intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính - Bài 1: Tổng quan về phân tích tài chính

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

64
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính - Bài 1: Tổng quan về phân tích tài chính" phân tích tài chính được hiểu và được tiếp cận như thế nào; mục tiêu của phân tích tài chính; phương pháp phân tích tài chính; quy trình phân tích tài chính; nội dung phân tích tài chính.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính - Bài 1: Tổng quan về phân tích tài chính

  1. Bài 1: Tổng quan về phân tích tài chính BÀI 1 TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Hướng dẫn học Phân tích tài chính là một nội dung quan trọng và không thể thiếu trong phân tích kinh doanh và ra quyết định. Phân tích tài chính làm giảm bớt sự sai lệch, tính phỏng đoán cũng như sự chủ quan cho các quyết định kinh doanh, từ đó giảm bớt sự không chắc chắn trong hoạt động kinh doanh. Đây là bài học nhập môn về “Phân tích tài chính”, nhiệm vụ chính của bài học này là cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản nhất về phân tích tài chính và các điều kiện để ra quyết định sau phân tích tài chính. Nội dung chính của bài học tập trung giới thiệu các kiến thức và kỹ năng, phương pháp phân tích tài chính trên giác độ giám đốc doanh nghiệp, tập trung vào 3 hoạt động tài chính cơ bản của doanh nghiệp: Hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động đầu tư. Môn học cũng cung cấp hệ thống các chỉ tiêu tài chính được sử dụng để phân tích bao gồm: Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán, hiệu quả hoạt động, khả năng cân đối vốn và khả năng sinh lời. Từ các kết quả phân tích tài chính, trên giác độ giám đốc doanh nghiệp, môn học cũng hướng dẫn cách thức đề xuất các giải pháp giúp doanh nghiệp cải thiện tình hình tài chính, từ đó, xây dựng kế hoạch tài chính ngắn hạn và dự báo BCTC. Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: Chương 3, trang 66 – 69, sách “Tài chính doanh nghiệp”, PGS.TS Lưu Thị Hương và PGS.TS Vũ Duy Hào đồng chủ biên, Nxb ĐH Kinh tế Quốc dân, 2013.  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Trong bài học này, sẽ giới thiệu những nội dung cơ bản sau:  Phân tích tài chính được hiểu và được tiếp cận như thế nào.  Mục tiêu của phân tích tài chính.  Phương pháp phân tích tài chính.  Quy trình phân tích tài chính.  Nội dung phân tích tài chính. Mục tiêu Sau khi học xong bài học này, sinh viên có thể thực hiện được các việc sau:  Mô tả mục tiêu của những đối tượng quan tâm tới tình hình tài chính của doanh nghiệp.  Phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính.  Quy trình phân tích tài chính.  Thu thập thông tin sử dụng trong phân tích tài chính.  Nội dung phân tích.  Nghiên cứu tình huống làm ví dụ minh họa. TXNHTC04_Bai1_v1.0015106223 1
  2. Bài 1: Tổng quan về phân tích tài chính Tình huống dẫn nhập Trong thời gian qua, công ty Dược Hậu Giang (DHG) đang là công ty được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Hàng năm, DHG phải công bố thông tin tài chính giúp các cơ quan quản lý, nhà đầu tư,… nắm được tình hình tài chính của công ty. Mặc dù thông tin tài chính công bố là như nhau tới các đối tượng quan tâm, song họ lại ra các quyết định khác nhau, đặc biệt đối với các nhà đầu tư. Vậy, cơ sở nào giúp họ ra các quyết định khác nhau này? 2 TXNHTC04_Bai1_v1.0015106223
