intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản trị tác nghiệp: Bài 6 - ThS. Lê Phan Hòa

Chia sẻ: Kim Cương KC | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:34

69
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Quản trị tác nghiệp - Bài 6: Quản trị hàng dự trữ" với các kiến thức quan niệm về hàng dự trữ; sự cần thiết của hàng dự trữ; phân loại hàng dự trữ; các chi phí liên quan đến hàng dự trữ; kỹ thuật phân tích ABC trong phân loại hàng dự trữ; các mô hình dự trữ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản trị tác nghiệp: Bài 6 - ThS. Lê Phan Hòa

  1. BÀI 6 QUẢN TRỊ HÀNG DỰ TRỮ ThS. Lê Phan Hòa Trường Đại học Kinh tế quốc dân v1.0012108210 1
  2. TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Hàng dự trữ ở Amazon Khi triển khai hoạt động kinh doanh mang tính cách mạng vào năm 1995, trang web Amazon.com dự định phát triển thành một doanh nghiệp bán lẻ “ảo”- không có hàng tồn kho, không có kho chứa hàng, không có chi phí dự trữ - mà chỉ cần một hệ thống máy tính có nhiệm vụ nhận các đơn hàng và ủy quyền cho doanh nghiệp khác hoàn thành các đơn hàng đó. Tuy nhiên mọi thứ không diễn ra suôn sẻ và đơn giản như vậy. Hiện tại, Amazon lưu trữ trong kho hàng triệu mặt hàng (70% các mặt hàng xung quanh nước Mỹ và 30% là ở Châu Âu) cần gấp đôi mặt bằng của tòa nhà Empire State. Vậy tại sao lại tồn tại hàng dự trữ trong doanh nghiệp? v1.0012108210 2
  3. MỤC TIÊU • Giúp học viên hiểu rõ về hoạt động dự trữ và lập kế hoạch nguyên vật liệu; • Nắm rõ và biết ứng dụng các phương pháp quản trị hàng dự trữ vào thực tế; • Nắm rõ và ứng dụng kỹ thuật lập kế hoạch nguyên vật liệu. v1.0012108210 3
  4. NỘI DUNG Quan niệm về hàng dự trữ Sự cần thiết của hàng dự trữ Phân loại hàng dự trữ Các chi phí liên quan đến hàng dự trữ Kỹ thuật phân tích ABC trong phân loại hàng dự trữ Các mô hình dự trữ v1.0012108210 4
  5. 1. QUAN NIỆM VỀ HÀNG DỰ TRỮ • Dự trữ là những nguồn lực vật chất (nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm) được cất trữ có chủ đích của doanh nghiệp nhằm đáp ứng cho nhu cầu tương lai. • Quản trị hàng dự trữ là phương pháp xác định khối lượng và thời điểm đặt hàng hợp lý sao cho giảm thiểu tổng chi phí liên quan đến hàng dự trữ. TC Tổng chi phí đặt hàng và chi phí lưu kho Tổng chi phí tối thiểu Chi phí lưu kho Chi phí đặt hàng Lượng hàng Sản lượng đặt tối ưu v1.0012108210 5
  6. 2. SỰ CẦN THIẾT CỦA HÀNG DỰ TRỮ • Để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng. • Tránh sự thay đổi về giá của hàng hoá và phòng ngừa rủi ro trong sản xuất và cung ứng. • Để tiết kiệm chi phí đặt hàng. • Khai thác lợi thế do sản xuất và đặt mua với quy mô lớn. v1.0012108210 6
  7. 3. PHÂN LOẠI HÀNG DỰ TRỮ • Dự trữ hàng hoá đang trên đường vận chuyển; • Hàng hoá dùng để tích trữ; • Dự trữ thường xuyên (chu kỳ); • Dự trữ dự phòng (an toàn); • Dự trữ có tính thời vụ. v1.0012108210 7
  8. 4. CÁC CHI PHÍ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG DỰ TRỮ • Chi phí mua hàng. • Chi phí đặt hàng. • Chi phí dự trữ:  Chi phí cơ hội;  Chi phí cất trữ;  Chi phí do lỗi thời, hư hỏng hoặc mất mát. • Chi phí thiếu hàng. v1.0012108210 8
  9. 5. KỸ THUẬT PHÂN TÍCH ABC TRONG PHÂN LOẠI HÀNG DỰ TRỮ • Khái niệm: Là nguyên tắc phân tích hàng hoá dự trữ thành 3 nhóm căn cứ và mối quan hệ giữa số lượng và giá trị của chúng. Nguyên tắc này là sự cải biến của quy luật 80:20 của Pareto. • Nhóm A: Bao gồm những loại hàng dự trữ có giá tri hàng năm cao nhất, nhưng nhỏ về số lượng so với tổng số hàng dự trữ. • Nhóm B: Bao gồm những loại hàng dự trữ có giá tri hàng năm ở mức trung bình, về sản lượng ở mức trung bình so với tổng số hàng dự trữ. • Nhóm C: Gồm những loại hàng có giá trị hàng năm nhỏ, tuy nhiên số lượng khá lớn so với tổng số loại hàng dự trữ. v1.0012108210 9
