intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phân tích, thiết kế và cài đặt hệ thống thông tin: Chương 1 - PGS.TS. Đặng Minh Ất

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:42

295
lượt xem
74
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 1 của bài giảng Phân tích, thiết kế và cài đặt hệ thống thông tin gồm có các nội dung sau: Thông tin và vai trò thông tin trong đời sống kinh tế-xã hội; quy trình xử lý thông tin kinh tế; khái niệm, đặc điểm và các thành phần của hệ thống thông tin; các hệ thống thông tin, đặc trưng HTTT; các giai đoạn phân tích, thiết kế, cài đặt HTTT. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm bắt nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phân tích, thiết kế và cài đặt hệ thống thông tin: Chương 1 - PGS.TS. Đặng Minh Ất

  1. Phân tích - Thiết kế - Cài đặt Hệ thống thông tin TRÌNH BÀY: PGS.TS. ĐẶNG MINH ẤT BỘ MÔN: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
  2. CHƯƠNG 1: THÔNG TIN VÀ HTTTQL 2  Bài 1: Thông tin và vai trò thông tin trong đời sống kinh tế - xã hội Bài 2: Quy trình xử lý thông tin kinh tế.  Bài 3: Khái niệm, đặc điểm và các thành phần của hệ  thống thông tin. Bài 4: Các hệ thống thông tin, đặc trưng HTTT.  Bài 5: Các giai đoạn phân tích, thiết kế, cài đặt HTTT.  Phân t ích - Thiết kế - Hệ thống thông tin 25 October 2011
  3. Bài 1: Thông tin và vai trò thông tin trong đời sống kinh tế - xã hội 3  Nội dung bài học  Thông tin.  Thông tin và dữ liệu.  Lượng hoá thông tin.  Thông tin kinh tế  Vai trò của thông tin trong đời sống kinh tế xã hội. Phân t ích - Thiết kế - Hệ thống thông tin 25 October 2011
  4. Bài 1: Thông tin và vai trò thông tin trong đời sống kinh tế - xã hội 4  Thông tin  Thông tin là một thông báo nhận được làm tăng sự hiểu biết, làm tăng tri thức, làm tăng kiến thức,... của đối tượng nhận tin về một vấn đề nào đó  Thông tin là những vấn đề, sự kiện, công việc,... có liên quan đến hoạt động của con người.  Xét từng thông tin thì giá trị của nó được đánh giá tùy theo yêu cầu của người sử dụng.  Trong cuộc sống hàng ngày, khái niệm thông tin phản ánh các tri thức, hiểu biết của chúng ta về một đối tượng nào đó.  Theo các quan điểm và định nghĩa ở trên thì thông tin có một điểm chung, đó là tính chất phản ánh Phân t ích - Thiết kế - Hệ thống thông tin 25 October 2011
  5. Bài 1: Thông tin và vai trò thông tin trong đời sống kinh tế - xã hội 5  Thông tin Một số định nghĩa về thông tin:   Brilen: Thông tin là sự nghịch đối của độ bất định Entropia  Shenon: Thông tin là quá trình nhằm loại bỏ độ bất định.  Sluskov: Thông tin bao gồm cả những tri thức, hiểu biết mà con người sử dụng để trao đổi lẫn nhau và cả những tri thức, hiểu biết tồn tại không phụ thuộc vào con người. Vật mang tin: Ngôn ngữ, chữ cái, chữ số, các ký hiệu, xung điện, điện từ,…  Nội dung thông tin: Là khối lượng tri thức mà thông tin đó mang lại.  Hình thức truyền đạt và cảm nhận thông tin: Văn nói, văn viết. Qua các giác  quan của con người. Đơn vị đo trong tin học: Bit, Byte, Kb,Mb,Gb,Tb  Phân t ích - Thiết kế - Hệ thống thông tin 25 October 2011
