intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản lý công nghiệp: Chương 4.3 - TS. Trần Thị Bích Ngọc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:51

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Quản lý công nghiệp: Chương 4.3 - Sản xuất dây chuyền liên tục" được biên soạn bao gồm các nội dung chính sau: Phạm vi nghiên cứu; Các lý thuyết về dây chuyền sản xuất 1 sản phẩm; Hoạt động của các máy móc, thiết bị công nghệ và công nhân trên dây chuyền;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản lý công nghiệp: Chương 4.3 - TS. Trần Thị Bích Ngọc

  1. 4.3. Tổ chức sản xuất dây chuyền liên tục - Phạm vi nghiên cứu: chỉ xem xét với 1 loại dây chuyền: liên tục - một sản phẩm. - Các lý thuyết về dây chuyền sản xuất 1 sản phẩm là căn cứ lý thuyết để tổ chức dây chuyền liên tục nhiều sản phẩm. - Các sản phẩm di chuyển qua các nguyên công là liên tục. - Hoạt động của các máy móc, thiết bị công nghệ và công nhân trên dây chuyền là liên tục hoặc gần như liên tục. 54
  2. Các đối tượng sản xuất được vận chuyển giữa các nguyên công theo hình thức song song và mang tính liên tục (thời gian gián đoạn là rất bé). Để đạt được tính liên tục với hình thức vận chuyển đối tượng sản xuất là song song cần đảm bảo sự đồng bộ về các thời gian công nghệ với cả thời gian vận chuyển. 𝐓𝐓𝐓𝐓 𝐓𝐓𝐓𝐓+𝟏𝟏 ≈ ≈ Takt 𝐂𝐂𝐂𝐂 𝐂𝐂𝐂𝐂+𝟏𝟏 BỘ MÔN QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP, ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 55
  3. CÂN BẰNG DÂY CHUYỀN (Trong thiết kế chuyền) QTCN của SP Các bước mẫu (hoặc QTCN Các NC ban đầu) NC Ghép các thao tác, QTCN mới - Các thao tác bước NC thành các cân bằng hơn đơn giản nhất NC mới Ti/Ci ≈ Ti+1/ Ci+1 ≈ Takt 56
  4. Các nguyên công là: một phần của quá trình công nghệ, được hoàn thành một cách liên tục tại một chỗ làm việc do một hay một nhóm công nhân thực hiện. Các bước nguyên công là: một phần của nguyên công tiến hành gia công một hoặc một tập hợp bề mặt bằng một hay nhiều dụng cụ với chế độ làm việc của máy không đổi. Các thao tác (động tác) là: một hành động của công nhân, điều khiển máy thực hiện việc gia công hoặc lắp ráp.
  5. Đồng bộ hóa thời gian công nghệ : Được thực hiện trong thiết kế chuyền với việc: chia quá trình công nghệ thành các nguyên công, nguyên công chia nhỏ thành các bước thao tác và kết hợp một cách hợp lý các thao tác thành nguyên công mới, kết hợp các nguyên công nhỏ thành các nguyên công lớn hơn để thời gian thực hiện mỗi nguyên công bằng bội số của nhịp sản xuất (Takt).
  6. Việc đồng bộ hóa hay cân đối hóa thời gian này còn gọi là cân bằng chuyền có thể sử dụng thêm sự trợ giúp của các trang bị công nghệ hoặc các giải pháp về kỹ thuật hoặc tổ chức khác nhau để đạt được mục tiêu cân bằng này…. Việc thiết kế chuyền cân đối sẽ ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng, chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị, công nhân … => Ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hệ thống sản xuất.
  7. Quy trình tính toán tổ chức dây chuyền: Bước 1. Bước 2. Bước 3. Tính nhịp dây Tính số chỗ làm Tính hệ số phụ tải của chuyền -Takt việc các chỗ làm việc, của toàn chuyền Bước 4. Bước 5. Bước 6. Tính số máy và số công nhân Tính các tham số Tính sản phẩm phục vụ trên của băng tải dây dở dang trên chuyền chuyền chuyền Bước 7. Xây dựng sơ đồ chuẩn tắc của dây chuyền
  8. Bước 1: Tính nhịp dây chuyền (Takt) : là khoảng thời gian tính toán bình quân giữa hai sản phẩm liên tiếp nhau ra khỏi dây chuyền. Takt = Thq/Q Thq là Quỹ thời gian làm việc hiệu quả của chuyền; Q là số sản phẩm cần sản xuất trong thời gian Thq BỘ MÔN QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP, ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 61
  9. Nếu mỗi lần đưa vào sản xuất đồng thời P (chiếc) chi tiết trên mỗi nguyên công (hay lô vận chuyển là P (chiếc) thì khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp đưa cả lô P chiếc vào sản xuất được ký hiệu là R (R viết tắt của Rhythm, trong trường hợp này gọi là nhịp của lô gia công) R = Takt x P BỘ MÔN QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP, ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 62
