intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản trị tài chính - Chương 4: Hoạch định lợi nhuận

Chia sẻ: Dxfgbfcvbc Dxfgbfcvbc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:49

251
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Hoạch định lợi nhuận nhằm trình bày về nội dung: phân tích hòa vốn, đòn cân định phí (đòn bẩy hoạt động), đòn cân nợ, đòn cân tổng hợp. Bài giảng được trình bày khoa học, súc tích giúp các bạn sinh viên tiếp thu bài học nhanh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản trị tài chính - Chương 4: Hoạch định lợi nhuận

  1. Chương 4: Hoạch định lợi nhuận 1
  2. Hoạch định lợi nhuận - Phân tích hòa vốn. - Đòn cân định phí (đòn bẩy hoạt động). - Đòn cân nợ. - Đòn cân tổng hợp. 2
  3. Phân loại chi phí - Theo chức năng hoạt động. - Theo cách ứng xử của chi phí. 3
  4. Phân loại chi phí (tt) Theo chức năng hoạt động, gồm: - Chi phí trong sản xuất: toàn bộ chi phí có liên quan đến việc sản xuất tạo ra sản phẩm trong một kỳ nhất định. Gồm 3 loại: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. + Chi phí nhân công trực tiếp. + Chi phí sản xuất chung: các chi phí còn lại ngoài hai chi phí trên: chi phí sửa chữa, bảo trì máy móc thiết bị, khấu hao…. - Chi phí ngoài sản xuất: Gồm hai loại: + Chi phí bán hàng: khuyến mãi, quảng cáo, bao bì, vận chuyển, hoa hồng bán hàng…. + Chi phí quản lý: lương cán bộ quản lý, chi phí văn phòng phẩm, chi phí thiết bị văn phòng… 4
  5. Phân loại chi phí (tt) Theo cách ứng xử của chi phí, gồm: - Biến phí. - Định phí. - Chi phí hỗn hợp. 5
  6. Biến phí Biến phí: chi phí thay đổi khi sản lượng sản Chi phí xuất và tiêu thụ thay đổi (mức độ hoạt động): chi Đường biến phí phí nguyên vật liệu, lao động trực tiếp, hoa hồng bán hàng…. Gồm: biến phí tuyến tính, biến phí cấp bậc và biến phí phi tuyến. Q (Sản lượng) lư Đồ thị minh họa biến phí tuyến tính 6
  7. Biến phí (tt) Chi phí Đường biến phí Chi phí Đường biến phí Phạm vi phù hợp 0 Q (Sản lượng) lư Q (Sản lượng) lư Đồ thị minh họa biến phí cấp bậc Đồ thị minh họa biến phí phi tuyến 7
  8. Định phí Định phí: chi phí không thay đổi khi sản lượng Chi phí sản xuất và tiêu thụ thay đổi (trong phạm vi phù hợp của định phí phục vụ): chi phí khấu hao, lương giám đốc, một bộ Đường định phí phận chi phí quản lý hành chánh…. Gồm: định phí bắt buộc và Q (Sản lượng) lư định phí không bắt buộc. Đồ thị minh họa định phí 8
  9. Chi phí hỗn hợp - Chi phí hỗn hợp: gồm một phần định phí và biến phí: chi phí điện thoại, lương nhân viên bán hàng…. => Cần phải tách ra cụ thể định phí và biến phí khi phân tích. 9
  10. MỘT SỐ KÝ HIỆU THƯỜNG GẶP - EBIT: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (lợi nhuận thuần) - EBT (Earning Before Tax): Lợi nhuận trước thuế. - EAT (Earning After Tax): Lợi nhuận sau thuế. - TR (Total Revenue): Tổng doanh thu = P*Q. - Q (Quantity): Sản lượng. - P (Price): Giá bán đơn vị sản phẩm. - v (variable): Biến phí đơn vị sản phẩm. - TFC (Total Fixed Cost): Tổng định phí. - TVC (Total Variable Cost): Tổng biến phí = v*Q. - TC (Total Cost): Tổng chi phí = TFC + v*Q…. 10
