intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Mô phôi: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)

Chia sẻ: Lôi Vô Kiệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:186

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mô phôi là môn học thiết yếu trong quá trình đào tạo Bác sĩ đa khoa, trình độ đại học. Bài giảng Mô phôi kết cấu gồm 17 chương và được chia thành 2 phần, phần 1 này cung cấp cho sinh viên những nội dung về: mô, biểu mô và mô liên kết; mô sụn – xương - cơ; hệ tuần hoàn; cơ quan tạo huyết và miễn dịch; mô thần kinh; giác quan; hệ tiết niệu; hệ tiêu hóa;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Mô phôi: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA Y Bài giảng học phần MÔ PHÔI Giảng viên biên soạn: BS. Huỳnh Thị Yến Nhi Tài liệu tham khảo: Bài Giảng Mô Học - Phôi Thai Học (1994), NXB Y học Chủ biên: PGS.TS.Trịnh Bình, Đỗ Kính Hậu Giang – 2022 LƯU HÀNH NỘI BỘ
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA Y Bài giảng học phần MÔ PHÔI Giảng viên biên soạn: BS. Huỳnh Thị Yến Nhi Tài liệu tham khảo: Bài Giảng Mô Học - Phôi Thai Học (1994), NXB Y học Chủ biên: PGS.TS.Trịnh Bình, Đỗ Kính Hậu Giang – 2022 LƯU HÀNH NỘI BỘ
  3. LỜI GIỚI THIỆU ------------ Mô phôi là môn học thiết yếu trong quá trình đào tạo Bác sĩ đa khoa, trình độ đại học. Trong chương trình giảng dạy tại Trường Đại học Võ Trường Toản, học phần có thời lượng 45 tiết tương ứng 3 tín chỉ. Mục tiêu học tập học phần Mô phôi giúp sinh viên ngành Y khoa trang bị kiến thức nền tảng và các ứng dụng trong lĩnh vực Mô học thường nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo. Bài giảng gồm 17 chương giới thiệu sơ lược về cấu tạo hình thái vi thể, siêu vi thể và hóa học của các mô và các bộ phận chủ yếu của những cơ quan trong cơ thể người bình thường, cấu tạo và chức năng của các mô và các cơ quan.
  4. LỜI TỰA ------------ Bài giảng Mô phôi được biên soạn và thẩm định theo các quy chế, quy định hiện hành. Khoa Y hy vọng sẽ cung cấp các nội dung kiến thức súc tích về học phần, hỗ trợ tốt nhất cho sinh viên trong quá trình học tập. Bên cạnh đó, bài giảng không thể tránh khỏi các thiếu sót ngoài ý muốn, Khoa Y rất mong nhận được các ý kiến đóng góp từ sinh viên và người đọc để bài giảng được hoàn thiện hơn. Hậu Giang, ngày … tháng … năm 2022
  5. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 11.1. Các loại tế bào. 230 Bảng 11.2. Tác dụng của Hormon. 233
  6. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Biểu mô phủ. 8 Hình 1.2. Sự liên kết giữa các tế bào. 9 Hình 1.3. Phân loại biểu mô phủ. 11 Hình 1.4. Biểu mô lát đơn. 12 Hình 1.5. Biểu mô vuông đơn. 12 Hình 1.6. Biểu mô trụ đơn. 13 Hình 1.7. Biểu mô lát tầng không sừng hóa và sừng hóa. 13 Hình 1.8. Biểu mô vuông tầng ở nang trứng (trái) và ở tuyến mồ hôi (phải). 14 Hình 1.9. Biểu mô trụ tầng ở ống bài xuất lớn của tuyến nước bọt cắt dọc (trái) và cắt ngang (phải). 