intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 1 - Lê Hữu Trung

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:166

33
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Pháp luật đại cương: Chương 1" được biên soạn bởi giáo viên Lê Hữu Trung có nội dung tìm hiểu về những vấn đề cơ bản về nhà nước bao gồm: nguồn gốc nhà nước, bản chất nhà nước, đặc trưng cơ bản của nhà nước,... Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng tại đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 1 - Lê Hữu Trung

  1. lOMoARcPSD|16911414 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn học: PHÁP LUẬT ÐẠI CƯƠNG Chương 1. NHỮNG VẤN ÐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NUỚC Giảng viên phụ trách: LÊ HỮU TRUNG, Giảng viên chính, Thạc sỹ Quản lý nhà nước Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  2. lOMoARcPSD|16911414 1.1. NGUỒN GỐC NHÀ NƯỚC Nhà nước là một hiện tượng chính trị - xã hội đa dạng và phức tạp, có liên quan đến lợi ích của các tầng lớp, giai cấp, các dân tộc, các quốc gia và tác động trực tiếp đến cuộc sống của tất cả mọi người trong xã hội. Vì vậy, Nhà nước luôn là trung tâm của các cuộc tranh chấp. PLĐC-C1 Biên soạn: Lê Hữu Trung, Giảng viên chính, Thạc sỹ Quản lý nhà nước, Đại học Nông Lâm TP.HCM 2 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  3. lOMoARcPSD|16911414 Các đảng phái chính trị luôn coi trọng mục tiêu giành lấy chính quyền (thực chất là Nhà nước) để thực hiện quyền lực của mình. Cho nên, nguồn gốc hình thành và nguyên nhân làm xuất hiện Nhà nước luôn là những vấn đề trung tâm của những tranh luận và thể hiện quan điểm. PLĐC-C1 Biên soạn: Lê Hữu Trung, Giảng viên chính, Thạc sỹ Quản lý nhà nước, Đại học Nông Lâm TP.HCM 3 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  4. lOMoARcPSD|16911414 1.1.1. Quan điểm của các Nhà thần học và Lý thuyết gia tư sản (Phi Mác Xít) Một số quan điểm, học thuyết tiêu biểu: PLĐC-C1 Biên soạn: Lê Hữu Trung, Giảng viên chính, Thạc sỹ Quản lý nhà nước, Đại học Nông Lâm TP.HCM 4 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  5. lOMoARcPSD|16911414 - Thuyết Thần học, cho rằng: “Thượng đế” là nguời sắp đặt mọi trật tự xã hội, “Thượng đế” đã sáng tạo ra Nhà nước để bảo vệ trật tự chung  Nhà nước còn hay mất tùy thuộc vào ý chí của “Thượng đế”. Quyền lực nhà nước là vĩnh cửu, tuân theo quyền lực nhà nước là tuân theo ý “Thượng đế”. PLĐC-C1 Biên soạn: Lê Hữu Trung, Giảng viên chính, Thạc sỹ Quản lý nhà nước, Đại học Nông Lâm TP.HCM 5 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  6. lOMoARcPSD|16911414 - Thuyết gia trưởng, cho rằng: Nhà nước ra đời từ gia đình, là hình thức tổ chức tự nhiên của đời sống con người. và quyền lực nhà nước, về thực chất cũng giống như quyền lực của người gia trưởng, nó chỉ là sự kế tiếp quyền lực người gia trưởng trong gia đình. PLĐC-C1 Biên soạn: Lê Hữu Trung, Giảng viên chính, Thạc sỹ Quản lý nhà nước, Đại học Nông Lâm TP.HCM 6 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  7. lOMoARcPSD|16911414 Thuyết khế uớc xã hội theo quan điểm của Jean Jacques Rousseau, cho rằng: “Nhà nước là kết quả của sự phát triển xã hội từ trạng thái tự nhiên sang xã hội công dân, gắn liền với chế độ sở hữu tư nhân. Chế độ tư hữu xuất hiện đã làm biến dạng các quan hệ tự nhiên của con người, đẩy xã hội vào tình trạng áp bức, bất công. Cho nên, Nhà nước xuất hiện trên cơ sở khế uớc xã hội là