intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phân tích thông tin theo giới

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:23

62
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Phân tích thông tin theo giới bao gồm những nội dung về thu thập và phân tích thông tin theo giới; các chỉ số về giới. Đây là tài liệu hữu ích cho các bạn chuyên ngành Xã hội học, những nhà hoạch định chính sách và những bạn quan tâm tới lĩnh vực này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phân tích thông tin theo giới

  1. T.S Karabi Baruah Ph.D Chuyên gia về giới, phát triển và HIV  Khóa tập huấn “ Các dự án phát triển quan tâm  đến bình đẳng giới”  APMASS & WAP, AIT:  Ngày 27 tháng 06 năm 2012  Đà Nẵng, Việt Nam
  2. THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH THÔNG  TIN THEO GiỚI  Thu thập thông tin theo giới - Thu thập thông tin về kinh nghiệm, nhu cầu, sở thích, khả năng tiếp cận cơ hội hoặc nguồn lực của nam và nữ để có được bức tranh chính xác về tình hình ở một địa phương  Phân tích giới là xem xét sự tương quan giữa nam và nữ và các yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội cũng như cản trở đối với nam, nữ, tại địa phương, khu vực và cả toàn cầu. Source: Hovorka, IDRC, 1998.
  3. Thu thập thông tin theo giới (GDD)  Thu thập thông tin theo từng giới (còn gọi là thông  tin chia tách theo giới tính )* GDD  Tuy nhiên GDD không chỉ là thu thập số liệu về  nam giới và nữ giới **  GDD đòi hỏi quy trình thu thập thông tin quan  tâm đến các vấn đề nhạy cảm giới để nắm được  thông tin tiềm ẩn hay các vấn đề không được chia  sẻ. 3 3
  4. Tại sao cần  thông tin theo giới  Nắm bắt nhu cầu, khả năng đóng  góp và quyền lợi của từng giới   GDD cần được đi kèm với số liệu  liên  quan đến các biến tố khác như  (tuổi , dân tộc, vv)  để thể hiện tính  đa dạng về giới   Tăng cường hiệu quả và tính bền  vững  (dự án đáp ứng như cầu tốt  hơn).  Thông tin chính xác hơn dẫn đến  kết quả thực hiện tốt hơn (thu  hoạch, thu nhập, vv)  Cả hai giới nam và nữ đều được  hưởng lợi 
  5. Thông tin theo từng giới   Không chỉ là nữ làm gì, nam làm gì, hay  đặc tính của nữ là gì, nam là gì  Cần có số liệu để hiểu được tác động  khác nhau đến từng giới, mức độ dễ bị  tổn thương khác nhau hay cơ hội khác  nhau cho từng giới *  Đặc biệt quan trọng cho việc theo dõi  đánh giá  Vì vậy không thể thực hiện quy trình  không quan tâm đến giới ! ( trung tính  về giới)
  6. GDD ở các giai đoạn khác nhau  GDD trong quá trình khảo sát ban đầu( để có  thể đánh giá những thay đổi trên quan điểm  giới) Khác biệt về phân công lao động, thu nhập,  tiếp cận và kiểm soát nguồn, nhận thức.  GDD trong quy trình ( đối với cả dự án và  nhóm mục tiêu) Sự khác biệt trong việc tham gia  GDD ở kết quả và tác động  Chú trọng đến tác động lâu dài của dự án  6 và so sánh với số liệu khảo sát ban đầu 
  7. Các chỉ số nhạy cảm giới   “Chỉ số là một điểm số .  Có thể là số liệu đo lường  được, một con số, sự kiện, ý kiến hay nhận định  nêu lên một điều kiện hay tình hình cụ thể, và  đánh giá sự thay đổi của tình hình hay điều kiện  đó qua thời gian” (CIDA)  “Chỉ số nhạy cảm giới có chức năng đặc biệt là chỉ  ra được những thay đổi liên quan đến giới trong xã  hội qua thời gian.” (ibid)  Chỉ số nhạy cảm giới cần được phát triển cùng với  các chỉ số khác để đánh giá tiến bộ hay thành quả   Ai sẽ là người phát triển các chỉ số? Cần sử dụng  phương pháp có sự tham gia 7 7
  8. CÁC VÍ DỤ VỀ CHỈ SỐ Chỉ số định lượng Chỉ số định tính 8  Mức độ thu nhập từ các   Thái độ của người trả lời  hoạt động nông nghiệp từ  ( các hợp phần dự án mới)  các vụ mùa do nam thực  hiện – nữ thực hiện đối với việc chia tách thông  tin theo giới tính   Mức độ tham gia của nam  và nữ, đối với các nhóm công   Mức độ hài lòng của nữ giới  việc kinh tế xã hội, như  và nam giới đối với việc  nhóm có cùng công việc,  tham gia thực hiện dự án công cụ, vv.  Cảm nhận về những thay   Số (hay %) nam nữ tham gia  đổi liên quan đến bình đẳng  các vị trí ra quyết định quan  giới trong cộng đồng từ khi  trọng, phân theo các nhóm  có dự án kinh tế xã hội.  Chi tiêu trung bình ở các hộ   Các phản hồi liên quan đến  do nam làm chủ hộ/ nữ làm  mức độ hữu ích của các đợt  chủ hộ cho giáo dục/ y tế  tập huấn và tài liệu tập  huấn giới .