15 Hình 1.10. Biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển. 15 Hình 1.11. Biểu mô đa dạng tầng. 16 Hình 1.12. Phân loại các tuyến. 17 Hình 1.13. Hình thái cấu tạo các loại tuyến ngoại tiết. 18 Hình 1.14. Phân loại các tuyến nội tiết. 19 Hình 1.15. Các kiểu chế tiết. 20 Hình 1.16. Cấu tạo mô liên kết thưa. 22 Hình 1.17. Cấu tạo nguyên bào sợi và tế bào sợi. 23 Hình 1.18. Tế bào nội mô. 26 Hình 1.19. Cấu tạo mạch máu. 27 Hình 1.20. Cấu tạo tế bào sắc tố. 28 Hình 1.21. Cấu tạo phức hợp proteoglycan. 29 Hình 1.22. Sợi collagen. 30 Hình 1.22. Sợi chun. 31 Hình 1.23. Cấu tạo màng đáy. 32 Hình 2.1. Cấu tạo mô sụn. 35 Hình 2.2. Cách sinh sản đắp thêm. 36 Hình 2.3. Hình ảnh vi thể chất căn bản, mô sụn. 38 Hình 2.4. Sơ đồ cấu tạo mô xương. 41
  7. Hình 2.5. Cốt bào. 42 Hình 2.6. Hình tạo cốt bào, hủy cốt bào. 43 Hình 2.7. Giải phẫu xương đùi. 44 Hình 2.8. Xương Havers xốp. 46 Hình 2.9. Sơ đồ cấu tạo thân xương dài. 48 Hình 2.10. Sơ đồ hình thành xương dài trên mô sụn. 51 Hình 2.11. Sơ đồ cho thấy mô xương luôn được đổi mới cấu tạo. 53 Hình 2.12. Sơ đồ mô cơ vân cắt ngang. 57 Hình 2.13. Sơ đồ tổ chức cơ vân. 58 Hình 2.14. Sơ đồ sợi cơ vân. 59 Hình 2.15. Sơ đồ vân ngang của sợi cơ và vi sợi cơ. 60 Hình 2.16. Sơ đồ cấu tạo vi sợi cơ và sự sắp xếp đặc hiệu của các siêu sợi actin và myosin. 61 Hình 2.17. Phân tử myosin. 62 Hình 2.18. Sơ đồ biểu diễn sự co cơ (trên) sự dãn cơ (dưới). 63 Hình 2.19. Sơ đồ về quan hệ phân tử trong co cơ. 64 Hình 2.20. Sơ đồ sự co cơ có liên quan chặt chẽ với vị trí của phân tử ATP. 65 Hình 2.21. Sơ đồ lưới sợi cơ tim. 66 Hình 2.22. Sơ đồ của vạch bậc thang. 67 Hình 2.23. Hệ thống nút trong tim. 69 Hình 3.1. Sơ đồ cấu tạo thành động mạch (trái) và tĩnh mạch (phải). 75 Hình 3.2. Sơ đồ cấu tạo thành động mạch cơ. 77 Hình 3.3. Sơ đồ không gian của mao mạch. 80 Hình 3.4. Sơ đồ cấu tạo mao mạch liên tục (trên), mao mạch có lỗ thủng (giữa) và mao mạch kiểu xoang (dưới). 82 Hình 3.5. Sơ đồ phân nhánh tạo lưới mao mạch. 83 Hình 3.6. Sơ đồ quan hệ mao mạch máu và mao mạch bạch huyếtMao mạch bạch huyết. 85 Hình 4.1. Tuyến ức. 91 Hình 4.2. Tuyến ức dưới KHV và độ phóng đại nhỏ. 92 Hình 4.3. Tế bào Thymus. 93 Hình 4.4. Sự hình thành tiểu thể thymus do sự thoái hóa tế bào biểu mô. 94 Hình 4.5. Sơ đồ cấu tạo hạch bạch huyết. 99
  8. Hình 4.6. Sơ đồ cấu tạo và tuần hoàn của lách. 100 Hình 5.1. Sơ đồ cấu tạo nơron. 106 Hình 5.2. Thân Nơron dưới kính hiển vi điên tử. 108 Hình 5.3. Nơron đa cực (A), hai cực (B), và một cực giả (C). 110 Hình 5.4. Sơ đồ cấu tạo của Synap. 112 Hình 5.5. Các túi Synap có kích thước và cấu tạo khác nhau. 113 Hình 5.6. Sơ đồ biểu diễn điện thế nghỉ và sự hình thành điện thế động ở sợi trục. 115 Hình 5.7. Sự dẫn truyền luồng thần kinh theo kiểu nhảy ở sợi thần kinh có myelin. 116 Hình 5.8. Các loại tế bào thần kinh đệm. 117 Hình 5.9. Tế bào ít nhánh. 117 Hình 5.10. Sơ đồ cho thấy tế bào nhánh tạo nên bao myelin. 118 Hình 5.11. Sơ đồ sợi thần kinh không myelin. 121 Hình 5.12. Sơ đồ biểu diễn quá trình hình thành bao myelin. 