intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Nhập môn hệ thống thông tin - Bài 1: Giới thiệu hệ thống thông tin

Chia sẻ: Nhân Chi Sơ | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:42

440
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài 1 giới thiệu về hệ thống thông tin. Sau khi học xong bài này người học có thể hiểu được: Các khái niệm về thông tin, khái niệm về mô hình và hệ thống, hệ thống thông tin là gì? hệ thống thông tin trong kinh doanh, phát triển hệ thống, tại sao phải học hệ thống thông tin.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Nhập môn hệ thống thông tin - Bài 1: Giới thiệu hệ thống thông tin

  1. Bài 1 : Giới thiệu hệ thống thông tin  Các khái niệm về thông tin  Khái niệm về mô hình và hệ thống  Hệ thống thông tin là gì ?  Hệ thống thông tin trong kinh doanh  Phát triển hệ thống  Tại sao phải học Hệ thống thông tin. 1
  2. 1­ Hệ thống thông tin  (Information System) Hệ thống thông tin là tập hợp các phần tử dùng thu  nhận, quản lý, phổ biến thông tin và  cung  cấp cơ  chế   phản  hồi nhằm đáp ứng một mục tiêu nào đó.       Hằng ngày chúng ta tiếp xúc và làm việc với các hệ  thống thông tin cá nhân hoặc chuyên nghiệp. Chúng ta  sử dụng hệ thống chi đổi tiền tự động ATM ở các ngân  hàng, quầy tính tiền ở siêu thị sử dụng hệ thống mã  vạch và máy quét, chúng ta truy cập thông tin trên  Internet hay nhận thông tin từ các trạm thông qua các  màn hình cảm ứng (touch screen) Trên 500 công ty công  nghệ thông tin vượt qua mức  1 tỉ USD/ năm.   2
  3. 1­ Hệ thống thông tin  (Information System) Trong  tương  lai, chúng ta còn  lệ  thuộc  vào  hệ thống  thông tin nhiều hơn nửa. Một ví dụ  là hãng General   Motors  đã  hợp  sức  với  hãng  Fidelity Investments để   tạo ra  hệ  thống cho phép người dùng  nhận được thông  tin về đầu  tư và mua bán chứng  khoán ngay  trên  xe   hơi  bằng cách dùng giọng nói.  Biết được vị thế của hệ thống thông tin và vận dụng  được kiến thức nầy vào công việc làm sẽ tạo cho người  dùng cơ hội thành công trong nghề nghiệp. Cơ quan, tổ  chức đạt được mục tiêu, và xã hội có chất lượng cuộc  sống cao hơn. 3
  4. 1­ Hệ thống thông tin ­  Vai trò của máy tính Máy tính và hệ thống thông tin liên tục thay đổi  cách thức tổ chức điều khiển kinh doanh. Máy tính giúp rút ngắn thời gian xử lý, đạt được  kết quả cao, lợi nhuận cao. Ngày nay, chúng ta đang sống trong nền kinh tế  thông tin. Thông tin tự bản thân nó cũng có giá trị,  và các thương vụ thường trao đổi thông tin nhiều  hơn là trao đổi hàng hoá cụ thể   4