  6. Bài 1: Thông tin và vai trò thông tin trong đời sống kinh tế - xã hội 6  Lượng hoá thông tin  Đánh giá thông tin về lượng hay là đo thông tin trong những thông báo hữu hạn của nó  Xét về lượng thì thông tin được coi như một tập hợp các thông báo, các tin tức về hiện trạng của hệ thống, mà tập hợp này nhận một số lượng hữu hạn các biến cố.  Năm 1948 Shenon đã đưa ra phương pháp đo lượng thông tin dựa vào xác suất (P).  Đối với các thông báo càng bất ngờ, xác suất càng nhỏ thì lượng tin càng nhiều. Đối với người đọc báo sự giật gân là những thông báo bất ngờ, tức là chứa lượng thông tin lớn.  Khi đã nghiên cứu được số đo lượng thông tin, lý thuyết thông tin đã chứng minh được rằng dữ liệu không thể trùng với thông tin. Phân t ích - Thiết kế - Hệ thống thông tin 25 October 2011
  7. Bài 1: Thông tin và vai trò thông tin trong đời sống kinh tế - xã hội 7  Lượng hoá thông tin  Năm 1948 Shenon đã đưa ra phương pháp đo lượng thông tin dựa vào xác suất (P). Theo Shenon độ bất định của hệ thống A nào đó bằng:  và chính đại lượng này Shenon gọi là Entropia. Vì 0≤ Pi ≤ 1 nên log2Pi≤ 0 do đó Entropia (H) là một giá trị thực có giới hạn và luôn luôn dương.  H(A) ≥ 0. Entropia bé nhất H(A)Min = 0, nếu như thông báo được biết trước, tức là trạng thái của hệ thống đã được xác định, lúc đó ta có H(A) = - 1log21 = 0. Ngược lại Entropia lớn nhất nếu tất cả các trạng thái của hệ thống là đồng khả năng, tức : Phân t ích - Thiết kế - Hệ thống thông tin 25 October 2011
  8. Bài 1: Thông tin và vai trò thông tin trong đời sống kinh tế - xã hội 8  Thông tin kinh tế  Thông tin kinh tế là các thông tin tồn tại và vận động trong các thiết chế kinh tế, các tổ chức và các doanh nghiệp nhằm phản ánh tình trạng kinh tế của các chủ thể đó.  Thông tin kinh tế có thể coi là huyết mạnh của các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế.  Có nhiều phương pháp phân loại thông tin kinh tế khác nhau, trong đó có hai phương pháp phân loại khá thông dụng.  Phương pháp thứ nhất là phân loại theo lĩnh vực hoạt động của thông tin, ví dụ thông tin kinh tế trong sản xuất, thông tin kinh tế trong quản lý,...  Phương pháp thứ hai là phân loại theo nội dung mà nó phản ánh, ví dụ thông tin kế hoạch, thông tin đầu tư, thông tin về lao động tiền lương, thông tin về lợi nhuận của doanh nghiệp,... Phân t ích - Thiết kế - Hệ thống thông tin 25 October 2011
  9. Bài 1: Thông tin và vai trò thông tin trong đời sống kinh tế - xã hội 9  Thông tin kinh tế (tiếp)  Ý nghĩa của thông tin kinh tế trong những năm gần đây đã tăng lên một cách khủng khiếp do những nhân tố sau: mô sản xuất đã lớn lên chưa từng thấy với các mối liên hệ kinh tế  Quy cực kỳ phức tạp, sự đa dạng sản xuất và tiêu dùng xã hội và các phương tiện thoả mãn các nhu cầu đó cũng tăng đáng kể.  Cùng với tăng quy mô sản xuất và tăng độ phức tạp của các mối liên hệ kinh tế thì vấn đề quản lý ngày càng phức tạp với những nhịp độ cao hơn.  Để giải quyết một cách tối ưu những nhiệm vụ quản lý phức tạp hơn cần phải chế biến và phân tích một khối lượng thông tin cực kỳ to lớn. Song khả năng của con người về chế biến thông tin thật hữu hạn. Để giải quyết vấn đề chế biến thông tin, khoa học kỹ thuật hiện đại  đã chế tạo ra MTĐT Phân t ích - Thiết kế - Hệ thống thông tin 25 October 2011