122 Hình 5.13. Sơ đồ 1 phần mô thần kinh trung ương. 123 Hình 6.1. Sơ đồ cấu tạo mắt. 130 Hình 6.2. Cấu tạo giác mạc. 131 Hình 6.3. Cấu tạo mô học của mống mắt. 134 Hình 6.4. Sơ đồ không gian vùng mống mắt, thể mi, giác mạc. 134 Hình 6.5. TB nón (trái) và TB que (phải). 137 Hình 6.6. Sơ đồ cấu tạo siêu vi và phân tử của TB que. 138 Hình 6.7. Sơ đồ cấu tạo của thấu kính mắt. 141 Hình 6.8. Mắt và lệ bộ. 143 Hình 6.9. Sơ đồ cấu tạo cơ quan thính giác. 143 Hình 6.10. Cấu tạo các xương con. 146 Hình 6.11. Sơ đồ mê đạo màng và các điểm cảm giác. 147 Hình 6.12. Ốc tai và cơ quan Corti. 148 Hình 6.13. Cơ quan Corti. 149 Hình 6.14. Sơ đồ cấu tạo TB vùng khứu giác. 152 Hình 7.1. Sơ đồ cấu tạo của thận. 155 Hình 7.2. Ống sinh niệu (T) và tế bào của các đoạn ống (P). 157 Hình 7.3. Sơ đồ cấu tạo tiểu cầu thận và phức hợp cận tiểu cầu. 159 Hình 7.4. Tế bào có chân dưới KHV điện tử quét. 160 Hình 7.4. Sơ đồ cấu tạo hàng rào lọc và khe lọc. 161
  9. Hình 7.5. Sơ đồ tuần hoàn trong thận. 166 Hình 8.1. Sơ đồ cấu tạo chung của ống tiêu hóa. 173 Hình 8.2. Sơ đồ cấu tạo thực quản. 176 Hình 8.3. Sơ đồ các tầng mô của dạ dày. 178 Hình 8.4. Sơ đồ cấu tạo hỗng tràng. 180 Hinh 8.5. Đáy tuyến Lieberkuhn và tế bào Paneth. 182 Hình 8.6. Sơ đồ cấu tạo tầng niêm mạc ruột già. 183 Hình 8.7. Cấu tạo ruột thừa. 184 Hình 9.1. Sơ đồ cấu tạo của da. 188 Hình 9.2. Sơ đồ cấu tạo của da và nếp vân da. 188 Hình 9.3. Các lớp cấu tạo của biểu bì. 189 Hình 9.4. Phức hợp Merkel. 193 Hình 9.5. Sơ đồ tuần hoàn da. 196 Hình 9.6. Sơ đồ biểu diễn các độ bỏng da. 198 Hình 9.7. Sơ đồ các bộ phận phụ thuộc da. 199 Hình 9.8. Sơ đồ cấu tạo của lông, tuyến bã. 202 Hình 9.9. Sơ đồ cấu tạo của móng. 204 Hình 10.1. Sơ đồ tổng quát hệ hô hấp. 207 Hình 10.2. Sơ đồ phân nhánh vùng dẫn khí và vùng hô hấp. 211 Hình 10.2. Cấu tạo phần hô hấp của phổi. 217 Hình 10.3. Sơ đồ cấu tạo thành phế nang. 220 Hình 10.4. Tiểu thùy phổi. 221 Hình 10.5. Sơ đồ cấu tạo màng phổi. 221 Hình 11.1. Sơ đồ biểu diễn hệ nội tiết. 222 Hình 11.2. Sơ đồ cấu tạo của tuyến yên. 226 Hình 11.3. Tế bào thùy trước tuyến yên: TB hướng thân (ST)TB hướng tuyến vú (MT), TB hướng tuyến sinh dục (GT). 228 Hình 11.4. Sơ đồ tuần hoàn ở tuyến yên. 232 Bảng 11.3. Tác dụng của các Hormon tuyến yên. 234 Hình 11.4. Sơ đồ vị trí tuyến giáp. 235 Hình 11.5. Cấu tại vi thể của tuyến giáp. 236 Hình 11.6. Cấu trúc siêu vi TB nang tuyến giáp. 237 Hình 11.7. Sự tổng hợp và chế tiết hormon. 238
  10. Hình 11.8. Cấu tạo vi thể của tuyến giáp. 241 Hình 11.9. Cấu tạo vi thể tuyến thượng thận. 243 Hình 11.10. Sơ đồ tuần hoàn tuyến thượng thận. 244 Hình 11.11. Sơ đồ quan hệ giữa hypothalamus, tuyến yên và thượng thận vỏ. 249 Hình 11.12. Cấu tạo vi thể của tuyến tùng. 252 Hình 11.13. Cấu tạo nang tuyến tụy. 253 Hình 11.14. Hình ảnh vi thể nang tuyến tụy. 255 Hình 11.15. Hình ảnh đảo Langerhans được bao xung quanh bởi những nang tuyến. 