do nhân dân lập ra, nhằm bảo vệ quyền bình đẳng giữa họ và xóa bỏ tình trạng áp bức, bất công.” PLĐC-C1 Biên soạn: Lê Hữu Trung, Giảng viên chính, Thạc sỹ Quản lý nhà nước, Đại học Nông Lâm TP.HCM 7 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  8. lOMoARcPSD|16911414 Như vậy, theo J.J.Rousseau: -Nhà nước là sản phẩm của ý chí chung của nhân dân, do nhân dân lập ra, do nhân dân kiểm soát. -Quyền lực nhà nước không tách rời nhân dân. -Mọi hoạt động của Nhà nước là vì lợi ích và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. PLĐC-C1 Biên soạn: Lê Hữu Trung, Giảng viên chính, Thạc sỹ Quản lý nhà nước, Đại học Nông Lâm TP.HCM 8 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  9. lOMoARcPSD|16911414 Về mặt lịch sử, Thuyết khế ước xã hội chứa đựng yếu tố tiến bộ xã hội, nó phủ nhận Thuyết thần học về sự ra đời của Nhà nước, đồng thời coi quyền lực nhà nước là sản phẩm hoạt động của con người. Vì vậy, Thuyết khế ước xã hội đã trở thành cơ sở tư tưởng cho cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến. Với ý nghĩa đó, nó có tính cách mạng và giá trị lịch sử nhất định. PLĐC-C1 Biên soạn: Lê Hữu Trung, Giảng viên chính, Thạc sỹ Quản lý nhà nước, Đại học Nông Lâm TP.HCM 9 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  10. lOMoARcPSD|16911414 Hạn chế lớn nhất của thuyết này là giải thích nguồn gốc Nhà nước trên cơ sở chủ nghĩa duy tâm, coi Nhà nước ra đời do ý muốn, nguyện vọng chủ quan của các bên tham gia hợp đồng, không giải thích được cội nguồn vật chất và bản chất giai cấp của Nhà nước. PLĐC-C1 Biên soạn: Lê Hữu Trung, Giảng viên chính, Thạc sỹ Quản lý nhà nước, Đại học Nông Lâm TP.HCM 10 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  11. lOMoARcPSD|16911414 1.1.2. Học thuyết Mác – Lênin về nguồn gốc Nhà nước Học thuyết Mác - Lênin đã giải thích nguồn gốc nhà nước trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử, cho rằng: Chế độ cộng sản nguyên thủy là hình thái kinh tế - xã hội đầu tiên trong lịch sử xã hội của nhân loại. PLĐC-C1 Biên soạn: Lê Hữu Trung, Giảng viên chính, Thạc sỹ Quản lý nhà nước, Đại học Nông Lâm TP.HCM 11 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  12. lOMoARcPSD|16911414 Ðó là một xã hội không có giai cấp, chưa thể và chưa cần sự xuất hiện của Nhà nước. Nhưng những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Nhà nước lại nẩy sinh chính trong xã hội chưa có giai cấp đó. • Nhà nước không phải là hiện tượng tất yếu của mọi xã hội. • Nhà nước xuất hiện một cách khách quan. PLĐC-C1 Biên soạn: Lê Hữu Trung, Giảng viên chính, Thạc sỹ Quản lý nhà nước, Đại học Nông Lâm TP.HCM 12 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  13. lOMoARcPSD|16911414 • Nhà nước chỉ ra đời khi nền sản xuất của xã hội phát triển đạt đến một trình độ nhất định. • Cùng với sự phát triển đó, là sự xuất hiện chế độ tư hữu và sự phân chia xã hội thành giai cấp, mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Đó là những nguyên nhân cơ bản làm xuất hiện Nhà nước. PLĐC-C1 Biên soạn: Lê Hữu Trung, Giảng viên chính, Thạc sỹ Quản lý nhà nước, Đại học Nông Lâm TP.HCM 13 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  14. lOMoARcPSD|16911414 • Nhà nước xuất hiện không phải để điều hòa mâu thuẫn giữa các giai cấp, mà để giải quyết mâu thuẫn về phía có lợi cho giai cấp thống trị  Thực chất, Nhà nước là công cụ của giai cấp thống trị để trấn áp các giai cấp khác. PLĐC-C1 