intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính - Bài 3: Phân tích cấu trúc tài chính

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

66
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính - Bài 3: Phân tích cấu trúc tài chính" làm sáng tỏ quan điểm về cấu trúc tài chính; xác định nội dung và cách thức phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn; tính toán và sử dụng các chỉ tiêu để phân tích và đánh giá mối quan hệ giữa nguồn hình thành tài sản với tài sản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính - Bài 3: Phân tích cấu trúc tài chính

  1. Bài 3: Phân tích cấu trúc tài chính BÀI 3 PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: Giáo trình Phân tích Báo cáo tài chính, Chương 4 (mục 4.2).  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung  Cấu trúc tài chính và ý nghĩa phân tích.  Phân tích cấu trúc tài chính. Mục tiêu  Làm sáng tỏ quan điểm về cấu trúc tài chính.  Xác định nội dung và cách thức phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn.  Tính toán và sử dụng các chỉ tiêu để phân tích và đánh giá mối quan hệ giữa nguồn hình thành tài sản với tài sản. TXKTTC06_Bai3_v1.0015108202 43
  2. Bài 3: Phân tích cấu trúc tài chính Tình huống dẫn nhập Gỗ Trường Thành: Tái cơ cấu nợ, đặt kế hoạch lợi nhuận 194 tỷ đồng, bằng 2,3 lần 2014 “Nếu quan sát quá trình đi lên từ khủng hoảng cách đây vài năm của Gỗ Trường Thành, hẳn ai cũng ấn tượng trước những kế sách mà công ty này đưa ra nhằm khắc phục những khó khăn do thiếu hụt dòng tiền. Năm 2014, trong nỗ lực tái cơ cấu nợ vay, Gỗ Trường Thành được xóa tới 107 tỷ đồng lãi vay, là một trong những nguyên nhân chính đóng góp vào kết quả kinh doanh tăng trưởng vượt bậc so với năm 2013 (lãi ròng 70,6 tỷ đồng so với gần 4 tỷ đồng năm 2013). Gỗ Trường Thành cũng “xin phép” cổ đông không chia cổ tức năm 2014 do đánh giá tình hình kinh doanh của công ty vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt về mặt tài chính. … Bất ngờ hơn nữa, kế hoạch kinh doanh năm 2015 tiếp tục được công ty mạnh dạn đưa ra với các chỉ tiêu vượt bậc so với năm 2014 vốn đã tăng trưởng ấn tượng. Cụ thể, doanh thu ước đạt 1.830 tỷ đồng, tăng 25,26%, lợi nhuận trước thuế ước đạt 194 tỷ đồng, bằng 2,3 lần kết quả thực hiện năm 2014”. (Đan Nguyên - Trí Thức Trẻ, http://s.cafef.vn/TTF-154349/go-truong-thanh-tai-co-cau-no-dat- ke-hoach-loi-nhuan-194-ty-dong-bang-23-lan-2014.chn, Thứ 6, 24/04/2015, 13:03) 1. Có phải nhờ tái cấu trúc tài chính mà Gỗ Trường Thành đã thoát khỏi nguy cơ phá sản? 2. Các bước tái cấu trúc tài chính mà Gỗ Trường Thành áp dụng? 3. Làm thế nào để xây dựng được một cấu trúc tài chính tối ưu? 4. Phân tích cấu trúc tài chính có cần thiết với các nhà quản trị không? 44 TXKTTC06_Bai3_v1.0015108202
  3. Bài 3: Phân tích cấu trúc tài chính 3.1. Cấu trúc tài chính và ý nghĩa phân tích 3.1.1. Cấu trúc tài chính Cấu trúc tài chính là thuật ngữ phản ánh cơ cấu nguồn vốn (cơ cấu vốn), cơ cấu tài sản và mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn. Cấu trúc tài chính quyết định đáng kể sự ổn định tài chính cũng như khả năng trả nợ (bao gồm cả nợ ngắn hạn lẫn nợ dài hạn) của doanh nghiệp. Cơ cấu vốn phản ánh tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Việc xác định một cơ cấu vốn tối ưu không những bảo đảm mức độ tự chủ và an ninh tài chính cho hoạt động của doanh nghiệp mà còn bảo đảm cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả nhờ có một mức chi phí vốn hợp lý trong điều kiện hiện tại. Cơ cấu tài sản phản ánh tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản hiện có của doanh nghiệp. Sau khi huy động được đủ vốn để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tiến hành hoạt động đầu tư, tức là việc mua sắm những tài sản từ những nguồn tài trợ để phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Một cơ cấu tài sản được coi là tối ưu khi và chỉ khi toàn bộ tài sản của doanh nghiệp được sử dụng tối đa vào phục vụ cho các hoạt động. Bên cạnh việc xem xét, đánh giá chính sách huy động vốn và tình hình sử dụng vốn, những người sử dụng thông tin cũng cần thiết phải nắm bắt được chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chính sách sử dụng vốn được coi là đúng đắn khi số vốn mà doanh nghiệp đã huy động được sử dụng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh với mục đích tạo ra nhiều lợi nhuận. Theo nguyên tắc, thông thường những tài sản dài hạn hoặc tài sản cố định có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài (trên một năm) thường phải được mua sắm từ nguồn tài trợ thường xuyên (gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay dài hạn). Ngược lại, những tài sản ngắn hạn có giá trị nhỏ và thời gian sử dụng ngắn, thường phải được đầu tư từ nguồn vốn vay nợ ngắn hạn. 3.1.2. Ý nghĩa phân tích Phân tích cấu trúc tài chính giúp nhà phân tích biết được việc huy động các nguồn tài trợ (hay nguồn vốn), tình hình sử dụng vốn cũng như chính sách sử dụng các nguồn này vào các loại tài sản có phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh, quy mô hoạt động của doanh nghiệp… hay không vì không thể có một cấu trúc tài chính lý tưởng áp dụng chung cho mọi loại hình doanh nghiệp. Kết quả phân tích giúp cho nhà phân tích biết được khả năng huy động các nguồn tài trợ cũng như trách nhiệm trả nợ của doanh nghiệp đối với những nguồn này. Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn sẽ cho biết trong tổng nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp thì thành phần của từng loại nguồn vốn chiếm tỷ trọng bao nhiêu và thực trạng này có phù hợp với doanh nghiệp hay không. Doanh nghiệp nghiêng về hướng huy động vốn chủ sở hữu hay nguồn vốn vay nợ. Tại thời điểm phân tích, cơ cấu từng loại nguồn có phù hợp với lĩnh vực, đặc điểm và quy mô hoạt TXKTTC06_Bai3_v1.0015108202 45
