intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản lý Nhà nước về biến đổi khí hậu - Lê Công Thành

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:16

159
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Quản lý Nhà nước về biến đổi khí hậu của Lê Công Thành trình bày về chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu; chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu; kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu; nghị quyết Trung ương VII về biến đổi khí hậu; những vấn đề ưu tiên, cấp bách trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản lý Nhà nước về biến đổi khí hậu - Lê Công Thành

  1. BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỤC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Lê Công Thành Cục trưởng – Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
  2. Nội dung 1. Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi  khí hậu 2. Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu 3. Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu 4. Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu 5. Nghị quyết Trung ương VII về biến đổi khí hậu 6. Những vấn đề ưu tiên, cấp bách trong thời gian tới
  3. Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó  với biến đổi khí hậu (NTPRCC)  Quyết định số 158/2008/QĐ­TTg  ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng  Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia  ứng phó với biến  đổi khí hậu.  Ngày  20  tháng  12  năm  2010,  Thủ  tướng  Chính  phủ  đã  có  Quyết  định  số  2331/QĐ­TTg  ban  hành  Danh  mục  các  Chương  trình  mục  tiêu  quốc  gia  năm  2011: Chương trình mục tiêu quốc gia  ứng phó với biến đổi khí hậu được điều  chỉnh còn 5 dự án thành phần.  Sau khi được Quốc Hội thông qua danh mục, Thủ tướng Chính phủ đã phê  duyệt Chương trình cho giai đoạn 2012 – 2015 tại Quyết định số 1183/QĐ­TTg  ngày 30 tháng 8 năm 2012 gồm 3 dự án thành phần:  Dự án 1: Đánh giá mức độ biến đổi khí hậu và nước biển dâng;  Dự án 2: Xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu;  Dự án 3: Nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình.
  4. Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC  Phát huy năng lực của toàn đất nước,   Tiến hành đồng thời các giải pháp thích  ứng với tác động của biến đổi  khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính,   Bảo đảm an toàn tính mạng người dân và tài sản, nhằm mục tiêu phát  triển bền vững.   Tăng cường năng lực thích  ứng với biến đổi khí hậu của con người và  các hệ thống tự nhiên,   Phát  triển  nền  kinh  tế  các­bon  thấp  nhằm  bảo  vệ  và  nâng  cao  chất  lượng cuộc sống,   Bảo đảm an ninh và phát triển bền vững quốc gia trong bối cảnh biến  đổi  khí  hậu  toàn  cầu  và  tích  cực  cùng  cộng  đồng  quốc  tế  bảo  vệ  hệ  thống khí hậu trái đất.
  5. Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu Các nhiệm vụ Chiến lược  Thích  ứng:  Chủ động  ứng phó với thiên tai và giám sát khí hậu; đảm  bảo an ninh lương thực và tài nguyên nước;  ứng phó tích cực với nước  biển dâng.  Thích  ứng và giảm nhẹ phát thải KNK:  Bảo vệ, phát triển bền vững  rừng, tăng cường hấp thụ khí nhà kính và bảo tồn đa dạng sinh học.  Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính  góp phần bảo vệ hệ thống khí hậu  trái  đất:  Phát  triển  các  nguồn  năng  lượng  tái  tạo,  năng  lượng  mới;  Sử  dụng  tiết  kiệm,  hiệu  quả  năng  lượng;  sản  xuất  công  nghiệp  và  xây  dựng; giao thông vận tải; nông nghiệp và quản lý chất thải.  Liên ngành: Tăng cường vai trò chủ đạo của Nhà nước, xây dựng cộng  đồng  ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, phát triển KHCN tiên tiến,  tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế nâng cao vị thế quốc gia,  đa  dạng hóa các nguồn lực tài chính và đầu tư.
  6. Cơ cấu các hoạt động  ứng phó với biến đổi khí hậu Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu Chương trình mục tiêu quốc gia  Chương trình hỗ trợ ứng phó với  ứng phó với BĐKH BĐKH Đánh giá mức độ biến đổi khí  Thúc đẩy ứng phó với BĐKH,  hậu và nước biển dâng; giảm nhẹ phát thải KNK qua các  đối thoại chính sách Xây dựng và triển khai các kế  hoạch hành động ứng phó với  Hỗ trợ thực hiện CTMTQG ứng  biến đổi khí hậu; phó với BĐKH Nâng cao năng lực, truyền thông  Hỗ trợ hài hòa hóa các thủ tục  và giám sát, đánh giá thực hiện  viện trợ cù ng vớ i cá c quy đinh  ̣ Chương trình. cua Chi ̉ ́ nh phu co ̉ ́  liên quan tớ i  viêc quan ly ̣ ̉ ́ , sử dung ODA ̣
  7. Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu  (SPRCC)  Công văn số 279/TTg­QHQT ngày 09/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt  danh mục Chương trình SP­RCC, giao Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ  quản trong quá trình triển khai và thực hiện Chương trình SP­RCC.  Công văn số 8981/VPCP­QHQT ngày 10/12/2010 của Văn phòng Chính phủ thông  báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc đồng ý nguyên tắc nội dung cơ chế  quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài cho Chương trình SP­RCC   Công văn số 2033/VPCP­QHQT ngày 04 tháng 4 năm 2011 của Văn phòng Chính  thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc đồng ý nội dung dự thảo Văn  kiện khung của Chương trình SP­RCC  Hàng năm, các hành động chính sách ưu tiên được lựa chọn và đưa vào khung ma  trận chính sách trình Thủ tướng chính phủ phê duyệt để tổ chức thực hiện.  Khung ma trận chính sách được xây dựng theo 3 trụ cột với 14 nhóm mục  tiêu:   Thích ứng,   Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính,   Khung thể chế và chính sách liên ngành.