  3. Bài 1: Tổng quan về phân tích tài chính 1.1. Khái niệm về phân tích tài chính 1.1.1. Khái niệm Phân tích tài chính là việc ứng dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích đối với các báo cáo tài chính tổng hợp và mối liên hệ giữa các dữ liệu để đưa ra các dự báo và các kết luận hữu ích trong phân tích hoạt động của doanh nghiệp. Phân tích tài chính còn là việc sử dụng các báo cáo tài chính để phân tích năng lực và vị thế tài chính của một doanh nghiệp, và từ đó đánh giá và dự báo năng lực tài chính của doanh nghiệp trong tương lai. Quy trình thực hiện phân tích tài chính ngày càng được áp dụng rộng rãi trong mọi đơn vị kinh tế được tự chủ nhất định về tài chính như các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức, được áp dụng trong các tổ chức xã hội, tập thể và các cơ quan quản lý, tổ chức công cộng. Đặc biệt, sự phát triển của các doanh nghiệp, của các ngân hàng và của thị trường vốn đã tạo nhiều cơ hội để chứng tỏ phân tích tài chính thực sự có ích và cần thiết. Những người phân tích tài chính ở những cương vị khác nhau nhằm các mục tiêu khác nhau. 1.1.2. Ý nghĩa Phân tích tài chính là tạo ra giá trị khổng lồ cho các nhà đầu tư, cung cấp số liệu phân tích và đưa ra lời khuyên đầu tư cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Phân tích tài chính làm giảm bớt các nhận định chủ quan, dự đoán và những trực giác trong kinh doanh, góp phần làm giảm bớt tính không chắc chắn cho các hoạt động kinh doanh. Phân tích tài chính cung cấp những cơ sở mang tính hệ thống và hiệu quả trong phân tích các hoạt động kinh doanh. Phân tích tài chính cũng giúp kết nối và cố vấn đầu tư cho chính doanh nghiệp của mình thông qua sự phân tích và đánh giá các dự án hay kế hoạch. Kết quả của phân tích tài chính sẽ góp phần tích cực vào sự phát triển của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát huy được những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu trong hoạt động của mình. 1.2. Mục tiêu của phân tích tài chính Phân tích tài chính là việc ứng dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích đối với các báo cáo tài chính tổng hợp và mối liên hệ giữa các dữ liệu để đưa ra các dự báo và các kết luận hữu ích trong phân tích hoạt động của doanh nghiệp. Phân tích tài chính còn là việc sử dụng các báo cáo tài chính để phân tích năng lực và vị thế tài chính của một doanh nghiệp, và từ đó đánh giá và dự báo năng lực tài chính của doanh nghiệp trong tương lai. Phân tích tài chính tạo ra giá trị “khổng lồ” cho các nhà đầu tư, cung cấp số liệu phân tích và đưa ra lời khuyên đầu tư cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Phân tích tài TXNHTC04_Bai1_v1.0015106223 3
  4. Bài 1: Tổng quan về phân tích tài chính chính làm giảm bớt các nhận định chủ quan, dự đoán và những trực giác trong kinh doanh, góp phần làm giảm bớt tính không chắc chắn cho các hoạt động kinh doanh. Như vậy, mỗi đối tượng sẽ quan tâm tới một khía cạnh khác nhau về tình hình tài chính của doanh nghiệp. 1.2.1. Phân tích tài chính đối với nhà quản trị Các nhà quản trị doanh nghiệp có thông tin đầy đủ và hiểu rõ về doanh nghiệp nên họ có nhiều lợi thế để phân tích tài chính doanh nghiệp một cách đầy đủ nhất. Phân tích tài chính doanh nghiệp trên giác độ quản trị nhằm vào nhiều mục tiêu:  Tạo thành chu kỳ đánh giá đều đặn về các hoạt động kinh doanh quá khứ, tiến hành cân đối tài chính, đánh giá khả năng thanh toán, khả năng sinh lời cũng như các rủi ro của doanh nghiệp.  