  4. Bài 3: Phân tích cấu trúc tài chính động hay không; cũng như có thích hợp với lộ trình hoặc chiến lược huy động vốn đã vạch ra hay chưa. Chính vì thế, phân tích cơ cấu nguồn vốn và sự biến động về cơ cấu nguồn vốn sẽ giúp những người sử dụng thông tin nắm bắt được chính sách huy động vốn của doanh nghiệp. Từ đó, đánh giá được sự phù hợp và hiệu quả của chính sách huy động vốn. Tương tự, phân tích cơ cấu tài sản và sự biến động về cơ cấu tài sản sẽ cung cấp thông tin cần thiết giúp cho người sử dụng thông tin có cơ sở tin cậy để đánh giá tình hình sử dụng vốn và mức độ phù hợp của hoạt động đầu tư tài sản có thích hợp với lĩnh vực kinh doanh, với đặc điểm hoạt động và quy mô kinh doanh hay không. Bên cạnh đó, phân tích mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn sẽ cung cấp thông tin về chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp, cho biết doanh nghiệp huy động vốn nhằm sử dụng cho mục đích gì (bù lỗ, đầu tư cho kinh doanh…). 3.2. Phân tích cấu trúc tài chính 3.2.1. Nội dung và chỉ tiêu phân tích Phân tích cấu trúc tài chính bao gồm các nội dung như: Phân tích cơ cấu nguồn vốn, phân tích cơ cấu tài sản và phân tích mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn. Chỉ tiêu sử dụng để phân tích theo từng nội dung cụ thể như sau:  Phân tích cơ cấu nguồn vốn Phân tích cơ cấu nguồn vốn bao gồm việc xem xét, đánh giá tính hợp lý của cơ cấu nguồn vốn tại thời điểm hiện tại (hay kỳ phân tích) và xu hướng biến động của cơ cấu nguồn vốn. Cơ cấu nguồn vốn phản ánh tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn và được xác định qua công thức sau: Tỷ trọng từng bộ phận Giá trị từng bộ phận nguồn vốn nguồn vốn chiếm trong =  100 tổng số nguồn vốn Tổng số nguồn vốn  Phân tích cơ cấu tài sản Tương tự như phân tích cơ cấu nguồn vốn, phân tích cơ cấu tài sản là việc xem xét tính hợp lý của cơ cấu tài sản hiện tại (kỳ phân tích) và xu hướng biến động của cơ cấu tài sản. Cơ cấu tài sản phản ánh tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản và được xác định qua công thức sau: Tỷ trọng từng bộ phận tài sản Giá trị từng bộ phận tài sản =  100 chiếm trong tổng tài sản Tổng số tài sản  Phân tích mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn Phân tích mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn là việc xem xét chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp. Mối quan hệ này được thể hiện qua các chỉ tiêu liên quan đến cả tài sản với nguồn vốn, tài sản với nợ phải trả hay tài sản với vốn chủ sở hữu. Thông thường, khi phân tích mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn, các chỉ tiêu sau đây tường được sử dụng: o Hệ số nợ so với tài sản: Hệ số nợ Nợ phải trả = so với tài sản Tổng tài sản 46 TXKTTC06_Bai3_v1.0015108202
  5. Bài 3: Phân tích cấu trúc tài chính Hệ số này cho biết chính sách sử dụng nợ phải trả để tài trợ tài sản. Nói cách khác, một đồng tổng tài sản của doanh nghiệp được tài trợ từ mấy đồng nợ phải trả hay mức độ huy động nợ để đầu tư cho toàn bộ khối lượng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng. Khi chỉ tiêu này càng nhỏ hơn một (< 1) chứng tỏ doanh nghiệp đã dùng nhiều vốn chủ sở hữu để mua sắm tài sản hoạt động khiến cho doanh nghiệp tự chủ hơn về tài chính và chủ động trong hoạt động kinh doanh vì không lệ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay nợ. Nhưng nếu chỉ tiêu này có trị số càng cao gần bằng một (= 1), chứng tỏ doanh nghiệp càng huy động nhiều nợ để mua sắm tài sản. Điều này khiến tình trạng rủi ro tài chính của doanh nghiệp càng lớn (hay tính độc lập tài chính của doanh nghiệp càng giảm). Do đó, nếu doanh nghiệp nào duy trì hệ số này ở mức cao sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc huy động thêm các nguồn vốn từ bên ngoài. Cá biệt, nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài trong nhiều năm hay lỗ lũy kế càng lớn khiến cho khoản mục lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên Bảng cân đối kế toán có giá trị âm hay nhỏ hơn không (< 0) và trị số của khoản mục này tăng dần khiến cho vốn đầu tư ban đầu của chủ sở hữu ban đầu bị giảm dần đi hay còn gọi là “cụt vốn” hay “ăn vào vốn”; tức là vốn chủ sở hữu trên Bảng cân đối kế toán có giá trị âm. Khi đó chỉ tiêu này sẽ có trị số lớn hơn một (> 1). Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ sử dụng nợ phải trả một phần để bù lỗ, phần còn lại để tài trợ cho toàn bộ tài sản. o Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: Chỉ tiêu này cho biết mức độ đầu tư vào tài sản bằng nợ phải trả. Trị số của chỉ tiêu càng lớn hơn một (> 1), chứng tỏ những tài sản mà doanh nghiệp mua sắm được tài trợ bằng ít nợ phải trả, tức là được tài trợ chủ yếu bằng nguồn vốn chủ sở hữu và do vậy, doanh nghiệp tăng sự độc lập về mặt tài chính. Ngược lại, hệ số này càng gần bằng một (= 1), những tài sản của doanh nghiệp khi đó được tài trợ chủ yếu bằng nợ phải trả khiến mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp giảm sút, rủi ro tài chính tăng lên… Trường hợp trị số của chỉ tiêu < 1, doanh nghiệp đang nằm trong tình trạng bị “âm” vốn chủ sở hữu (do số lỗ lũy kế từ hoạt động kinh doanh > toàn bộ vốn chủ sở hữu) nên buộc phải sử dụng nợ phải trả một phần để bù lỗ, phần còn lại tài trợ cho tài sản hoạt động. Hệ số khả năng Tổng số tài sản = thanh toán tổng quát Tổng số nợ phải trả o Hệ số tài trợ: Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản sử dụng trong kinh doanh được đầu tư (hay tài trợ) bao nhiêu từ vốn chủ sở hữu. Trị số của chỉ tiêu càng nhỏ hơn một (< 1), chứng tỏ những tài sản mà doanh nghiệp mua sắm được tài trợ bằng ít vốn chủ sở hữu, tức là được tài trợ chủ yếu bằng nguồn vốn vay nợ khiến cho doanh nghiệp giảm sự độc lập về mặt tài chính. Ngược lại, khi hệ số này có trị số càng gần bằng một (= 1), cho thấy những tài sản của doanh nghiệp khi đó được tài trợ chủ yếu bằng vốn chủ sở hữu khiến mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp được cải thiện. Khi doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ dẫn đến “âm” vốn chủ sở hữu, trị số của chỉ tiêu này sẽ < 0. TXKTTC06_Bai3_v1.0015108202 47
  6. Bài 3: Phân tích cấu trúc tài chính Chỉ tiêu này có công thức và ý nghĩa hoàn toàn ngược lại so với hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu Hệ số tài trợ = Tổng số tài sản Ngoài các chỉ tiêu trên, khi phân tích mối quan hệ giữa tài sản với nguồn hình thành tài sản, các nhà phân tích còn có thể sử dụng một trong các chỉ tiêu khác như: Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn, hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn, hệ số giữa nguồn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn… 3.2.2. Qui trình và kỹ thuật phân tích 3.2.2.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn Phân tích cơ cấu nguồn vốn tiến hành theo qui trình sau:  Đánh giá tình hình biến động cơ cấu nguồn vốn trên tổng thể Căn cứ vào kết quả tính toán và so sánh về tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn (nợ phải trả, vốn chủ sở hữu), kết hợp với mức độ biến động về qui mô và tốc độ của từng bộ phận, nhà phân tích sẽ nêu nhận xét về tình hình biến động cơ cấu nguồn vốn trên tổng thể: So với kỳ gốc, tỷ trọng bộ phận nợ phải trả chiếm trong tổng nguồn vốn tăng (hoặc giảm) bao nhiêu phần trăm (%), tương ứng mức độ tăng (hoặc giảm) cụ thể về qui mô và tốc độ (nêu số liệu cụ thể). Ngược lại, tỷ trong bộ phận vốn chủ sở hữu chiếm trong tổng nguồn vốn lại giảm (hoặc tăng) bao nhiêu phần trăm (%), tương ứng với mức độ giảm (hoặc tăng) về qui mô và tốc độ (nêu số liệu cụ thể). Qua đó, sơ bộ cho nhận xét về tính hợp lý của sự thay đổi về cơ cấu nguồn vốn trên tổng thể. Trong điều kiện cho phép, có thể so sánh cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp với cơ cấu nguồn vốn bình quân của ngành hay của một doanh nghiệp khác có cùng điều kiện tương đương nhưng có hiệu quả kinh doanh cao hơn.  Phân tích tình hình biến động cơ cấu nguồn vốn trong từng bộ phận Sau khi đã nêu sự thay đổi chung về cơ cấu nguồn vốn, cần đi sâu xem xét sự biến động về cơ cấu của từng khoản mục nguồn vốn trong từng bộ phận nguồn vốn (nợ phải trả, vốn chủ sở hữu). Khi đi sâu vào từng khoản mục nguồn vốn trong từng bộ phận nguồn vốn, cần quán triệt nguyên tắc trọng yếu, khoản mục nguồn vốn nào biến động mạnh và chiếm tỷ trọng cao sẽ được xem xét trước. Ngược lại, những khoản mục nguồn vốn ít biến động hoặc không biến động có thể bỏ qua. Nhà phân tích cần chỉ rõ mức độ biến động cả về cơ cấu (tỷ trọng) lần qui mô và tốc độ của từng khoản mục nguồn vốn cụ thể trong từng bộ phận nguồn vốn. Trên cơ sở đó, nêu nhận xét về tính hợp lý về sự biến động của từng khoản mục nguồn vốn. 48 TXKTTC06_Bai3_v1.0015108202
  7. Bài 3: Phân tích cấu trúc tài chính Để thuận lợi cho việc phân tích, có thể lập bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn theo mẫu (Bảng 3.1). Bảng 3.1: Phân tích cơ cấu nguồn vốn Chênh lệch cuối năm Đầu năm Cuối năm so với đầu năm (±) Chỉ tiêu Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Tỷ lệ tiền trọng tiền trọng tiền trọng (%) (…) (%) (…) (%) (…) (%) A 1 2 3 4 5 6 7 A. Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn 1. Phải trả người bán ngắn hạn 2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn 3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 4. Phải trả người lao động 5. Chi phí phải trả ngắn hạn 6. Phải trả nội bộ ngắn hạn 7. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 8. Doanh thu chưa thực hiện 9. Phải trả ngắn hạn khác 10. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 11. Dự phòng phải trả ngắn hạn 12. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 13. Quỹ bình ổn giá 14. Giao dịch mua, bán lại trái phiếu Chính phủ II. Nợ dài hạn 1. Phải trả người bán dài hạn 2. Người mua trả tiền trước dài hạn 3. Chi phí phải trả dài hạn 4. Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh 5. Phải trả nội bộ dài hạn 6. Doanh thu chưa thực hiện dài hạn 7. Phải trả dài hạn khác 8. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 9. Trái phiếu chuyển đổi 10. Cổ phiếu ưu đãi 11. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 12. Dự phòng phải trả dài hạn 13. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ TXKTTC06_Bai3_v1.0015108202 49
