intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 8: Hội chứng tăng glucose máu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

82
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng này giúp người học có thể: Trình bày được các nguyên nhân của hội chứng tăng glucose máu, biết các tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng tăng glucose máu, phân biệt được các giai đoạn của hội chứng tăng glucose máu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 8: Hội chứng tăng glucose máu

  1.    Hội chứng tăng glucose máu HỘI CHỨNG TĂNG GLUCOSE MÁU Mục tiêu học tập 1. Trình bày được các nguyên nhân của hội chứng tăng glucose máu. 2. Biết các tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng tăng glucose máu. 3. Phân biệt được các giai đoạn của hội chứng tăng glucose máu. . I. ĐẠI CƯƠNG VỀ  ỔN ĐỊNH GLUCOSE MÁU Bình thường nồng độ glucose huyết tương tĩnh mạch lúc đói giao động từ 4,4  ­ 6,1 mmol/l (80­110mg/dl ) và tăng lên sau ăn nhưng không vượt quá ngưỡng thận  và trở lại bình thường sau ăn 3 giờ. Nồng độ glucose máu ổn định liên quan có 2 hệ  thống đối kháng  1. Hệ thống làm giảm nồng độ glucose máu   Insulin tác động nhằm : ­ Tổng hợp glycogen ở gan và làm giảm phóng thích glucose từ gan. ­ Tăng thu nhận glucose đi vào tế bào nhất là tế bào cơ và tế bào mỡ. ­ Giảm thoái biến tổ chức mỡ.  2. Hệ thống làm tăng glucose máu  Chủ yếu là các hormone đối kháng làm ưc chế sự thu nhận glucose ở tổ chức  cơ  (có adrenaline, cortisol, GH); tăng thoái biến glycogen và tân tạo glucose từ  các  acid   amin,   glycerol,   lactat   (adrenaline,   glucagon,   cortisol);   tăng   phân   hủy   mỡ  (adrenaline, GH); ức chế sự tiết insuline ở tụy (adrenaline và GH).  Hội chứng tăng glucose máu là những dấu chứng lâm sàng và / hay là   cận  lâm sàng xảy ra khi nồng độ  glucose máu tăng trên giới hạn bình thường III. NGUYÊN NHÂN TĂNG GLUCOSE MÁU Rất quan trọng và cần phải phân biệt 1. Tăng glucose máu phản ứng Do stress (tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ  tim, sốc nhiễm trùng ..., liên   quan catecholamine, cortisol..) glucose máu sẽ trở về bình thường sau khi hết stress. 2. Tăng glucose máu mạn tính  2.1. Đái tháo đường týp 1 Tự miễn hay vô căn. 2.2. Đái tháo đường týp 2
  2.    Hội chứng tăng glucose máu Thay đổi từ  đề  kháng insulin chiếm  ưu thế với thiếu insulin tương đối đến  giảm  tiết insulin chiếm ưu thế kèm đề kháng insulin hay không. 2.3. Đái tháo đường do các týp đặc hiệu khác ­ Giảm chức năng tế bào bêta do khiếm khuyết gen (MODY 1, MODY 2, MODY 3,   MODY 4). ­ Giảm hoạt tính insulin do khiếm khuyết gen. ­ Bệnh lý tụy ngoại tiết (viêm tụy, chấn thương tụy, cắt bỏ tụy, ung thư tụy ...).. ­ Bệnh nội tiết (to đầu chi, hội chứng Cushing, u tiết glucagon, u tủy thượng thận,   cường giáp ...). ­ Do thuốc, do hóa chất (corticoid, thiazid, pentamidin ...). ­ Do nhiễm trùng. ­ Do bệnh gen đôi khi kết hợp với đái tháo đường (hội chứng Down, hội chứng   Kleinefelter, hội chứng Turner ...). 2.4. Đái tháo đường thai nghén III. LÂM SÀNG Triệu chứng lâm sàng của hội chứng tăng glucose máu tuỳ  thuộc vào thời  gian và nồng độ glucose máu. 1. Giai đoạn tiền lâm sàng   Không có triệu chứng lâm sàng, nồng độ  glucose máu tăng vừa phải, chưa   vượt quá ngưỡng thận, cần làm các xét nghiệm cận lâm sàng, nhất là nghiệm pháp   dung nạp glucose bằng đường uống mới phát hiện tăng glucose máu . 2. Giai đoạn lâm sàng (điển hình)  Trong thực tế hội chứng tăng glucose máu phần lớn được phát hiện tình cờ  (đái tháo đường typ 2). Nhưng thường được mô tả  trong y văn với những triệu   chứng lâm sàng kinh điển của bệnh nhân mắc đái tháo đường typ 1.  ­ Uống nhiều kèm khát nước. ­ Tiểu nhiều, số lượng nước tiểu trên 2 lít / 24 giờ ( bình thường 0,5 ­ 1,5 ml/phút #  0,75 ­ 2 lit/ 24 giờ ). ­ Ăn nhiều vẫn thấy đói bụng và thèm ăn. ­ Gầy , sút cân nhanh . Trường hợp glucose máu quá cao và kéo dài gây rối loạn thị giác Ngoài   ra   trên  lâm   sàng   bệnh  nhân  thường   nhập  viện   trong   bối   cảnh   hội   chứng tăng glucose máu  cấp tính (nhiễm toan cetone, tăng thẩm thấu .. ).  Tuy vậy trên thực tế  lâm sàng phát hiện tăng glucose máu do tăng cân hoặc  gầy nhanh.
