (L): xem hình 2.2. Đối với cần trục ta có tầm với (R) - đó là khoảng cách theo phương nằm ngang tính từ tâm quay của cần trục đến đường tâm của bộ phận mang hàng Đối với cầu trục và cổng trục ta có khẩu độ (L) - đó là khoảng cách giữa tâm của hai đường ray di chuyển của cầu trục hoặc cổng trục. Tầm với và khẩu độ của máy trục là các thông số biểu thị phạm vi hoạt động của máy. 2.2.4. Tốc độ làm việc (v), (n): Tốc độ làm việc của máy trục bao gồm tốc độ của các thao tác sau: Tốc độ nâng hàng (vn), tốc độ di chuyển của xe con mang hàng (vxc), tốc độ di chuyển của máy trục (vdc) và tốc độ quay của cần trục (n). Trong thực tế, tốc độ làm việc của các máy trục thường có những giá trị như sau: - Tốc độ nâng hạ hàng vn = 10 30 m/ph. - Tốc độ di chuyển xe con mang hàng vxc = 20 30 m/ph. - Tốc độ di chuyển của máy trục vdc = 50 200 m/ph. - Tốc độ quay của cần trục n = 1 3 v/ph. 11
  12. 2.2.5. Trọng lượng bản thân (G) Trọng lượng bản thân (hay còn gọi là tự trọng) của máy trục bao gồm: Trọng lượng kết cấu thép máy trục, trọng lượng các cơ cấu trên máy trục. 2.2.6. Công suất định mức (N) Công suất định mức của máy trục là tổng công suất của tất cả các động cơ thuộc các cơ cấu trên máy trục. 2.2.7. Chế độ làm việc của máy trục Chế độ làm việc của máy trục (hoặc của một cơ cấu nào đó trên máy trục) là một thông số tổng hợp để xét đến mức độ sử dụng và mức độ chịu tải của máy hoặc của cơ cấu máy. Máy trục là loại máy hoạt động chu kỳ, quá trình làm việc và dừng của các cơ cấu là ngắt quãng, xen kẽ, lặp đi lặp lại. Mỗi cơ cấu khác nhau của máy trục có thể làm việc theo chế độ khác nhau. Tuy nhiên, chế độ làm việc của máy trục được lấy theo chế độ làm việc của cơ cấu nâng hàng. 12
  13. Chế độ làm việc của máy trục Cấp sử Cấp sử dụng máy theo thời gian dụng máy theo U0 U1 U2 U3 U4 U5 U6 U7 U8 U9 tải trọng Q1 - - A1 A2 A3 A4 A5 A6 A7 A8 Q2 - - A1 A2 A3 A4 A5 A6 A7 A8 Q3 A1 A2 A3 A4 A5 A6 A7 A8 - - Q4 A2 A3 A4 A5 A6 A7 A8 A8 - - 13
  14. Hiện nay, nhiều tài liệu cũng như trong thực tế sử dụng ở nước ta vẫn dùng cách phân loại theo các tiêu chuẩn cũ TCVN 4244-86 về chế độ làm việc của máy trục. Tiêu chuẩn này quy định bốn nhóm chế độ làm việc (Nhẹ, Trung bình, Nặng và Rất nặng) được dựa theo những chỉ tiêu sau: 14
  15. 15
  16. 5. Số lần mở máy trong một giờ (tính trung bình cho một ca làm việc): 3600 m= .mo (2.6) T mo – Số lần đóng mở máy trong một chu kỳ 6. Số chu kỳ làm việc (số mã hàng nâng được) trong một giờ n. 3600 n= (2.7) T 7. Nhiệt độ môi trường xung quanh t°. Bảng 2.3 giới thiệu sự tương ứng gần đúng các nhóm chế độ làm việc giữa cách phân loại theo TCVN 5802-1995 và cách phân loại cũ (theo TCVN 4244-86). Máy làm việc trong môi trường nhiệt độ thấp thì bền hơn máy làm việc trong môi trường nhiệt độ cao. 16
  17. Nhóm chế độ làm việc của máy trục Trung Phân loại cũ Nhẹ Nặng Rất nặng bình AI, A2, Theo TCVN 5862-1995 A4, A5 A6, A7 A8 A3 Nhóm chế độ làm việc các cơ cấu máy nâng Trung Phân loại cũ Quay tay Nhẹ Nặng Rất nặng bình Theo TCVN 5862-1995 M1, M2 M3, M4 M5, M6 M7 M8 17
  18. NĂNG SUẤT MÁY NÂNG (MÁY TRỤC): Là số hàng hóa do máy nâng (bốc xếp) được trong một đơn vị thời gian (giờ hay ca) 18
  19. 2.4. CÁC CƠ CẤU CHÍNH TRÊN MÁY TRỤC 2.4.1.Cơ cấu nâng hạ hàng Mục đích của cơ cấu là để nâng (hạ) hàng với các tốc độ khác nhau. Nó được cấu tạo trên nguyên lý của máy tời. Hình (2.3) mô tả sơ đồ của cơ cấu nâng thông dụng được dùng trong các máy nâng. Hình (2.3) mô tả sơ đồ của cơ cấu nâng thông dụng 1- Móc câu; 2- Cụm puly động; 3- Cụm puly cố định; 4- Puly dẫn hướng; 5- Cáp hoặc dây chịu lực; 6- Tang cuốn cáp; 7- Bộ truyền; 8- Phanh; 9- Động cơ. 19
  20. 2.4.2. Cơ cấu thay đổi tầm với Hình 2.4. Sơ đồ nguyên lý Cơ cấu thay đổi tầm với dùng cáp kéo xe con 1- Động cơ; 2- Xe con; 3- puly dẫn hướng; 4- Cáp kéo; 5- Tang cuốn cáp hai chiều; 6- Bộ truyền động; 7- Phanh 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2