intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản lý vùng ven bờ - Nguyễn Bá Quỳ

Chia sẻ: Thangnamvoiva25 Thangnamvoiva25 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:154

97
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Quản lý vùng ven bờ trình bày các nội dung: Giới thiệu về quản lý vùng ven bờ, phân hệ phi sinh vật, môi trường vật lý, các nguồn tài nguyên phi sinh vật, phân hệ hữu sinh - môi trường sinh thái, tài nguyên sống, cơ sở hạ tầng và thể chế, phân hệ kinh tế – xã hội sự đa dạng của các chức năng, lợi ích và xung đột,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản lý vùng ven bờ - Nguyễn Bá Quỳ

Trường Đại học Thủy lợi - Delft University of Technology<br /> -----<br /> <br /> -----<br /> <br /> NGUYỄN BÁ QUỲ<br /> <br /> Qu¶n lý vïng VEN bê<br /> Cố vấn khoa học: Assoc. Prof. Ir. K.J. Verhagen<br /> <br /> Hµ Néi -2002<br /> <br /> LỜI NÓI ĐẦU<br /> Quản lý vùng ven bờ là một trong các môn học được lựa chọn trong dự án<br /> “Nâng cao năng lực đào tạo về kỹ thuật bờ biển cho Trường Đại học Thủy lợi Hà<br /> nội” do chính phủ Hà lan tài trợ<br /> Môn học bao gồm những nội dung chủ yếu về bờ biển: Quản lý vùng bờ,<br /> quản lý đường bờ, cồn cát, nghiên cứu cửa sông, bờ biển, các hệ sinh thái ven bờ,<br /> các xung đột vùng bờ, quản lý tổng hợp vùng bờ...<br /> Đối tượng của quản lý vùng bờ là quan tâm xem xét vùng bờ biển như là một<br /> hệ thống tương tác các hoạt động kinh tế, quá trình vật lý, các phản ứng hóa học và<br /> hoạt động sinh vật. Ví dụ hoạt động kinh tế như: đánh cá, hàng hải, hoạt động giải<br /> trí, quốc phòng, lắng động chất thải, khai thác khoảng sản, đặt đường ống, đường<br /> cáp dưới đáy biển, khai hoang, xây dựng phát trển hải cảng, thăm dò khai thác dầu<br /> khí, bảo tồn thiên nhiên...<br /> Phát triển kinh tế trong vùng bờ phụ thuộc vào năng suất có thể chấp nhận<br /> được trong thời gian lâu dài và khả năng của tài nguyên vùng bờ.Quản lý với mục<br /> tiêu sử dụng hiệu quả tài nguyên bờ biển cho những lợi ích phát triển kinh tế vùng.<br /> Quản lý cần dựa trên nhận thức tổng hợp về một hệ thống bờ biển và mối tương tác<br /> giữa hệ thống bờ biển với hệ thống ngoại vi liền kề: lưu vực sông, biển, đại dương.<br /> Lập kế hoạch là một việc làm liên tục của các cơ quan quản lý và được xem<br /> xét là một nhiệm vụ cốt yếu trong sự phát triển cân bằng bền vững giữa một mặt là<br /> phát triển vùng, mặt khác là bảo vệ tài nguyên vùng bờ lâu dài.<br /> Mục tiêu cần đạt được trong môn Quản lý vùng bờ là:<br /> -<br /> <br /> Đưa ra một phương pháp tổng hợp có hệ thống để mô tả quá trình vật lý, sinh<br /> vật và kinh tế xã hội trong vùng bờ và mối tương tác giữa chúng trong hệ<br /> thống.<br /> <br /> -<br /> <br /> Tăng cường kiến thức và sự hiểu biết về những quá trình này.<br /> <br /> -<br /> <br /> Đưa ra cách làm để sử dụng và cung cấp các thông tin có chất lượng cho các<br /> nhà ra quyết định về chính sách và các nhà quản lý vùng bờ.<br /> Môn học này được chia ra làm 3 phần:<br /> <br /> * Phần giới thiệu đưa ra một cách nhìn cơ bản, toàn cảnh về hệ thống vùng bờ. Bên<br /> cạnh các phân tích chính sách cốt lõi được coi như là một công cụ trong việc giải<br /> quyết vấn đề bờ biển. Những yếu tố chính trong bất kỳ các phân tích về quản lý tổng<br /> hợp vùng bờ là:<br /> + Phân tích hệ thống tự nhiên bao gồm nước, bùn cát, chất hữu cơ hoặc hình<br /> thái bờ biển.