256 Hình 12.1. Cơ quan sinh dục nam. 262 Hình 12.2. Tinh hoàn. 263 Hình 12.3. Sơ đồ cấu tạo tinh hoàn. 264 Hình 12.4. Sơ đồ biệt hóa tinh tử thành tinh trùng và cấu tạo của tinh trùng. 267 Hình 12.5. Tinh trùng trong tử cung. 268 Hình 12.6. Sơ đồ phân chia và biệt hóa tế bào dòng tinh. 271 Hình 12.7. Ống ra và ống mào tinh. 274 Hình 12.8. Tế bào biểu mô của ống mào tinh. 275 Hình 12.9. Ống tinh. 276 Hình 12.10. Cấu tạo vi thể của tuyến tiền liệt. 279 Hình 12.11. Sơ đồ cấu tạo của dương vật. 280 Hình 12.12. Sơ đồ cấu tạo hệ sinh dục nữ. 281 Hình 12.13. Buồng trứng và tử cung. 283 Hình 12.14. Sơ đồ cấu tạo buồng trứng (dưới) và nang trứng (trên). 284 Hình 12.15. Hệ sinh dục nữ. 285 Hình 12.16. Quan hệ giữa noãn và tế bào nang. 286 Hình 12.17. Vòi tử cung. 289 Hình 12.18. Chu kỳ kinh nguyệt, chu kỳ hormon và chu kỳ nang trứng. 295 Hình 12.19. Quan hẹ hormon trong chu kỳ phát triển nang trứng. 296 Hình 12.20. Tuyến vú. 298 Hình 12.21. Tế bào cơ biểu mô và nang tuyến. 298 Hình 12.22. Nang tuyến vú và ống bài xuất. 299 Hình 12.23. Sơ đồ chế tiết kiểu bán hủy ở tế bào nang tuyến vú. 300 Hình 13.1. Hình ảnh phôi cuối tuần thứ 3, chỉ ra hình ảnh của tế bào mầm nguyên thủy ở trong thành của túi noãn hoàng. 303
  11. Hình 13.2. Sơ đồ nguyên phân. 305 Hình 13.3. Các giai đoạn của giảm phân. 307 Hình 13.4. Sơ đồ so sánh nguyên phân và giảm phân. 308 Hình 13.5. A. Tế bào mầm nguyên thủy; B. Tế bào noãn nguyên thủy; C. Tế bào noãn nguyên thủy ở ở kỳ trước giảm phân I. 309 Hình 13.6. A. nang trứng nguyên thủy; B. nang trứng đang phát triển (sơ cấp); C. Nang trứng đặc. 310 Hình 13.7. Giảm phân ở nang trứng đang trưởng thành. 311 Hình 13.8. Sơ đồ tạo giao tử ở nam và nữ. 314 Hình 13.9. Các tế bào dòng tinh trong biểu mô tinh với tế bào Sertoli. 315 Hình 13.10. Sơ đồ biệt hóa tinh trùng từ tinh tử. 316 Hình 13.11. Loa vòi bắt trứng. 319 Hình 13.12. Sự xâm nhập của tinh trùng vào trứng. 322 Hình 13.13. A. Sự kết dính 2 tiền nhân; B. Giai đoạn 2 phôi bào. 323 Hình 13.14. Sơ đồ mô tả toàn bộ quá trình thụ tinh. 324 Hình 14.1. Hình ảnh phôi người 7,5 ngày. 327 Hình 14.2. Xuất hiện trung bì ngoài phôi. 329 Hình 14.3. Phôi 13 ngày. 330 Hình 14.4. Sơ đồ đĩa phôi đầu tuần thứ 13. 331 Hình 14.5. Sự khép mình của phôi, hình thành túi ối. 334 Hình 14.6. Sơ đồ biệt hóa tạo cơ quan từ 3 lá phôi. 335 Hình 15.1. Sơ đồ quá trình phân cắt và di chuyển của phôi sau khi thụ tinh. 339 Hình 15.2. Phôi ở giai đoạn hai, bốn tế bào, phôi dâu, phôi nang. 340 Hình 15.3. Các phôi bào của chuột dưới kính hiển vi diện tử. A. không nén, B. các tế bào nén lại. 341 Hình 15.4. Các vị trí làm tổ bất thường có thể xảy ra. 342 Hình 15.5. Sự làm tổ của phôi ở túi cùng sau (trong ổ bụng). 343 Hình 16.1. Phôi người tại thời điểm bắt đầu tháng thứ 2 của sự phát triển. Tại cực phôi, lông nhau phát triển nhanh về số lượng và hình dạng, cực đối phôi thì phát triển chậm hơn. 346 Hình 16.2. Cấu trúc của lông nhau qua các giai đoạn phát triển khác nhau. A. Trong suốt tuần thứ 4. Trung bì ngoài phôi thâm nhập vào lông nhau bám trực tiếp vào màng
