intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Nhập môn hệ thống thông tin - Bài 2: Hệ thống thông tin trong tổ chức

Chia sẻ: Nhân Chi Sơ | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:48

94
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài 2 - Hệ thống thông tin trong tổ chức. Bài này trình bày một số nội dung chính sau: Tổ chức và hệ thống thông tin; văn hoá của tổ chức và sự thay đổi văn hoá; phổ biến, truyền đạt và tiếp thu công nghệ;... Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm các nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Nhập môn hệ thống thông tin - Bài 2: Hệ thống thông tin trong tổ chức

  1. Bài 2  Hệ thống thông tin trong  tổ chức 1
  2. 1­ Hệ thống thông tin và tổ chức Tổ chức là một tập hợp chính thức về nhân sự và các  nguồn tài nguyên khác được thiết lập để hoàn tất một  loạt các mục tiêu.  Mục tiêu đầu tiên của một tổ chức có thu lợi (for­profit) là  tối đa hoá giá trị cổ phần, thường được đo bằng giá cổ  phiếu của công ty. Tổ chức phi lợi nhuận bao gồm các tổ  chức xã hội, tôn giáo các trường đại học và các tổ chức  khác không lấy lợi nhuận làm mục tiêu chính. Tổ chức là một hệ thống. Tiền, nhân sự, nguyên vật liệu,  máy móc và thiết bị, dữ liệu, thông tin và các quyết định  thường được dùng trong các tổ chức  2
  3. 1­ Hệ thống thông tin và tổ chức Moâ hình toång quaùt cuûa moät toå chöùc 3
  4. 1­ Tổ chức và hệ thống thông tin Đầu vào của tổ chức : • Nguyên vật liệu, nhân sự…  Đầu ra của tổ chức: Hàng hoá, dịch vụ có giá trị cao hơn đầu vào Trong quá trình biến đổi, các hệ thống con có các bước xử lý  khác nhau để giúp đầu vào trở thành hàng hoá hay dịch vụ  có giá trị hơn   4
  5.         Chuỗi giá trị của một công ty sản xuất 5
  6. Hệ thống thông tin giử vai trò gì trong tiến trìnhthêm giá trị cho  sản phẩm ? Quan niệm truyền thống: trong tổ chức, HTTT được  dùng để kiểm soát và điều khiển tiến trình thêm giá trị,  HTTT biến đổi thông tin phản hồi từ các hệ thống thêm  giá trị thành ra thông tin có ý nghỉa hơn và dùng kết quả  nầy làm cơ sở để thay đổi cách vận hành hệ thống. Quan niệm đương thời: HTTT được xem là một phần  của tiến trình thêm giá trị cho sản phẩm. Cách thức một tổ chức nhìn vai trò của HTTT sẽ ảnh  hưởng đến cách mà hệ thống hoàn thành tiến trình thêm  giá trị. 6
  7. Cấu trúc của tổ chức • Cấu trúc của tổ chức nói đến cách tổ chức các bộ phận  con và cách thức mà các bộ phận nầy gắn liền với toàn bộ  tổ chức.   • Cấu trúc của một tổ chức có thể ảnh hưởng đến cách  nhìn cũng như cách sử dụng hệ thống thông tin trong tổ  chức đó  • Cấu trúc của một tổ chức thường gồm các kiểu sau đây:  truyền thống (traditional), dự án (project), tổ, nhóm (team),  đa chiều (multidimensional), và ảo (virtual). 7
  8. Cấu trúc của tổ chức Cấu trúc truyền thống  Các cấp bậc có quyền quyết định từ quản lý chiến lược  đến quản lý vận hành rồi đến cấp công nhân viên không  quản lý.   8
  9. Cấu trúc của tổ chức Cấu trúc tổ chức theo kiểu dự án  Cấu trúc theo kiểu dự án đặt trọng tâm vào sản phẩm  chính hay dịch vụ chính, mỗi dây chuyền sản xuất là  một  đơn vị biệt lập. Các chức  năng  truyền thống như tiếp thị,  tài chính, và sản xuất được đặt ngay trong các đơn vị biệt  lập nầy  Cấu trúc tổ chức nhóm  Cấu trúc tổ chức nhóm đặt trọng tâm vào nhóm làm việc.  Trong một số trường hợp, các nhóm là nhóm nhỏ, một số  trường hợp khác  nhóm là nhóm lớn. Tiêu biểu của cấu  trúc là mỗi nhóm có một lãnh đạo, người nầy sẽ báo cáo  cho người quản lý cấp cao hơn trong tổ chức.  9
