intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản trị kinh doanh: Bài 2 - Ths. Nguyễn Thị Vân Anh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:34

50
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Quản trị kinh doanh - Bài 2: Quy luật và nguyên tắc trong quản trị kinh doanh" được biên soạn giúp người học nắm các quy luật trong kinh doanh; các loại quy luật xảy ra trong quá trình quản trị kinh doanh; hiểu và nắm rõ các nguyên tắc quản trị kinh doanh chính từ các quy luật khách quan có liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản trị kinh doanh: Bài 2 - Ths. Nguyễn Thị Vân Anh

  1. BÀI 2 QUY LUẬT VÀ NGUYÊN TẮC TRONG QUẢN TRỊ KINH DOANH Ths. Nguyễn Thị Vân Anh v1.0011107215 1
  2. TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP Chuỗi của hàng “Cà phê Đất Việt” sau khi đã tiến hành kinh doanh có những khó khăn nhất định do thương hiệu chưa được người tiêu dùng biết tới nên nhà quản trị xem xét lại chiến lược cạnh tranh (ngoài đặt đính và chất lượng sản phẩm thì doanh nghiệp dùng chính sách giá phân biệt – đang được nhà quản trị sử dụng). Nhà quản trị băn khoăn nên đưa ra chiến lược cạnh tranh dựa trên nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm hay không? • Theo bạn, nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm là chiến lược cạnh tranh có  • quan trọng không? Doanh nghiệp có nên áp dụng chiến lược này? Bài học ngày hôm nay sẽ trả lời bạn câu hỏi. v1.0011107215 2
  3. MỤC TIÊU Nắm rõ quy luật là gì? Vì sao phải nhận thức được các quy luật trong kinh doanh. Nắm được các loại quy luật xảy ra trong quá trình quản trị kinh doanh. Hiểu và nắm rõ các nguyên tắc quản trị kinh doanh chính từ các quy luật khách quan có liên quan đến hoạt động kinh doanh. v1.0011107215 3
  4. NỘI DUNG Tổng quan về quy luật và những quy luật cần chú ý trong 1 kinh doanh. 2 Các nguyên tắc quân sự kinh doanh. v1.0011107215 4
  5. HƯỚNG DẪN HỌC • Để học tốt bài học này, học viên cần nghe và hiểu bài giảng, đồng thời trao đổi trên diễn đàn môn học, tham gia làm các bài luyện tập trắc nghiệm. • Tham khảo thêm một số sách quản trị kinh doanh, trong đó có: Giáo trình Quản trị kinh doanh, Chủ biên: GS.TS Đỗ Hoàng Toàn, NXB lao động xã hội, 2010. • Tham khảo tin tức trên các internet về tình hình kinh tế của đất nước cũng như của thế giới. v1.0011107215 5
  6. 1. TỔNG QUAN VỀ QUY LUẬT • Khái niệm; • Đặc điểm của quy luật; • Cơ chế sử dụng các quy luật; • Những quy luật cần chú ý trong kinh doanh; v1.0011107215 6
  7. 1.1. KHÁI NIỆM • Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến của các sự vật hiện tượng, trong những điều kiện nhất định. • Ví dụ: Trong kinh tế thị trường, tất yếu phải có các quy luật cạnh tranh, cung cầu, giá trị… v1.0011107215 7
  8. 1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC QUY LUẬT • Con người không thể tạo ra quy luật nếu điều kiện của quy luật chưa có và ngược lại khi điều kiện xuất hiện của quy luật vẫn còn thì con người không thể xóa bỏ quy luật. • Các quy luật tồn tại và hoạt động không lệ thuộc vào việc con người có nhận thức được nó hay không, có ưa thích hay ghét bỏ nó. • Các quy luật tồn tại đan xen vào nhau tạo thành một hệ thống thống nhất. • Các quy luật có nhiều loại: kinh tế, công nghệ, tự nhiên… luôn chi phối chế ngự lẫn nhau. v1.0011107215 8