  12. rụng đáy. B. Trong suốt tháng thứ 4, nhiều lông nhau nhỏ, thành của mao mạch tiếp xúc trực tiếp với lớp lá nuôi hợp bào. C, D. chỉ sự lớn lên của các lông nhau. 347 Hình 16.3. Phôi 6 tuần. Túi ối và khoang đệm được mở ra để lộ phôi, minh họa sự xuất hiện của nguyên bào nuôi ở cực phôi và ngược lại những lông nhau nhỏ ở cực đối phôi. Ống túi noãn hoàng có khuynh hướng dài ra, túi noãn hoàng có khuynh hướng thoái hóa. 350 Hình 16.4.. Thai 19 tuần trong tử cung, hình còn cho thấy dây rốn và bánh nhau. Lòng tử cung được lấp đầy. Thành của tử cung có 1 nhân xơ. 352 Hình 16.5. Thai 23 tuần trong tử cung. Đã cắt bỏ 1 phần thành tử cung và màng ối. Trong hình chỉ mạch máu bánh nhau hội tụ về dây rốn. Dây rốn quấn 1 vòng chặt quanh bụng, có khả năng gây ra bất thường ở thai nhi. 353 Hình 16.6. A. Phôi 5 tuần minh họa cấu trúc cuống phôi nguyên thủy. B. Dây rốn nguyên thủy lúc thai 10 tuần. C. Cắt ngang qua vòng dây rốn. D.Cắt ngang qua dây rốn nguyên thủy thấy quay ruột nhô ra trong dây rốn. 358 Hình 16.7. Bất thường về chi gây ra bởi dây màng ối. A Chi khuyết vòng. B Cụt chi. 359 Hình 17.1. Trẻ sinh ra từ mẹ mắc bệnh giang mai. 371
  13. NHẬP MÔN MÔ HỌC MỘT SỐ KHÁI NIỆM Mô học là môn khoa học nghiên cứu hình thái vi thể và siêu vi thể của tế bào, mô, cơ quan cơ thể người bình thường, trong mối quan hệ chặt chẽ với ý nghĩa chức năng của chúng. Tế bào là đơn vị cấu tạo và chức năng của cơ thể sống. dựa vào chức năng có thể xếp tế bào cơ thể thành những nhóm cơ bản sau: tế bào gốc, tế bào biểu mô, tế bào chống đỡ, tế bào co rút (tế bào cơ), tế bào thần kinh, tế bào máu, tế bào miễn dịch và tế bào chế tiết hormon. Mô gồm quần thể tế bào đã chuyên môn hóa và những sản phẩm của tế bào đảm nhiệm một hoặc vài chức phận nhất định. Cơ thể người có 05 loại mô cơ bản: (1) biểu mô, (2) mô liên kết (mô liên kết chính thức, mô xương, mô sụn, mô mỡ, mô lưới), (3) mô cơ, (4) mô thần kinh và (5) mô máu và bạch huyết. Cơ quan là đơn vị cấu trúc gồm các nhóm mô, đảm nhiệm một hoặc nhiều chức năng nhất định. Hệ cơ quan gồm một nhóm các cơ quan liên hệ hoặc phụ thuộc nhau, đảm nhiệm 1 hoặc nhiều chức phận nhất định. Cơ thể người bao gồm các cơ quan và hệ cơ quan hoạt động tương tác với nhau, đảm bảo sự thích nghi trong môi trường sống. QUAN HỆ GIỮA MÔ HỌC VÀ CÁC MÔN HỌC KHÁC TRONG Y SINH HỌC Mô học được coi là mô học cơ sở về hình thái cho các môn học cơ sơ chức năng như: sinh lý học, sinh hóa học và các môn học tiền lâm sàng như: giải phẩu bệnh, sinh lý bệnh, dược lý học. Với giải phẫu học: giải phẫu học và mô học là hai môn học hình thái học mà sinh viên được học ngay những năm đầu khi vào trường y. Gải phẫu học nghiên cứu mô tả bằng quan sát đại thể, mô học nghiên cứu mô tả cơ thể ở mức hiển vi. Những phát hiện và hiểu biết về giải phẫu học là tiền đề để ngành mô học đi sâu nghiên cứu; đổng thời những kiến thức về mô học làm phong phú và sâu thêm những hiểu biết về giải phẫu. Giáo trình: Bài Giảng Mô Học - Phôi Thai Học (1994), NBX Y học, Hà Nội. Biên soạn: PGS.TS.Trịnh Bình, Đỗ Kính 1