  8. Bài 3: Phân tích cấu trúc tài chính Chênh lệch cuối năm Đầu năm Cuối năm so với đầu năm (±) Chỉ tiêu Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Tỷ lệ tiền trọng tiền trọng tiền trọng (%) (…) (%) (…) (%) (…) (%) B. Vốn chủ sở hữu I. Vốn chủ sở hữu 1. Vốn góp của chủ sở hữu 2. Thặng dư vốn cổ phần 3. Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu 4. Vốn khác của chủ sở hữu 5. Cổ phiếu quỹ (*) 6. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 7. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 8. Quỹ đầu tư phát triển 9. Quỹ sắp xếp lại doanh nghiệp 10. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 11. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 12. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 1. Nguồn kinh phí 2. Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định Tổng nguồn vốn 100,0 100,0 – Chẳng hạn, phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Nam. Căn cứ vào phụ lục ở cuối bài 3, ta lập bảng sau: Bảng 3.2: Phân tích cơ cấu nguồn vốn quí 1/2015 của Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Nam Chênh lệch cuối quí so với Đầu quí Cuối quí đầu quí (±) Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ trọng trọng trọng (Nghìn đồng) (Nghìn đồng) (Nghìn đồng) (%) (%) (%) (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 A. NỢ PHẢI TRẢ 2.067.877.708 64,6 1.701.477.334 60,0 –366.400.374 –17,7 –4,6 I. Nợ ngắn hạn 1.827.859.922 57,1 1.473.335.855 51,9 –354.524.067 –19,4 –5,2 1. Phải trả người bán ngắn hạn 1.424.556.979 44,5 1.049.234.754 37,0 –375.322.225 –26,3 –7,5 2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn 1.685.368 0,1 1.865.541 0,1 +180.173 +10,7 0,0 3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 9.935.339 0,3 11.838.031 0,4 +1.902.692 +19,2 +0,1 4. Phải trả người lao động 26.208.039 0,8 40.935.234 1,4 +14.727.195 +56,2 +0,6 50 TXKTTC06_Bai3_v1.0015108202
  9. Bài 3: Phân tích cấu trúc tài chính 5. Chi phí phải trả ngắn hạn 11.278.492 0,4 24.921.929 0,9 +13.643.437 +121,0 +0,5 6. Phải trả ngắn hạn khác 32.638.069 1,0 31.208.655 1,1 –1.429.414 –4,4 +0,1 7. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 315.238.199 9,8 308.716.811 10,9 –6.521.388 –2,1 +1,0 8. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 6.319.437 0,2 4.614.900 0,2 –1.704.537 –27,0 0,0 II. Nợ dài hạn 240.017.786 7,5 228.141.479 8,0 –11.876.307 –4,9 +0,5 1. Phải trả dài hạn khác 108.515.632 3,4 111.340.009 3,9 +2.824.377 +2,6 +0,5 2. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 124.547.706 3,9 109.847.022 3,9 –14.700.684 –11,8 0,0 3. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ 6.954.448 0,2 6.954.448 0,2 0 0,0 0,0 B – VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 430) 1.134.677.282 35,4 1.136.070.163 40,0 +1.392.881 +0,1 +4,6 I. Vốn chủ sở hữu 1.134.677.282 35,4 1.136.070.163 40,0 +1.392.881 +0,1 +4,6 1. Vốn góp của chủ sở hữu 380.000.000 11,9 500.000.000 17,6 +120.000.000 +31,6 +5,8 2. Thặng dư vốn cổ phần 46.150.398 1,4 46.111.934 1,6 –38.464 –0,1 +0,2 3. Vốn khác của chủ sở hữu 2.042.818 0,1 1.962.188 0,1 –80.630 –3,9 0,0 4. Cổ phiếu quỹ (*) 0 0,0 (12.060) – –12.060 0 – 5. Quỹ đầu tư phát triển 398.533.342 12,4 280.604.015 9,9 –117.929.327 –29,6 –2,6 6. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 114.888.570 3,6 127.822.067 4,5 +12.933.497 +11,3 +0,9 7. Lợi ích cổ đông không kiểm soát 193.062.154 6,0 179.582.019 6,3 –13.480.135 –7,0 +0,3 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 0 0 0 0 0 0,0 1. Nguồn kinh phí 0 0 0 0 0 0 0 2. Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định 0 0 0 0 0 0 0 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 3.202.554.990 100 2.837.547.497 100 –365.007.493 –11,4 0,0 Bảng phân tích trên cho thấy, so với đầu quí, vốn chủ sở hữu của Công ty chiếm trong tổng số nguồn vốn tăng thêm 4,6% (từ 35,4% đầu quí tăng lên 40,0% ở cuối quí), ứng với mức tăng 1.392.881 nghìn đồng hay tốc độ tăng 0,1%. Ngược lại, nợ phải trả của Công ty chiếm trong tổng số nguồn vốn lại giảm 4,6% (từ 64,6% đầu quí giảm xuống còn 60,0% cuối quí), ứng với qui mô giảm 366.400.374 nghìn đồng hay tốc độ giảm TXKTTC06_Bai3_v1.0015108202 51
  10. Bài 3: Phân tích cấu trúc tài chính 17,7%. Xét trong tình hình hiện tại, sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn sẽ tạo điều kiện cho Công ty nâng cao mức độ độc lập tài chính, tránh được rủi ro có thể xảy ra do tình hình tiêu thụ sản phẩm khó khăn. Đi sâu vào nợ phải trả, ta thấy, tỷ trọng nợ phải trả chiếm trong tổng số nguồn vốn giảm chủ yếu là do nợ ngắn hạn giảm (từ 57,1% đầu quí giảm xuống còn 51,9% ở cuối quí; tức là giảm 5,2% so với đầu quí), ứng với qui mô nợ ngắn hạn giảm 354.524.067 nghìn đồng hay 19,4%. Trong đó, khoản phải trả ngắn hạn người bán giảm đáng kể, từ 44,5% trong tổng số nguồn vốn ở đầu quí giảm xuống còn 37,0% ở cuối quí; giảm 7,5% về tỷ trọng ứng với số nợ phải trả người bán giảm 375.322.225 nghìn đồng hay tốc độ giảm 26,3%. Tình hình này cho thấy trong quí 1, Công ty đã có nhiều cố gắng trong công tác thanh toán tiền hàng mua vào. Đối với các khoản phải trả ngắn hạn khác, mặc dù qui mô nợ có thể tăng hoặc giảm so với đầu quí nhưng mức độ thay đổi không đáng kể. Ngược lại với nợ ngắn hạn, nợ dài hạn mặc dù qui mô giảm so với đầu quí (giảm 11.876.307 nghìn đồng hay 4,9%) nhưng xét về tỷ trọng, nợ dài hạn chiếm trong tổng số nguồn vốn lại tăng 0,5%. Nợ dài hạn chiếm trong tổng nguồn vốn tăng là do khoản phải trả dài hạn khác tăng (từ 3,4% đầu quí tăng lên 3,9% cuối quí), ứng với qui mô tăng 2.824.377 nghìn đồng hay tốc độ tăng 2,6%. Ngược lại, khoản vay và nợ thuê tài chính dài hạn dù qui mô giảm so với đầu quí (giảm 14.700.684 nghìn đồng hay 11,8%) nhưng tỷ trọng chiếm trong tổng nguồn vốn không thay đổi. Đối với vốn chủ sở hữu, bộ phận vốn góp tăng lên đáng kể do trong quí, Công ty tiến hành phát hành thêm cổ phiếu phổ thông. Số vốn góp của chủ sở hữu chiếm trong tổng số nguồn vốn từ 11,9% đầu quí đã tăng lên 17,6% ở cuối quí; tăng thêm 5,8% ứng với qui mô vốn tăng thêm 120.000.000 nghìn đồng hay 31,6%. Có thể nói, trong tình hình hiện tại, chính sách huy động vốn từ phát hành cổ phiếu của Công ty là phù hợp, giúp Công ty tránh khỏi những khó khăn về tài chính có thể xảy ra. Bên cạnh đó, số lợi nhuận chưa phân phối chiếm trong tổng số nguồn vốn cũng tăng thêm 0,9% (từ 3,6% đầu quí tăng lên 4,5% cuối quí), ứng với qui mô tăng thêm 12.933.497 nghìn đồng hay tốc độ tăng 11,3% cũng góp phần cải thiện đáng kể tình hình tài chính của Công ty. Ngoài ra, một số bộ phận vốn chủ sở hữu khác mặc dù qui mô có giảm nhưng xét về tỷ trọng chiếm trong tổng số nguồn vốn vẫn tăng lên như bộ phận lợi ích của cổ đông không kiểm soát, thặng dư vốn cổ phần cũng góp phần cải thiện phần nào tình hình tài chính của Công ty. Đáng chú ý trong vốn chủ sở hữu, do quĩ đầu tư phát triển giảm đã làm cho tỷ trọng vốn chủ sở hữu giảm thêm 2,6% trong tổng số nguồn vốn. 3.2.2.2. Phân tích cơ cấu tài sản Phân tích cơ cấu tài sản tiến hành theo qui trình sau:  Đánh giá tình hình biến động cơ cấu tài sản trên tổng thể Căn cứ vào kết quả tính toán và so sánh, cần nêu nhận xét về tình hình biến động cơ cấu tài sản trên tổng thể: So với kỳ gốc, tỷ trọng bộ phận tài sản ngắn hạn chiếm trong tổng tài sản tăng (hoặc giảm) bao nhiêu phần trăm (%), tương ứng mức độ tăng (hoặc giảm) cụ thể về qui mô và tốc độ (nêu số liệu cụ thể). Ngược lại, 52 TXKTTC06_Bai3_v1.0015108202
  11. Bài 3: Phân tích cấu trúc tài chính tỷ trong bộ phận tài sản dài hạn chiếm trong tổng tài sản lại giảm (hoặc tăng) bao nhiêu phần trăm (%), tương ứng với mức độ giảm (hoặc tăng) về qui mô và tốc độ (nêu số liệu cụ thể). Qua đó, sơ bộ cho nhận xét về tính hợp lý của sự thay đổi về cơ cấu tài sản trên tổng thể.  Phân tích tình hình biến động cơ cấu tài sản trong từng bộ phận Sau khi đã nêu sự thay đổi chung về cơ cấu tài sản, cần đi sâu xem xét sự biến động về cơ cấu trong từng bộ phận tài sản (tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn). Khi đi sâu vào từng bộ phận tài sản, cần quán triệt nguyên tắc trọng yếu, loại tài sản vốn nào biến động mạnh và chiếm tỷ trọng cao sẽ được xem xét trước. Ngược lại, những tài sản ít biến động hoặc không biến động có thể bỏ qua. Để thuận tiện cho việc phân tích, có thể lập bảng theo mẫu (Bảng 3.3). Bảng 3.3: Phân tích cơ cấu tài sản Chênh lệch cuối năm Đầu năm Cuối năm so với đầu năm (±) Chỉ tiêu Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Tỷ lệ tiền trọng tiền trọng tiền trọng (%) (…) (%) (…) (%) (…) (%) A 1 2 3 4 5 6 7 A. Tài sản ngắn hạn I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1. Tiền 2. Các khoản tương đương tiền II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 1. Chứng khoán kinh doanh 2. Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh 3. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn III. Các khoản phải thu ngắn hạn 1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 5. Phải thu về cho vay ngắn hạn 6. Phải thu ngắn hạn khác 7. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 8. Tài sản thiếu chờ xử lý IV. Hàng tồn kho 1. Hàng tồn kho 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 2. Thuế GTGT được khấu trừ TXKTTC06_Bai3_v1.0015108202 53
  12. Bài 3: Phân tích cấu trúc tài chính Chênh lệch cuối năm Đầu năm Cuối năm so với đầu năm (±) Chỉ tiêu Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Tỷ lệ tiền trọng tiền trọng tiền trọng (%) (…) (%) (…) (%) (…) (%) 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 4. Giao dịch mua, bán lại trái phiếu Chính phủ 5. Tài sản ngắn hạn khác B - TÀI SẢN DÀI HẠN (200 = 210 + 220 + 230 + 240 + 250 + 260) I. Các khoản phải thu dài hạn 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 2. Trả trước cho người bán dài hạn 3. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 4. Phải thu nội bộ dài hạn 5. Phải thu về cho vay dài hạn 6. Phải thu dài hạn khác 7. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi II. Tài sản cố định 1. Tài sản cố định hữu hình 2. Tài sản cố định thuê tài chính 3. Tài sản cố định vô hình 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang III. Bất động sản đầu tư IV. Tài sản dở dang dài hạn 1. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang dài hạn 2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang V. Đầu tư tài chính dài hạn 1. Đầu tư vào công ty con 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 3. Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 4. Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn 5. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn VI. Tài sản dài hạn khác 1. Chi phí trả trước dài hạn 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 3. Thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế dài hạn 4. Tài sản dài hạn khác Tổng tài sản 100,0 – 100 – 3.2.2.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản với nguồn hình thành tài sản Phân tích mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn tiến hành theo qui trình sau:  Tính toán trị số của một trong các chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn.  So sánh sự biến động về trị số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu. 54 TXKTTC06_Bai3_v1.0015108202