Làm cơ sở cho các dự báo tài chính như lập kế hoạch đầu tư, kế hoạch ngân quỹ...  Cung cấp thông tin cho các quyết định của giám đốc tài chính cũng như ban giám đốc, đồng thời là công cụ kiểm soát các hoạt động quản lý. 1.2.2. Phân tích tài chính đối với nhà đầu tư Mục tiêu chính của các nhà đầu tư là gia tăng giá trị tài sản, giá trị doanh nghiệp vì họ đã bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp và có thể phải chịu nhiều rủi ro. Các cổ đông và các nhà đầu tư khi đầu tư vào doanh nghiệp quan tâm tới khả năng sinh lời, rủi ro, diễn biến giá của cổ phiếu, do đó khi phân tích tài chính họ tập trung vào các nội dung này. 1.2.3. Phân tích tài chính đối với cho vay Khi cho vay, các chủ nợ quan tâm đến khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên vay ngắn hạn và dài hạn có đặc điểm khác nhau, do đó khi phân tích tài chính cũng cần phải sử dụng các kỹ thuật khác nhau. Đối với các khoản cho vay ngắn hạn, người cho vay đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp, tức là khả năng ứng phó của doanh nghiệp đối với các khoản nợ đến hạn. Đối với các khoản cho vay dài hạn, người cho vay phải tin chắc khả năng hoàn trả và khả năng sinh lời mà việc hoàn trả vốn và lãi phụ thuộc vào khả năng sinh lời này. Phân tích tài chính có một vai trò khá quan trọng trong việc cung cấp thông tin giúp cho việc ra các quyết định không chỉ các quyết định kinh doanh mà cả các quyết định quản lý. Phân tích tài chính tuy không trực tiếp ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh nhưng nó có tầm ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, nhất là trong môi trường đầy biến động của kinh tế thị trường. Ngoài ra, phân tích tài chính cũng được các đối tượng khác quan tâm bởi họ có sử dụng các thông tin của phân tích làm cơ sở cho các hoạt động của họ, đó là các cơ quan thuế, công an, những người hưởng lương trong doanh nghiệp... 4 TXNHTC04_Bai1_v1.0015106223
  5. Bài 1: Tổng quan về phân tích tài chính 1.3. Phương pháp phân tích 1.3.1. Phương pháp tỷ số Phương pháp truyền thống được áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính là phương pháp tỷ số. Phương pháp tỷ số là phương pháp trong đó các tỷ số được sử dụng để phân tích. Đó là các tỷ số đơn được thiết lập bởi chỉ tiêu này so với chỉ tiêu khác. Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện. Bởi lẽ, thứ nhất, nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và được cung cấp đầy đủ hơn. Đó là cơ sở để hình thành những tỷ lệ tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một tỷ số của một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp; thứ hai, việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ số; thứ ba, phương pháp phân tích này giúp nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ số theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn. Về nguyên tắc, với phương pháp tỷ số, cần xác định được các ngưỡng, các tỷ số tham chiếu. Để đánh giá tình trạng tài chính của một doanh nghiệp cần so sánh các tỷ số của doanh nghiệp với các tỷ số tham chiếu. Như vậy, phương pháp so sánh luôn được sử dụng kết hợp với các phương pháp phân tích tài chính khác. Khi phân tích, nhà phân tích thường so sánh theo thời gian (so sánh kỳ này với kỳ trước) để nhận biết xu hướng thay đổi tình hình tài chính của doanh nghiệp, theo không gian (so sánh với mức trung bình ngành) để đánh giá vị thế của doanh nghiệp trong ngành. 