  14. Với sinh lý học: Sinh lý học nghiên cứu những cơ chế và qui luật hoạt động chức năng của các cơ quan, hệ cơ quan của cơ thể người. Những hiểu biết về cấu trúc đại thể (giải phẩu học) và đặc biệt là những kiến thức về vi thể, siêu vi thể (mô học) giúp trả lời câu hỏi vì sau các cơ quan, hệ cơ quan lại thực hiện được những chức năng đó. Với những hiểu biết hiện nay về cơ thể con người, có thể nói: “Trong cơ thể không có một cấu trúc nào không đảm một chức năng không có chức năng nào không liên quan đến một cấu trúc”. Khi nghiên cứu mô tả cấu trúc hình thái của tế bào, mô của cơ quan nào đó, người làm mô học luôn tìm hiểu liên hệ với ý nghĩa chức năng của tế bào và mô ấy. Mô học không có nhiệm vụ nghiên cứu hoạt động sinh lý của các cơ quan, hệ cơ quan, nhưng mô học luôn tìm hiểu ý nghĩa chức năng của các cấu trúc đã nghiên cứu, ngày nay, mô sinh lý học là một trong những hướng nghiên cứu của mô học hiện đại Với sinh hóa học: việc áp dụng nghững kỹ thật nghiên cứu hóa tế bào, hóa mô nhằm phát hiện và xác định vị trí, sự phân bố và những biến đổi các thành phần hóa học ở tế bào và mô đã chứng tỏ mối quan hệ mật thiết giữa hóa học, hóa sinh học với tế bào học, mô học. Với những môn bệnh học và lâm sàng: những kiến thức mô học của cơ thể người bình thường là không thể thiếu để có thể nhận ra được những cấu trúc bệnh lý bất thường và giúp hiểu thấu đáu những quá trình sinh hóa bất thường và sinh lý bệnh. Cùng với những khám xét lâm sàng và cận lâm sàng khác các lâm sàng còn sử dụng các kết quả phân tích về tế bào học, mô học… Giúp cho việc chẩn đoán, tiên lượng, theo dõi trong quá trình điều trị cho người bệnh. Nhà bệnh lý học người Đức Rudolf Virchow (1821 - 1902) đã từng có câu nói nổi tiếng: “…Tôi khẳng định rằng, không một thầy thuốc giỏi nào lại không hiểu biết tường tận về cấu trúc cơ thể con người!” PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP Để đạt kết quả học tập, cần có phương pháp phù hợp. Ngoài việc phải nắm vững những mục tiêu học tập của mỗi bài, sinh viên cần lưu ý những điểm sau: Giáo trình: Bài Giảng Mô Học - Phôi Thai Học (1994), NBX Y học, Hà Nội. Biên soạn: PGS.TS.Trịnh Bình, Đỗ Kính 2
  15. Vì mô học là môn học hình thái mô tả, nhiều chi tiết và thuật ngữ, nên cần học cách gọi tên và mô tả đúng các cấu trúc, hiểu các hình và tập vẽ các hình minh họa; nên làm dàn ý chi tiết bài học của riêng mình. Nên liên hệ giữa đặc điểm hình thái với ý nghĩa chức năng của cấu trúc. Tích cực, chủ đông tham gia các buổi thực tập trên tiêu bản để củng cố kiến thức Giáo trình: Bài Giảng Mô Học - Phôi Thai Học (1994), NBX Y học, Hà Nội. Biên soạn: PGS.TS.Trịnh Bình, Đỗ Kính 3