  8. Triển khai thực hiện NTPRCC và SPRCC NTPRCC SPRCC  Thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Chủ nhiệm  Phân công đơn vị đầu mối làm nhiệm vụ điều   Xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn phối các nhiệm vụ của Chương trình thuộc  lĩnh vực Bộ phụ trách.  Giám sát, kiểm tra thực hiện Chương trình   9 Bộ tham gia Chương trình, sau 4 chu kỳ   Chỉ đạo, tổ chức thực hiện tại Bộ, ngành, địa  thực hiện, đã có 122 hành động chính sách  phương về biến đổi khí hậu đã được các Bộ, ngành tổ   Huy động, bố trí các nguồn lực chức thực hiện.   Đánh giá mức độ và tác động của BĐKH  Kết quả vận động tài trợ:  Xây dựng, ban hành kế hoạch hành động ứng   Năm 2009: 02 nhà tài trợ là JICA và AFD,  phó với BĐKH  Năm 2012: thêm các nhà tài trợ: WB, CIDA,   Xây dựng Chương trình KHCN quốc gia về BĐKH AuSAID, Korean Eximbank, ADB đang thảo  luận với Bộ Tài nguyên và Môi trường cân   Tăng cường năng lực tổ chức, thể chế, chính  nhắc việc tham gia Chương trình.  sách  Tổng số kinh phí huy động được năm 2010   Nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát,  là 138 triệu đô la Mỹ; năm 2011 là 142,5  đánh giá triệu đôla Mỹ; năm 2012 là 248 triệu đô   Tăng cường hợp tác quốc tế la Mỹ. Chính phủ đang đề nghị Chính phủ   Tích hợp BĐKH vào các chiến lược, chương  Nhật Bản tăng mức tài trợ hàng năm cho  trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển Chương trình SP­RCC.  Xây dựng và triển khai các dự án thí điểm.
  9. Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu Quyết định số 1474/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu Các mục tiêu, nhiệm vụ đến năm 2020 Thích ứng  1. Tăng cường năng lực giám sát khí hậu, cảnh báo sớm thiên tai  2. Bảo đảm an ninh lương thực, an ninh về nước  3. Chủ động ứng phó với thiên tai; chống ngập cho các thành phố lớn; củng cố đê sông,  đê biển và an toàn hồ chứa Giảm nhẹ  4. Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, phát triển nền kinh tế theo hướng các­bon thấp Các biện pháp liên ngành  5. Tăng cường năng lực quản lý, hoàn thiện cơ chế chính sách về biến đổi khí hậu  6. Huy động sự tham gia trong ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng cộng đồng thích  ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu  7. Nâng cao nhận thức, phát triển nguồn nhân lực  8. Phát triển khoa học và công nghệ làm cơ sở cho việc xây dựng chính sách, đánh giá  tác động, xác định các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu  9. Hợp tác quốc tế, nâng cao vị thế và vai trò của Việt Nam trong các hoạt động quốc tế  về biến đổi khí hậu  10. Huy động các nguồn lực và tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu
  10. Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu Quyết định số 1474/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu Các chương trình, dự án ưu tiên 2012 ­ 2015 Thích ứng  Chương trình đồng bằng sông Cửu Long và Chương trình đồng bằng sông Hồng về quản lý tài  nguyên nước và thích ứng với biến đổi khí hậu.  Chương trình nâng cấp và cải tạo hệ thống đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam và từ  Quảng Ngãi đến Kiên Giang, đê sông hệ thống sông Hồng ­ sông Thái Bình và các sông khu  vực Bắc Trung Bộ.  Đề án nâng cấp hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng phù hợp với điều kiện BĐKH và NBD.  Chương trình phát triển KT­XH các đảo dân sinh ứng phó hiệu quả với BĐKH và NBD.  Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu cho các đô thị lớn của Việt Nam, ưu tiên thực hiện  các dự án chống ngập úng các thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ. Giảm nhẹ  Đề án kiểm kê, giám sát phát thải KNK và quản lý các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK. Các chương trình hỗn hợp, đa mục tiêu  Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 ­ 2015.  Chương trình khoa học công nghệ quốc gia về biến đổi khí hậu.  Hiện đại hóa công nghệ dự báo và mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn đến năm 2020.  Đề án xây dựng thí điểm mô hình cộng đồng ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.