  10. Cấu trúc của tổ chức Cấu trúc Đa chiều (Multidimensional Organizational Structure) Cấu trúc đa chiều còn được gọi là cấu trúc ma trận  (matrix organizational structure), cấu trúc đa chiều sát  nhập cùng lúc nhiều cấu trúc. Ví dụ một tổ chức có thể  vừa có cấu trúc truyền thống, vừa có cấu trúc dự án. Lợi điểm của cấu trúc đa chiều là khả năng đồng thời tác  động các lĩnh vực truyền thống của xí nghiệp và các  nhánh sản xuất chính. Còn bất lợi là người công nhân  phải chịu sự điều khiển của cùng lúc hai hoặc nhiều cấp  trên  10
  11. Cấu trúc của tổ chức Cấu trúc ảo Cấu trúc ảo sử dụng các cá nhân, nhóm, hoặc đơn vị kinh  doanh gồm nhiều người trong nhiều quốc gia khác nhau,  hoạt động trong nhiều múi giờ khác nhau. Trong cấu trúc  nầy, những người làm việc có thể không bao giờ gặp mặt  nhau trong phòng làm việc. Chủ yếu là sử dụng hệ thống  thông tin để phối hợp các hoạt động  Ngoài mục đích giảm giá thành và tăng lợi nhuận, cấu trúc  tổ chức ảo còn bảo đảm mức độ an toàn tối đa   11
  12. 2­ Văn hoá của tổ chức và sự thay đổi văn hoá  • Văn hoá tổ chức  • Là tập hợp các hiểu biết chủ yếu được nhóm cùng thừa  nhận, ví dụ như văn hoá của một nhóm sắc tộc, hay văn  hoá của một quốc gia. Văn hoá của tổ chức gồm các hiểu  biết chủ yếu, được thừa nhận trong doanh nghiệp, công ty  hay một tổ chức.  Cũng giống như cấu trúc của tổ chức, văn hoá của tổ  chức cũng tác động đến sự phát triển và vận hành hệ  thống thông tin trong một tổ chức  12
  13. 2­ Văn hoá của tổ chức và sự thay đổi văn hoá  • Sự thay đổi tổ chức  • Bàn về cách thức lập kế hoạch, thực hiện và quản các  thay đổi trong các tổ chức kiếm lời và tổ chức phi lợi  nhuận. Sự thay đổi có thể có nguyên nhân từ các thông số  bên trong và bên ngoài.  • Các thông số bên trong gồm có các hoạt động của công  nhân ở các cấp.  • Thông số bên ngoài gồm các hoạt động của đối thủ cạnh  tranh, các cổ đông, luật của quốc gia, sự điều chỉnh của  cộng đồng, các hiện tượng thiên nhiên (như là bão lụt), và  các điều kiện kinh tế khác.  13
  14. 2­ Văn hoá của tổ chức và sự thay đổi văn hoá  • Tái bố trí (Reengineering) • Để cạnh tranh dược với đối thủ, tổ chức phải thường  xuyên thay đổi cách kinh doanh.  • Nói khác đi, tổ chức phải thay đổi các hoạt động, hay qui  trình mà tổ chức dùng để đạt được mục tiêu của mình. Tái  bố trí còn được gọi là thiết kế lại qui trình (process  redesign), bao gồm thiết kế lại tận gốc qui trình kinh  doanh, cấu trúc của tổ chức, hệ thống thông tin, và các giá  trị của tổ chức để đạt được sự khai phá mới trong kết quả  kinh doanh  14
  15. 2­ Văn hoá của tổ chức và sự thay đổi văn hoá  • Tái bố trí (Reengineering) • Để cạnh tranh dược với đối thủ, tổ chức phải thường  xuyên thay đổi cách kinh doanh.  • Nói khác đi, tổ chức phải thay đổi các hoạt động, hay qui  trình mà tổ chức dùng để đạt được mục tiêu của mình. Tái  bố trí còn được gọi là thiết kế lại qui trình (process  redesign), bao gồm thiết kế lại tận gốc qui trình kinh  doanh, cấu trúc của tổ chức, hệ thống thông tin, và các giá  trị của tổ chức để đạt được sự khai phá mới trong kết quả  kinh doanh. • Ngày nay các công ty tái bố trí để tăng vị thế cạnh tranh  15 trên thị trường.  