  9. 1.3. CƠ CHẾ SỬ DỤNG CÁC QUY LUẬT • Phải nhận biết được quy luật, quá trình nhận biết quy luật gồm hai giai đoạn: Nhận biết các hiện tượng thực tiễn và qua các phân tích bằng khoa học và lý luận. • Tổ chức các điều kiện chủ quan của hệ thống để cho hệ thống xuất hiện các điều kiện khách quan mà nhờ đó quy luật phát sinh tác dụng. Ví dụ: Để quy luật của thị trường (cạnh tranh, giá trị…) phải phát huy các cơ quan quản lý vĩ mô phải soát lại các chức năng của mình để tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp. • Tổ chức thu thập các thông tin sai phạm, ách tắc do việc không tuân thủ các đòi hỏi các quy luật khách quan gây ra để có biện pháp xử lý kịp thời. v1.0011107215 9
  10. 1.4. NHỮNG QUY LUẬT CẦN CHÚ Ý TRONG KINH DOANH • Quy luật kinh tế; • Quy luật tâm lý. v1.0011107215 10
  11. 1.4.1. QUY LUẬT KINH TẾ • Quy luật kinh tế ngoài các đặc điểm chung của mọi quy luật còn có các đặc điểm riêng như: Quy luật kinh tế phải hoạt động thông qua các hoạt động của con người, độ bền vững và tính phản xạ của quy luật kinh tế kém các quy luật khác, các quy luật kinh tế thường tồn tại đan xen vào các loại quy luật khác. • Các quy luật kinh tế:  Cạnh tranh và quy luật cạnh tranh trong kinh doanh;  Quy luật tăng lợi nhuận;  Quy luật kích thích sức mua giả tạo;  Quy luật cung – cầu – giá cả;  Các quy luật về người mua;  Quy luật về ý chí tiến thủ của chủ doanh nghiệp Nhà nước. v1.0011107215 11
  12. 1.4.1.1. CẠNH TRANH VÀ QUY LUẬT CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH • Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là việc sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực, các cơ hội, các quan hệ, các bí mật của doanh nghiệp để giành phần thắng, hơn về mình trước các doanh nghiệp khác trong quá trình kinh doanh; bảo đảm cho doanh nghiệp phát triển nhanh chóng và bền vững. • Các loại hình cạnh tranh:  Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường: gồm cạnh tranh giữa người mua và người bán, cạnh tranh giữa những người mua với nhau, cạnh tranh giữa các người bán với nhau.  Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế: gồm cạnh tranh trong nội bộ ngành; cạnh tranh giữa các ngành.  Căn cứ vào tính chất cạnh tranh: gồm cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh không hoàn hảo, cạnh tranh độc quyền.  Căn cứ vào thủ đoạn trong cạnh tranh: gồm cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh. v1.0011107215 12
  13. 1.4.1.1. CẠNH TRANH VÀ QUY LUẬT CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH • Các công cụ cạnh tranh:  Cạnh tranh bằng đặc tính và chất lượng sản phẩm;  Cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm;  Cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm;  Cạnh tranh bằng các công cụ khác: dịch vụ sau bán, yếu tố thời gian, cạnh tranh bằng thời cơ thị trường, thương lượng trong cạnh tranh. v1.0011107215 13
  14. 1.4.1.1. CẠNH TRANH VÀ QUY LUẬT CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH • Yêu cầu của quy luật cạnh tranh: đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải luôn luôn vươn lên giành giật lấy toàn bộ hoặc một mảng nào đó của thị trường để tồn tại, tăng trưởng và phát triển. • Quá trình cạnh tranh thường được sử dụng tổng hợp bằng nhiều phương pháp và thủ đoạn:  Bằng công nghệ;  Bằng quan hệ hành chính, quân sự… thông qua ưu đãi để giành chính quyền lũng đoạn mảng thị trường chiếm lĩnh.  Bằng yếu tố bất ngờ: đa dạng hóa sản phẩm tung ra thị trường mới…  Bằng các biện pháp liên kết liên doanh… v1.0011107215 14