  16. CHƯƠNG 1 MÔ, BIỂU MÔ VÀ MÔ LIÊN KẾT 1.1. Thông tin chung 1.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học Bài học cung cấp kiến thức tổng quát về cấu tạo hình thái vi thể, siêu vi thể và hóa học của các mô và các bộ phận chủ yếu của những cơ quan trong cơ thể người bình thường, cấu tạo, chức năng của các mô, các cơ quan và các nội dung liên quan đến Mô phôi. 1.1.2. Mục tiêu học tập Mô, biểu mô: 1. Trình bày được khái niệm và các đặc điểm cấu tạo của biểu mô. 2. Mô tả được các cấu trúc liên kết giữa các tế bào. 3. Mô tả được cấu trúc mô học của 9 loại biểu mô phủ và trình bày vị trí của chúng trong cơ thể. 4. Phân loại biểu mô tuyến. 5. Mô tả được các kiểu chế tiết của biểu mô tuyến. Mô liên kết: 1. Trình bày được đặc điểm chung của mô liên kết. 2. Mô tả cấu tạo và chức năng của 9 loại tế bào liên kết. 3. Mô tả được đặc điểm các sợi liên kết 4. Trình bày được phân loại mô liên kết. 1.1.3. Chuẩn đầu ra Ứng dụng được các hiểu biết về Mô phôi học vào các môn y học khác để phòng bệnh và điều trị. 1.1.4. Tài liệu giảng dạy 1.1.4.1 Giáo trình Trịnh Bình, Đỗ Kính (1994). Bài Giảng Mô Học - Phôi Thai Học, NBX Y học, Hà Nội. 1.1.4.2 Tài liệu tham khảo 1. Bộ Y Tế (2007). Mô – phôi: Phần Mô học, NXB Y học, Hà Nội Giáo trình: Bài Giảng Mô Học - Phôi Thai Học (1994), NBX Y học, Hà Nội. Biên soạn: PGS.TS.Trịnh Bình, Đỗ Kính 4
  17. 2. Trang Thị Ánh Tuyết (2011). Bài Giảng Mô Phôi, NXB Y học, TP. HCM. 1.1.5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập Sinh viên đọc trước bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học, tích cực tham gia thảo luận và xây dựng bài học, ôn tập, trả lời các câu hỏi, trình bày các nội dung cần giải đáp và tìm đọc các tài liệu tham khảo. 1.2. Nội dung chính 1.2.1. Mô, biểu mô • MÔ LÀ GÌ? Mọi cơ thể sống có hai phạm trù cơ bản: cấu tạo và chức năng. Bất kỳ cấu tạo nào cũng đều đảm nhiệm những chức năng nhất định và ngược lại, bất kỳ chức năng nào cũng đều do một hoặc một số cấu tạo nào đó thực hiện. Cơ thể người và động vật là một thề thống nhất, toàn vẹn, trong đó có thể chia thành nhiều mức độ tổ chức khác nhau: phân tử, tế bào, mô, cơ quan và cơ thể. Tế bào là đơn vị sống cơ bản về cấu tạo và chức năng của mọi cơ thể sống. Mô là một hệ thống các tế bào và chất gian bào có cùng nguồn gốc, cấu tạo và chức năng, chúng được hình thành trong quá trình tiến hóa sinh học và xuất hiện ở cơ thể đa bào do quá trình biệt hóa. Cơ thể người có 5 loại mô chính: o Biểu mô (biểu mô phủ và biểu mô tuyến). o Mô liên kết (mô liên kết chính thức, mô sụn và mô xương, mô mỡ và mô lưới). o Mô cơ. o Mô thần kinh. o Mô máu và bạch huyết. 1.2.1.1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA BIỂU MÔ Biểu mô là mô gồm những tế bào xếp sát nhau với một khoảng gian bào không đáng kể. Biểu mô có tác dụng phủ mặt ngoài cơ thể, các khoang trong cơ thể hoặc tạo thành các tuyến. Biểu mô có nguồn gốc từ ngoại bì hoặc trung bì hoặc nội bì. Biểu mô có hai loại: • Biểu mô phủ: Lợp mặt ngoài cơ thể hoặc mặt trong các khoang thiên nhiên như: da, ống tiêu hóa, bàng quang, tử cung… Giáo trình: Bài Giảng Mô Học - Phôi Thai Học (1994), NBX Y học, Hà Nội. Biên soạn: PGS.TS.Trịnh Bình, Đỗ Kính 5
