intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản lý môi trường trong thương mại quốc tế: Phần 2 - ThS. Lê Quốc Cường

Chia sẻ: Tieuduongchi Duongchi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:47

15
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 2 của bài giảng "Quản lý môi trường trong thương mại quốc tế" tiếp tục cung cấp cho học viên những nội dung về: hàng rào kỹ thuật môi trường trong thương mại quốc tế; quản lý môi trường trong hoạt động thương mại ở Việt Nam;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản lý môi trường trong thương mại quốc tế: Phần 2 - ThS. Lê Quốc Cường

  1. CHƯƠNG IV. HÀNG RÀO KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 4.1. T n u n v h n thuật t ờn t n th n uốc t 4.1.1 Khái niệm chung v hàng rào ỹ thuật m i tr ng  Khái niệm hàng rào kỹ thuật môi trƣờng Thuật ngữ “rào cản” hay “hàng rào” đƣợc đề cập nhiều trong hoạt động thƣơng mại quốc tế, nhƣng cũng chƣa có một khái niệm chính thống về rào cản thƣơng mại, mà rào cản thƣơng mại đƣợc hiểu là bất kỳ biện pháp nào gây cản trở đối với hoạt động thƣơng mại. Trong hoạt động thƣơng mại quốc tế rào cản thƣơng mại nói chung đƣợc chia thành: Rào cản thuế quan (Tariff barriers) và rào cản phi thuế quan (Non-Tariff barriers). Rào cản thuế quan là rào cản “truyền thống” sử dụng các biện pháp thuế mà chủ yếu là sử dụng mức thuế cao đánh vào hàng hoá nhập khẩu. WTO thừa nhận và cho phép các nƣớc thành viên đƣợc sử dụng rào cản thuế quan để bảo hộ, nhƣng phải ràng buộc và giảm dần để đảm bảo minh bạch hoá và tự do hoá thƣơng mại. Rào cản phi thuế là sử dụng các biện pháp phi thuế quan gây cản trở hoạt động thƣơng mại. Các biện pháp phi thuế nhƣ hạn chế định lƣợng, các biện pháp mang tính thủ tục hành chính, các biện pháp kỹ thuật…Các rào cản phi thuế nhƣ biện pháp hạn chế định lƣợng, biện pháp mang tính thủ tục hành chính, đƣợc coi là các biện pháp có tính võ võ đoán, không có cơ sở khoa học, có tác dụng hạn chế thƣơng mại rõ rệt, làm bóp méo thƣơng mại tạo nên cạnh tranh không công bằng, không phù hợp với các quy định và định chế quốc tế, theo WTO phải đƣợc bãi bỏ, chỉ có rào cản kỹ thuật thƣơng mại đƣợc phép tồn tại và phải tuân thủ theo quy định của hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại. Cho đến nay, rào cản kỹ thuật thƣơng mại, ngày càng đƣợc gia tăng sử dụng, đƣợc coi là công cụ bảo hộ mậu dịch hiệu quả và hoàn toàn phù hợp với xu hƣớng chung của thƣơng mại quốc tế và thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà kinh tế và tổ chức kinh tế trên thế giới. Trong một nghiên cứu của mình, các nhà kinh tế học Thornsbusy, Robert và Deremer đã đƣa ra khái niệm về rào cản kỹ thuật thƣơng mại: “Rào cản kỹ thuật thƣơng mại là tất cả các quy định kỹ thuật, các tiêu chuẩn khác nhau trên thế giới, quy định cho sản phẩm liên quan đến tất cả các quá trình từ sản xuất, phân phối đến tiêu dùng một sản phẩm nhằm mục đích ngăn chặn hàng hoá từ nƣớc khác xâm nhập thị trƣờng trong nƣớc” Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại của WTO cũng không đƣa ra khái niệm về hàng rào kỹ thuật, mà chỉ thừa nhận rằng các nƣớc có thể sử dụng các biện pháp cần thiết (bao gồm các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn) để đảm bảo cuộc sống hay sức khoẻ con ngƣời, động thực vật, bảo vệ môi trƣờng hoặc để ngăn ngừa các hoạt động man trá ở mức độ cần thiết và không đƣợc tạo ra các hạn chế trá hình đối với hoạt động thƣơng mại quốc tế. 78
  2. Vậy rào cản kỹ thuật bao gồm tất cả các quy định kỹ thuật, quy định cho sản phẩm, cho quá trình sản xuất sản phẩm cho bao bì và các quá trình liên quan nhằm bảo vệ cuộc sống hay sức khoẻ con ngƣời, động thực vật, bảo vệ môi trƣờng hoặc để ngăn ngừa các hoạt động man trá và gây hạn chế thƣơng mại quốc tế. Hàng rào kỹ thuật về môi trƣờng (hay gọi cách khác là "rào cản xanh"), theo Trung tâm nghiên cứu APEC: "Hàng rào kỹ thuật về môi trƣờng đƣợc định nghĩa nhƣ là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định môi trƣờng chặt chẽ tác động đến thƣơng mại; các biện pháp thƣơng mại phân biệt đối xử đặt ra vì những mục đích bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng; các hạn chế thƣơng mại đơn phƣơng; các biện pháp thâm nhập thị trƣờng với điều kiện chấp nhận các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trƣờng; các hạn chế thƣơng mại đặt ra theo quy tắc MEAs". Nhƣ vậy hàng rào kỹ thuật môi trƣờng là một dạng rào cản kỹ thuật trong thƣơng mại. Tuy nhiên chƣa có một khái niệm chính thống, nhƣng rào cản thƣơng mại môi trƣờng đƣợc hiểu là tất cả các quy định kỹ thuật, các tiêu chuẩn quy định cho sản phẩm, bao bì và ghi nhãn sản phẩm, các quá trình liên quan đến sản phẩm từ sản xuất đến phân phối tiêu dùng nhằm trực tiếp hay gián tiếp đảm bảo môi trƣờng và gây cản trở đối với thƣơng mại quốc tế.  Sự hình thành hàng rào kỹ thuật môi trƣờng trong thƣơng mại quốc tế Ngày nay, cùng với sự phát triển thƣơng mại, các quốc gia đều rất quan tâm đến mục tiêu bảo vệ môi trƣờng, nhƣng mức độ quan tâm và biện pháp đƣa ra nhằm bảo vệ môi trƣờng cũng rất khác nhau. Các quy định này có thể liên quan trực tiếp đến bảo vệ môi trƣờng nhƣ các quy định nhằm bảo vệ môi trƣờng nƣớc, môi trƣờng đất, môi trƣờng không khí, bảo vệ tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên nƣớc, bảo vệ cuộc sống và an toàn của các loại động, thực vật…Các quy định có liên quan gián tiếp đến môi trƣờng nhƣng liên quan trực tiếp đến bảo vệ an toàn thực phẩm nhƣ quy định về hàm lƣợng thuốc bảo vệ thực vật có trong các hàng nông sản, quy định về kiểm tra thú y, quy định các chất phụ gia trong thực phẩm, quy định về danh mục hoá chất đƣợc phép dùng, bị cấm trong nuôi trồng, sản xuất chế biến thuỷ sản…Chính vì vậy mà các quy định về môi trƣờng cũng có sự khác nhau và trở thành hàng rào trong thƣơng mại quốc tế. Trong khuôn khổ của WTO, tổ chức chi phối trên 95% thƣơng mại toàn cầu, quan điểm phát triển thƣơng mại hàng hoá dịch vụ trên thế giới phát triển, nhƣng phải trên cơ sở bảo vệ an toàn và sức khoẻ của con ngƣời và môi trƣờng, chứ không phải phát triển thƣơng mại với mọi giá. Và chỉ trên cơ sở bảo vệ môi trƣờng mới có thể phát triển bền vững, ổn định cho sản xuất, thƣơng mại và bảo vệ đƣợc sức khoẻ của con ngƣời. Bảo vệ nguồn nƣớc không bị ô nhiễm là tạo điều kiện để phát triển ngành thuỷ sản và bảo vệ sức khoẻ của con ngƣời. Bảo vệ rừng không những tạo điều kiện để phát triển nông lâm nghiệp, hạn chế lũ lụt, tạo cảnh quang thiên nhiên và môi trƣờng sinh thái. Bảo vệ môi trƣờng ngày càng đƣợc nhiều nƣớc và cộng đồng quốc tế quan tâm vì chính mục tiêu là bảo vệ trái đất, bảo vệ con ngƣời chúng ta. Bảo vệ môi trƣờng trở thành khách quan và là một sự đòi hỏi cấp thiết của tất cả các nƣớc và cộng đồng quốc tế. Các nƣớc và các tổ chức quốc tế ngày càng đƣa ra các quy định có tính ngặt nghèo hơn nhằm bảo vệ môi trƣờng. Ngoài ra một số nƣớc còn “lợi dụng” sự hợp pháp 79