  10. 5. KỸ THUẬT PHÂN TÍCH ABC TRONG PHÂN LOẠI HÀNG DỰ TRỮ CÁCH TIẾN HÀNH PHƯƠNG PHÁP ABC Nhóm A 80 – Tỷ lệ của doanh thu 70 – 60 – 50 – 40 – Nhóm B 30 – 20 – 10 – Nhóm C Tỷ lệ của 0 – hàng dự trữ | | | | | | | | | | 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 • Xác định khối lượng, chủng loại và giá trị các loại hàng dự trữ. • Xác định cơ cấu về giá trị của các loại mặt hàng dự trữ. • Sắp xếp và phân loại theo cơ cấu về giá trị của các loại mặt hàng dự trữ. v1.0012108210 10
  11. 6. CÁC MÔ HÌNH DỰ TRỮ 6.1. Mô hình EOQ 6.2. Mô hình POQ 6.3. Mô hình khấu trừ theo sản lượng (QDM) v1.0012108210 11
  12. 6.1. MÔ HÌNH EOQ Mô hình EOQ là mô hình đặt hàng kinh tế cơ bản căn cứ vào các giả định cho trước, đó là : • Tỷ lệ nhu cầu gần như cố định và xác định; • Thời gian từ khi đặt hàng đến khi nhận là không đổi và được xác định trước; • Không cho phép có hiện tượng thiếu hàng; • Chi phí đặt hàng là cố định, không liên quan đến số lượng hàng đặt và không có chính sách chiết khấu (giá mua giảm theo lượng bán tăng); • Hạng mục sản phẩm chỉ là chủng loại đơn nhất. v1.0012108210 12
  13. 6.1. MÔ HÌNH EOQ Mức dự trữ lớn nhất Q* Hết hàng, cần đặt hàng Q/2: mức dự trữ trung bình 0 T T Thời gian • Q là khối lượng đặt hàng. • T là thời gian giữa các đơn hàng. v1.0012108210 13
  14. 6.1. MÔ HÌNH EOQ (tiếp theo) Q D TC  I  P   S 2 Q Trong đó: • TC: Tổng chi phí dự trữ hàng năm ($); • I : Chi phí bảo quản tính theo phần trăm của giá trị dự trữ (%/năm); • P: Giá mua của sản phẩm ($/chiếc); • Q: Lượng đặt hàng mỗi lần (chiếc) ; • Q/2: Lượng dự trữ trung bình; • D: Nhu cầu hàng năm của mặt hàng dự trữ; • D/Q: số lần đặt hàng; • S: Chi phí đặt hàng. v1.0012108210 14
  15. 6.1. MÔ HÌNH EOQ (tiếp theo) 2DS 2 DS • Khối lượng đặt hàng tối ưu là : Q*   IP H D • Số lần đặt hàng tối ưu là: Od  Q* • Thời gian giữa các lần đặt hàng là: Thời gian làm việc trong năm (ngày,tuần,tháng) T= Số lần đặt hàng tối ưu (Od) v1.0012108210 15
  16. VÍ DỤ 1 Một công ty có nhu cầu về sản phẩm A là 3000 sản phẩm/năm với chi phí đặt hàng trung bình là 100$/lần và chi phí dự trữ bình quân là 10$/sản phẩm/năm, giá sản phẩm là 50$/sản phẩm. Cho biết 1 năm doanh nghiệp sản xuất 300 ngày. Hãy xác định: a. Lượng đặt hàng tối ưu. b. Số lượng đơn hàng mong muốn. c. Khoảng cách trung bình giữa 2 lần đặt hàng. d. Tổng chi phí của hàng dự trữ. v1.0012108210 16
  17. VÍ DỤ 1 Tóm tắt đề bài: • D = 3.000 sản phẩm; S = 100$/lần; P = 50$/sản phẩm. • H = 10$/sản phẩm/năm; N = 300 ngày. 2DS 2 DS 2  3000  100 a. Lượng đặt hàng tối ưu. Q*     245 (sản phẩm) IP H 10 D 3000 b. Số lượng đơn hàng mong muốn: Od    13 (đơn hàng) Q * 245 N 300 c. Khoảng cách trung bình giữa 2 lần đặt hàng: T   23 (ngày) Od 13 D Q d. Tổng chi phí của hàng dự trữ: TC  P  D   S   H  152.449$ Q 2 v1.0012108210 17
  18. 6.1. MÔ HÌNH EOQ (tiếp theo) Điểm đặt hàng lại (Reorder Point ROP) Là lượng hàng đặt trước khi lượng sử dụng = 0 căn cứ vào thời gian vận chuyển đơn hàng để đảm bảo không gián đoạn trong quá trình sản xuất. D ROP  d  LT   LT N Trong đó: • ROP: Điểm đặt hàng lại (sản phẩm); • d: Nhu cầu hàng tháng, hàng tuần hoặc hàng ngày của hàng dự trữ; • LT : Thời gian từ khi đặt hàng đến khi nhận được bình quân (đơn vị thời gian); • D: Nhu cầu hàng năm của hàng dự trữ (sản phẩm); • N: Thời gian trong năm (ngày, tuần hoặc tháng). v1.0012108210 18
  19. 6.1. MÔ HÌNH EOQ (tiếp theo) Điểm đặt hàng lại Mức dự trữ lớn nhất Q* Đặt hàng D d N ROP 0 LT Thời gian • Q là khối lượng đặt hàng; • ROP là điểm đặt hàng lại; • LT là thời gian quá trình (thời gian từ khi đặt hàng đến khi nhận được). v1.0012108210 19
  20. VÍ DỤ 2 Một công ty có nhu cầu về sản phẩm A là 3000sản phẩm/năm với chi phí đặt hàng trung bình là 100$/lần và chi phí dự trữ bình quân là 10$/sản phẩm/năm, giá sản phẩm là 50$/sản phẩm. Thời gian từ khi đặt hàng đến khi hàng đến là 10 ngày. Cho biết 1 năm doanh nghiệp sản xuất 300 ngày. Hãy xác định điểm đặt hàng lại. Trả lời: D 3000 ROP  d  LT   LT   10  100 (sản phẩm) N 300 v1.0012108210 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2