  10. Bài 1: Thông tin và vai trò thông tin trong đời sống kinh tế - xã hội 10  Thông tin kinh tế (tiếp)  Thông tin là một tài nguyên “nhân tạo”.  Trong mọi hoàn cảnh, thông tin luôn giữ vai trò quan trọng.  Giá trị của thông tin là giá trị của mối lợi thu được nhờ sự thay đổi hành vi quyết định gây ra bởi thông tin trừ đi chi phí để nhận được thông tin đó. Phân t ích - Thiết kế - Hệ thống thông tin 25 October 2011
  11. Bài 1: Thông tin và vai trò thông tin trong đời sống kinh tế - xã hội 11  Vai trò của thông tin trong đời sống KTXH  Vai trò của thông tin Thông tin là một trong những yếu tố cơ bản của một quá trình thành lập, o lựa chọn và ra quyết định để điều khiển một hệ thống nào đó, hệ thống này có thể là trong tự nhiên, trong xã hội hoặc trong tư duy. Quá trình thu thập thông tin, truyền tin, nhận tin, XLTT, lựa chọn quyết o định, truyền lại quyết định, tiếp tục thu nhận thông tin,... là một quá trình liên tục tiếp diễn, một chu trình kín, vận động trong một hệ thống nhất định Qua đó thấy rằng thông tin gắn liền với điều khiển một hệ thống nhất o định. Nền kinh tế thông tin  Phân t ích - Thiết kế - Hệ thống thông tin 25 October 2011
  12. Bài 1: Thông tin và vai trò thông tin trong đời sống kinh tế - xã hội 12  Vai trò của thông tin trong đời sống KTXH  Nền kinh tế thông tin Xu thế chung của các nền kinh tế phát triển trên thế giới là khu vực thông o tin càng ngày càng chiếm vị trí chủ đạo, và như người ta đã nói, thế giới đang thực hiện một sự chuyển biến từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế thông tin (tri thức). Trong nền kinh tế mới, khai thác các nguồn tài nguyên thông tin, các ý o tưởng sáng tạo, các nguồn tri thức, các loại “chất xám” là những yếu tố chủ yếu để làm ra của cải, làm nên sự giàu có Trong nền kinh tế mới, đầu tư vào vốn con người là chìa khóa để phát o triển nhanh, để tạo nên năng lực cạnh tranh trong một thế giới của những nền kinh tế năng động, uyển chuyển, với những ưu thế so sánh luôn luôn biến động. Phân t ích - Thiết kế - Hệ thống thông tin 25 October 2011
  13. Bài 2: Quy trình xử lý thông tin kinh tế 13  Khái niệm  XLTT kinh tế là quy trình sử dụng các công cụ tính toán điện tử và các phương pháp chuyên dụng để biến đổi các dòng thông tin nguyên liệu ban đầu thành các dòng thông tin kết quả.  Mỗi quy trình XLTT kinh tế đều bao gồm 4 công đoạn chính. Phân t ích - Thiết kế - Hệ thống thông tin 25 October 2011
  14. Bài 2: Quy trình xử lý thông tin kinh tế 14  Nội dung bài học  Thu thập thông tin kinh tế.  Xử lý thông tin kinh tế  Lưu trữ thông tin kinh tế  Truyền đưa thông tin kinh tế Phân t ích - Thiết kế - Hệ thống thông tin 25 October 2011
  15. Bài 2: Quy trình xử lý thông tin kinh tế 15  Thu thập thông tin kinh tế  Đây là công đoạn đầu tiên và có vai trò rất quan trọng trong quy trình XLTT kinh tế vì chỉ có thu thập được đầy đủ các thông tin cần thiết mới đảm bảo cho ta những dữ liệu chính xác, phản ánh toàn diện các mặt hoạt động của một hiện tượng kinh tế - xã hội đang khảo sát.  Mục tiêu của quá trình thu thập thông tin phải được đặt ra rõ ràng và cụ thể (bao nhiêu phiếu điều tra, bao nhiêu chỉ tiêu cần thu thập, bao nhiêu chỉ tiêu cần xử lý,…) Phân t ích - Thiết kế - Hệ thống thông tin 25 October 2011