  3. của các quy định về môi trƣờng đƣa ra các quy định cao hơn sự cần thiết nhằm mục đích bảo hộ mậu dịch trong nƣớc 4.2. Nh n tố t c n n v ệc dụn h n thuật t ờn t n th n uốc t 4.2.1 Các nh n t th c đ y việc áp dụng các hàng rào ỹ thuật m i tr ng Khi xem xét về các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực thi các điều khoản môi trƣờng trong các thƣơng mại quốc tế có thể bao gồm nhóm các yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến việc đàm phán các vấn đề môi trƣờng liên quan đến thƣơng mại, nhóm các yếu tố còn lại nhƣ chính trị xã hội nhƣ các yếu tố khác liên quan đến mối quan tâm của cộng đồng, các tổ chức và doanh nghiệp. Việc đƣa vào các điều khoản về môi trƣờng trong thƣơng mại có thể gây ra tranh cãi. Đối với một số ngƣời, việc bao gồm các điều khoản về môi trƣờng mang lại tiềm năng chƣa tƣơng xứng cho mục tiêu bảo vệ môi trƣờng thực tế. Tuy nhiên, các nhà phê bình về thƣơng mại thƣờng coi những hàng rào kỹ thuật môi trƣờng này đƣợc đƣa vào các thỏa thuận thƣơng mại hiện đại để làm cho chúng ít gây tranh cãi hơn trong mắt công chúng và các nhà lập pháp. Đối với các nhà phê bình khác, họ đại diện cho một công cụ của "chủ nghĩa bảo hộ xanh" nhằm giữ các sản phẩm rẻ hơn của các nƣớc đang phát triển không có mặt trên thị trƣờng. Trong nghiên cứu của OECD mà cụ thể là Ủy ban Thƣơng mại và môi trƣờng đã chỉ ra các yếu tố chính ảnh hƣởng xu hƣớng việc tăng cƣờng áp dụng các rào cản môi trƣờng trong thƣơng mại quốc tế, cụ thể có các yếu tố sau:  Nhóm yếu tố có ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng thực thi của các quốc gia nhƣ: - Cam kết duy trì luật môi trƣờng, và không làm suy yếu vì mục đích thu hút thƣơng mại - Thúc đẩy phát triển thƣơng mại bền vững toàn cầu - Đảm bảo rằng tự do hóa thƣơng mại không gây tổn hại và đóng góp tích cực vào bảo vệ môi trƣờng - Chính sách nhất quán giữa các mục tiêu môi trƣờng và thƣơng mại - Xúc tiến thƣơng mại hàng hóa và dịch vụ môi trƣờng - Thúc đẩy quản trị tốt hơn về môi trƣờng ở các nƣớc đối tác - Sử dụng các biện pháp thƣơng mại để đạt đƣợc mục tiêu chính sách môi trƣờng - Giảm thiểu mọi tác động tiêu cực của luật môi trƣờng đối với tự do hóa thƣơng mại - Hợp tác nghiên cứu môi trƣờng - Giảm thiểu và tăng cƣờng các hoạt động đánh giá tác động môi trƣờng  Một số yếu tố xã hội: - Áp lực từ các tổ chức xã hội (các tổ chức phi chính phủ về môi trƣờng, cộng đồng) - Áp lực của khu vực tƣ nhân - Mức độ quan tâm của công chúng và các tổ chức xã hội  Thêm vào đó có các yếu tố liên quan đến nhiệm vụ về chính trị: - Sự xác nhận / hỗ trợ từ nguyên thủ quốc gia - Sự chứng thực của Nghị viện (Quốc hội) hoặc tƣơng đƣơng - Quyền hạn chính trị ở các nƣớc đối tác - Tình trạng hiệp ƣớc ràng buộc pháp lý 80
  4. - Pháp luật - Hỗ trợ từ các tổ chức khu vực Nguồn: OECD Bên cạnh các rào cản kỹ thuật môi trƣờng đƣợc tăng cƣờng áp dụng trong thƣơng mại quốc tế, trong thời gian tới các vấn đề môi trƣờng mới đƣợc nhận định sẽ đƣợc tăng trong thƣơng mại quốc tế cụ thể: - Xu hƣờng tăng cƣờng công nhận về sự tƣơng tác giữa các khía cạnh thƣơng mại và môi trƣờng, và sự hỗ trợ lẫn nhau của hai khu vực; - Tƣ duy mới về những cách hiệu quả hơn để đạt đƣợc chính sách thƣơng mại và môi trƣờng trong việc thực hiện các mục tiêu; - Ngày càng có nhiều quốc gia tham gia các FTAs gồm các điều khoản toàn diện về môi trƣờng 81
  5. - Tăng trƣởng xanh, phát triển bền vững có khả năng đƣợc giải quyết trong RTAs trong tƣơng lai hoặc cập nhật các RTAs hiện có; - Tập trung mạnh mẽ vào các khía cạnh ngành nhƣ đa dạng sinh học, thủy sản, gỗ, động vật hoang dã, năng lƣợng tái tạo, biến đổi khí hậu, dán nhãn môi trƣờng - Tăng cƣờng quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản các ngành nghề khác; - Tăng cƣờng chế tài xử lý về hành vi hủy hoại môi trƣờng (Ví dụ bất hợp pháp, không đƣợc kiểm soát và đánh cá không báo cáo); - Cải cách các khoản trợ cấp có hại cho môi trƣờng (Ví dụ thủy sản, nhiên liệu hóa thạch); - Các vấn đề có thể không liên quan đến sản phẩm và phƣơng pháp sản xuất, vòng đời các biện pháp carbon biên giới (ETS); - Tăng cƣờng các hoạt động thƣơng mại và công nghiệp thân thiện với môi trƣờng để phát triển bền vững; - Tăng cƣờng sự tham gia của cộng đồng, bao gồm các vấn đề nhƣ sự minh bạch, cao nhận thức và giáo dục về môi trƣờng; - Phát triển thị trƣờng hàng hóa và dịch vụ trong các RTAs, và để xác định danh sách hàng hóa và dịch vụ của các quốc gia; - Tăng cƣờng thử nghiệm các phƣơng pháp tiếp cận để cải thiện sự phối hợp giữa các quốc gia cùng quan điểm phải đối mặt với các RTA / FTA đang gia tăng nhanh chóng (Ví dụ để giải quyết các nguồn lực hạn chế để thực hiện các nghĩa vụ, các mục tiêu, các chính sách khác nhau); - Tăng cƣờng sử dụng các đánh giá trƣớc về các tác động kinh tế và môi trƣờng của thƣơng mại các hiệp định thông báo chính sách thƣơng mại và môi trƣờng và các nhiệm vụ đàm phán 4.2.2 Ảnh h ởng c a việc áp dụng các hàng rào ỹ thuật m i tr ng 82
  6. Mặc dù, thƣơng mại quốc tế, nhƣ đã đƣợc chứng minh bằng nguyên tắc “lợi thế so sánh”, sẽ khiến năng suất lao động và sản lƣợng kinh tế ở từng quốc gia và toàn cầu tăng lên. Tuy nhiên, sẽ là phiến diện nếu bỏ qua những tác động môi trƣờng mà tự do hóa thƣơng mại mang lại, bởi vì nếu nhƣ nền kinh tế toàn cầu tăng trƣởng mà môi trƣờng toàn cầu bị hủy hoại, thì sự gia tăng sản lƣợng này không những không làm tăng chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân (vì họ mặc dù có nhiều của cải hơn song lại phải chịu đựng tác hại, bệnh tật của môi trƣờng bị ô nhiễm) mà còn ảnh hƣởng tiêu cực đến nền kinh tế trong dài hạn để đánh đổi lấy sự gia tăng sản lƣợng trƣớc mắt. Theo các nhà kinh tế học hiện đại, có 03 tác động chính của thƣơng mại đối với môi trƣờng. Đó là “tác động quy mô” (scale effect), “tác động kĩ thuật” (technique effect) và “tác động thành phần” (composition effect). “Tác động quy mô” là tác động của tƣ do thƣơng mại lên môi trƣơng xuất phát từ sản lƣợng tăng thêm của sản xuất của thƣơng mại khiến cho quy mô các tác động lên môi trƣờng vốn có của các hoạt động kinh tế. Các hoạt động kinh tế, tự bản thân nó, đã tác động tới môi trƣờng theo hai hƣớng: việc khai thác, sử dụng tài nguyên và việc xả các chất thải ra môi trƣờng. Tác động trực tiếp nhất đến từ việc sử dụng tài nguyên. Trái đất chỉ có một lƣợng tài nguyên hữu hạn. Những nguồn tài nguyên thiên nhiên này gồm nhiều loại, từ những loại tƣơng đối dồi dào đến những loại cực kì quý hiếm, từ những loại có thể tái tạo đến những loại không thể tái tạo. Những sản phẩm thải của quá trình sản xuất công nghiệp là một tác nhân tác động khác của các hoạt động kinh tế lên môi trƣờng. Rất nhiều sản phẩm thải của quá trình sản xuất có hại tới môi trƣờng. Sự phát triển của thƣơng mại sẽ khiến sản lƣợng toàn cầu tăng lên và do đó, con ngƣời sẽ phải sử dụng nhiều hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn của trái đất để làm nguyên liệu đầu vào cho các hoạt động sản xuất và phải xả ra môi trƣờng một lƣợng lớn hơn các chất thải nguy hại từ quá trính sản xuất các sản phẩm, hàng