intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Bài 1 – TS. Nguyễn Thị Mai Anh

Chia sẻ: Gió Biển | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:29

121
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Phương pháp nghiên cứu khoa học - Bài 1: Tổng quan về nghiên cứu khoa học" cung cấp cho người đọc các kiến thức: Các khái niệm cơ bản, phân loại NCKH, các phương pháp tư duy trong NCKH, những khái niệm cơ bản trong NCKH, quá trình một NCKH. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Bài 1 – TS. Nguyễn Thị Mai Anh

  1. BÀI 1 TỔNG QUAN VỀ NCKH  Các khái niệm cơ bản  Phân loại NCKH  Các phương pháp tư duy trong NCKH  Những khái niệm cơ bản trong NCKH  Quá trình một NCKH
  2. PHƯƠNG PHÁP – NGHIÊN CỨU Phương pháp: là những kỹ thuật và các bước cần thực hiện để thu thập, phân tích dữ liệu -Gồm cả bảng câu hỏi -Phương pháo phân tích định lượng, định tính Nghiên cứu: Sự giải thích các dữ liệu thu thập được một cách có hệ thống, nhờ đó sẽ tăng thêm kiến thức -Dữ liệu được diễn giải có hệ thống -Có mục đích rõ ràng
  3. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Là quá trình: •Thu thập, ghi chép, phân tích dữ liệu một cách có hệ thống về đối tượng nc •Có mục đích nhằm hỗ trợ cho việc ra quyết định •Lí giải bản chất và qui luật vận động của đối tương NC •Dự báo sự vận động của đối tượng NC
  4. THEO MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU  Nghiên cứu mô tả  Nghiên cứu giải thích
  5. NGHIÊN CỨU MÔ TẢ  Là loại nghiên cứu để tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi ai (who), cái gì (what), khi nào (when), ở đâu (where), và đôi khi là tại sao (why).  Chiếm tỉ trọng lớn trong số các nghiên cứu  Ví dụ:  Nghiên cứu đánh giá về các chương trình giải trí trên các kênh truyền hình  Các yếu tố quan trọng khi lựa chọn sữa bột cho trẻ em
  6. NGHIÊN CỨU GIẢI THÍCH  NC nhằm trả lời các câu hỏi tại sao và ntn?  Tập trung vào giải thích lý do/ nguyên nhân của một hiện tượng  Thường nghiên cứu mối quan hệ giữa các biến, có mô hình, tìm cách giải thích những biến biến thiên, kiểm tra giả thuyết  Biến số gây nên sự thay đổi gọi là biến độc lập và biến số chịu ảnh hưởng là biến phụ thuộc  VD: Nghiên cứu ảnh hưởng của sự hài lòng của KH với sự trung thành của KH
  7. THEO KT THU THẬP THÔNG TIN  Nghiên cứu định tính (qualitative)  Nghiên cứu diễn ra trên qui mô nhỏ  Dùng để phát hiện, xác định vấn đề, các giả thuyết  Xác định các vấn đề ưu tiên  Thường được tiến hành ở giai đoạn đầu của NC  Không lượng hóa các biến  Không sử dụng các mô hình để đo lường  Nghiên cứu định lượng (quantitative)  Xác định các biến liên quan  Lượng hóa mối quan hệ giữa các biến  Sử dụng mô hình hóa để phân tích
  8. CÁC PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY TRONG NGHIÊN CỨU – DIỄN DỊCH  Phương pháp diễn dịch (deductive method)  Lập luận được gán cho một kết luận – phù hợp với thế giới thực (sự thật)  Kết luận phải được rút ra từ lập luận (có giá trị)  Thu thập dữ liệu để kiểm định giả thiết.  Ra quyết định chấp nhận hay bác bỏ giả thiết  VD:  KH càng hài lòng thì họ càng trung thành nhất là đối với các SP có giá trị cao (lập luận 1)  Xe ô tô là SP có giá trị cao (lập luận 2)  Kết luận: KH mua xe ô tô càng hìa lòng thì họ càng trở nên trung thành
  9. CÁC PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY TRONG NGHIÊN CỨU – QUI NẠP  Phương pháp quy nạp (inductive method).  Kết luận được rút ra từ một hay nhiều sự thật (facts) cụ thể hoặc các bằng chứng cụ thể  Quan sát thế giới thực.  Tìm kiếm một mẫu hình để quan sát.  Tổng quát hóa về những vấn đề đang xảy ra.  VD:  1 học viên chăm học – kết quả học tập tốt (quan sát 1)  1 học viên rất chăm học – kq học tập rất tốt (quan sát 2)  1 học viên rất lười học – kq học tập rất thấp (quan sát 3)…  Kết luận: Học viên càng chăm học thì kết quả học tập càng cao
  10. CÁC PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY TRONG NGHIÊN CỨU  Phương pháp quy nạp đi theo hướng từ dưới lên (bottom up) rất phù hợp để xây dựng các lý thuyết và giả thuyết;  Phương pháp diễn dịch đi theo hướng từ trên xuống (top down) rất hữu ích để kiểm định các lý thuyết và giả thuyết.
  11. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG NGHIÊN CỨU  Các khái niệm (Concepts)  Các khái niệm nghiên cứu (Constructs)  Những định nghĩa (Definitions)  Các biến (Variables)  Những giả thuyết (Hypotheses)  Các lý thuyết (Theories)  Các mô hình (Models)