  15. 1.4.1.2. QUY LUẬT TĂNG LỢI NHUẬN • Đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm mọi cách để tăng lợi nhuận trong đó chủ yếu là 3 giải pháp kỹ thuật, quản trị và giá cả. • Các giải pháp kỹ thuật được sử dụng phổ cập trong cạnh tranh, các giải pháp quản trị nhằm loại loại bỏ các sơ hở, yếu kém trong quá trình tổ chức và vận hành doanh nghiệp nhờ đó hạ giá thành sản phẩm tạo ra. • Các giải pháp về giá là các giải pháp đa dạng hóa các biểu giá (bán lẻ, bán buôn…) và tăng giá bán trong khuôn khổ được thị trường chấp nhận để thu được tổng mức lợi nhuận cho mỗi kỳ sản xuất lớn nhất. v1.0011107215 15
  16. 1.4.1.3. QUY LUẬT KÍCH THÍCH SỨC MUA GiẢ TẠO • Đó là các biện pháp tăng cường các hoạt động chiêu thị để nâng sức mua của khách hàng lên, hoặc sử dụng biện pháp ngừng bán hoặc bán hàng nhỏ giọt trong một thời gian ngắn để gây ấn tượng thiếu hàng làm khách hàng nảy sinh tư tưởng phải có dự trữ. v1.0011107215 16
  17. 1.4.1.4. QUY LUẬT CUNG – CẦU – GIÁ CẢ Quá trình chi phối giữa cung – cầu – giá cả đến khi điểm cân bằng kinh tế hình thành. Đó là điểm ở đó thị trường có mức cung bằng mức cầu và giá cả hợp lý cho cả hai bên cung cầu về sản phẩm được nghiên cứu. v1.0011107215 17
  18. 1.4.1.5. CÁC QUY LUẬT VỀ NGƯỜI MUA • Người mua mua một sản phẩm nào đó cho mình là do sản phẩm đó thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của họ. Nên người bán chỉ nên bán cái thị trường cần hơn là cái mà mình có. • Người mua đòi hỏi người bán quan tâm tới lợi ích của họ, phải có trách nhiệm với họ cả sau khi bán tức là trong kinh doanh phải giữ được chữ tín và phải có hoạt động bảo hành sau khi bán. • Người mua mong muốn mua được sản phẩm có chất lượng với giá hợp lý, tạo dáng đẹp, độ bền sử dụng cao và cách bán thuận tiện tức là kinh doanh phải chấp nhận cạnh tranh. • Người mua thường không mua hết sản phẩm của người bán, cho nên kinh doanh các hoạt động chiêu thị là cần thiết. 18 v1.0011107215
  19. 1.4.1.6. QUY LUẬT Ý CHÍ TIẾN THỦ CỦA CHỦ DOANH NGHIỆP • Ý chí tiến thủ của doanh nghiệp được diễn biến theo thời gian chia thành 2 loại: Bảo thủ và hãnh tiến. • Bảo thủ: giành cho những người có ý chí và nghị lực vừa phải, khi họ bắt đầu thỏa mãn một mặt do tích lũy của cải cho bản thân đã khá trong quá trình kinh doanh thì sau đó họ thường hành động theo quán tính và sự nghiệp đi xuống. • Hãnh tiến: giành cho những người có tham vọng lớn, sau khi đã tích lũy của cải cho bản thân đã khá thì chuyển sang một giai đoạn kinh doanh khác hoặc tham gia hoạt động nhằm tranh giành giật vị thế xã hội. v1.0011107215 19
  20. 1.4.2. CÁC QUY LUẬT TÂM LÝ • Quá trình quản trị là quá trình tác động lên con người dựa trên các biểu hiện tâm lý của họ, để hướng họ sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng và các cơ hội của quá trình tiến hành các hoạt động kinh tế. Do vậy mà nhà quản trị sẽ không thể thành công nếu không nắm chắc các hiện tượng tâm lý con người. • Một số quy luật tâm lý cơ bản trong kinh doanh:  Đặc điểm tâm lý cá nhân;  Tâm lý khách hàng. v1.0011107215 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2