  13. Bài 3: Phân tích cấu trúc tài chính  Nhận xét về chính sách sử dụng vốn hiện tại và xu hướng của chính sách sử dụng vốn. Để thuận tiện cho việc xem xét mối quan hệ giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản, có thể lập bảng phân tích theo mẫu sau: Bảng 3.4: Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn năm N Chênh lệch cuối năm so với đầu năm (±) Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Mức Tỷ lệ (lần) (%) Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (lần) TXKTTC06_Bai3_v1.0015108202 55
  14. Bài 3: Phân tích cấu trúc tài chính Phụ lục bài 3: Trích Bảng cân đối kế toán quí 1/2015 của Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Nam. Công ty cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Nam Mẫu số B 01 – DN/HN Số 1-5 Lê Duẩn, P.Bến Nghé, Q1, TP.HCM Ban hành theo thông tư số 200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT Từ ngày 31 tháng 03 năm 2015 Đvt: VND Chỉ tiêu Mã số TM Số cuối kỳ Số đầu năm (1) (2) (3) (4) (5) TÀI SẢN A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 1.520.316.664.128 1.845.754.525.124 (100=110+120+130+140+150) I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 01 397.591.885.026 619.799.701.899 1. Tiền 111 285.353.023.915 457.684.701.899 2. Các khoản tương đương tiền 112 112.238.861.111 162.115.000.000 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 120 53.000.000.000 40.000.000.000 1. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 123 02 53.000.000.000 40.000.000.000 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 823.652.751.393 927.616.949.157 1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 131 794.246.712.474 895.410.677.256 2. Trả trước cho người bán 132 17.460.955.963 17.113.241.917 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 - 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp 134 - - đồng xây dựng 5. Phải thu về cho vay ngắn hạn 135 - - 6. Phải thu ngắn hạn khác 136 03 28.035.563.830 24.084.658.253 7. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 137 (16.090.480.874) (8.991.628.269) 8. Tài sản thiếu chờ xử lý 139 - - IV. Hàng tồn kho 140 176.699.480.378 184.109.292.453 1. Hàng tồn kho 141 04 177.053.329.751 188.228.887.623 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 (353.849.373) (4.119.595.170) V. Tài sản ngắn hạn khác 150 69.372.547.331 74.228.581.615 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 41.596.556.346 37.732.058.518 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 24.987.025.132 34.455.253.683 3. Thuế và các khoản khác phải thu 153 05 479.369.373 2.082.821 Nhà nước 4. Tài sản ngắn hạn khác 155 2.309.596.480 2.039.186.593 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 1.317.230.830.976 1.365.800.464.843 (200=210+220+240+250+260+269) I. Các khoản phải thu dài hạn 210 20.505.419.567 20.500.419.567 1. Phải thu dài hạn khác 215 20.505.419.567 20.500.419.567 56 TXKTTC06_Bai3_v1.0015108202
  15. Bài 3: Phân tích cấu trúc tài chính II. Tài sản cố định 220 729.661.826.827 795.370.294.962 1. Tài sản cố định hữu hình 221 06 612.907.136.014 668.007.136.543 - Nguyên giá 222 1.731.117.675.358 1.740.101.706.664 - Giá trị hao mòn lũy kế 223 (1.118.210.539.344) (1.072.094.570.121) 2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 07 83.556.743.846 93.944.853.925 - Nguyên giá 225 230.092.070.480 228.700.252.298 - Giá trị hao mòn lũy kế 226 (146.535.326.634) (134.755.398.373) 3. Tài sản cố định vô hình 227 08 33.197.946.967 33.418.304.494 - Nguyên giá 228 36.991.391.112 36.991.391.112 - Giá trị hao mòn lũy kế 229 (3.793.444.145) (3.573.086.618) III. Tài sản dở dang dài hạn 240 74.499.168.585 47.142.379.034 1. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 242 74.499.168.585 47.142.379.034 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 09 - - 1. Đầu tư vào công ty con 251 - - 2. Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết 252 - - 3. Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 253 50.000.000.000 50.000.000.000 4. Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn 254 (50.000.000.000) (50.000.000.000) 5. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 255 - - V. Tài sản dài hạn khác 260 463.467.704.402 464.231.772.434 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 10 443.438.915.594 444.931.383.626 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 16 17.856.288.008 17.856.288.008 3. Tài sản dài hạn khác 268 2.172.500.800 1.444.100.800 VI. Lợi thế thương mại 269 29.096.711.595 29.555.598.846 Tổng cộng tài sản 270 2.837.547.495.104 3.202.554.989.967 (270=100+200) NGUỒN VỐN NỢ PHẢI TRẢ (300=310+330) 300 1.701.477.332.888 2.067.877.707.579 I. Nợ ngắn hạn 310 1.473.335.854.305 1.827.859.921.978 1. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 311 11 308.716.811.236 315.238.199.454 2. Phải trả người bán ngắn hạn 312 1.049.234.753.649 1.424.556.979.039 3. Người mua trả tiền trước 313 1.865.540.993 1.685.368.042 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 12 11.838.030.501 9.935.339.255 5. Phải trả người lao động 315 40.935.233.756 26.208.038.631 6. Chi phí phải trả ngắn hạn 316 13 24.921.929.104 11.278.491.580 7. Phải trả nội bộ ngắn hạn 317 - - 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp 318 - - đồng xây dựng 9. Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn 319 - - 10. Phải tra ngắn hạn khác 320 14 31.208.654.876 32.638.069.036 11. Dự phòng phải trả ngắn hạn 321 - - 12. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 322 4.614.900.190 6.319.436.941 13. Quỹ bình ổn giá 323 - - 14. Giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ 324 - - TXKTTC06_Bai3_v1.0015108202 57