hóa. Đây chính là “tác động quy mô” của tự do hóa thƣơng mại lên môi trƣờng. Nhƣ vậy, trong tình huống này, các chính phủ có hai lựa chọn: không chấp nhận tự do hóa thƣơng mại để bảo vệ môi trƣờng hoặc áp dụng các “hàng rào kĩ thuật xanh”. Giải pháp đầu tiên không khả thi bởi những lợi ích kinh tế mà tự do hóa thƣơng mại mang lại nhƣ đã đƣợc chứng minh ở trên. Trong khi đó, giải pháp thứ hai là “áp dụng hàng rào kĩ thuật xanh” vừa tạo sự linh hoạt trong chính sách (chính phủ có thể điều chỉnh nâng cao, hạ thấp hàng rào này trong từng thời kỳ, từng lĩnh vực phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của mình) lại vừa là công cụ hữu hiệu để bảo vệ môi trƣờng. “Tác động kĩ thuật” là tác động gián tiếp của tự do thƣơng mại lên môi trƣờng. Tự do thƣơng mại dẫn đến thu nhập và mức sống của thế giới đƣợc cải thiện. Mức sống đƣợc cải thiện sẽ đồng biến với nhu cầu cao hơn về việc đƣợc sống trong một môi trƣờng trong lành của ngƣời dân và từ dẫn đến các quy phạm về bảo vệ môi trƣờng do Nhà nƣớc ban hành trở lên khắt khe hơn. “Tác động kĩ thuật” chính là việc các hãng sản xuất phải đổi mới kĩ thuật, phƣơng pháp sản xuất để đáp ứng đƣợc nhu cầu môi trƣờng trong lành đƣợc đẩy lên tầm cao mới của xã hội. Nhƣ vậy, tự do hóa thƣơng mại sẽ tác động có lợi cho môi trƣờng theo hƣớng làm gia tăng thu nhập của ngƣời dân và toàn xã hội, từ đó gián tiếp làm tăng lên các tiêu chuẩn về môi trƣờng, thúc đẩy sử cải tiến kĩ thuật để bảo vệ môi trƣờng. Chính việc toàn xã hội đặt ra 83
  7. yêu cầu bảo vệ cao hơn đối với các sản phẩm, hàng hóa về vấn đề bảo vệ môi trƣờng là một trong những nguyên nhân hình thành nên các tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật về môi trƣờng. Chẳng hạn nhƣ do cộng đồng nhận thức đƣợc tính nghiêm trọng của vấn đề suy giảm tầng ô- zôn mà một số nƣớc nhƣ Hoa Kỳ đã ban hành các tiêu chuẩn kĩ thuật cấm sản xuất và tiêu thụ tủ lạnh sản dụng công nghệ sản sinh khi CFC, tác nhân làm suy giảm tầng ô-zôn. Tóm lại, mặc dù tự do hóa thƣơng mại mang lại lợi ích to lớn về kinh tế; tác động hai chiều của nó tới môi trƣờng là không thể phủ nhận. Do vậy, việc áp dụng các Hàng rào kĩ thuật về môi trường có thể giúp các quốc gia giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực của tự do hóa thương mại dối với môi trường trong khi vẫn đảm bảo gặt hái được thành quả kinh tế mà tự do hóa thương mại đem lại. Ví dụ: Theo các quy định của WTO rõ ràng cho phép các nƣớc dựng lên các rào cản thƣơng mại vì lý do môi trƣờng (ETB). WTO cũng đã cố gắng nghiên cứu để trả lời các câu hỏi cụ thể: Các hàng rào kỹ thuật môi trƣờng nhƣ vậy đƣợc áp dụng rộng rãi nhƣ thế nào, đối với những sản phẩm nào và tác dụng của chúng là gì? Trong số 4.917 sản phẩm mà WTO đã kiểm tra trong thƣơng mại thế giới, WTO tìm thấy 1.171 sản phẩm không phải đối mặt với bất kỳ ETB nào. 3.746 sản phẩm khác - gặp phải rào cản ở ít nhất một quốc gia nhập khẩu - chiếm 88% thƣơng mại hàng hóa thế giới (tức là không bao gồm dịch vụ) vào năm 1999. Nhƣ vậy, với nghiên cứu của WTO thể nói rằng phần lớn thƣơng mại quốc tế bao gồm các sản phẩm có khả năng bị ảnh hƣởng bởi ETB. Tuy nhiên, con số 88% sản phẩm đƣợc giao dịch quốc tế trực tiếp đối mặt ETB cần có cách nhìn khác nếu nhìn vào con số thƣơng mại bị ảnh hƣởng trực tiếp bởi ETBs là 679 tỷ USD – tƣơng đƣơng 13% thƣơng mại thế giới. Điều đó cũng giải thích phần lớn các sản phẩm trong 3.746 sản phẩm WTO nghiên cứu có đến 86% giá trị hàng xuất khẩu thế giới đã vƣợt qua những rào cản này. Điều đó có nghĩa là các nhà xuất khẩu tập trung các lô hàng của họ vào các thị trƣờng không bị hạn chế, hoặc tuân thủ ít nhất các ETB đặt ra. 4.3. Thị t ờn ch u Âu Chính sách môi trƣờng của EU dựa trên các hiệp ƣớc toàn cầu, đặc biệt dựa trên Chƣơng trình nghị sự 21của Hiệp định Rio de Janerio, Hội nghị Liên hiệp quốc về môi trƣờng và phát triển đƣợc tổ chức năm 1992 tại Braxin. Đây là hiệp định nền móng tạo sự phát triển bền vững hơn trên phạm vi toàn cầu, đảm bảo sự cân bằng giữa tăng trƣởng kinh tế với bảo vệ môi trƣờng. EU và các nƣớc thành viên đó cam kết thực hiện hành động trong khuôn khổ Hiệp định Rio. Quy định về môi trƣờng của EU đối với hàng hoá nằm trong hệ thống văn bản pháp luật về sản phẩm môi trƣờng, nhằm mục đích bảo vệ sức khoẻ con ngƣời và môi trƣờng sinh thái. EU đƣợc coi là một thị trƣờng "khó tính" bao gồm rất nhiều các quy định khắt khe có liên quan đến hàng rào kỹ thuật và môi trƣờng. 4.3.1 Các quy định v sản ph m và quá tr nh sản uất Hệ thống quy định và tiêu chuẩn đối với sản phẩm của EU rất phức tạp và nghiêm ngặt, đặc biệt đối với thực phẩm. Có thể nói hiện nay hệ thống tiêu chuẩn và quy định của EU so 84
  8. với nhiều nƣớc trên thế giới là hoàn chỉnh hơn cả, điều này thể hiện trong thực tế là nhu cầu của ngƣời tiêu dùng ở EU về những sản phẩm sạch và an toàn rất cao. Một số tiêu chuẩn bảo đảm môi trƣờng và VSATTP của EU bao gồm:  Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn HACCP Hệ thống quy định HACCP (viết tắt của chữ Hazard Analysis and Critical Control Point System), nghĩa là “Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn” hay “Hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm”. HACCP là sự tiếp cận có tính khoa học, hợp lý và hệ thống để nhận biết, xác định và kiểm soát mối nguy trong chế tạo, gia công, sản xuất, chuẩn bị và sử dụng thực phẩm nhằm bảo đảm thực phẩm là an toàn khi tiêu dùng. Ví dụ, việc áp dụng hệ thống HACCP trong dây chuyền thực phẩm sẽ bắt đầu từ nông trƣờng và kết thúc bằng việc chuẩn bị thực phẩm riêng biệt hoặc ở khách sạn hoặc ở nhà. Quy định HACCP đƣợc đặc biệt coi trọng đối với các nhà xuất khẩu ở các nƣớc đang phát triển khi xuất khẩu vào thị trƣờng EU, bởi nếu không thực hiện quy định HACCP sẽ không thể xuất đƣợc hàng của mình sang thị trƣờng này. Chẳng hạn, trong ngành thủy sản các nhà sản xuất buộc phải tuân thủ chỉ thị 91/492/EEC (ngụ ý họ phải thực hiện hệ thống HACCP) để đƣợc phép xuất khẩu vào EU. Một viện kiểm tra đƣợc điều hành bởi Ủy ban châu Âu sẽ tiến hành thanh tra các công ty xin cấp phép, chỉ khi qua đƣợc khâu kiểm tra này thì các công ty mới chính thức đƣợc công nhận và có tên trong “danh sách giới hạn” để đƣợc phép nhập khẩu.  Quy định về phụ gia thực phẩm Tại các nƣớc EU, các phụ gia thực phẩm đƣợc chấp nhận đều mang số hiệu nhận biết, trƣớc số hiệu là chữ E. Các phụ gia thực phẩm phải đƣợc ghi nhận trong danh sách các thành tố trên bao bì bằng cách cho biết tên chất hay số hiệu E của nó. EU đã ban hành các chỉ thị quy định những yêu cầu đối với các chất làm ngọt (chỉ thị số 94/35/EC), phẩm màu (chỉ thị số 94/36/EC) và các phụ gia thực phẩm khác để sử dụng cho thực phẩm. Hiện nay các nƣớc thành viên EU đã và đang hợp nhất các chỉ thị với luật về thực phẩm của nƣớc họ. Bên cạnh đó, EU cũng đƣa ra nhiều luật khác để điều chỉnh về mức độ tối đa của thuốc trừ sâu không phân hủy, kim loại nặng, nhiễm độc vi sinh và chất phóng xạ trong thực phẩm. Năm 2000, EU chỉ cho phép sử dụng bốn loại kháng sinh làm chất kích thích tăng trƣởng cho gà, lợn và bò và cấm tuyệt đối 10 loại kháng sinh, và hạn chế sử dụng 10 chất, nhƣng sang năm 2005 số lƣợng chất bị cấm đã tăng lên là 26 chất. Quy định EC số 1333/2008 quy định danh sách và điệu kiện sử dụng của các chất đƣợc phép sử dụng làm phụ gia thực phẩm, enzyme thực phẩm, hƣơng liệu thực phẩm và chất dinh dƣỡng. Danh mục này có thể đƣợc cập nhật với quy định EC 1331/2008 để thiết lập một số thủ tục chung với chất phụ gia thực phẩm, enzyme thực phẩm và các hƣơng liệu thực phẩm. Ngày 22 tháng 5 năm 2017, Ủy ban Châu Âu đã ban hành Quy định EU 2017/874 sửa đổi phụ lục III trong EC số 1333/2008 về việc sử dụng butane (E943a), isobutene (E 943b), và propane (E944) trong màu. 85