1.3.2. Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh được sử dụng để phân tích, đánh giá sự thay đổi của các khoản mục/chỉ tiêu thông qua việc sử dụng báo cáo tài chính của nhiều năm liên tiếp:  Phân tích sự thay đổi qua thời gian 2 đến 3 năm cả về số tuyệt đối và số tương đối của các chỉ tiêu trong Báo cáo tài chính.  Phân tích xu hướng dài hạn, trên cơ sở so sánh số liệu của các năm sau so với năm gốc. Từ đó đưa ra nhận định về chiều hướng, tốc độ, khuynh hướng/xu hướng của các khoản mục/chỉ tiêu qua các năm so với năm gốc. Ưu điểm của phương pháp so sánh là đơn giản, dễ vận dụng, có thể rút ra được tính xu thế của các chỉ tiêu; tuy nhiên hạn chế của phương pháp này là không đánh giá được chất lượng của thông tin sử dụng để phân tích. Phương pháp so sánh được chia làm 2 phương pháp: So sánh theo chuỗi thời điểm (time – series) và so sánh chéo (cross – sectional) thời gian (time – series) và so sánh theo thời điểm (cross – sectional).  Phương pháp so sánh theo thời gian Phương pháp so sánh theo thời gian là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu của doanh nghiệp tính tại thời điểm phân tích so sánh với chính chỉ tiêu đó trong TXNHTC04_Bai1_v1.0015106223 5
  6. Bài 1: Tổng quan về phân tích tài chính quá khứ theo năm hoặc theo tháng. Việc lựa chọn các thời điểm để so sánh phụ thuộc vào mục đích phân tích báo cáo tài chính của các nhà phân tích. Ví dụ: Các nhà phân tích muốn biết khả năng thanh toán của doanh nghiệp A tại thời điểm cuối quý nào trong năm là tốt nhất, thì cần phải xem xét các tỷ số trong nhóm khả năng thanh toán tại thời điểm cuối mỗi quý trong 4 quý của năm. Dựa vào kết quả tìm được, chúng ta có thể dễ dàng xác định được khả năng thanh toán của doanh nghiệp tại quý nào là tốt nhất. Tương tự như vậy đối với trường hợp phân tích theo năm, khi muốn biết khả năng thanh toán của doanh nghiệp năm 2010 so với các năm trước, chỉ cần lấy số liệu khả năng thanh toán năm 2008, 2009 và từ đó so sánh.  Phương pháp so sánh chéo theo thời điểm (cross – sectional analysis) Trong phương pháp này, người ta thường xuyên sử dụng kết quả các chỉ tiêu tỷ số của doanh nghiệp đang xem xét để so sánh với chính chỉ tiêu đó của trung bình ngành hoặc của doanh nghiệp cạnh tranh tại cùng một thời điểm.  Phương pháp phân tích kết hợp (combined analysis) Sau khi so sánh tỷ số theo thời gian và trung bình ngành, các nhà phân tích thường kết hợp hai phương pháp trên để đưa ra kết luận về các tỷ số phân tích. 1.3.3. Phương pháp phân tích tách đoạn Mô hình Dupont là kỹ thuật có thể được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của một doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của Báo cáo kết quả kinh doanh với Bảng cân đối kế toán. Với phương pháp này, các nhà phân tích sẽ nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp. Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của doanh nghiệp như thu nhập trên tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó đối với tỷ số tổng hợp.  Ứng dụng mô hình Dupont o Mô hình có thể được sử dụng bởi bộ phận thu mua và bộ phận bán hàng để khảo sát hoặc giải thích kết quả của ROA. o So sánh với những hãng khác cùng ngành kinh doanh. o Phân tích những thay đổi thường xuyên theo thời gian. o Cho thấy sự tác động của việc chuyên nghiệp hóa chức năng mua hàng.  Các bước tiến hành trong phương pháp Dupont o Thu nhập số liệu kinh doanh (từ bộ phận tài chính). o Tính toán (sử dụng bảng tính). o Đưa ra kết luận. o Nếu kết luận xem xét không chân thực, kiểm tra số liệu và tính toán lại.  Ưu điểm của việc sử dụng phương pháp Dupont o Tính toán đơn giản. Đây là một công cụ rất tốt để cung cấp những thông tin và đánh giá cơ bản giúp tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 6 TXNHTC04_Bai1_v1.0015106223