  16. 2­ Văn hoá của tổ chức và sự thay đổi văn hoá  • Sự cải thiện liên tục Cải thiện liên tục là thường xuyên tìm cách hoàn thiện qui  trình kinh doanh để thêm giá trị cho sản phẩm và dịch vụ.  Sự thay đổi liên tục nầy sẽ làm gia tăng mức độ hài lòng  và sự trung thành của khách hàng, đồng thời tăng lợi  nhuận cho tổ chức. Các công ty sản xuất liên tục thay đổi và cải thiện sản  phẩm. Các tổ chức cung cấp dịch vụ thường xuyên tìm  cách trợ giúp khách hàng nhanh hơn và hiệu quả hơn. Nhờ  vậy, các công ty gia tăng được sự trung thành của khách  hàng, giảm thiểu được sự bất mản của khách hàng, và  hạn chế được sự lấn sân của các đối thủ .  16
  17. 2­ Phổ biến, truyền đạt và tiếp thu công nghệ  • Áp dụng được công nghệ vào tổ chức đến mức nào, đó là nhiệm vụ của công tác phổ biến, truyền, và tiếp thu công nghệ. • Phổ biến công nghệ (Technology diffusion) • Là chừng mực trải rộng công nghệ trong tổ chức. Một tổ chức mà hầu hết các bộ phận đều có máy tính và hệ thống thông tin được xem là có mức độ phổ biến công nghệ cao 17
  18. 2­ Phổ biến, truyền đạt và tiếp thu công nghệ  • Truyền công nghệ (technology infusion) • Là mức độ xâm nhập công nghệ (technology permeates) vào các lỉnh vực và bộ phận. Nói khác đi đây là thước đo độ nhúng sâu của công nghệ vào các lỉnh vực của tổ chức. • Mặc dù một tổ chức có thể có mức phổ biến và truyền công nghệ cao, sử dụng máy tính trong toàn bộ tổ chức, nhưng điều đó không có nghỉa là hệ thống thông tin đã được sử dụng hết tiềm năng. Thực ra mức độ tiếp thu và sử dụng công nghệ máy tính đắt tiền của mọi người trong tổ chức rất là khác nhau. Một trong các lý do là có một số nhà quản lý và công nhân viên có mức độ tiếp nhận thấp 18
  19. Quản lý chất lượng toàn bộ (Total Quality Management­ TQM) • Trong những năm đầu kiểm tra chất lượng, các xí nghiệp đã quan tâm đến sự phù hợp với các đặc điểm thiết kế kỹ thuật, phù hợp với tiêu chuẩn. Nếu sản phẩm được thực hiện như đã được thiết kế, thì sản phẩm được xem là có chất lượng cao. Sản phẩm có thể thực hiện đúng chức năng như thiết kế, tuy nhiên chưa hẳn đã làm hài lòng khách hàng • Ngày nay chất lượng có nghĩa là khả năng mà sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng được (hoặc vượt trội) mong muốn của khách hàng. Ví dụ một máy tính không những chỉ được chế tạo tốt mà còn phải dễ dàng bảo trì sửa chữa thì mới được xem là sản phẩm có chất lượng cao. Cách nhìn về chất lượng theo kiểu nầy là hoàn toàn “ thiên về khách hàng” (customer oriented) 19
  20. Quản lý chất lượng toàn bộ (Total Quality Management­ TQM) • Để giúp giao được hàng hoá và dịch vụ chất lượng cao, một số công ty đã áp dụng chiến lược cải thiện liên tục, trong chiến lược nầy mỗi qui trình kinh doanh chính cần phải theo một tập hợp nguyên tắc chỉ đạo về quản lý chất lượng toàn bộ. Quản lý chất lượng toàn bộ (TQM) gồm tập hợp các cách tiếp cận, công cụ, và kỹ thuật đưa vào chất lượng trong toàn bộ tổ chức • • Hệ thống thông tin được tích hợp hoàn toàn vào qui trình của tổ chức sẽ kết nối chặt với sự cải thiện liên tục hoặc là với sự quản lý chất lượng toàn bộ 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2