  3.    Hội chứng tăng glucose máu IV. CẬN LÂM SÀNG Để xác định hội chứng tăng glucose máu cần phải nghiêm túc và tuân thủ  xét   nghiệm . Xác định nồng độ glucose huyết tương: ­ Nồng độ glucose huyết tương lúc đói (nhịn ăn trên 8 giờ ):  Go     6,1  mmol/l (   110mg/dl) : tăng glucose máu  ­ Nồng độ  glucose huyết tương 2 giờ  sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose   bằng đường uống với 75g glucose:  G2   7,8 mmol/l (   140mg/dl) : tăng glucose máu . V. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH VÀ GIAI ĐOẠN TĂNG GLUCOSE MÁU 1. Chẩn đoán xác định tăng glucose máu ­Trường hợp điển hình lâm sàng có đầy đủ triệu chứng tăng glucose máu.  ­Triệu chứng xác định khi glucose huyết tương tĩnh mạch (1 trong 2 tiêu chuẩn tăng  glucose máu phần xác định glucose máu). 2. Chẩn đoán giai đoạn tăng glucose máu ­ Nồng độ glucose lúc đói  từ  110 ­ 125 mg/dl : tăng glucose ở mức rối loạn đường   máu lúc đói (IFG: Impaired Fasting Glucose). ­ Nồng độ  glucose lúc đói    126 mg/dl: tăng glucose máu mức đái tháo đường . ­ Nồng độ glucose  2 giờ sau làm nghiệm pháp dung nạp glucose uống từ  140 mg/dl   ­ 
  4.    Hội chứng tăng glucose máu Trị số HbA1c bình thường: 4,5­6 % . Kết quả  không chính xác khi thiếu máu tan huyết, nhiễm sắc tố  sắt, được  điều trị  bởi trích máu, hiện diện của các hemoglobine bất thường HbF, HbH, HbS,   HbC, HbD, HbE. Trường hợp bị suy thận HbA1c sẽ cao hơn bình thường. 2. Fructosamine máu Albumin là thành phần chính của protein huyết tương. Albumin cũng chứa các nhóm  amin tự do và hiện tượng phản ứng với glucose không cần men cũng xảy ra. Vì thế  albumin glycat hóa cũng giúp đánh giá hồi cứu nồng độ glucose máu trung bình trong  khoảng thời gian từ 1­3 tuần.  Trị số fructosamine bình thường: 1­2,5mmol/l. Kết quả  không chính xác khi tăng bilirubine, tăng triglyceride, vỡ hồng cầu lúc lấy  máu; fructosamine cũng tăng trong suy giáp, giảm trong cường giáp, trong mang thai. 3. Glucose niệu Ngưỡng thận đối với nồng độ glucose bình thường là 10 mmol/l (180mg/dl).   Khi đường máu dưới mức nói trên, glucose niệu luôn luôn âm tính. Tuy nhiên trong   điều kiện sinh lý, tuỳ  theo hệ  thống vận chuyển glucose tối đa của tế  bào (TmG)   của  ống thận,   ngưỡng thận có thể  thay đổi từ  140 ­ 250mg/dl.   Như   ở  phụ  nữ  mang thai, do gia tăng mức lọc cầu thận có thể làm đường niệu dương tính (80%),  người già hệ thống vận chuyển glucose bị giảm sút có thể xuất hiện glucose trong  nước tiểu. Trong hội chứng Fanconi, suy thận mạn (tổn thương  ống thận) xuất   hiện glucose niệu mặc dù gluose máu rất thấp Kết quả dương tính trong trường glucose máu cao vượt quá ngưỡng thận tuy  nhiên glucose niệu cũng có thể dương tính trong một số trường hợp do thuốc, hoặc   dương tính giả  do các loại đường khác chứ  không phải glucose hoặc do bệnh lý   ống thận như nói trên. Ngoài ra độ nhạy cũng như độ đặc hiệu của 2 phương pháp định tính và bán   định lượng glucose niệu không cao 4. Nghiệm pháp dung nạp glucose uống (NPDNG uống) Đây là nghiệm pháp giúp đánh giá hiệu quả sử dụng glucose của cơ thể; giúp  phân biệt người chuyển hóa bình thường với người đái tháo đường hoặc bị rối loạn   dung nạp glucose (RLDNG). NPDNG uống chẩn đoán đái tháo đường nhạy hơn glucose đói. NPDNG uống  không dùng để  theo dõi bệnh nhân đái tháo đường mà được sử  dụng chủ  yếu để  chẩn đoán rối loạn glucose máu đói, RLDNG, đái tháo đường thai nghén. ­ Chuẩn bị: + 3 ngày trước khi làm nghiệm pháp duy trì chế  độ  ăn giàu carbohydrat 150 ­ 200   gam và hoạt động không hạn chế. + Nhịn đói 8­14h.
  5.    Hội chứng tăng glucose máu + Không hút thuốc. ­ Cho uống 75g glucose hòa trong 300 ml nước; đối với trẻ  nhỏ: 1,75g glucose/kg,   tối đa không quá 75g glucose. ­ Lấy máu tĩnh mạch huyết tương định lượng glucose lúc đói Go (10 phút trước khi   uống glucose) và glucosse sau 2h G2 (120 phút sau khi uống glucose). ­ Đánh giá: + Rối loạn glucose máu đói: Go từ  110 ­ 125 mg/dl  + Rối loạn dung nạp glucose: Go     110 mg/dl   và 140 mg/dl   G2 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2