  5. 1­ Hệ thống thông tin ­  Vai trò của máy tính Hệ thống đặt nền tảng trên máy tính, càng ngày máy tính  càng được dùng nhiều hơn để tạo ra, lưu trữ, và truyền  thông tin.  Các nhà đầu tư sử dụng hệ thống thông tin để ra các  quyết định đáng giá nhiều triệu USD, các cơ quan tài  chính dùng hệ thống thông tin và phương tiện điện tử để  chuyển hàng tỉ USD đi khắp thế giới, các hãng sản xuất  dùng hệ thống thông tin để đặt nguyên liệu và phân phối  hàng hoá mà trước đây chưa bao giờ nhanh đến như vậy.  Máy tính và hệ thống thông tin sẽ còn tiếp tục thay đổi xã  hội , công cuộc kinh doanh, và cuộc sống của chúng ta  5
  6. 1­ Hệ thống thông tin ­  Vai trò của máy tính Chương nầy phác hoạ các nét để hiểu được máy tính, hệ  thống thông tin, cũng như mức độ quan trọng của việc  học hệ thống thông tin. Các hiểu biết nầy giúp ta áp dụng  đúng các khái niệm về hệ thống thông tin.  Thông tin là khái niệm trung tâm của giáo trình nầy. Để là  nhà quản lý hiệu quả trong mọi lĩnh vực kinh doanh , bạn  cần biết rằng thông tin là một trong những nguồn có giá  trị và quan trọng của tổ chức.  Nhưng coi chừng, thông tin thường hay bị nhầm với dữ  liệu. 6
  7. 2.  Dữ liệu và thông tin  Dữ liệu  Bao gồm các sự việc thô như là tên công nhân viên, hay số giờ làm  việc trong tuần, mã vật tư tồn kho, hay là đơn đặt hàng.                Bảng liệt kê một số kiểu dữ liệu thường được dùng Dữ liệu Thể hiện dưới hình thức Kiểu chữ số Con số, chữ cái, các ký tự Alphanumeric data Kiểu ảnh Hình ảnh, đồ hoạ Image data Kiểu âm thanh Âm thanh, tiếng ồn, tín hiệu số Audio data Kiểu nhìn Ảnh tỉnh hoặc động Video data 7
  8. 2. Dữ liệu và thông tin  Thông tin • Khi các sự việc được tổ chức, sắp xếp lại theo một cách đặc  biệt nào đó để có nghĩa, các sự việc nầy trở thành thông tin. • Thông tin là tập hợp các sự việc được tổ chức theo cách sao  cho có giá trị tăng thêm ngoài giá trị bản thân của sự việc. • Ví dụ như một nhà quản lý có thể có thông tin về số lượng  hàng bán ra theo một cách sắp xếp riêng để phục vụ cho việc  quản lý của mình, khác với thông tin bán hàng từ bộ phận kinh  doanh.  • Cung cấp thông tin cho khách hàng cũng giúp cho công ty tăng  tổng thu nhập và lợi nhuận   8
  9. 2. Dữ liệu và thông tin  Kiểu của thông tin được tạo ra tuỳ thuộc vào mối quan hệ  giữa các dữ liệu sẵn có. Thêm dữ liệu mới vào, hoặc thay  đổi dữ liệu khác có nghĩa là phải xác định lại các mối  quan hệ và tạo ra thông tin mới.  Biến đổi dữ liệu thành ra thông tin là một tiến trình, hoặc  là một tập hợp các công tác luận lý có liên quan nhau để  đạt được kết quả nào đó 9
  10. 2. Dữ liệu và thông tin • Trong một số trường hợp, dữ liệu được tổ chức, xử lý bằng thủ công hoặc tính nhẫm. Trong một số trường hợp khác cần sử dụng máy tính. Điều quan trọng không nằm ở xuất xứ của dữ liệu, hay dữ liệu được xử lý theo cách nào, mà nằm ở chỗ kết quả có giá trị và có hữu dụng hay không. • Tiến trình xử lý dữ liệu Xử lý (áp dụng các Dữ liệu kiến thức bằng cách Thông tin chọn lựa,tổ chức, và vận dụng) 10