  16. Bài 3: Phân tích cấu trúc tài chính II. Nợ dài hạn 330 228.141.478.583 240.017.785.601 1. Phải trả người bán dài hạn 331 - - 2. Chi phí phải trả dài hạn 332 - - 3. Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh 333 - - 4. Phải trả nội bộ dài hạn 334 - - 5. Doanh thu chưa thực hiện dài hạn 335 - - 6. Phải trả dài hạn khác 336 111.340.008.816 108.515.632.035 7. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 337 15 109.847.022.128 124.547.705.927 8. Trái phiếu chuyển đổi 338 - - 9. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 339 16 - - 10. Dự phòng phải trả dài hạn 340 - - 11. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ 341 6.954.447.639 6.954.447.639 12. Cổ phiếu ưu đãi 342 - - NGUỒN VỐN (400=410+430) 400 956.488.143.169 941.615.128.045 I. Vốn chủ sở hữu 410 17 956.488.143.169 941.615.128.045 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 500.000.000.000 380.000.000.000 - Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết 411a 500.000.000.000 380.000.000.000 - Cổ phiếu ưu đãi 411b - - 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 46.111.933.602 46.150.397.684 3. Quyền chọn chuyển dổi trái phiếu 413 - - 4. Vốn khác của chủ sở hữu 414 1.962.187.512 2.042.818.129 5. Cổ phiếu quỹ 415 (12.060.000) - 6. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 416 - - 7. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 417 - - 8. Quỹ đầu tư phát triển 418 280.604.014.585 398.533.342.301 9. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp 419 - - 10. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 420 - - 11. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 421 127.822.067.470 114.888.569.931 - LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối 421a 114.888.569.931 - kỳ trước - LNST chưa phân phối kỳ này 421b 12.933.497.539 114.888.569.931 12. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 422 - - II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 430 - - 1. Nguồn kinh phí 431 - - 2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 432 - - A. LỢI ÍCH CỔ ĐÔNG KHÔNG KIỂM SOÁT 429 179.582.019.047 193.062.154.343 Tổng cộng nguồn vốn 440 2.837.547.495.104 3.202.554.989.967 (440 = 300 + 400 + 429) 58 TXKTTC06_Bai3_v1.0015108202
  17. Bài 3: Phân tích cấu trúc tài chính Tóm lược cuối bài  Cấu trúc tài chính: Phản ánh cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn.  Phân tích cấu trúc tài chính: Phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn và mối quan hệ giã tài sản với nguồn vốn.  Phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn: Tính ra và so sánh tỷ trọng từng bộ phận tài sản, nguồn vốn chiếm trong tổng số tài sản, tổng số nguồn vốn. Từ đó nêu lên tính phù hợp của cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn hiện tại cũng như xu hướng biến động của cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn. Đồng thời, đánh giá chính sách huy động vốn và đầu tư vốn.  Phân tích mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn: Chỉ rõ chính sách sử dụng vốn. TXKTTC06_Bai3_v1.0015108202 59
  18. Bài 3: Phân tích cấu trúc tài chính Câu hỏi ôn tập 1. Thảo luận về nội dung và ý nghĩa phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. 2. Trình bày cụ thể chỉ tiêu và cách thức phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Lấy ví dụ đơn giản để minh họa. 3. Trình bày cụ thể chỉ tiêu và cách thức phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Lấy ví dụ đơn giản để minh họa. 4. Trình bày cụ thể chỉ tiêu và cách thức phân tích mối quan hệ giữa tài sản với nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp. Lấy ví dụ đơn giản để minh họa. 5. Hãy cho biết chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp trong các trường hợp chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” có các trị số lần lượt: Lớn hơn một (> 1), nhỏ hơn một (< 1) và bằng một (= 1). Lấy ví dụ minh họa. 6. Hãy cho biết chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp trong các trường hợp chỉ tiêu “Hệ số tài trợ” có các trị số lần lượt lớn hơn không (> 0), nhỏ hơn không (< 0) và bằng không (= 0). Lấy ví dụ minh họa. 7. Hãy cho biết chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp trong các trường hợp chỉ tiêu “Hệ số nợ” có các trị số lần lượt lớn hơn một (> 1), nhỏ hơn một (< 1) và bằng một (= 1)? Lấy ví dụ minh họa. 60 TXKTTC06_Bai3_v1.0015108202