  9. Ngoài ra EU còn có các luật khác điều chỉnh về mức độ tối đa của thuốc trừ sâu không phân huỷ, kim loại nặng, nhiễm độc và vi phóng xạ. Nếu những sản phẩm nào vi phạm sẽ bị tạm dừng nhập khẩu, trả lại hàng hoặc tiêu huỷ lô hàng.  Quy định truy nguyên nguồn gốc. Trong những năm gần đây, do một số dịch bệnh bắt nguồn từ gia súc và gia cầm đã lây lan nhanh chóng trên quy mô toàn cầu, nên Mỹ và châu Âu đã ban hành các luật về VSATTP, trong đó có các quy định về việc các doanh nghiệp cung ứng hàng vào Mỹ và châu Âu phải thực hiện ghi và cung cấp dữ liệu sao cho có thể truy nguyên đƣợc nguồn gốc của sản phẩm khi có vấn đề về VSATTP. Tổ chức quốc tế EAN.UCC (do Hội đồng mã thống nhất của Mỹ UCC hợp nhất với Hội mã số vật phẩm châu Âu EAN) đã phối hợp với ủy ban tiêu chuẩn châu Âu và các tổ chức liên quan nghiên cứu và áp dụng, thống nhất một giải pháp công nghệ chung cho việc truy nguyên nguồn gốc thực phẩm trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đó là hệ thống tiêu chuẩn EAN.UCC. Một trong nguyên tắc chung của truy nguyên thực phẩm là tất cả các bên tham gia chuỗi cung ứng đều áp dụng các tiêu chuẩn chung cho truy nguyên thực phẩm, từng ngành có thể quy định hoặc xây dựng tiêu chuẩn đặc thù áp dụng cho ngành đó. Ví dụ, tổ chức EAN.UCC đƣa ra mã số GS1 là một dãy chữ số nguyên, trong đó có các nhóm số để chứng minh về xuất xứ hàng hóa với đầy đủ và tin cậy các thông tin: đây là sản phẩm gì? do công ty nào xuất? công ty đó thuộc quốc gia nào? Do cách đánh số nhƣ vậy, mỗi loại hàng hóa sẽ có dãy số duy nhất để nhận dạng đơn nhất trên toàn thế giới. Đây là một cấu trúc mã số tiêu chuẩn dùng để nhận dạng sản phẩm hàng hóa theo các quốc gia (vùng) khác nhau, tƣơng tự nhƣ mã số điện thoại để liên lạc quốc tế. 4.3.2 Ti u chu n bao g i, dán nhãn và nhãn sinh thái  Tiêu chuẩn bao gói và dán nhãn EU đƣa ra các quy định chặt chẽ về vấn đề quản lý bao bì và phế thải nhƣ Chỉ thị 93/67/EEC, Chỉ thị 97/138/EEC, Chỉ thị 1999/177/EEC, Chỉ thị 94/62/EEC với bản sửa đổi là Chỉ thị 2004/12/EC đã nhán mạnh tầm quan trọng của việc tái chế, tái sử dụng bao bì phế thải. Các quy định này đƣợc áp dụng cho cả hàng sản xuất trong nƣớc và nhập khẩu. Các quy định về bao bì và phế thải bao bì nhằm mục đích hạn chế tối thiểu lƣợng phế thải bao bì từ nguồn rác thải sinh hoạt để bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Các thành viên của EU trừ Ailen, Bồ đào nha, Hy lạp đã nhất trí phấn đấu mức tái sử dụng 50-65% lƣợng rác thải từ bao bì. Ủy ban châu Âu đang dự định sửa đổi các quy định về vật liệu đóng gói thực phẩm với mục đích giới thiệu các vật liệu bao gói thông minh có tính kích hoạt và khả năng tăng thời hạn sử dụng, dễ theo dõi chất lƣợng thực phẩm. Phần bổ sung của những quy định là các yêu cầu về khả năng truy nguyên, theo đó các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải đƣợc nêu ra ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất và phân phối. Vật liệu bao gói có tính kích hoạt có thể tƣơng tác với thực phẩm để giảm lƣợng ôxy và tăng hƣơng vị, cũng nhƣ khả năng bảo quản. Một số loại bao gói có thể hấp thụ khí gas hay độ ẩm sinh ra trong quá trình thực phẩm chín tự nhiên, do đó, làm giảm nguy cơ thực phẩm bị nhiễm độc và giữ cho hƣơng vị của sản phẩm tồn tại lâu hơn. Các vật liệu bao gói thông minh còn có khả năng biến đổi màu 86
  10. sắc giúp ngƣời tiêu dùng nhận biết đƣợc sản phẩm còn tƣơi hay đã hỏng. Ngoài ra, các chỉ dẫn về độ tƣơi của sản phẩm cũng đƣợc gắn trong bao gói nhằm cung cấp trực tiếp thông tin về chất lƣợng vi sinh của thực phẩm. Quy định của EU không cho phép sử dụng các vật liệu bao gói có phản ứng với thực phẩm cho dù những thay đổi này là có lợi. EU cũng ban hành danh sách những vật liệu plastic có thể dùng làm bao bì. Chỉ thị quy định quá trình sản xuất bao bì phải tuân thủ các quy định sau: - Bao bì phải đƣợc sản xuất sao cho thể tích và khối lƣợng giới hạn ở mức tối thiểu nhằm duy trì mức an toàn, vệ sinh cần thiết đối với sản phẩm có bao bì. - Bao bì phải đƣợc thiết kế, sản xuất buôn bán theo cách thức cho phép tái sử dụng hay thu hồi, bao gồm tái chế và hạn chế đến mức thấp nhất tác động đói với môi trƣờng khi chất phế thải bao bì bỏ đi. - Bao bì phải đƣợc sản xuất theo cách có thể hạn chế tối đa sự có mặt của nguyên liệu và chất độc hại do sự phát xạ, tro tàn khi đốt cháy hay chôn bai bì, chất cạn bã. - Đối với bao bì tái sử dụng, ngoài việc tuân thủ các quy định trên, còn phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Tính chất vật lý và các đặc trƣng của bao bì phải đƣợc phép sử dụng một số lần nhất định trong điều kiện sử dụng đƣợc dự đoán trƣớc là bình thƣờng. - Quá trình sản xuất bao bì phải đảm bảo sức khoẻ và an toàn cho ngƣời lao động. - Phải đáp ứng các yêu cầu đặc biệt về thu hồi bao bì khi bao bì không đƣợc tái sử dụng và trở thành rác thải. - Bao bì thu hồi ở dạng vật liệu tái sử dụng đƣợc thì phải đƣợc sản xuất để nó có thể chiếm một tỷ lệ phần trăm khối lƣợng vật liệu có thể dùng vào việc sản xuất các sản phẩm có thể bán đƣợc phù hợp với các quy định của EU. - Loại bao bì thu hồi dạng phế phẩm năng lƣợng phải thu hồi tối thiểu lƣợng calo cho phép. - Phải tái chế đạt 50-65% rác bao bì tính bằng số nguyên liệu tái chế hay đốt để thu năng lƣợng. - Loại bao bì không thể tái sử dụng phải đem đốt thì phải đảm bảo là không ảnh hƣởng môi trƣờng bởi các khí độc thải ra. Mức giới hạn đối với một số hoá chất dùng trong sản xuất bao bì thể hiện trong bảng Quy định về bao bì và phế thải bao bì là biện pháp hữu hiệu đƣợc áp dụng phổ biến ở châu Âu trong những năm gần đây. Các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và tuân thủ các quy định để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trƣờng EU. Mức giới hạn đối với các hoá chất trong sản xuất bao bì S Các chất bị hạn chế và cấm sử dụng Giới hạn TT 1 Pentachlorophenol