  11. 3­    Đặc trưng của thông tin có giá trị Ñaëc tính Ñònh nghóa Chính xác Thông tin chính xác là thông tin không chứa các nhầm lẫn, thông  (Accurate) tin không chính xác được tạo ra do quá trình xử lý (thường gọi là  GIGO , garbage in, garbage out). Hoàn chỉnh  Thông tin hoàn chỉnh có chứa tất cả các sự việc quan trọng, ví  (Complete) dụ một báo cáo đầu tư không hoàn chỉnh khi báo cáo nầy không  chứa tất cả các chi phí quan trọng.  Kinh tế Thông tin phải xét đến liên hệ giữa kinh tế và giá thành. Các  (Economical)  nhà quản lý luôn luôn phải cân đối giữa giá thành để tạo ra  thông tin và giá trị do thông tin cung cấp. Mềm dẻo Thông tin mềm dẻo là thông tin có thể được dùng cho nhiều  (Flexible) mục đích khác nhau. Tin cậy Mức độ tin cậy mà nguồn thông tin tuỳ thuộc vào. Đôi khi độ  (Reliable) tin cậy của thông tin tuỳ thuộc vào phương pháp thu thập thông  tin, hay tuỳ thuộc vào nguồn cung cấp thông tin. Lời đồn không  phải là nguồn thông tin đáng tin cậy. 11
  12. 3­    Đặc trưng của thông tin có giá trị Thích đáng Thông tin thích đáng rất quan trọng đối với người có thẩm quyền ra  (Relevant)  quyết định. Ví dụ thông tin gỗ xẻ sắp lên giá không có liên quan đến  hãng sản xuất vi mạch máy tính. Đơn giản Thông tin phải đơn giản, không được phức tạp thái quá. Thông tin  (Simple)  đưa đến quá nhiều và phức tạp làm cho người ra quyết định bị rối  trí vì không thể xác định nguồn tin nào thật sự quan trọng. Đúng lúc Thông tin phải đượïc cung cấp đúng thời điểm cần thiết. Ví dụ thông  (Timely)  tin dự báo thời tiết trong tuần rồi không giúp ích cho người nông dân  quyết định ngày mai có phơi lúa hay không. Kiểm chứng  Thông tin phải kiểm chứng được. Nghĩa là ta phải kiểm tra được để  được  chắc chắn rằng thông tin đúng, ta có thể kiểm chứng bằng nhiều  (Verifiable)  nguồn khác nhau của cùng một thông tin. Dễ truy cập Những người dùng có thẩm quyền phải dễ dàng truy cập được thông  (Accessible)  tin cần thiết theo đúng định dạng và thời điểm sử dụng. An toàn Thông tin phải được an toàn, bảo mật, không cho những người không  (Secure)  có thẩm quyền truy cập thông tin.  12
  13. 3­    Đặc trưng của thông tin có giá trị • Nếu thông tin của cơ quan không chính xác hoặc không  đầy đủ, người quản lý có thể đưa ra các quyết định không  thích hợp, gây thiệt hại cá nhân và tổ chức hàng nghìn,  thậm chí hàng triệu đồng. • Sự sụp đổ của công ty kinh doanh năng lượng Enron vào  năm 2001 là hậu quả của việc báo cáo thông tin sai và kế  toán không chính xác,  khiến cho các chủ đầu tư phán đoán  sai tình trạng tài chính thực sự của công ty và công ty phải  chịu tổn thất lớn về nhân sự  • Các thông tin cung cấp không thích hợp với tình huống,  hoặc không đúng thời điểm, hay quá phức tạp, khó hiểu  13 sẽ không có giá trị đối với tổ chức. 