  19. Bài 3: Phân tích cấu trúc tài chính Bài tập cuối bài Tài liệu tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VNM): BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT Mẫu B01-DN/HN tại ngày 31/12/2014 Mã Thuyết 31/12/2014 31/12/2013 số minh VNĐ VNĐ TÀI SẢN A- Tài sản ngắn hạn 100 15.522.309.519.016 13.018.930.127.438 (100 = 110 + 120 + 130 + 140 + 150) I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 6 1.527.875.428.216 2.745.645.325.950 1. Tiền 111 993.333.794.600 1.394.534.283.673 2. Các khoản tương đương tiền 112 534.541.633.616 1.351.111.042.277 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 7 7.467.962.935.026 4.167.317.622.318 1. Các khoản đầu tư ngắn hạn 121 7.607.171.306.426 4.313.292.575.718 2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính 129 (139.208.371.400) (145.974.953.400) ngắn hạn III. Các khoản phải thu 130 2.771.736.892.079 2.728.421.414.532 1. Phải thu khách hàng 131 1.988.614.362.323 1.894.721.027.784 2. Trả trước cho người bán 132 420.615.080.215 423.820.755.014 3. Các khoản phải thu khác 138 8 368.425.283.975 417.266.719.643 4. Dự phòng phải thu khó đòi 139 (5.917.834.434) (7.387.087.909) IV. Hàng tồn kho 140 9 3.620.107.245.454 3.217.483.048.888 1. Hàng tồn kho 141 3.633.231.617.297 3.227.859.954.432 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 (13.124.371.843) (10.376.905.544) V. Tài sản ngắn hạn khác 150 134.627.018.241 160.062.715.750 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 115.703.239.463 129.708.362.747 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 13.465.035.833 25.468.115.542 3. Tài sản ngắn hạn khác 158 5.442.538.830 4.880.874.661 B- Tài sản dài hạn 200 10.247.828.541.941 9.856.483.929.198 (200 = 210 + 220 + 240 + 250 + 260) I. Các khoản phải thu dài hạn 210 7.395.303.671 736.666.667 Phải thu dài hạn khác 218 7.395.303.671 736.666.667 II. Tài sản cố định 220 8.890.084.022.717 8.918.416.535.379 1. Tài sản cố định hữu hình 221 10 7.548.188.780.138 7.849.058.771.126 - Nguyên giá 222 11.782.649.084.362 11.147.267.493.199 - Giá trị hao mòn lũy kế 223 (4.234.460.304.224) (3.298.208.722.073) 2. Tài sản cố định vô hình 227 11 538.207.032.321 531.485.413.625 - Nguyên giá 228 691.495.740.057 690.742.242.273 - Giá trị hao mòn lũy kế 229 (153.288.707.736) (159.256.828.648) 3. Xây dựng cơ bản dở dang 230 12 803.688.210.258 537.872.350.628 III. Bất động sản đầu tư 240 13 147.725.868.615 149.445.717.001 - Nguyên giá 241 179.594.679.077 176.332.062.888 - Giá trị hao mòn lũy kế 242 (31.868.810.462) (26.886.345.887) TXKTTC06_Bai3_v1.0015108202 61
  20. Bài 3: Phân tích cấu trúc tài chính IV. Các khoản đầu tư tà chính dài hạn 250 14 700.375.068.841 318.308.294.039 1. Đầu tư vào các công ty liên kết và 252 325.220.122.483 284.629.299.345 liên doanh 2. Đầu tư dài hạn khác 258 380.012.236.959 43.927.626.956 3. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính 259 (4.857.290.601) (10.248.632.262) dài hạn V. Tài sản dài hạn khác 260 341.541.338.443 295.112.796.930 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 15 183.505.250.834 171.151.838.315 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 16 150.793.168.409 115.300.622.640 3. Tài sản dài hạn khác 268 7.242.919.200 8.660.335.975 VI. Lợi thế thương mại 17 160.706.939.654 174.463.919.18 TỔNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200) 270 25.770.138.060.957 22.875.414.056.636 NGUỒN VỐN NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330) 300 5.969.901.577.449 5.307.060.807.329 I. Nợ ngắn hạn 310 5.453.262.931.031 4.956.397.594.108 1. Vay ngắn hạn 311 18 1.279.525.014.840 178.943.692.147 2. Phải trả người bán 312 1.898.529.392.924 1.968.257.136.188 3. Người mua trả tiền trước 313 17.826.386.435 20.929.404.542 4. Thuế phải nộp ngân sách Nhà nước 314 19 502.643.076.304 456.725.904.986 5. Phải trả người lao động 315 163.476.907.176 137.540.107.294 6. Chi phí phải trả 316 20 637.114.219.782 490.760.970.004 7. Các khoản phải trả, phải nộp khác 319 21 598.428.618.781 1.341.762.807.045 8. Quỹ khen thưởng và phúc lợi 321 355.719.314.789 361.477.571.902 II. Nợ dài hạn 330 516.638.646.418 350.663.213.221 1. Phải trả dài hạn khác 333 8.192.561.774 5.036.159.560 2. Vay dài hạn 334 22 346.383.586.552 184.142.784.403 3. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 23 84.711.303.600 91.065.600.000 4. Dự phòng trợ cấp thôi việc 336 24 77.333.769.500 69.583.293.250 5. Doanh thu chưa thực hiện 338 17.424.992 835.376.008 VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410) 400 19.680.282.615.855 17.545.489.315.423 I. Vốn chủ sở hữu 410 25 19.680.282.615.855 17.545.489.315.423 1. Vốn cổ phần 411 26 10.006.413.990.000 8.339.557.960.000 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 - 1.276.994.100.000 3. Cổ phiếu quỹ 414 27 (5.388.109.959) (5.068.507.959) 4. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 (161.099.075) - 5. Quỹ đầu tư phát triển 417 1.550.028.784.604 950.237.983.612 6. Quỹ dự phòng tài chính 418 971.689.582.340 833.955.796.000 7. Lợi nhuận chưa phân phối 420 7.157.699.467.945 6.149.811.983.770 A- LỢI ÍCH CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ 439 28 119.953.867.653 22.863.933.884 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 25.770.138.060.957 22.875.414.056.636 (440 = 300 + 400 + 439) Yêu cầu/ Anh/Chị hãy làm rõ cấu trúc tài chính của VNM? Gợi ý: Tiến hành phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn của VNM. 62 TXKTTC06_Bai3_v1.0015108202
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2