intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 6 - ĐH Lạc Hồng

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:33

428
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 6 - Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý có nội dung trình bày về khái niệm vi phạm pháp luật, dấu hiệu của vi phạm pháp luật, cấu thành vi phạm pháp luật, phân loại của vi phạm pháp luật, khái niệm trách nhiệm pháp lý, đặc điểm trách nhiệm pháp lý và các nội dung khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 6 - ĐH Lạc Hồng

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
  2. Tình huống vi phạm pháp luật 1, Bà A có một vườn sầu riêng rộng 3000m2 nhưng không làm hàng rào. Tối 20/12/2006 C và D rủ nhau vào vườn bà A tâm sự, C bị sầu riêng rơi trúng đầu gây thương tật với tỷ lệ 30%. 2, H, 45 tuổi, bị bệnh tâm thần, rất thích ăn khoai nướng. Trưa 12/11/2005, H đã đốt nhà hàng xóm để nướng khoai. 3, Anh Huỳnh (42 tuổi, ở xã Phước Nghĩa, H.Tuy Phước, Bình Định) có vợ là chị Bôn (37 tuôi). Do nghi ́ ̉ ngờ vợ mình ngoại tình nên giữa hai vợ chồng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Tối 31/5/2006, Huỳnh nằm đợi sẵn trong nhà, khi chị Bổn vừa mở cửa vào thì Huỳnh chồm dậy dùng dao lê đâm vào ngực của vợ. Nạn nhân kêu cứu và được hàng xóm kịp thời đến can ngăn, đưa vào bệnh viện cấp cứu. Theo bệnh án, chị Bổn bị tràn dịch màng phổi phải, tỷ lệ thương tật 21%.
  3. I. VI PHẠM PHÁP LUẬT 1- Khái niệm vi phạm pháp luật Trái pháp luật Có lỗi Xâm hại hoặc Hành đe dọa xâm hại vi Do chủ thể có các QHXH năng lực được PL bảo vệ TNPL thực hiện
  4. 2. Dấu hiệu của vi phạm pháp luật Thứ nhất, hành vi nguy hiểm cho xã hội. Các Mác đã viết: “Ngoài hành vi của mình ra tôi hoàn toàn không tồn tại đối với pháp luật, hoàn toàn không phải là đối tượng của nó”. Cho nên vi phạm pháp luật trước hết phải là hành vi của con người hoặc là hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội... gây nguy hiểm hoặc có khả năng gây nguy hiểm cho xã hội. Nói cách khác, không có hành vi của con người thì không có vi phạm pháp pháp luật. Hành vi đó có thể biểu hiện bằng hành động hoặc không hành động của các chủ thể pháp luật. Vì thế, suy nghĩ, tình cảm, những đặc tính cá nhân khác của con người và cả những sự biến cho dù có nguy hiểm cho xã hội cũng không bị coi là vi phạm phạm pháp luật.
  5. 2. Dấu hiệu của vi phạm pháp luật Thứ hai, hành vi có tính trái pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Hành vi trái pháp luật là những hành vi được các chủ thể thực hiện không đúng với quy định của pháp luật và hành vi này xâm hại đến các quan hệ XH được pháp luật xác lập và bảo vệ, Vì vậy, một hành vi dù có trái với các quy tắc đạo đức, phong tục, tập quán hay bất hợp lý đi chăng nữa nhưng nếu nó không phải là quan hệ được pháp luật bảo vệ thì cũng không coi là trái pháp luật. Hành vi trái pháp luật ở những mức độ khác nhau đều xâm hại tới những quan hệ XH mà mỗi nhà nước xác lập và bảo vệ Tính trái pháp luật là dấu hiệu không thể thiếu của hành vi bị coi là vi phạm pháp luật
  6. 2. Dấu hiệu của vi phạm pháp luật Thứ ba, hành vi đó có lỗi của chủ thể. Lỗi là yếu tố chủ quan thể hiện thái độ của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình. Nếu một hành vi trái pháp luật được thực hiện do những điều kiện và hoàn cảnh khách quan, chủ thể hành vi đó không cố ý và cũng không vô ý thực hiện hoặc không thể ý thức (nhận thức) được, từ đó không thể lựa chọn được cách xử sự theo yêu cầu của pháp luật thì chủ thể hành vi đó không thể bị coi là có lỗi và hành vi đó không bị coi là vi phạm pháp luật. Tất cả mọi vi phạm pháp luật trước hết phải là hành vi trái pháp luật, nhưng ngược lại, không phải tất cả mọi hành vi trái pháp luật đều bị coi là vi phạm pháp luật. Chỉ những hành vi trái pháp luật nào có lỗi (được chủ thể thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý) mới có thể bị coi là vi phạm pháp luật.
  7. 2. Dấu hiệu của vi phạm pháp luật Thứ tư, chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý. Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng phải chịu trách nhiệm pháp lý của chủ thể do pháp luật qui định, trong pháp luật xã hội chủ nghĩa chỉ quy định cho những người đã đạt được một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có khả năng lý trí và có tự do ý chí. Nghĩa là, người đó phải có khả năng nhận thức, điều khiển được hành vi của mình, có điều kiện lựa chọn và quyết định cách xử sự cho mình và chịu trách nhiệm độc lập về hành vi của mình. Căn cứ vào loại quan hệ xã hội cũng như tầm quan trọng, tính chất của loại quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng pháp luật, pháp luật quy định độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý khác nhau.
  8. 3.Cấu thành vi phạm pháp luật Mặt khách quan Mặt chủ quan Vi phạm pháp luật Chủ thể Khách thể