  10. Bước 2. Tính số chỗ làm việc trên mỗi nguyên công của dây chuyền (Ci) Ci = [Ti/ Takt] Trong đó: Ti là thời gian định mức gia công 1 chi tiết trên nguyên công thứ i; Ci là số chỗ làm việc trên nguyên công i Chú ý: Ci lấy theo hướng làm tròn tăng BỘ MÔN QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP, ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 63
  11. Bước 3. Tính hệ số phụ tải của nguyên công (Hpt-i) & dây chuyền (Hpt-dc) Hệ số phụ tải của nguyên công: Hpt-i = Ti/(Takt x Ci) Tính hệ số phụ tải của toàn bộ dây chuyền: Hpt-dc = ∑(Ti/ Takt) / ∑Ci - Đối với dây chuyền sản xuất đại trà thì Hpt-i & Hpt-dc có giới hạn dưới là 80-85%; - Với dây chuyền sản xuất theo lô lớn thì giới hạn dưới của hai chỉ tiêu trên là 70—75% . 64 BỘ MÔN QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP, ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
  12. Bước 4. Xác định số công nhân trên dây chuyền (Ncn) Ncn = ∑Ci x Nca/ Kpv Trong đó: - Số chỗ làm việc trên dây chuyền (∑Ci ); - Định mức phục vụ (Kpv): số máy hoặc số chỗ làm việc mà một công nhân phục vụ cùng lúc trong 1 ca sản xuất; - Số ca làm việc/ngày Nca; BỘ MÔN QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP, ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 65
  13. CĂN CỨ VÀO: Ti Đặc điểm của băng tải Takt Đặc điểm chuyển động của công nhân trên chuyền Vbt
  14. Với băng tải làm việc & chuyển động liên tục: Takt = Ti Ti là thời gian định mức/ 1 sản phẩm trên nguyên công i. - Nếu các nguyên công thực hiện với các công nhân thì Ti sẽ tính theo đặc điểm chuyển động của công nhân trong quá trình thực hiện nguyên công đó. BỘ MÔN QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP, ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 67
  15. - Nếu trong quá trình thực hiện nguyên công i mà công nhân gần như đứng tại chỗ (tác nghiệp đơn giản hoặc kích thước sản phẩm bé thì: Ti = Tcn-i Trong đó: Tcn-i là thời gian công nghệ tại nguyên công i BỘ MÔN QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP, ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 68
  16. - Nếu trong quá trình thực hiện nguyên công i mà công nhân phải di chuyển theo đối tượng sản xuất (tác nghiệp phức tạp hoặc kích thước sản phẩm lớn như ô tô, tủ lạnh…) thì: Ti = Tcn-i + Tdc-i Trong đó: Tdc-i là thời gian để công nhân di chuyển quay lại chỗ làm việc tại nguyên công i sau khi đã hoàn thành nguyên công i. DC lắp ráp tủ lạnh 69
  17. TỔNG HỢP TÍNH THỜI GIAN CÔNG NGHỆ NGUYÊN CÔNG- Ti - Nếu trong quá trình thực hiện - Nếu trong quá trình thực hiện nguyên công i mà công nhân nguyên công i mà công nhân gần như đứng tại chỗ (tác phải di chuyển theo đối tượng nghiệp đơn giản hoặc kích sản xuất (tác nghiệp phức tạp thước sản phẩm bé thì: hoặc kích thước sản phẩm lớn như ô tô, tủ lạnh…) thì: Ti = Tcn-i Ti = Tcn-i + Tdc-i Trong đó: Tcn-i là thời gian Trong đó: Tdc-i là thời gian để công công nghệ tại nguyên công i nhân di chuyển quay lại chỗ làm việc tại nguyên công i sau khi đã hoàn thành nguyên công i. 70
  18. - Với băng tải làm việc & hoạt động theo cơ chế xung điện: Takt = Ti + Txung Txung là thời gian chạy băng tải bằng xung điện giữa 2 chỗ làm việc liên tiếp (hay thời gian chuyển động của băng tải). Trong thời gian Txung: công nhân và các máy móc, thiết bị sẽ không làm việc (DỪNG LÀM VIỆC) trong thời gian băng tải chạy. BỘ MÔN QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP, ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 71
  19. TỔNG HỢP BẢNG 1. Ti và Takt của băng tải làm việc Loại Băng tải làm việc băng tải Đặc điểm Chuyển động liên tục Chuyển động theo cơ chế chuyển xung điện (gián đoạn) động TAKT Takt = Ti Takt = Ti + Txung Ti = Tcn-i (công nhân gần như đứng tại chỗ) T i Ti = Tcn-i + T dc (công nhân phải di chuyển theo đối tượng sản xuất) 72
  20. BẢNG 2: Ti và Takt của chuyền có băng tải phân phối Loại Băng tải phân phối băng tải Đặc điểm Chuyển động liên tục Chuyển động theo cơ chế chuyển xung điện động Ti Ti = Tnhấc-đặt + Tcn-i Ti = Tnhấc-đặt + Tcn-i TAKT Takt = Ti Takt = Ti + Txung - Tnhấc-đặt: là thời gian để nhấc đối tượng sản xuất ra khỏi Giải thích băng tải ra ngoài và đặt lại băng tải sau khi hoàn thành xong thuật ngữ nguyên công ở bên ngoài băng tải; - Txung : là thời gian băng tải chuyển động, trong thời gian đó không thực hiện các nguyên công công nghệ; 73
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2