  11. 8 Nickel 0.5mg/cm 2 9 Thuỷ ngân cấm 10 Zinc cấm 11 CFC cấm 12 Bao bì bằng gỗ rừng không tái chế cấm Nguồn: Chỉ thị 94/62/EEC về bao bì và phế thải bao bì, www.cbi.nl  Nhãn sinh thái (Eco label) Nhãn sinh thái (hay còn gọi là nhãn xanh, nhãn môi trƣờng) là các nhãn mác của sản phẩm, dịch vụ cung cấp thông tin cho ngƣời tiêu dùng về sự thân thiện với môi trƣờng hơn so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại. Nhãn sinh thái gồm 3 loại: a) Nhãn kiểu I là nhãn đƣợc chứng nhận, cấp cho sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất; b) Nhãn kiểu II là nhãn tự công bố, do các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu và doanh nghiệp phân phối đƣa ra dựa trên kết quả tự đánh giá hoặc đánh giá của bên thứ ba; c) Nhãn kiểu III là nhãn tự nguyện của doanh nghiệp sản xuất và cung ứng cho ngƣời tiêu dùng theo chƣơng trình tự nguyện của ngành kinh tế và các tổ chức kinh tế đề xuất. Ngay từ tháng 12/1991, Hội đồng Bộ trƣởng Môi trƣờng của EU đã thông qua chƣơng trình cấp nhãn hiệu sinh thái EU theo quyết định số 880/92 để thúc đẩy việc thết kế, sản xuất, bán và sử dụng sản phẩm xanh. Nhãn hiệu sinh thái đƣợc cấp cho những hàng hóa không bao gồm thực phẩm, đồ uống và dƣợc phẩm. Hiện nay có 14 nhóm sản phẩm nằm trong phạm vi chƣơng trình nhãn hiệu sinh thái của EU, bao gồm: bột giặt, bóng điện, máy giặt, giấy copy, tủ lạnh, giày dép, máy tính cá nhân, giấy ăn, máy rửa bát, máy làm màu đất, nệm trải giƣờng, sơn và vecni, sản phẩm dệt và nƣớc rửa bát. Theo Văn phòng Sản xuất và tiêu dùng bền vững - Bộ Công Thƣơng, các sản phẩm mang nhãn sinh thái có khả năng thu hút hơn 450 triệu ngƣời tiêu dùng tại khu vực Châu Âu. Nhãn sinh thái của Châu Âu đƣợc xây dựng từ năm 1992 có biểu tƣợng là một bông hoa. Mục tiêu của nhãn bông hoa giúp cho ngƣời tiêu dùng có thể xác định sản phẩm đã đƣợc kiểm tra nghiêm ngặt, đảm bảo chất lƣợng tốt, giảm tác động của sản phẩm đến môi trƣờng từ quá trình sản xuất đến quá trình loại bỏ sản phẩm. Bên cạnh nhãn bông hoa, một số loại nhãn sinh thái khác (khác về hình thức và tên gọi) cũng đƣợc sử dụng phổ biến tại khu vực Châu Âu là: nhãn Thiên nga trắng tại khu vực Bắc Âu, nhãn Thiên thần xanh tại Đức… Nhãn sinh thái Bắc Âu - Thiên nga Bắc Âu - là Nhãn sinh thái chính thức của các nƣớc Bắc Âu và đƣợc xây dựng vào năm 1989 bởi Hội đồng các Bộ trƣởng Bắc Âu với mục đích 88
  12. đƣa ra một chƣơng trình ghi nhãn môi trƣờng góp phần vào việc tiêu dùng bền vững. Đây là chƣơng trình mang tính tự nguyện và bao gồm nhiều sản phẩm và dịch vụ. Nhãn sinh thái Bắc Âu cũng đƣợc khởi xƣớng nhƣ là công cụ thực tế cho ngƣời tiêu dùng nhằm giúp họ lựa chọn một cách tích cực các sản phẩm lành mạnh về môi trƣờng. Đây là hệ thống ghi nhãn sinh thái loại 1 của ISO 14024, đòi hỏi sự tham gia của cơ quan kiểm soát thuộc bên thứ ba. Thiên nga Bắc Âu và Nhãn sinh thái EU đều là những chƣơng trình ghi nhãn sinh thái dựa trên cách tiếp cận đa tiêu chí và theo vòng đời. Vì thế, để đáp ứng yêu cầu về thủ tục cấp các loại nhãn này thì kiểm soát thành phẩm thôi vẫn chƣa đủ mà phải kiểm soát toàn diện hơn. Đây là một trong những lý do khiến những tiêu chuẩn này đƣợc xem là tốn kém hơn. Thiên thần xanh ở Đức là một công cụ chính sách môi trƣờng phù hợp hơn với thị trƣờng nhằm xác định các đặc điểm tích cực về môi trƣờng của sản phẩm và dịch vụ. Ngày nay, khoảng 11.700 sản phẩm và dịch vụ trong số 120 nhóm sản phẩm mang nhãn Thiên thần xanh. Giống nhƣ Thiên nga Bắc Âu và Nhãn sinh thái châu Âu, Thiên thần xanh là nhãn loại 1 dựa trên vòng đời của sản phẩm. Dấu xác nhận tiêu chuẩn đối với các sản phẩm thân thiện đối với môi trƣờng hoặc nhãn sản phẩm rau quả sản xuất hữu cơ cũng có thể đƣợc coi là nhãn sinh thái. Một dấu xác nhận tiêu chuẩn chỉ ra rằng sản phẩm (bao gồm toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm) có ít tác động đối với môi trƣờng so với những sản phẩm tƣơng tự khác. Các tiêu chuẩn của EU về sản xuất và dán nhãn thực phẩm hữu cơ nằm trong Quy định EC/2092/91. Các nhà cung cấp ở nƣớc thứ ba muốn xuất khẩu rau quả sản xuất hữu cơ cũng nhƣ dán nhãn sinh thái phải đáp ứng tất cả các quy định đƣợc ghi rõ trong Quy định EC/2092/91. Để chứng minh sự tuân thủ, nhà kinh doanh thực phẩm phải đăng ký với một cơ quan chứng nhận hữu cơ đƣợc EU chấp nhận và thực thi một kế hoạch chứng nhận hữu cơ kết hợp với sự xác minh độc lập về sự tuân thủ trên cơ sở hằng năm. Một số nƣớc đã chứng minh thành công với EU rằng họ có hệ thống kiểm soát sản xuất hữu cơ quốc gia tƣơng đƣơng và do đó việc nhập khẩu tự do các sản phẩm hữu cơ từ những nƣớc này đƣợc cho phép. Các nhà kinh doanh cá thể ở hầu hết các quốc gia chƣa chứng minh đƣợc có các hệ thống quốc gia tƣơng đƣơng về sản xuất hữu cơ yêu cầu phải có sự chấp nhận trƣớc về xuất khẩu và một giấy chứng nhận nhập khẩu (đƣợc ban hành bởi một cơ quan quốc gia hoặc quốc tế đƣợc EU công nhận) kèm theo mọi lô hàng. Chi tiết về giấy chứng nhận 89
  13. nhập khẩu và thủ tục xuất khẩu sản phẩm hữu cơ sang thị trƣờng EU đƣợc đƣa ra trong Quy định EC/1788/2001. 4.3.3 Các hàng rào ỹ thuật m i tr ng hác  Quy trình thực hành canh tác nông nghiệp tốt (GAP) Quy trình thực hành canh tác nông nghiệp tốt GAP (viết tắt của chữ Good Agricultural Practices). Đây là những nguyên tắc đƣợc thiết lập nhằm bảo đảm một môi trƣờng sản xuất an toàn, sạch sẽ, thực phẩm phải bảo đảm không chứa các tác nhân gây bệnh nhƣ chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, hàm lƣợng nitrat), đồng thời sản phẩm phải bảo đảm an toàn từ ngoài đồng đến khi sử dụng. GAP bao gồm việc sản xuất theo hƣớng lựa chọn địa điểm, sử dụng đất đai, phân bón, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái, đóng gói, tồn trữ, vệ sinh đồng ruộng, vận chuyển sản phẩm... nhằm phát triển nông nghiệp bền vững với mục đích bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn cho ngƣời sản xuất, bảo vệ môi trƣờng, truy nguyên đƣợc nguồn gốc sản phẩm. Hiện nay, nhiều nhà sản xuất và xuất khẩu hoa quả và rau tƣơi nếu muốn cung cấp cho các dây chuyền siêu thị ở châu Âu sẽ phải chứng minh rằng sản phẩm của họ đƣợc sản xuất theo quy trình GAP và nhiều quốc gia, khu vực sẽ xây dựng GAP của mình theo chuẩn mực quốc tế khi sản xuất rau quả tƣơi. EuropGAP (Europ. Good Agricultural Practice) EuropGAP là thực hành nông nghiệp tốt ở Châu Âu, xuất hiện đầu tiên vào năm 1997 và đƣợc áp dụng cho các nhóm cây thực phẩm nhƣ rau, quả, thịt, cá, trứng, sữa… Đây là các loại thực phẩm dễ bị vi khuẩn tấn công gây hại. Châu Âu bao gồm các nƣớc có nền công, nông nghiệp phát triển, do vậy các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đƣợc đặt ra khá chặt chẽ và nghiêm khắc. Các chỉ tiêu về VSATTP đã đƣợc kiểm soát và đƣợc đánh giá rất cẩn thận. Sự ra đời của EuropGAP là nhu cầu tất yếu để sản xuất nông nghiệp của khu vực châu Âu. Ngày 7 tháng 9 năm 2007, EuropGAP đã đƣợc đổi tên thành GlobalGAP (Global Good Agricultural Practice) áp dụng cho tất cả các nƣớc trên toàn thế giới, điều đó phản ánh rõ phạm vi ảnh hƣởng của EuropGAP trên toàn cầu. GlobalGAP là thực hành nông nghiệp tốt trên toàn cầu do một tổ chức tƣ nhân, một nhóm các siêu thị ở Châu Âu xây dựng. Mục đích của GlobalGAP là làm tăng sự tin tƣởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn, thông qua ngƣời sản xuất đã thực hành nông nghiệp tốt. Trọng tâm của GlobalGAP là an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, bên cạnh đó cũng đề cập đến các vấn đề khác nhƣ an toàn về sức khỏe, phúc lợi cho ngƣời lao động và bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ thiên địch có ích. GlobalGAP là một tiêu chuẩn về việc cấp chứng nhận cho các quá trình sản xuất từ khi hạt giống đƣợc gieo trồng đến khi sản phẩm đƣợc xuất khỏi trang trại. Đây là một bộ tiêu chuẩn đƣợc xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản) trên toàn cầu. Bộ tiêu chuẩn GlobalGAP là công cụ kết nối giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa nhà sản xuất với ngƣời cung ứng nông sản thực phẩm, vì thế nó 90