  9. 3.1 Mặt khách quan của vi phạm pháp luật Khái niệm: là những biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm pháp luật mà con người có thể nhận thức được bằng trực quan sinh động. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật gồm các yếu tố sau: Hành vi trái pháp luật: thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động, trái pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội, bao gồm các dạng: ● Làm điều pháp luật cấm: cướp, giết người, gây thương tích... ● Làm không đúng điều pháp luật cho phép: vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. ● Không thực hiện nghĩa vụ do pháp luật quy định: không cứu giúp người đang ở tình trạng nguy hiểm đến tính mạng; không tố giác tội phạm; không đóng thuế...
  10. 3.1 Mặt khách quan của vi phạm pháp luật Hậu quả (sự thiệt hại của xã hội): là những tổn thất thực tế về mặt vật chất, tinh thần… mà xã hội phải gánh chịu hoặc nguy cơ tất yếu xảy ra thiệt hại ấy nếu hành vi trái pháp luật không được ngăn chặn kịp thời; ví dụ: hậu quả chết người, hậu quả mất uy tín với khách hàng…;chô. ̃ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả: hành vi trái pháp luật là nguyên nhân, còn sự thiệt hại của xã hội là kết quả. Ngoài những yếu tố nói trên, còn có các yếu tố khác thuộc mặt khách quan của vi phạm pháp luật như: công cụ, thời gian, địa điểm thực hiện hành vi vi phạm
  11. 3.2 Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật *Khái niệm: Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể vi phạm pháp luật. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật gồm các yếu tố sau: Lỗi Động cơ Mục đích
  12. 3.2.1 Yếu tố lỗi Lỗi: là trạng thái tâm lý phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra. Lỗi có các hình thức sau:
  13. + Các loại lỗi Trên cơ sở xem xét lý trí và ý chí của chủ thể, lỗi của chủ thể được xác định bao gồm: 1, Lỗi cố ý Cố ý trực tiếp Cố ý gián tiếp 2, Lỗi vô ý Vô ý do quá tự tin Vô ý do cẩu thả
  14. Bảng phân tích và so sánh các loại lỗi Tên Lỗi Có ý trực Cố ý gián Vô ý do quá Vô ý do cẩu tiếp tiếp tự tinh thả Tiêu chí Lý trí Nhận thức Nhận thức Thấy trước Không biết rõ hành vi rõ hành vi hành vi của tính nguy của mình của mình là mình có thể hiểm của là nguy nguy hiểm gây ra hậu hành vi hiểm cho cho xã hội qủa nguy mặc dù có xã hội và và thấy hại cho xã thể hoặc thấy trước trước hậu hội cần phải hậu quả quả của biết của hành hành vi có vi thể xẩy ra
  15. Bảng phân tích và so sánh các loại lỗi Tên Lỗi Có ý trực Cố ý gián Vô ý do quá Vô ý do cẩu tiếp tiếp tự tinh thả Tiêu chí Ý chí Mong Không mong, Cho rằng (Không xác muốn hậu nhưng có ý hậu quả định) quả xẩy ra thức bỏ mặc không xảy cho hậu quả ra hoặc nếu xẩy ra có thì sẽ khắc phục được
  16. 3.2.2 Động cơ và mục đích Động cơ: là động lực thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, như do ghen tuông, đê hèn, vụ lợi… Ví dụ: cán bộ nhà nước nhận hối lộ để vụ lợi, gây thương tích cho người khác để trả thù… Mục đích: là kết quả cuối cùng mà chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Ví dụ: một người thực hiện hành vi cướp giật với mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác. Tuy nhiên, kết quả thực tế không phải lúc nào cũng trùng khớp với mong muốn của chủ thể thực hiện vi phạm pháp luật.
  17. 3.3 Mặt Khách thể của VPPL Khách thể của vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại tới như chủ quyền quốc gia, trật tự quản lý kinh tế của nhà nước, chế độ hôn nhân và gia đình… Tính chất của khách thể bị xâm hại phản ánh mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật. Ví dụ: khách thể của tội trốn thuế là trật tự quản lý kinh tế của nhà nước.
  18. 3.4 Chủ thể của vi phạm pháp luật * Khái niệm: Cá nhân Có năng lực trách nhiệm Chủ thể pháp lý Thực hiện Tổ chức hành vi VPPL
  19. * Năng lực TNPL của chủ thể Tổ Tổ chức phải chịu TNPL đối với các chức VPPL, ngoại trừ VP hình sự Cá nhân Độ tuổi Đạt đến một độ tuổi nhất định (được xác định trong từng ngành luật cụ thể) Nhận thức Khả năng nhận thức bình thường (không mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh làm hạn chế khả năng nhận thức)
  20. 4. Phân loại của VPPL Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội, vi phạm pháp luật được chia thành bốn loại: a) Vi phạm hình sự (tội phạm): là hành vi nguy hiểm nhất cho xã hội, được quy định trong Bộ luật Hình sự và do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện; ví dụ: phản bội Tổ quốc, giết người, hiếp dâm…; b) Vi phạm hành chính: là hành vi có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn so với tội phạm và được pháp luật hành chính quy định; ví dụ: xây dựng trái phép, mại dâm, sử dụng ma túy trái phép, vi phạm quy định về đăng ký hộ khẩu…;
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2