  16. Bài 2: Quy trình xử lý thông tin kinh tế 16  Xử lý thông tin kinh tế  Đây là công đoạn trung tâm và có vai trò quyết định của quy trình XLTT kinh tế. XLTT kinh tế là quy trình bao gồm tất cả các công việc như sắp xếp thông tin, tập hợp hoặc phân chia thông tin thành nhóm, tiến hành tính toán theo các chỉ tiêu. Kết quả quá trình XLTT kinh tế cho ta các bảng biểu số liệu, biểu đồ, các con số đánh giá các hiện trạng của cả quá trình kinh tế.  Lưu trữ thông tin kinh tế  Kết quả của quy trình XLTT kinh tế được lưu trữ để sử dụng lâu dài. Người ta thường tổ chức lưu trữ thông kinh tế trên đĩa từ, trên băng từ, trống từ, trên đĩa CD,... Phân t ích - Thiết kế - Hệ thống thông tin 25 October 2011
  17. Bài 2: Quy trình xử lý thông tin kinh tế 17  Truyền đưa thông tin kinh tế  Các kết quả XLTT kinh tế được truyền đạt đến các tổ chức có nhu cầu sử dụng thông tin. Thông tin kết quả được truyền đạt nội bộ đến các bộ phận bên trong của hệ thống quản lý để hướng dẫn thực hiện. Còn thông tin kết quả của quy trình XLTT được gửi đến các cơ quan và tổ chức bên ngoài hệ thống quản lý để thông báo  Quy trình XLTT kinh tế có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh. Nó cung cấp thông tin cần thiết, kịp thời và chính xác cho cán bộ lãnh đạo trong guồng máy quản lý để họ có thể đưa ra các quyết sách kinh tế hiệu quả. Phân t ích - Thiết kế - Hệ thống thông tin 25 October 2011
  18. Bài 3: Khái niệm, đặc điểm và các thành phần của hệ thống thông tin 18  Nội dung bài học  Những khái niệm chung.  Các tài nguyên của Hệ thống thông tin  Các bộ phận hợp thành của hệ thống thông tin Phân t ích - Thiết kế - Hệ thống thông tin 25 October 2011
  19. Bài 3: Khái niệm, đặc điểm và các thành phần của hệ thống thông tin 19  Những khái niệm chung  Hệ thống có thể được định nghĩa như một tập hợp các phần tử có mối liên hệ ràng buộc tương tác lẫn nhau để thực hiện một mục đích chung.  Hệ thống là một tập hợp các phần tử (các thành phần) có liên hệ qua lại với nhau, hoạt động để hướng tới mục đích chung (cùng thực hiện một mục tiêu xác định nào đó) theo cách tiếp nhận các yếu tố vào, sinh ra các yếu tố ra trong một quá trình xử lý có tổ chức.  Các phần tử của hệ thống là các thành phần hợp thành tạo ra nó và hiểu theo nghĩa rộng thì các phần tử có thể rất đa dạng Phân t ích - Thiết kế - Hệ thống thông tin 25 October 2011
  20. Bài 3: Khái niệm, đặc điểm và các thành phần của hệ thống thông tin 20  Những khái niệm chung Quan điểm hệ thống xem xét sự vật trong một thể thống nhất toàn thể, trong các mối liên hệ  tương tác của các bộ phận từ lâu đã trở thành 1 luận điểm khoa học. Các phần tử của hệ thống không phải được tập hợp một cách ngẫu nhiên rời rạc, mà giữa  chúng luôn tồn tại mối quan hệ ràng buộc tạo thành một cấu trúc hay tổ chức. Giữa các thành phần của hệ thống luôn tồn tại mối liên hệ hai chiều. Nếu hệ thống có n thành  phần thì số lượng các mối liên hệ luôn luôn bằng n*(n-1) (Xem hình sau) Phân t ích - Thiết kế - Hệ thống thông tin 25 October 2011
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2