  14. không hƣớng tới việc gắn nhãn trên sản phẩm dành cho ngƣời tiêu dùng, mà quan tâm tới sản lƣợng và địa điểm sản xuất. Cho đến nay GlobalGAP đã xây dựng đƣợc các tiêu chuẩn cho rau và trái cây, cây trồng xen, hoa và cây cảnh, cà phê, chè, thịt lợn, gia cầm, gia súc và cừu, bơ sữa và thủy sản (Cá Hồi). Điều đó có thể hiểu rằng EuropGAP khi đƣợc nhiều châu lục áp dụng thì trở thành GlobalGAP. Nhƣ vậy nếu sản phẩm đƣợc công nhận theo tiêu chuẩn của EuropGAP thì rất dễ dàng lƣu hành ở mọi thị trƣờng trên thế giới. Về cơ bản EuropGAP và GlobalGAP không có gì khác nhau, tuy nhiên cũng có một số ngoại lệ khi áp dụng trong phạm vi GlobalGAP. Vì có thể nƣớc Nhật hay nƣớc Mỹ có một vài qui định khắt khe nhƣ về dƣ lƣợng thuốc hóa học, hoặc về khía cạnh tôn giáo, tập quán hay thói quen của một số tộc ngƣời hay quốc gia nào đó không phù hợp với tiêu chuẩn của EuropGAP, nhƣng đó đƣợc nhận định chỉ là những tiêu chuẩn phụ  Cơ chế kiểm toán và quản lý sinh thái (EMAS) Luật Kế Hoạch Quản lý và Kiểm toán môi trƣờng Châu Âu lần đầu tiên đƣợc Ủy Ban Châu Âu giới thiệu vào tháng 7/1993 có tính chất nhƣ là công cụ trong chính sách bảo vệ môi trƣờng, với mục tiêu ban đầu là sự phát triển bền vững của toàn thể cộng đồng. Từ năm 1995, Cơ chế kiểm toán và quản lý sinh thái – EMAS đƣợc thiết lập. EMAS là một công cụ quản lý cho các công ty và các tổ chức khác để đánh giá, báo cáo và cải thiện môi trƣờng, hiệu quả hoạt động của họ. Các chƣơng trình đã có sẵn cho các công ty bằng cách tham gia từ năm 1995 và đƣợc giới hạn ban đầu cho các công ty trong ngành công nghiệp. Từ năm 2001, Các cơ quan chức năng bổ xung những quy định để phù hợp hơn với những yêu cầu của thời đại. Theo đó, Ủy ban Châu Âu đã công bố Luật thông qua năm 2011(EC No 761/2001). EMAS II ra đời với nhiều điểm mới nhƣ đƣợc mở cho tất cả các ngành kinh tế, bao gồm cả các dịch vụ công cộng và tƣ nhân; Các tiêu chuẩn ISO 14001 có sự thống nhất làm cho quá trình kiểm tra đánh giá đơn giản và không bị trùng lặp; Công nhận biểu tƣợng của EMAS là một sản phẩm hữu hình và là một tổ chức có chức năng kiểm duyệt về tiêu chuẩn môi trƣờng nhƣ các tổ chức kiểm tra khác; Yêu cầu sự can thiệp của ngƣời lao động trong các hoạt động của EMAS; Minh bạch hóa thông tin của tổ chức đăng ký về môi trƣờng đối với cộng đồng; Xem xét triệt để các yếu tố gián tiếp (vốn đầu tƣ, quản lý, các quyết định lập kế hoạch…) đến vấn đề môi trƣờng. Trong tháng 7/2008 Uỷ ban châu Âu đề nghị sửa đổi EMAS để tăng sự tham gia của các công ty và giảm bớt gánh nặng và chi phí hành chính, đặc biệt là cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. EMAS III ra đời thể hiện sự hòa hợp với tiêu chuẩn EN/ ISO 14001 và các hệ thống quản lý EMS khác, đồng nghĩa với việc coi tiêu chuẩn này và các hệ thống quản lý môi trƣờng khác bƣớc đầu đã đáp ứng theo yêu cầu của EMAS. Để có chuyển đổi đƣợc từ các hệ thống EMS lên EMAS thì EMS hiện tại đƣợc coi là phù hợp với EMAS thì không cần chứng minh khi đăng ký EMAS nữa. Thông qua việc xây dựng về hình ảnh về một hệ thống quản lý môi trƣờng minh bạch, EMAS không chỉ là một công cụ khẳng định mạnh mẽ với bên ngoài về 91
  15. hiệu quả công tác quản lý môi trƣờng mà đây cũng chính là công cụ có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các quyết định lập kế hoạch, các quyết định hành chính và tài chính của chủ thể tham gia. 4.4. Thị t ờn ch u M (M ) 4.4.1 Các quy định v sản ph m và quá tr nh sản uất  Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn HACCP Cũng nhƣ thị trƣờng EU, HACCP đƣợc coi là rào cản nói chung trong đó có vấn đề nói riêng mà các tổ chức xuất khẩu hàng hóa vào thị trƣờng Mỹ cần phải lƣu ý đặc biệt đối với mặt hàng nông thủy sản Ví dụ về HACCP đối với hàng thuỷ sản. Tất cả các nhà chế biến thuỷ sản trong nƣớc, tất cả các nhà chế biến thuỷ sản nƣớc ngoài muốn xuất khẩu vào Hoa Kỳ và tất cả các nhà nhập khẩu đều phải tuân thủ theo HACCP. Các quy định bao gồm: Phân tích mối nguy: Tất cả các nhà chế biến phải phân tích mối nguy để xác định các loại mối nguy ảnh hƣởng đến sự an toàn thực phẩm thƣờng thấy ở mỗi loại thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản mà mình sản xuất và xác định các biện pháp phòng ngừa để có thể kiểm soát các mối nguy hại này. Các mối nguy ảnh hƣởng đến an toàn thực phẩm có thể có nguồn gốc ở môi trƣờng bên ngoài và cả bên trong xí nghiệp chế biến vào thời điểm trƣớc, trong hay sau khi đánh bắt. Kế hoạch phân tích mối nguy tới hạn (Kế hoạch HACCP): Tại những nơi xác định có mối nguy mỗi nhà chế biến phải xây dựng kế hoạch HACCP bằng văn bản cụ thể cho từng địa điểm và cho từng sản phẩm cụ thể với các nội dung: Phải nhận diện các mối nguy hiểm đối với an toàn thực phẩm có nhiều khả năng xảy ra như: Độc tố tự nhiên; Nhiếm vi sinh; Nhiễm hoá chất; Thuốc trừ sâu; Dƣ lƣợng thuốc kháng sinh (FDA quy định có 6 loại kháng sinh và một danh mục 18 thứ khác không phải kháng sinh đƣợc phép sử dựng trong nuôi trồng và chế biến thuỷ sản); Sự phân huỷ trong các loài sản sinh ra độc tố Scombroid hay bất kỳ loài nào khác có mối nguy đói với an toàn thực phẩm liên quan tới sự phân huỷ; Ký sinh trùng; Sử dụng trái phép các chất phụ gia hoặc phẩm mầu trực tiếp hay gián tiếp lên thực phẩm; Các môi nguy vật lý  Nhận diện đƣợc các điểm kiểm soát tới hạn  Xác định các giá trị tới hạn  Quy trình giám sát các điểm tới hạn để đảm bảo sự tuân thủ của các điểm tới hạn  Các kế hoach hành động sửa chữa  Cung cấp các hồ sơ lƣu trữ về việc gián sát các điểm tới hạn Những quy định về giám sát vệ sinh: Các nhà chế biến phải giám sát và lƣu trữ tài liệu về 8 khu vực vệ sinh nhƣ sau:  Sự an toàn của nƣớc tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm hoặc để làm đá.  Tình trạng và điều kiện vệ sinh của bề mặt tiếp xúc với thực phẩm bao gồm dụng cụ, găng tay và quần áo bảo hộ lao động… 92