Biên soạn: Lê Hữu Trung, Giảng viên chính, Thạc sỹ Quản lý nhà nước, Đại học Nông Lâm TP.HCM 14 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  15. lOMoARcPSD|16911414 • Do vậy, sự ra đời của Nhà nước là một hiện tượng thuộc về bản chất của xã hội có giai cấp đối kháng. • Nhà nước sẽ tự nó tiêu vong khi không còn những mâu thuẫn giai cấp đối kháng không thể điều hòa. PLĐC-C1 Biên soạn: Lê Hữu Trung, Giảng viên chính, Thạc sỹ Quản lý nhà nước, Đại học Nông Lâm TP.HCM 15 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  16. lOMoARcPSD|16911414 1.2. BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC 1.2.1. Khái niệm về Nhà nước “Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, là bộ máy chuyên trách do giai cấp thống trị lập ra, để làm nhiệm vụ cưỡng chế, nhằm bảo vệ quyền lực thống trị và lợi ích của giai cấp thống trị, và thực hiện các chức năng quản lý xã hội theo những mục tiêu và ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng.” PLĐC-C1 Biên soạn: Lê Hữu Trung, Giảng viên chính, Thạc sỹ Quản lý nhà nước, Đại học Nông Lâm TP.HCM 16 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  17. lOMoARcPSD|16911414 1.2.2. Tính giai cấp của Nhà nước Nhà nước xuất hiện và tồn tại trong một xã hội có giai cấp, cho nên Nhà nước luôn thể hiện bản chất giai cấp sâu sắc. Bản chất giai cấp của Nhà nước biểu hiện truớc hết là bộ máy cuỡng chế đặc biệt của giai cấp thống trị, là công cụ để giai cấp thống trị trấn áp các thế lực chống đối, bảo vệ quyền lực thống trị và lợi ích của giai cấp thống trị. PLĐC-C1 Biên soạn: Lê Hữu Trung, Giảng viên chính, Thạc sỹ Quản lý nhà nước, Đại học Nông Lâm TP.HCM 17 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  18. lOMoARcPSD|16911414 1.2.3. Tính xã hội (Vai trò và giá trị xã hội) của Nhà nước Thực tiễn lịch sử đã chỉ ra rằng: Nhà nước sẽ không thể tồn tại, nếu Nhà nước chỉ phục vụ lợi ích giai cấp thống trị mà không tính đến lợi ích của các tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội. Bởi vì các tầng lớp, giai cấp này thuờng xuyên đấu tranh vì quyền lợi của họ và luôn mâu thuẫn với giai cấp thống trị. PLĐC-C1 Biên soạn: Lê Hữu Trung, Giảng viên chính, Thạc sỹ Quản lý nhà nước, Đại học Nông Lâm TP.HCM 18 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  19. lOMoARcPSD|16911414 Để bảo đảm sự ổn định xã hội, bảo đảm sự phát triển bình thường của xã hội, duy trì được quan hệ sản xuất và trật tự xã hội có lợi cho giai cấp thống trị, thì Nhà nước phải tổ chức thực hiện các hoạt động để duy trì trật tự của cả cộng đồng, bảo đảm xã hội an toàn, ổn định và phát triển. Thông qua đó, Nhà nước cũng đảm bảo lợi ích nhất định của các tầng lớp, giai cấp khác trong chừng mực lợi ích đó không đối lập gay gắt với lợi ích của giai cấp cầm quyền. PLĐC-C1 Biên soạn: Lê Hữu Trung, Giảng viên chính, Thạc sỹ Quản lý nhà nước, Đại học Nông Lâm TP.HCM 19 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  20. lOMoARcPSD|16911414 Mặt khác, Nhà nước còn phải tổ chức thực hiện những hoạt động phục vụ cho lợi ích chung của xã hội, giải quyết các yêu cầu của đời sống cộng đồng xã hội (mà cá nhân công dân không thể giải quyết đuợc). Vai trò và giá trị xã hội của Nhà nước tùy thuộc vào bản chất giai cấp của mỗi Nhà nước. PLĐC-C1 Biên soạn: Lê Hữu Trung, Giảng viên chính, Thạc sỹ Quản lý nhà nước, Đại học Nông Lâm TP.HCM 20 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2