  9. Các ví dụ về câu hỏi định lượng   Câu 1 (có/không, nêu một số ý kiến, chọn lựa câu trả  lời) o  phương án a o  phương án b o  phương án c o Câu hỏi 2 (có số cụ thể : có bao nhiêu việc/ năm/ số trẻ  em/ thu nhập..? o _________ o Câu hỏi 3 ( Xếp hạng) oBạn có đồng ý? Hoàn toàn không đồng ý Hoàn toàn đồng ý   9
  10. Các chỉ số định lượng có thể không giúp  nắm bắt được các vấn đề về giới Ví dụ:  Tăng thu nhập có thể che giấu sự  tăng phụ thuộc vào chồng/vợ, hay  chỉ số bằng nhau ở nam và nữ che  giấu hoạt động không phục vụ cho  nhu cầu của nữ giới 10
  11. Các chỉ số định tính  Chỉ số định tính có thể được định nghĩa là chỉ  “ số về sự đánh giá hay cảm nhận về một chủ  đề nào đó, ví dụ như mức độ tự tin khi một  người có máy may xem nó là một phương tiện  tự chủ về tài chính. (CIDA)  Chỉ số định tính chỉ phù hợp với các phương   pháp  có sự tham gia, chỉ số định tính không  đo lường được sự vật hay con số, mà chỉ cho  thấy quan điểm của người tham gia.   11
  12. Các câu hỏi khảo sát có mang tính nhạy cảm  về giới không?  Các vấn đề cần tránh Các vấn đề cần đưa vào  Câu hỏi không tách được   Các câu hỏi được thiết kế để hỏi các  thông tin theo giới ( vd: thu  công việc  khác nhau:   12 nhập của hộ gia đình, hay thu   Ai gánh nước ( hoặc nhặt củi, cho gia  nhập của người trả lời) súc ăn, chuẩn bị thức ăn) trong gia đình  bạn? Phải đi bao xa để lấy nước?    Các câu hỏi về lương hay thu   Hoặc các công đoạn khác nhau về mùa  nhập từ mùa vụ ngắn hạn  vụ (thường chủ yếu do nam giới   Ai cày, gieo , cấy, nhổ cỏ dại, hái quả,  thực hiện) để đánh giá hoạt  xay xát, vv , giúp biết được hoạt động  động sinh kế khác nhau của nam và nữ trong kinh tế.     Cho rằng người trả lời phỏng   Các câu hỏi về sự đa dạng của các  vấn nắm bắt được nhiều vấn  hoạt động trong gia đình  đề hơn các thành viên khác  ( khả năng tiếp cận đào tạo,   Các câu hỏi về việc sử dụng thời gian (  nguồn..). Thường thì chồng và  để lấy thêm thông tin mà các câu hỏi  vợ có quan điểm khác nhau về  khác không lấy được) mức độ ra quyết định, hay  về   Các công việc lặt vặt khi hỏi về hoạt  bạo lực gia đình.  động lao động của nam và nữ
  13. Ví dụ về các phương pháp thu thập thông  theo quan điểm giới tốt và không tốt Không tốt T ốt 13  Khi khảo sát hộ, chỉ hỏi thông tin  chủ hộ ( thường chủ hộ là nam, và   Phỏng vấn luân phiên nam và nữ,  nếu vậy chỉ biết được quan điểm  hoặc cả nam và nữ ( chọn cả vợ,  của nam) chồng, hay bố, mẹ).   Các cuộc phỏng vấn sâu với phụ nữ   Phỏng vấn sâu với phụ nữ do phụ  do nam phỏng vấn (tùy từng nơi, có  nữ thực hiện (có thể một số nơi thì  nơi vẫn được, có nơi không thể  phải ngược lại, nam phỏng vấn  được) nam)   Giao cho trưởng thôn chọn người   Chọn ngẫu nhiên với số lượng nam  khảo sát, hay chọn trên danh sách  nữ cân bằng, hoặc tùy theo phương  có sẵn (trưởng thôn thường là nam,  pháp chọn trong một số tình huống  nên chọn người theo mối quan hệ  ( (vd khi hỏi về phân công lao động,  của mình, còn danh sách thì thường  ngành có nhiều nam hay nữ)  là danh sách chủ hộ)   Tổ chức thảo luận nhóm nam riêng   Có thể có một số nơi khi thảo luận  nữ riêng.  Tuy nhiên, có  thể có một  nhóm có cả nam và nữ, thì nam nói  số thảo thuận nhóm cả nam và nữ  còn nữ yên lặng (hoặc nam thường  có thể giúp thấy được các quan điểm  ở trung tâm, nữ ở bên ngoài) đối chiều hay tương đồng của hai  giới) 