  16.  Phòng ngừa nhiễm chéo từ các vật thể mất vệ sinh sang thực phẩm.  Bảo dƣỡng các thiết bị rửa và thiết bị vệ sinh.  Ngăn ngừa thực phẩm, bề mặt bao gói và bề mặt tiếp xúc khỏi bị lẫn lộn với các chất khác.  Việc dán nhãn, bảo quản và sử dụng các loại chất độc đúng quy cách.  Kiểm soát sức khoẻ của nhân viên.  Loại trừ động vật gây hại trong xí nghiệp thực phẩm. Những quy định đặc biệt về nhập khẩu thuỷ sản: Các nhà nhập khẩu phải thẩm tra sự tuân thủ HACCP của các nhà cung cấp nƣớc ngoài. Có hai cách thẩm tra: - Nhập khẩu sản phẩm từ nƣớc có thoả thuận với Hoa Kỳ về chƣơng trình thanh tra dựa trên HACCP tƣơng đƣơng. - Tiến hành các thủ tục thẩm tra với các nội dung:  Các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm về an toàn.  Các bƣớc khảng định để đảm bảo HACCP đƣợc thực hiện thực sự, có thể là một trong các bƣớc sau:  Thu thập từ nhà chế biến về hồ sơ HACCP và hồ sơ vệ sinh.  Tiếp nhận chứng chỉ của bên thứ ba xác nhận sản phẩm đƣợc chế biến đạt yêu cầu kỹ thuật.  Kiểm tra cơ sở chế biến để đảm bảo sản phẩm đƣợc chế biến theo đúng yêu cầu.  Nhận bản sao kế hoạch HACCP của nhà chế biến và giấy đảm bảo là nó đƣợc tuân thủ. Những quy định đặc biệt đối với sản phẩm thuỷ sản Đối với sản phẩm thuỷ sản hun khói hay xông hƣơng liệu khói: Độc tố Clostridium botulinum là mối nguy hiểm chính đối với loại sản phẩm này nếu không đƣợc kiểm soát đầy đủ. Các nhà chế biến phải phân tích kiểm soát mối nguy này để đảm bảo độc tố không sinh ra trong sản phẩm trong khoảng thời gian dài hơn thời gian bảo quản của sản phẩm. Đối với sản phẩm thuỷ sản thân mềm có vỏ giáp: Tất cả các thuỷ sản thân mềm có vỏ giáp không tuân thủ các quy định dƣới đây sẽ bị giữ lại hoặc bị cấm nhập và bị huỷ bỏ: Nhà chế biến chỉ đƣợc sử dụng thuỷ sản thân mềm có vỏ giáp thu hoạch tại vùng nuôi do cơ quan chức năng quản lý thuỷ sản thân mềm có vỏ giáp công nhận. Mọi nhuyễn thể nguyên liệu đều phải có thẻ hàng hoá ghi ngày và địa điểm thu hoạch, chủng loại và số lƣợng thuỷ sản có vỏ giáp, số giấy đăng ký của nhà thu hoạch do cơ quan chức năng quản lý thuỷ sản cấp, hoặc ghi tên của ngƣời thu hoạch, hay tên hoặc số đăng ký 93
  17. của tầu đánh bắt. Đối với lô hàng lớn có thể thay thẻ hàng hoá bằng vân đơn hay chứng từ vận chuyển hàng hoá tƣơng tự chứa đựng các thông tin nhƣ trên. Tất cả những thùng đựng thuỷ sản thân mềm có vỏ giáp đã đƣợc bóc vỏ phải có nhãn ghi rõ họ tên, địa chỉ và số chứng nhận của nhà bao gói hay nhà bao gói lại nhuyễn thể. Những quy định về lưu trữ hồ sơ ghi chép Các cơ sở chế biến hay nhà nhập khẩu phải lƣu trữ hồ sơ ghi chép ít nhất một đến hai năm, tuỳ theo loại hồ sơ và loại sản phẩm (phụ thuộc vào thời gian sử dụng sản phẩm). Các hồ sơ lƣu trữ bao gồm các kế hoạch và hồ sơ HACCP, hồ sơ về kiểm soát vệ sinh và các hồ sơ liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm phải đƣợc lƣu trữ và sẵn sàng để các thanh tra viên FDA kiểm tra chính thức và sao chụp vào các thời điểm cần thiết.  Quy định về an toàn thực phẩm Trong quy định về an toàn thực phẩm, các nhà sản xuất phải đảm bảo các tiêu chí về chất lƣợng, độ an toàn của sản phẩm và đảm bảo môi trƣờng đối với nơi họ sản xuất, tránh các nguy cơ tiềm tàng nhƣ rủi ro từ nguồn nƣớc ô nhiễm, ô nhiễm vi sinh vật hoặc hóa chất. Mức dƣ lƣợng tối đa cho phép đối với các loại thuốc bảo vệ thực vật. Các quy định về mức dƣ lƣợng tối đa cho phép với các loại thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh v.v…) có hiệu lực trên phạm vi quốc gia và quốc tế. Ví dụ: Thanh long là mặt hàng đang đƣợc ƣa chuộng trên thị trƣờng Mỹ. Bên cạnh các yêu cầu về chất lƣợng sản phẩm, thị trƣờng Mỹ còn đặt ra các yêu cầu để đảm bảo an toàn cho ngƣời tiêu dùng khi tiêu thụ mặt hàng nhập khẩu này. Một cách tóm gọn, doanh nghiệp xuất khẩu chỉ có thể bày bán sản phẩm thanh long trên thị trƣờng Mỹ khi đƣợc Cơ quan Kiểm dịch Mỹ (APHIS) chứng nhận đủ tiêu chuẩn an toàn để nhập khẩu, xử lý chiếu xạ và đặc biệt là thị trƣờng Mỹ cần thanh long sản xuất theo hƣớng hữu cơ. Liên quan đến dƣ lƣợng thuốc trừ sâu, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt nông sản không còn xa lạ nhƣng không phải ngƣời trồng nào cũng có đủ nhận thức trong việc sử dụng phù hợp và quan trọng là đảm bảo an toàn cho ngƣời tiêu dùng. Để nhằm kiểm soát hàng hóa nhập khẩu cũng nhƣ vì ngƣời tiêu dùng, chính phủ Mỹ đƣa ra các quy định buộc nhà sản xuất và xuất khẩu phải tuân theo. Các nhà sản xuất và xuất khẩu phải tuân thủ các quy định của nƣớc họ (khi gần đây nhất có quy định về mức dƣ lƣợng tối đa cho phép với các loại thuốc bảo vệ thực vật) và các quy định của các nƣớc nhập khẩu. Họ chỉ có thể sử dụng các loại hóa chất đã đƣợc đăng ký sử dụng cho từng loại cây trồng riêng và phải tuân thủ nghiêm túc hƣớng dẫn đƣợc nêu cụ thể trên các tờ hƣớng dẫn sử dụng hoặc trên các đồ chứa (ghi trên hộp hoặc chai lọ). Tại Hoa Kỳ, mức dƣ lƣợng tối đa với các loại thuốc bảo vệ thực vật cho đƣợc thiết lập bởi Cơ quan Bảo vệ Môi trƣờng (EPA) và đƣợc Cơ quan Quản lý về Thực phẩm và Dƣợc Phẩm (FDA) giám sát ngay tại địa điểm nhập khẩu đối với tất mặt hàng nông sản (Cơ quan bảo vệ môi trƣờng Mỹ, 2017) 94
  18. Trang web dƣới đây có thể giúp ngƣời sử dụng biết đƣợc mức dƣ lƣợng tối đa của Hoa Kỳ và các nƣớc nhập khẩu khác theo cây trồng, các loại hoạt chất hoặc dạng thuốc bảo vệ thực vật và quốc gia: www.fas.usda.gov/htp/MRL.asp Bên cạnh đó, theo yêu cầu của Luật hiện đại hóa An toàn thực phẩm (FSMA), sản phẩm nhập khẩu vào Hoa kỳ đều phải đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm. Theo đó, mọi sản phẩm nhập khẩu vào Hoa Kỳ cần đáp ứng các tiêu chuẩn về dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật của Hoa Kỳ, gọi là các Hạn mực dƣ lƣợng tối đa (MRL). Nếu có vấn đề xảy ra về kiểm dịch hoặc an toàn thực phẩm thì cơ quan thẩm quyền của Hoa Kỳ sẽ có khả năng truy nguyên nguồn gốc của sản phẩm tới tận ngƣời trồng, nơi trồng hoặc lô hàng. Đạo luật này có hiệu lực từ ngày 04/01/2011, quy định chặt chẽ và kiểm soát dƣ lƣợng hóa chất bảo vệ thực vật trên hàng nhập khẩu. Đặc biệt đạo luật đề ra các quy định đối với các sản phẩm rau, quả tƣơi không đƣợc sản xuất tại Hoa Kỳ. Theo đó, nƣớc xuất khẩu phải xây dựng mức dƣ lƣợng tối đa cho phép đối với các hóa chất và bảo vệ thực vật và gửi hồ sơ kỹ thuật cho phía Hoa Kỳ xem xét chấp nhận.  Truy xuất nguồn gốc sản phẩm Để đối phó với những vấn đề về an toàn thực phẩm và khủng bố toàn cầu, nhiều chính phủ đang tăng cƣờng kiểm soát ở tất cả các công đoạn sản xuất, chế biến và phân phối thực phẩm nhằm bảo vệ ngƣời tiêu dùng khỏi các nguy cơ ô nhiễm sinh học, hóa học và môi trƣờng lên thực phẩm. Truy xuất (truy tìm nguồn gốc sản phẩm) là khả năng theo dõi sự di chuyển của thực phẩm qua các công đoạn nhất định trong việc sản xuất, chế biến và phân phối. Nó cũng giúp tăng cƣờng hiệu quả trong việc thu hồi các loại thực phẩm bị ô nhiễm. Hơn thế nữa, chúng cũng giúp xác định gốc rễ của một vấn đề an toàn thực phẩm, tuân thủ các quy định pháp luật và đạt đƣợc sự mong đợi của ngƣời tiêu dùng về an toàn và chất lƣợng khi mua sản phẩm. Chính phủ Hoa Kỳ đã thông qua Luật Khủng bố Sinh học, Luật này yêu cầu tất cả các nhà xuất khẩu phải đăng ký với Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dƣợc phẩm (FDA) và đƣa ra thông báo trƣớc khi sản phẩm đến Hoa Kỳ. Để biết thêm chi tiết về Luật Khủng bố Sinh học của Hoa Kỳ hãy liên hệ: Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dƣợc phẩm tại trang Web: www.cfsan.fda.gov/~dms/ffsbtac5 và html www.access.fda.gov/. Chƣơng trình ghi nhãn nƣớc xuất xứ (COOL) yêu cầu thực hiện ngày 30 tháng 9 năm 2008 tên nƣớc xuất xứ phải đƣợc ghi rõ trên nhãn của sản phẩm đối với một số mặt hàng nông sản. COOL sẽ có ảnh hƣởng đến các qui định về truy xuất nguồn gốc của Hoa Kỳ tới các nƣớc cung cấp. Thông tin chung về chƣơng trình này có thể tìm thấy tại địa chỉ USDA: www.ams.usda.gov/cool/.  Các quy định về chất lƣợng thƣơng mại khác Đối với quy định cho các sản phẩm nông sản Phải đáp ứng các điều kiện về giám định và kiểm dịch của cơ quan giám định động và thực vật Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Nhập khẩu các động vật phải kèm theo chứng chỉ sức khoẻ của chúng và chỉ đƣợc phép đƣa vào một số cảng nhất định nơi có cơ sở kiểm dịch. Động vật hoang dã và vật nuôi cảnh phải xin phép cơ quan kiểm soát cá và động vật hoang dã. Ngoài ra còn có các quy định trong luật bảo vệ động vật biển có vú 1972 (MMPA), 95