  11. Nghị quyết Trung ương VII về biến đổi khí hậu,  tài nguyên và môi trường Mục tiêu tổng quát  Đến năm 2020   Về cơ bản, chủ động thích  ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, giảm phát  thải khí nhà kính;   Có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý,  hiệu  quả  và  bền  vững,  kiềm  chế  mức  độ  gia  tăng  ô  nhiễm  môi  trường,  suy  giảm  đa  dạng sinh học nhằm bảo đảm chất lượng môi trường sống, duy trì cân bằng sinh thái,  hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường.   Đến năm 2050  Chủ động  ứng phó với biến đổi khí hậu; khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu  quả và bền vững tài nguyên;   Bảo đảm chất lượng môi trường sống và cân bằng sinh thái, phấn đấu đạt các chỉ tiêu  về  môi  trường  tương  đương  với  mức  hiện  nay  của  các  nước  công  nghiệp  phát  triển  trong khu vực. 
  12. Nghị quyết Trung ương VII về biến đổi khí hậu,  tài nguyên và môi trường Mục tiêu cụ thể về BĐKH đến năm 2020  Nâng  cao  năng  lực  dự  báo,  cảnh  báo  thiên  tai,  giám  sát  biến  đổi  khí  hậu  của  các cơ quan chuyên môn.   Hình thành cho mỗi thành viên trong xã hội ý thức chủ động phòng, tránh thiên  tai,  thích  ứng  với  biến  đổi  khí  hậu.  Giảm  dần  thiệt  hại  về  người,  tài  sản  do  thiên tai gây ra.   Chủ  động  phòng,  chống,  hạn  chế  tác  động  của  triều  cường,  ngập  lụt,  xâm  nhập mặn do nước biển dâng đối với vùng ven biển, nhất là vùng Đồng bằng  sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng, ven biển miền Trung, trước hết là khu  vực Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà Mau và các thành phố ven biển khác.   Giảm  mức  phát  thải  khí  nhà  kính  trên  đơn  vị  GDP  từ  8­10%  so  với  năm  2010. 
  13. Nghị quyết Trung ương VII về biến đổi khí hậu,  tài nguyên và môi trường Nhiệm vụ cụ thể về BĐKH đến năm 2020  Xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai,  thích ứng với biến đổi khí hậu.   Đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống, hạn chế tác động của triều cường, ngập  lụt, xâm nhập mặn do nước biển dâng.   Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; bảo vệ, phát triển các hệ sinh thái tự nhiên, tăng  cường khả năng hấp thụ khí nhà kính.  Giải pháp  Tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hình  thành ý thức chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu  Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong ứng phó với  biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường   Tăng cường quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên,  bảo vệ môi trường   Đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính, tăng cường và đa dạng hóa nguồn  lực cho ứng phó với biến đổi khí hậu  Coi trọng hợp tác, hội nhập quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài  nguyên và bảo vệ môi trường 
  14. Chỉ đạo các hoạt động quản lý Nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu Đảng Cộng sản Việt Nam Quốc hội Chính phủ Ban Chỉ đạo  Ủy ban quốc gia về  CTMTQG ứng phó với BĐKH biến đổi khí hậu Các Bộ, ngành, địa phương Các tổ chức dân sự xã hội Cộng đồng
  15. Những vấn đề ưu tiên, cấp bách trong thời gian tới CTMQTQG ứng phó với với BĐKH giai đoạn 2012­2015  Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý, điều phối. Hướng dẫn thực hiện các Chương trình, kế hoạch giai đoạn 2013 – 2015. Thẩm định các dự án thành phần do các cơ quan, đơn vị đề xuất. Chủ trì, phối hợp, hướng dẫn, theo dõi, giám sát, đánh giá tổ chức thực hiện các nhiệm vụ. Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SPRCC)  Thực hiện theo cách tiếp cận từ trên xuống mang tính chiến lược, bao quát.   Tiêu chí mang tính chiến lược ngành, có mục tiêu trung hạn.  Ưu tiên cho những hành động chính sách mang tính liên ngành.  Đánh giá kết quả dựa trên kết quả triển khai chính sách sau ba năm.  Nâng cao năng lực điều phối của các ngành tham gia. Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu  Đề xuất với Chính phủ phương hướng, giải pháp mang tính liên Bộ, liên ngành.  Điều hòa, phối hợp giữa các Bộ giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành.  Chỉ đạo, điều phối, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các chiến lược, chương trình.  Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế, vận động tài trợ, đàm phán.
  16. BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỤC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Trân trọng cảm ơn!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2