  14. Phân tích định tính  “Phân tích định tính được sử dụng để hiểu được các quy  trình xã hội, tại sao và làm thế nào một tình huống cụ  thể nào đó tồn tại, và làm thế nào để thay đổi trong  tương lai. Phân tích định tính có thể và được thực hiện  ở tất cả các giai đoạn của dự án, cùng với các chỉ số định  lượng”(CIDA)  Theo dõi đánh giá về giới cần sử dụng phân tích định  tính để đo lường “chất lượng” thay đổi và để hiểu các  rào cản không thấy được khi phân tích định lượng. 14
  15. Đánh giá thay đổi vai trò giới  Sản xuất tạo thu nhập  Các hoạt động gia đình  Cộng đồng  Ba lĩnh vực này được dự án tác động như thế nào?   Vai trò giới có thay đổi hướng đến bình đẳng giới  không?   Các chỉ số về quy trình tích cực (vd số phụ nữ tham  gia) có dẫn đến việc thay đổi vai trò giới ( chia sẻ  việc gia đình) không?   Các chỉ số định tính và phân tích định tính có thể  giúp giải thích các rào cản đối với vai trò giới bình  đẳng ( định kiến, thiên kiến, vv).  15 15
  16. Số liệu theo giới, đặc biệt khi thu  thập bằng phương pháp định tính,  cần được thiết kế quan tâm đến giới  và người thu thập thông tin cũng cần  có nhận thức về giới 16 16
  17. Chọn phương pháp nào?   Phương pháp chọn có phù hợp với việc đánh  giá không (số liệu nào cần thu thập, cần đánh  giá số liệu hay quy trình, vv)   Phương pháp có thể đánh giá tốt nhất điều  cần đánh giá không ( vd: tài sản hay nhận  thức)  Các số liệu đã thu thập được có so sánh được  không?   Có cần xem xét nhưng biểu hiện để chứng  minh các chứng cứ thu thập được không?   Tính khả thi, chi phí hợp lý, phạm vi thực hi 17 ện 
  18. Thảo luận nhóm   Là kỹ thuật tốt để hiểu được thái độ và hành vi  của nhóm mục tiêu  Câu hỏi thường là câu hỏi mở   Các câu trả lời có thể cho thêm thông tin về động  cơ, tại sao có hay tại sao không, có thể giúp ích  trong việc hiểu được các số liệu thu thập được qua  khảo sát  Có thể đánh giá được một hành vi hay thái độ nào  đó là hành vi thái độ chung của cả nhóm  Tuy nhiên, cũng không thể suy luận ý kiến cá  nhân thành một ý kiến chung hay ý kiến nhóm  này cho nhóm khác ( không phải là ý kiếnđại diện)   Có rủi ro về việc nhóm phỏng vấn đưa ra ý kiến cá  nhân có thể ảnh hưởng đến kết quả khảo sát 18
  19. Phỏng vấn sâu   Phỏng vấn sâu hay phỏng vấn bán cấu trúc là phương pháp ít  nghiêm ngặt hơn để đạt được thông tin cần thiết so với phỏng  vấn cấu trúc.  Người trả lời được phép trả lời dài, đôi khi có thể nói về thông  tin không liên quan mà người phỏng vấn không hỏi   Thường sử dụng câu hỏi mở tuy nhiên có khi câu hỏi đóng cũng  có thể được thêm vào   Có thể sử dụng mẫu ngẫu nhiên (chọn mẫu theo xác xuất ) nếu  cần mẫu lớn, trừ trường hợp nghiên cứu tập trung vào một  nhóm mục tiêu nhỏ và cụ thể, hay khó tìm được người tham  gia.  Trong trường hợp này, mẫu chủ đích (vd chỉ chọn người  khuyết tật) hay mẫu thuận tiện như dùng phương pháp tích  lũy nhanh, mẫu không theo xác xuất, đều có thể được sử dụng.  Tuy nhiên, cần đề cập đến việc có thể có thành kiến ( ví dụ có  quá nhiều người già hay người giàu trong mẫu, vv), hoặc mẫu  thực hiện là đại diện của nhiều thành phần khác nhau. 19
  20. Đoạn văn, trường hợp nghiên cứu, câu  chuyện cuộc đời  Thường ít được dùng trong giám sát đánh giá  Cho thấy một cái nhìn rộng hơn về trải nghiệm  của một con người, kể cả những thay đổi theo  thời gian  Cho phép ta hiểu hơn về các chi phí và lợi ích xã  hội từ quan điểm cá nhân.    Cho phép phương pháp đóng với các chủ đề  nghiên cứu có thể giúp người phỏng vấn thu  thập thông tin không thể tìm thấy bằng phương  pháp khác  Tuy nhiên, có thể không đại diện được vì mỗi  cuộc đời thường khác nhau. Có thể kiểm chứng  chéo với các câu chuyện khác hoặc kiểm chứng  ba chiều với các hình thức thu thập thông tin  khác 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2