  7. Bài 1: Tổng quan về phân tích tài chính o Có thể dễ dàng kết nối với các chính sách đãi ngộ đối với nhân viên. o Có thể được sử dụng để thuyết phục cấp quản lý thực hiện một vài bước cải tổ nhằm chuyên nghiệp hóa chức năng thu mua và bán hàng. Đôi khi điều cần làm trước tiên là nên nhìn vào thực trạng của doanh nghiệp, thay vì tìm cách thôn tính doanh nghiệp khác nhằm tăng thêm doanh thu và hưởng lợi thế nhờ quy mô, để bù đắp khả năng sinh lợi yếu kém.  Hạn chế của phương pháp phân tích Dupont o Dựa vào số liệu kế toán cơ bản nhưng có thể không đáng tin cậy. o Không bao gồm chi phí vốn. o Mức độ tin cậy của mô hình phụ thuộc hoàn toàn vào giả thuyết và số liệu đầu vào. 1.4. Quy trình và thu thập thông tin trong phân tích 1.4.1. Quy trình phân tích Mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích tài chính là đánh giá khả năng xảy ra rủi ro phá sản tác động tới các doanh nghiệp mà biểu hiện là khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, khả năng hoạt động cũng như khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, các nhà phân tích tài chính tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai. Nói cách khác, phân tích tài chính là cơ sở để dự báo tài chính. Phân tích tài chính có thể được ứng dụng theo nhiều hướng khác nhau: Với mục đích tác nghiệp (chuẩn bị các quyết định nội bộ), với mục đích nghiên cứu, thông tin hoặc theo vị trí của nhà phân tích (trong doanh nghiệp hoặc ngoài doanh nghiệp). Tuy nhiên, trình tự phân tích và dự báo tài chính đều phải tuân theo các nghiệp vụ phân tích thích ứng với từng giai đoạn dự báo. Giai đoạn dự báo Nghiệp vụ phân tích Áp dụng các công cụ phân tích tài chính: Chuẩn bị và xử lý các nguồn thông tin: – Xử lý thông tin kế toán – Thông tin kế toán nội bộ – Tính toán các chỉ số – Thông tin khác từ bên ngoài – Tập hợp các bảng biểu Giải thích và đánh giá các chỉ số và bảng Xác định các biểu hiện đặc trưng biểu, các kết quả – Cân bằng tài chính – Triệu chứng hoặc hội chứng – những khó khăn – Năng lực hoạt động tài chính – Điểm mạnh và điểm yếu – Cơ cấu vốn và chi phí vốn – Cơ cấu đầu tư và doanh lợi Phân tích thuyết minh – Nguyên nhân khó khăn Tổng hợp và quan sát – Nguyên nhân thành công Xác định Tiên lượng và chỉ dẫn – Hướng phát triển – Giải pháp tài chính hoặc giải pháp khác TXNHTC04_Bai1_v1.0015106223 7
  8. Bài 1: Tổng quan về phân tích tài chính 1.4.2. Thông tin thu thập trong phân tích tài chính 1.4.2.1. Thông tin bên trong Việc thu thập thông tin từ bên trong doanh nghiệp được thực hiện chủ yếu dựa vào hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Đây là những báo cáo quan trọng nhất cung cấp thông tin về quá trình hoạt động của một doanh nghiệp và là một trong những cơ sở quan trọng giúp thực hiện quá trình phân tích tài chính. Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính. 1.4.2.2. Thông tin bên ngoài Thu thập thông tin từ bên ngoài doanh nghiệp bao gồm nhiều nguồn khác nhau: Thu thập từ nền kinh tế và từ ngành kinh doanh. Căn cứ vào nguồn thông tin bên ngoài, doanh nghiệp có thể đánh giá khái quát tình hình của nền kinh tế nói chung và tình hình của ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh nói riêng, phát hiện ra những cơ hội kinh doanh hay những hạn chế của nền kinh tế, từ đó cùng với những kết quả phân tích báo cáo tài chính để bổ sung và hoàn thiện cho quá trình dự báo và ra quyết định của các nhà đầu tư hay các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Trong những thông tin bên ngoài, cần lưu ý thu thập những thông tin chung (thông tin liên quan đến trạng thái nền kinh tế, cơ hội kinh doanh, chính sách thuế, lãi suất), thông tin về ngành kinh doanh (thông tin liên quan đến vị trí của ngành trong nền kinh tế, cơ cấu ngành, các sản phẩm của ngành, tình trạng công nghệ, thị phần...) và các thông tin về pháp lý, kinh tế đối với doanh nghiệp (các thông tin mà các doanh nghiệp phải báo cáo cho các cơ quan quản lý như: tình hình quản lý, kiểm toán, kế hoạch sử dụng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp...). 1.4.3. Xử lý thông tin Giai đoạn tiếp theo của quá trình phân tích tài chính là quá trình xử lý thông tin đã thu thập được. Trong giai đoạn này, người sử dụng thông tin ở các góc độ nghiên cứu, ứng dụng khác nhau có các phương pháp xử lý thông tin khác nhau phục vụ mục tiêu phân tích đã đặt ra. Xử lý thông tin là quá trình sắp xếp các thông tin theo những mục tiêu nhất định nhằm tính toán, so sánh, giải thích, đánh giá và xác định nguyên nhân của các kết quả đã đạt được, phục vụ cho quá trình dự báo và ra quyết định. 1.4.4. Dự báo và ra quyết định Việc ra quyết định là mục đích chủ yếu của quá trình phân tích báo cáo tài chính. Dù cho đó là nhà đầu tư cổ phần có tiềm năng, nhà cho vay tiềm năng, hay một nhà phân tích chiến lược của một công ty đang được phân tích thì mục tiêu cuối cùng đều giống nhau – đó là cung cấp cơ sở cho việc ra quyết định hợp lý. Các quyết định đưa ra có thể là nên mua hay bán cổ phần, nên cho vay hay từ chối hoặc nên lựa chọn giữa việc tiếp tục thực hiện quy trình trước đây hay là chuyển sang một quy trình mới, tất cả sẽ 8 TXNHTC04_Bai1_v1.0015106223
  9. Bài 1: Tổng quan về phân tích tài chính phụ thuộc phần lớn vào kết quả phân tích tài chính có chất lượng. Các quyết định đang được xem xét sẽ là yếu tố quan trọng của phạm vi phân tích, nhưng mục tiêu ra quyết định là không thay đổi. Chẳng hạn, cả những người mua bán cổ phần lẫn người cho vay đều phân tích các báo cáo tài chính và coi đó như là sự hỗ trợ cho việc ra quyết định, tuy nhiên phạm vị quan tâm trong những phân tích của họ sẽ khác nhau. Người cho vay có thể sẽ quan tâm nhiều hơn tới khả năng thanh khoản, tức là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của các loại tài sản trong thời kỳ ngắn hạn. Còn các nhà đầu tư cổ phần tiềm năng có thể sẽ quan tâm hơn đến khả năng sinh lợi lâu dài và cơ cấu vốn của doanh nghiệp. 1.5. Nội dung phân tích (được trình bày chi tiết ở các chương sau) Nội dung của phân tích tài chính bao gồm:  Phân tích hoạt động kinh doanh;  Phân tích hoạt động đầu tư;  Phân tích hoạt động tài chính;  Phân tích dòng tiền và khả năng thanh toán;  Phân tích khả năng sinh lời;  Dự báo báo cáo tài chính;  Ứng dụng Phân tích tài chính. TXNHTC04_Bai1_v1.0015106223 9