  18. • Biểu mô tuyến: tuyến ngoại tiết và tuyến nội tiết. Chức năng chung của biểu mô: bảo vệ, hấp thu, tái hấp thu, chế tiết. Biểu mô có 5 đặc điểm cấu tạo: Các tế bào biểu mô thường đứng sát nhau, tạo thành lớp và tựa trên màng đáy ngăn cách với mô liên kết. Lớp biểu mô thường có tính phân cực: cực ngọn quay về phía môi trường hoặc các khoang, cực đáy tựa trên màng đáy. Tính phân cực thể hiện ở cấu tạo, phân bố bào quan và hoạt động tế bào. Các tế bào biểu mô lân cận liên kết với nhau rất chặt chẽ bằng các hình thức liên kết phong phú. Trong biểu mô không có mạch máu. Biểu mô được nuôi dưỡng nhờ sự thẩm thấu các chất từ mô liên kết qua màng đáy. Hầu hết biểu mô, đặc biệt là biểu mô phủ có khả năng tái tạo mạnh. 1.2.1.2. BIỂU MÔ PHỦ - Tế bào biểu mô phủ ✓ Bào quan đặc biệt: Vi nhung mao: là những nhánh bào tương cực ngọn tế bào, do bào tương đội màng tế bào lên để tăng diện tích bề mặt tế bào. Có cấu trúc khá kiên định nhờ bên trong có những sợi actin chạy dọc theo nhung mao. Lông chuyển: có cấu trúc giống như trung thể, bên ngoài được bọc bởi một màng tế bào, nó có nhiều ở cực ngọn của tế bào trụ có lông chuyển của biểu mô đường hô hấp. Mỗi lông chuyển gồm 9 nhóm siêu ống ngoại vi và 2 siêu ống trung tâm xếp song song nhau và chạy theo chiều dọc của lông chuyển. Nếp gấp đáy: là những chỗ màng bào tương ở cực đáy tế bào biểu mô lõm sâu vào bào tương tế bào tạo thành những mê đạo đáy. Giáo trình: Bài Giảng Mô Học - Phôi Thai Học (1994), NBX Y học, Hà Nội. Biên soạn: PGS.TS.Trịnh Bình, Đỗ Kính 6
  19. Hình 1.1. Biểu mô phủ. ✓ Sự liên kết giữa các tế bào: Các tế bào biểu mô gần nhau liên kết với nhau rất chặt chẽ, nhờ các cấu trúc liên kết phong phú: chất gắn, khớp mộng, liên kết vòng bịt, thể liên kết vòng, thể liên kết, liên kết khe. • Chất gắn: Là những phân tử kết dính tế bào nằm trong khoảng gian bào hẹp giữa các tế bào. • Khớp mộng: Là cấu trúc lồi lõm của tế bào khớp vào nhau. • Liên kết vòng bịt: Là vùng liên kết khít ở cực ngọn, 2 màng tế bào như được may lại bởi những hàng phân tử protein. • Thể liên kết vòng: Cũng tạo thành 1 dãy quanh cực ngọn của tế bào. • Thể liên kết: Là những cấu trúc liên kết điển hình, thường gặp, có dạng bầu dục. Ở mỗi phần tế bào đối diện có 1 tấm bào tương đặc với nhiều siêu sợi trương lực xuyên qua màng bào tương và đan vào nhau ở khoảng gian bào và làm cho sự liên kết càng thêm chắc. • Liên kết khe: là những vùng rộng có đường kính khoảng 1000nm, ở đó 2 màng tế bào cách nhau 2- 3nm, trên màng tế bào có những phức hợp protein đặc biệt (connexon) tạo nên những khe thông có thể đóng mở để vận chuyển ion có trọng lượng phân tử 2.103 từ tế bào này đến tế bào kia. Loại liên kết này có thể gặp ở tất cả các mô. Giáo trình: Bài Giảng Mô Học - Phôi Thai Học (1994), NBX Y học, Hà Nội. Biên soạn: PGS.TS.Trịnh Bình, Đỗ Kính 7
  20. Hình 1.2. Sự liên kết giữa các tế bào. Giáo trình: Bài Giảng Mô Học - Phôi Thai Học (1994), NBX Y học, Hà Nội. Biên soạn: PGS.TS.Trịnh Bình, Đỗ Kính 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2