  12. KHÁI NIỆM - CONCEPT  Một khái niệm là một tập hợp những ý nghĩa hoặc những đặc tính liên quan tới những sự kiện, đối tượng, điều kiện, tình huống, và các hành vi  Các khái niệm được phát triển theo thời gian thông qua việc chấp nhận và sử dụng chung  Khái niệm có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau vì vậy cần phải thống nhất cách hiểu một khái niệm trong mỗi nghiên cứu  Sự thành công của một NC phụ thuộc vào:  Mức độ khái quát hóa một cách rõ ràng  Mức độ mà người khác hiểu những khái niệm mà người NC sử dụng
  13. KHÁI NIỆM - CONCEPT  Khái niệm - Thu nhập của một hộ gia đình  Thời gian (tuần, tháng, năm...)  Trước thuế hay sau thuế  Đối với chủ gia đình hay cả các thành viên khác  Lương hay có tính tiền thưởng, tiền làm thêm, các thu nhập khác (cổ tức...)  Các khoản thu khác không bằng tiền như (nhà ở, tiền học của con, ăn trưa...)
  14. KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU - CONSTRUCT  Khái niệm NC (Construct): Là một ý tưởng, hay hình tượng được tạo ra một cách cụ thể cho một nghiên cứu hay cho mục đích phát triển lý thuyết.  Các khái niệm NC có thể được phát triển thông qua các khái niệm đơn lẻ
  15. VÍ DỤ Trừu tượng Khái niệm NC nhất “Hài lòng đối với công việc” Khái niệm NC Sự HL “Hài lòng đối với Sự HL đối với công việc” đối với đãi ngộ MT làm HL đối việc với cơ hội thăng tiến HL đối HL đối với phi với đãi vật chất ngộ bằng Khái niệm NC tiền Đãi ngộ bằng vật “Hài lòng đối với đãi ngộ” chất Cụ thể nhất
  16. CÁC ĐỊNH NGHĨA  Các khái niệm và khái niệm nghiên cứu cần phải được định nghĩa rõ ràng  Có 2 loại định nghĩa:  Định nghĩa theo từ điển  Định nghĩa thao tác / vận hành (operational definition)  Được trình bày theo các tiêu chí cụ thể  Phải có khả năng đo lường được, hoặc có thể thu thập được các thông tin về nó thông qua các giác quan của con người  Phải rõ ràng các chi tiết và thủ tục sao cho người nào sử dụng chúng cũng có thể nhận biết
  17. ĐỊNH NGHĨA VẬN HÀNH Công việc thú vị Anh chị có thể sử dụng tốt năng lực cá nhân cho công việc của mình Anh chị cảm thấy tiến bộ, học hỏi thêm nhiều cái mới khi hoàn thành công việc Công việc thách thức sự nỗ lực và sáng tạo của anh chị Công việc không tạo ra áp lực quá mức Anh chị có thể cân bằng giữa công việc với đời sống cá nhân và gia đình Thu nhập (bao gồm lương, thưởng, phụ cấp ...) Anh chị có thể sống được từ thu nhập từ công ty Thu nhập của anh chị tương xứng với kết quả làm việc Thu nhập của anh chị cao so với mặt bằng chung của thị trường Anh chị nhận thấy việc phân phối thu nhập của công ty là công bằng, minh bạch Anh/chị nhận thấy doanh nghiệp có chế độ phúc lợi tốt
  18. CÁC BIẾN  Độc lập (Independent): Loại biến mà sự biến đổi của chúng xuất hiện một cách cô lập với nhau, không có tương tác với nhau và không bị phụ thuộc vào sự biến đổi của các biến khác  Phụ thuộc (Dependent): Loại biến mà sự biến đổi của chúng chịu tác động của các biến độc lập và các biến trung gian  Biến trung gian (moderator): Là biến độc lập, sự thay đổi của chúng làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa biến độc lập và phụ thuộc  Thời gian học – biến độc lập  Kết quả học tập – biến phụ thuộc  Biến trung gian: giới tính, độ tuổi
  19. GIẢ THUYẾT  Giả thuyết là một sự giải thích (explanation) sơ bộ về bản chất sự vật của nhà NC.  Giả thuyết là một nhận định sơ bộ, là kết luận giả định của nghiên cứu  Giả thuyết là luận điểm cần chứng minh của tác giả  Giả thuyết ≠ giả thiết (là một giả định nào đó)  Gene có ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ (bố mẹ càng cao thì con của họ cũng càng cao) – giả thiết là các điều kiện khác như nhau (ăn uống, môi trường sống...)
  20. CÁC LOẠI GIẢ THUYẾT  Giả thuyết mô tả: Là nhận định của nhà NC về sự tồn tại, kích cỡ, hình dạng, phân bổ của một số các biến  Các DN vừa và nhỏ đang gặp khó khăn về vốn  70% sinh viên dài hạn BK khoa ra trường là có việc đi làm ngay  Giả thuyết về mối quan hệ: Phát biểu mô tả mối quan hệ giữa 2 biến về một hoặc một vài nhóm nghiên cứu  Xe ô tô Nhật được người tiêu dùng VN đánh giá là tốt hơn so với xe hàn quốc  Thu nhập của hộ gia đình càng tăng thì tiền tiết kiệm sẽ càng tăng  Kh càng hài lòng thì họ càng trở nên trung thành
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2