<br /> + Phân tích, đánh giá các hoạt động kinh tế và tác động của chúng với hệ<br /> thống tự nhiên.<br /> + Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện việc phát triển kinh tế xã hội bền<br /> vững theo hướng tiếp cận quản lý tổng hợp.<br /> * Phần thứ hai bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:<br /> <br /> - Hệ thống phi sinh vật<br /> - Hệ thống hữu sinh<br /> - Phân hệ kinh tế xã hội<br /> - Sự phát triển của hệ thống quản lý<br /> - Sự thay đổi toàn cầu tác động đến các hệ sinh thái ven biển<br /> - Chính sách quốc tế về quản lý vùng bờ<br /> * Phần thứ ba trình bày một mô phỏng mẫu về phương thức quản lý vùng bờ thông<br /> qua trò chơi mô phỏng. Thông qua việc xây dựng các kịch bản giúp người học hiểu<br /> biết nội dung cần làm trong việc quản lý, nhận thức sâu sắc hơn các giá trị của vùng<br /> bờ và đề xuất các giải pháp nhằm khai thác, sử dụng và phát triển tài nguyên vùng<br /> ven biển.<br /> Tác giả xin chân thành cảm ơn các cán bộ, nhân viên của CICAT, Khoa xây<br /> dựng, Trường Đại học công nghệ Delft. Cảm ơn các nhà khoa học, đồng nghiệp<br /> trong và ngoài trường Đại học Thủy lợi, đặc biệt là PGS. H.J.Verhagen, người đã tận<br /> tình giúp đỡ tôi hoàn thành quyển giáo trình và PGS. TS. Vũ Minh Cát - người hiệu<br /> đính, hoàn thiện trước khi in ấn. Đây là lần soạn thảo đầu tiên, không tránh khỏi<br /> những thiếu sót, tác giả mong nhận được ý kiến đóng của các chuyên gia, các đồng<br /> nghiệp và sinh viên để từng bước hoàn thiện, có thêm một tài liệu khoa học phục vụ<br /> giảng dạy và tham khảo<br /> Hà nội – 2002<br /> PGS. TS. Nguyễn Bá Qùy<br /> <br /> CHƯƠNG 1<br /> GIỚI THIỆU VỀ QUẢN LÝ VÙNG BỜ<br /> 1.1 Lịch sử và khái niệm quản lý vùng ven bờ<br /> Con người luôn ưa thích vùng ven bờ vì những nguồn tài nguyên hấp dẫn của<br /> nó. Với những vùng đất đồng bằng màu mỡ và có nguồn tài nguyên biển phong phú,<br /> cộng với khả năng tiếp cận các thị trường quốc tế một cách dễ dàng, vùng ven bờ đã<br /> và vẫn đang thu hút sự quan tâm của con người. Vùng ven bờ là trung tâm phát triển<br /> kinh tế của một quốc gia, nơi tập trung rất nhiều hoạt động kinh tế, xã hội, đồng thời<br /> cũng chịu nhiều ảnh hưởng bởi hoạt động này. Trong tương lai, tầm quan trọng của<br /> vùng ven bờ sẽ ngày một cao hơn do số lượng người dân đến đó sinh sống ngày một<br /> nhiều hơn.<br /> Vùng ven bờ thực chất là một hệ thống tài nguyên đa dạng. Nó cung cấp các<br /> tài nguyên sinh vật và phi sinh vật cho hoạt động của con người và có chức năng<br /> điều hoà môi trường tự nhiên cũng như nhân tạo. Mặt khác, vùng ven bờ là một hệ<br /> thống nhiều người sử dụng. Con người sử dụng các nguồn tài nguyên cho sự sống<br /> như nước và thức ăn, cho các hoạt động kinh tế như sử dụng không gian, các tài<br /> nguyên tái tạo và không tái tạo được và nghỉ ngơi, giải trí (các bãi cát và nước ven<br /> bờ).<br /> Quá trình công nghiệp hoá, phát triển thương mại và áp lực của sự gia tăng<br /> dân số liên tục ở nhiều nơi đã làm tăng sự xói mòn, lũ lụt, mất dần các vùng đất<br /> ngập nước, ô nhiễm, khai thác bừa bãi đất đai và các nguồn nước ở vùng ven bờ.