  19. đạo luật về các loài động vật bị nguy hiểm năm 1973, Luật cƣỡng chế đánh bắt cá bằng lƣới nổi ngoài khơi, Luật bảo vệ chim rừng năm 1992. Hoa Kỳ yêu cầu tất cả những nông sản nhập khẩu phải đạt phẩm cấp theo tiêu chuẩn của Ban Thị Trƣờng thuộc Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA) với các yếu cầu liên quan chất lƣợng thƣơng mại nhƣ chủng loại, màu sắc, kích cỡ, độ chín, hình dạng sản phẩm, tình trạng hƣ hỏng và hạn sử dụng. Ngoài ra, một trong những cấu thành của dƣ luật trang trại (Farm Bill) năm 2002 (Luật an ninh trang trại và Đầu tƣ nông thôn năm 2002) là thực hiện việc bắt buộc ghi nhãn về nƣớc xuất xứ (COOL). Gần đây nhất là Luật Nông Nghiệp 2014 (Agriculture Act of 2014) thay thế cho Luật Nông Trại 2008 (Farm bill 2008) trƣớc đây cũng yêu cầu áp dụng tiêu chuẩn quy định một số sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu vào thị trƣờng Mỹ phải đáp ứng các tiêu chuẩn ngang đồng với mặt hàng này sản xuất tại Mỹ, từ quy trình sản xuất đến việc chế biến, đóng gói và xuất khẩu.  Quy định kiểm dịch thực vật Các nhà sản xuất phải tuân thủ quy định kiểm dịch thực vật nhằm ngăn ngừa sự xâm nhập và lan truyền của bệnh dịch và sâu hại. Các nƣớc nhập khẩu chính trên thế giới hầu hết đều tiến hành phân tích nhằm xác định nguy cơ và rủi ro của sản phẩm nhập khẩu và kiểm tra tại nơi đến. Việc áp dụng cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đối với các sản phẩm đƣợc quy định nhƣ các loại cây trồng, hạt giống, trái cây, rau và hoa là cần thiết. Với thị trƣờng Mỹ, cơ quan thẩm quyền của Mỹ tiến hành phân tích rủi ro của dịch hại nhằm xác định rủi ro trong mỗi sản phẩm nhập khẩu và kiểm tra tại nơi đến để đảm bảo rằng mức rủi ro không vƣợt ngƣỡng quy định. Ngoài ra, Mỹ yêu cầu trái cây tƣơi phải đƣợc chiếu xạ hoặc xử lý hơi nƣớc nóng trƣớc khi nhập khẩu. Tại Mỹ, các thanh tra viên của Cơ quan Thanh tra sức khỏe Động thực vật thuộc Bộ nông nghiệp Mỹ phải kiểm tra và chứng nhận tất cả các lô hàng trƣớc khi khai báo Hải quan. Nếu có dấu hiệu sâu hại và dịch bệnh thì sản phẩm có thẻ bị khử trùng hoặc xử lý cách khác, bị trả lại nƣớc xuất khẩu hoặc tiêu hủy. Thông tin chi tiết về hệ thống kiểm dịch thực vật của Mỹ có thể tìm kiếm ở trang web: www.aphis.usda.gov/ppq/permits.  Khai báo hải quan Khâu cuối cùng cho sản phẩm đƣợc nhập khẩu phụ thuộc vào Cơ quan Hải quan ở nƣớc nhập khẩu. Để thông qua Hải quan, nhà xuất khẩu phải điền những thông tin cần thiết vào mẫu tờ khai (thƣơng mại, vận chuyển) và trả tất cả các khoản phí (thuế nhập khẩu, thuế và lệ phí khác). Do quá trình xử lý những mẫu đơn này có thể tiêu tốn thời gian, một số nƣớc hiện nay đã đƣa ra chƣơng trình khai báo hải quan trƣớc để tiết kiệm thời gian. Điều này có nghĩa là các sản phẩm có thể đƣợc khai báo hải quan tại nƣớc xuất khẩu do các cơ quan chức năng và các cơ quan này có thể đảm bảo các quy định đối với sản phẩm đã đƣợc tuân thủ đầy đủ. Việc không tuân thủ một số các quy định của nƣớc nhập khẩu sẽ có thể là nguyên nhân từ chối sản phẩm. 96
  20. Với thị trƣờng Mỹ, Cơ quan hải quan chỉ có thể cấp phép nhập cho các sản phẩm vào Mỹ sau khi đã đƣợc APHIS và FDA kiểm tra tại nơi nhập khẩu. Các nhà xuất khẩu cũng phải trả các loại thuế cần thiết tại đó, khi đã xác định đƣợc số lƣợng, giá trị, kiểu dáng và nƣớc xuất xứ. Để đẩy nhanh thời gian xử lý ở cửa khẩu, các nhà xuất khẩu có thể hoàn tất một số thủ tục hải quan nhất định trƣớc khi vận chuyển. Ví dụ, thông qua Dịch vụ Quốc tế của APHIS mà hiện nay có thể thực hiện tại một số nƣớc để khai báo trƣớc chứng từ nhập khẩu nhƣ giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. 4.3.2 Ti u chu n bao g i, dán nhãn và nhãn sinh thái  Nhãn sản phẩm tiêu dùng tại Hoa Kỳ đƣợc quản lý bởi một loạt các quy định của liên bang và đôi khi của tiểu bang. Việc quản lý và kiểm tra các quy định ghi nhãn do một số cơ quan chính phủ khác nhau ban hành và giám sát, bao gồm Ủy ban Thƣơng mại công bằng (FTC – Federal Trade Commission), Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), Cục Quản lý Thực phẩm và Dƣợc phẩm (FDA), Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng (Consumer product Safety Commission CPSC), và nhiều cơ quan khác, tùy thuộc vào chủng loại hàng hóa. Vì lý do này, Hoa Kỳ không có riêng một luật hay riêng một cơ quan chính phủ quy định cho mọi loại nhãn sản phẩm. Việc tìm tất cả các luật và quy định dán nhãn liên quan đến sản phẩm xuất khẩu sẽ khó khăn và mất khá nhiều thời gian. Danh mục này phân loại các sản phẩm thuộc quản lý của các cơ quan khác nhau nhƣ thực phẩm và thuốc thuộc quản lý của FDA, thuốc trừ sâu doanh nghiệp nên tìm hiểu các quy định từ Cục Bảo vệ môi trƣờng EPA, đối với các sản phẩm thuộc nhóm hàng thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc và thiết bị y tế, Cục Quản lý Thực phẩm và Dƣợc phẩm (FDA) là cơ quan đƣa ra các quy định cho thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc và thiết bị y tế. Sản phẩm ghi nhãn các thông tin chủ yếu bao gồm: tên sản phẩm, nƣớc sản xuất, các thông tin dinh dƣỡng, thành phần (Ingredients), khối lƣợng tịnh, cảnh báo (dị ứng, tác dụng phụ, tên và địa chỉ nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối, đóng gói)  Đối với nhãn sinh thái (Ecolabel) Theo EPA, Nhãn sinh thái là nhãn hiệu đƣợc đặt trên bao bì sản phẩm hoặc trong danh mục điện tử có thể giúp ngƣời tiêu dùng và ngƣời mua là tổ chức nhanh chóng và dễ dàng xác định những sản phẩm đáp ứng các tiêu chí hoạt động môi trƣờng cụ thể và do đó đƣợc coi là “thích hợp với môi trƣờng”. Nhãn sinh tháicó thể đƣợc sở hữu hoặc quản lý bởi các cơ quan chính phủ, các tổ chức vận động môi trƣờng phi lợi nhuận hoặc các tổ chức khu vực tƣ nhân. Ví du: Đối với mặt hàng thanh long nhập khẩu, nhãn sinh thái USDA Organic cho phép áp dụng với tất cả các sản phẩm kể cả trồng tại Mỹ hay từ các nƣớc khác. Các lô hàng thanh long hữu cơ trong thời gian đầu khi xuất khẩu sang Mỹ vẫn bị buộc chiếu xạ nhằm tránh sâu bệnh nhƣ ruồi đục thân, bệnh nấm trắng, bệnh nấm nâu. Nếu nông 97
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2