  14. 3­    Đặc trưng của thông tin có giá trị • Thông tin hữu dụng có thể rất khác nhau về giá trị đối  với mỗi thuộc tính kể trên.  • Ví dụ đối với dữ liệu về thị trường tri thức, người ta có  thể chấp nhận một mức độ kém chính xác, và không đầy  đủ, nhưng chủ yếu là phải kịp lúc. Thị trường tri thức có  thể báo động cho ta là đối thủ của ta sắp có một đợt giảm  giá lớn. Chi tiết chính xác và thời điểm giảm giá có thể  không quan trọng bằng vạch ra kế hoạch để đối phó. Độ  chính xác, tính kiểm chứng được và mức độ hoàn chỉnh là  các đặc tính phải có của dữ liệu được dùng trong kế toán  của một công ty như là quỉ tiền mặt, hàng tồn kho, và  thiết bị. 14
  15. 3­ Trị giá của thông tin  • Trị giá thông tin = Lợi nhuận tăng thêm ­ chi phí tt • Ví dụ : Lắp mới hệ thống đặt hàng qua máy tính • Tiêu tốn :   30.000 $ • Tăng doanh số : 50.000 $ • Giá trị gia tăng  do hệ thống mới làm ra :         50.000 – 30.000 = 20.000 $ 15
  16. 4­  Hệ thống và khái niệm mô hình Hệ thống là tập hợp các phần tử tương tác với nhau để  đạt được mục tiêu của tổ chức. Chính các phần tử nầy và  mối quan hệ giữa các phần tử xác định cách thức làm việc  của hệ thống.  Hệ thống phải gồm đầu vào (input), cơ chế xử lý  (processing mechanisms), đầu ra (output), và  phản hồi   (feedback).  Ví dụ: Hệ thống rửa xe tự động  Đầu vào : Xe dơ, nước, chất tẩy rửa,năng lượng, tay                 nghề, kiến thức, thời gian. Đầu ra  : Xe sạch, bóng. Hồi tiếp : Giá cả, sự hài lòng của khách hàng  16
  17. 4­  Hệ thống và khái niệm mô hình Cách tổ chức, sắp xếp các phần tử trong hệ thống  được gọi là cấu hình (configuration).  Rất giống với dữ liệu, mối liên hệ giữa các phần  tử trong hệ thống được xác định thông qua tri thức.  Trong hầu hết các trường hợp, nắm được mục  tiêu hay đầu ra của hệ thống là bước đầu để xác  định cấu hình của các phần tử  17
  18. 4­  Hệ thống và khái niệm mô hình ­ Kiểu hệ thống Kiểu hệ thống (system types) Có rất nhiều kích cỡ hệ thống như : đơn giản (simple),  hay phức tạp (complex), mở (open), hay đóng (close), bền  (stable), hay động (dynamic), có khả năng thích ứng  (adaptive) không khả năng thích ứng (nonadaptive),  thường trực (permanent) hay tạm thời (temporary)  18
  19. Bảng đặc trưng của hệ thống Hệ thống Đặc trưng Đơn giản Có ít phần tử, mối liên hệ hoặc tương tác giữa các phần tử không phức tạp và dễ hiểu. Phức tạp Có nhiều phần tử, các phần tử nầy có mức độ liên hệ, liên kết cao. Mở Tương tác với môi trường. Đóng Không tương tác với môi trường. Bền Chịu rất ít thay đổi theo thời gian Động Chịu sự thay đổi nhanh và đều đặn theo thời gian Thích ứng Có thể đáp ứng với sự thay đổi của môi trường. Không thích ứng Không thể đáp ứng với sự thay đổi của môi trường. Thường trực Hiện hữu trong khoảng thời gian tương đối lâu. 19 Tạm thời Chỉ hiện hữu trong khoảng thời gian tương đối ngắn
  20. 4. Xếp loại tổ chức theo kiểu hệ thống Hầu hết các công ty đều có thể định rõ nhờ vào bảng đặc trưng  Ví dụ   Công ty giúp việc nhà lau chùi công sở sau giờ làm việc là một  hệ thống bền, vì đây là công việc tương đối đều đặn.  Công ty sản xuất máy tính thành đạt là một kiểu mẫu phức  tạp, và động bởi vì công ty vận hành trong môi trường thay đổi.  Công ty thuộc loại không thích ứng thì công ty nầy khó mà tồn  tại lâu.  Một số các công ty máy tính trước đây như Osborne Computer  là một trong những công ty đầu tiên sản xuất máy tính xách tay,  hay VisiCorp là công ty đầu tiên sáng tạo ra chương trình bảng  tính (spreadsheet) đã không nhanh chóng thích ứng kịp với thị  trường máy tính và phần mềm. Kết quả là các công ty nầy  không còn tồn tại. Công ty IBM ngược lại, phát minh ra các  máy tính lớn, và sản xuất đủ các hạng loại máy tính, các phần  20 mềm và cung cấp các dịch vụ nên đã tồn tại được.  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2