<br /> Nâng cao nhận thức về giới hạn của các nguồn tài nguyên, sự suy thoái môi<br /> trường và hậu quả đối với con người đã thúc đẩy các nghiên cứu nhằm đưa ra giải<br /> pháp lâu dài cho vấn đề quản lý các nguồn tài nguyên. Những nghiên cứu đó dựa<br /> trên cơ sở khái niệm về khả năng chịu đựng của môi trường, là chỉ dẫn cho các hoạt<br /> động kinh tế xã hội vì mục tiêu bảo tồn lâu dài các yếu tố và khu vực thiết yếu và<br /> khu vực thiết yếu của hệ thống môi trường.<br /> Năm 1972, lần đầu tiên trong báo cáo của Câu Lạc Bộ Thành Rôm đã đề cập<br /> những vấn đề nói trên một cách hệ thống và chặt chẽ, kết quả đã cho ra đời một cuốn<br /> sách nổi tiếng nhan đề “Những giới hạn phát triển “ (Meadows và những người khác<br /> -1972). Phản ứng chính trị đối với thách thức này đã được Uỷ ban Quốc tế về Môi<br /> trường và Phát triển trình bày năm 1987 trong báo cáo Bruntland về “Tương lai<br /> chung của chúng ta”(WCED-1987). Báo cáo đưa ra khái niệm phát triển bền vững<br /> như một giải pháp đảm bảo những điều kiện sống có thể chấp nhận được cho các thế<br /> hệ hôm nay cũng như mai sau. Báo cáo Bruntland đã đưa ra các mục tiêu cho chiến<br /> lược bảo tồn toàn cầu như sau:<br /> - Duy trì các quá trình sinh thái thiết yếu và các hệ thống duy trì sự sống.<br /> - Bảo tồn đa dạng gen.<br /> - Sử dụng bền vững các loài và các hệ sinh thái.<br /> <br /> Năm 1992, 20 năm sau báo cáo của câu lạc bộ Thành Rôm, một hội nghị đặc<br /> biệt về môi trường và Phát triển(UNCED) của Liên hợp quốc đã được tổ chức ở Rio<br /> de janero. Chương trình nghị sự 21 là một kế hoạch hành động được đưa ra cho các<br /> quốc gia nhằm phát triển bền vững. Nội dung “Chương trình nghị sự 21” bao gồm<br /> toàn bộ những chủ đề có liên quan đến môi trường và Phát triển. Sự tiếp cận theo<br /> huớng tổng hợp như vậy được trình bày trong cuốn sách của Meadow - được gọi là<br /> “Tiếp cận tầm giới hạn” (Meadow và các cộng sự -1992).<br /> <br /> Hình 1.1: Phát triển của các thành phố trên bờ biển<br /> Ngày nay người ta đã công nhận rằng sự phát triển vùng ven bờ cần dựa trên<br /> cơ sở sự hiểu biết đúng đắn về các quá trình ở đó, sử dụng kĩ thuật và các kỹ năng<br /> kinh tế xã hội nhằm đạt được một sự cân bằng có thể chấp nhận được giữa những lợi<br /> ích trước mắt và lâu dài. Chính vì vậy, một sự phát triển được kiểm soát cần phải<br /> tiến hành ngay tại vùng ven bờ. Các mâu thuẫn giữa các đối tượng sử dụng khác<br /> nhau đang trở nên gay gắt hơn. Chúng ngày càng phát triển cả về quy mô cũng như<br /> phạm vi khi dân số và việc sử dụng các nguồn tài nguyên trên trái đất tăng lên. Sự<br /> cần thiết phải có một phương pháp chung để mô tả mối quan hệ qua lại phức tạp<br /> giữa hệ thống tài nguyên và việc sử dụng nó. Bởi thế, cần phải lập kế hoạch và kiểm<br /> soát quá trình này một cách bền vững và hệ thống. Quá trình này gọi là “Quản lý<br /> vùng ven bờ” (CZM).<br /> Quản lý vùng ven bờ nhằm mục đích giải quyết những vấn đề hiện tại và<br /> trong tương lai ở vùng ven bờ, bằng cách tìm ra một sự cân bằng bền vững giữa lợi<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2