  10. Bài 1: Tổng quan về phân tích tài chính Tóm lược cuối bài Khái niệm và ý nghĩa phân tích tài chính  Mục tiêu của phân tích tài chính là khác nhau đối với từng chủ thể khác nhau: Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp; đối với chủ nợ (những người cho vay); đối với các nhà đầu tư (cổ đông và các nhà đầu tư khác).  Quy trình phân tích: Thu thập thông tin (từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp); xử lý thông tin; dự báo và ra quyết định.  Phương pháp phân tích tài chính: So sánh (so sánh theo thời gian, so sánh chéo theo thời điểm, phân tích kết hợp); phân tích quy mô; tách đoạn (Dupont).  Nội dung phân tích tài chính, gồm: o Phân tích theo các hoạt động của doanh nghiệp; o Phân tích cơ cấu: Đối với Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh; o Phân tích Dupont: Phân tích hiệu quả hoạt động của công ty; o Nhóm tỷ số khả năng hoạt động; o Nhóm tỷ số khả năng thanh toán; o Nhóm tỷ số khả năng cân đối vốn; o Nhóm tỷ số khả năng sinh lời. 10 TXNHTC04_Bai1_v1.0015106223
  11. Bài 1: Tổng quan về phân tích tài chính Câu hỏi ôn tập 1. Mục tiêu phân tích tài chính đối với chủ doanh nghiệp, chủ nợ, nhà đầu tư, nhà quản lý... khác nhau như thế nào? 2. Trình bày các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp? 3. Trình bày ưu, nhược điểm của các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp? 4. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm những vấn đề gì? 5. Nhận xét về thực tế phân tích tài chính các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay? 6. Nhận xét về thông tin và nguồn thu thập thông tin trong phân tích tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay? 7. Đối với nhà phân tích tài chính doanh nghiệp, nguồn thông tin nào đáng tin cậy nhất để sử dụng phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp? Tại sao? 8. Các chủ thể khác nhau (chủ doanh nghiệp, chủ nợ, nhà đầu tư, nhà quản lý...) quan tâm tới các nhóm tỷ số phân tích tài chính như thế nào? 9. So sánh sự giống nhau và khác nhau trong nội dung phân tích tài chính của doanh nghiệp và của ngân hàng thương mại. TXNHTC04_Bai1_v1.0015106223 11
  12. Bài 1: Tổng quan về phân tích tài chính Bài tập tình huống Các báo cáo tài chính của công ty 123 như sau: Báo cáo thu nhập của công ty 123 ($000) Đến ngày 31/12, N – N+6 N+6 N+5 N+4 N+3 N+2 N+1 N Doanh thu ($) 1.594 1.396 1.270 1.164 1.086 1.010 828 Giá vốn hàng bán 1.146 932 802 702 652 610 486 Lãi gộp 448 464 468 462 434 400 342 Chi phí hoạt động 340 266 244 180 156 154 128 Thu nhập ròng ($) 108 198 224 282 278 246 214 Bảng cân đối kế toán công ty 123 ($000) Ngày 31/12/N – 31/12/N+6 N+6 N+5 N+4 N+3 N+2 N+1 N Tài sản Tiền 68 88 92 94 98 96 99 Khoản phải thu 480 504 456 350 308 292 206 Hàng tồn kho 1.738 1.264 1.104 932 836 710 515 Tài sản ngắn hạn khác 46 42 24 44 38 38 19 Đầu tư dài hạn 0 0 0 136 136 136 136 Nhà xưởng, thiết bị… 2.120 2.114 1.852 1.044 1.078 960 825 Tổng tài sản 4.452 4.012 3.528 2.600 2.494 2.232 1.800 Nợ và vốn chủ sở hữu Nợ ngắn hạn 1.120 942 618 514 446 422 272 Nợ dài hạn 1.194 1.040 1.012 470 480 520 390 Cổ phiếu thường 1.000 1.000 1.000 840 840 640 640 Other contributed capital 250 250 250 180 180 160 160 Lợi nhuận giữ lại 888 780 648 596 548 490 338 Tổng nợ và vốn chủ sở hữu 4.452 4.012 3.528 2.600 2.494 2.232 1.800 Yêu cầu: a. Tính toán % thay đổi cho từng chỉ tiêu của cả hai báo cáo, sử dụng năm N làm năm cơ sở. b. Phân tích, bình luận về các báo cáo tài chính và theo tính toán ở câu a. 12 TXNHTC04_Bai1_v1.0015106223
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2