  11. Phân tích hòa vốn Phân tích hòa vốn: Phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố: giá bán, sản lượng, biến phí, định phí, lợi nhuận. 11
  12. Điểm hoà vốn Điểm hoà vốn: Là điểm tại đó lợi nhuận bằng zéro, hoặc doanh thu bằng với tổng chi phí hay bằng với biến phí và định phí. Điểm hòa vốn thường được biểu thị thông qua các đại lượng sau: - Sản lượng hòa vốn. - Doanh thu hòa vốn. - Thời gian hòa vốn. 12
  13. Phân tích điểm hòa vốn (BEP) (tt) - Giả sử, gọi Q: sản lượng, P: giá bán đơn vị sản phẩm, v: biến phí đơn vị sản phẩm, TFC: tổng định phí, TR: tổng doanh thu, TC: tổng chi phí, EBIT: lợi nhuận trước thuế và lãi vay, T: thời gian, QBE: sản lượng hòa vốn, TRBE: doanh thu hòa vốn, TBE: thời gian hòa vốn. - Ta có: TR = P*Q, TC = TFC + v*Q và EBIT = TR - TC = P*Q - (TFC + v*Q). 13
  14. Phương pháp xác định điểm hòa vốn Phương pháp đại số: - Sản lượng hòa vốn: Doanh nghiệp hòa vốn khi và chỉ khi: EBIT = 0. EBIT = TR - TC = P*QBE - (TFC + v*QBE) = 0. (P - v) * QBE = TFC. Vậy: QBE = TFC / (P - v) - Doanh thu hòa vốn: TRBE = P* QBE Hay TRBE = TFC / (1- TVC/TR). Lưu ý: công thức này còn có thể được áp dụng để tính doanh thu hòa vốn nếu doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nhiều loại sản phẩm. - Thời gian hòa vốn: TBE = Q BE / Q tiêu thụ 14
  15. Phương pháp xác định điểm hòa vốn (tt) Phương pháp đồ thị. Ta có: - Phương trình doanh thu: TR = P * Q. - Phương trình biến phí: TVC = v * Q. - Phương trình định phí: TFC = Const. - Phương trình tổng chi phí: TC = v*Q + TFC. Vậy: TR, TVC và TC là hàm số bậc nhất với Q là biến số; P: hệ số góc của TR; v: hệ số góc của TVC và TC. 15
  16. Đồ thị điểm hòa vốn TR, TC ($) TR = P*Q Vùng lời TC = v*Q + TFC Điểm hòa vốn TVC = v*Q TRBE Vùng lỗ TFC 0 QBE Sản phẩm 16
  17. Phân tích lợi nhuận theo mục tiêu Mô hình phân tích hòa vốn có thể được dùng để xác định sản lượng tiêu thụ và doanh thu để đạt được lợi nhuận theo mục tiêu. Tại điểm có lợi nhuận: EBIT = TR – (TVC + TFC). EBIT = P * Q - (v * Q + TFC). (P - v) * Q = TFC + EBIT. => Q = (TFC + EBIT) / (P - v). => TR = P * Q Hay TR = (TFC + EBIT) / {1 - TVC/TR} Đây là 2 công thức tính sản lượng và doanh thu tiêu thụ nhằm đạt lợi nhuận theo mục tiêu. 17
  18. Ví dụ về phân tích hòa vốn Công ty nước giải khát Hoàng Kim tại TP. HCM có tình hình hoạt động trong năm như sau: Công suất thiết kế: 700.000 sản phẩm/năm. Mức tiêu thụ hiện tại: 500.000 sản phẩm/năm. TFC = 200.000.000 đồng, v = 300 đồng/sản phẩm, P = 750 đồng/ sản phẩm. a/ Tìm sản lượng, doanh thu và thời gian hòa vốn. Vẽ đồ thị hòa vốn. b/ Hiện công ty lời hay lỗ? Lời, lỗ bao nhiêu? c/ Trong năm, cty nhận được 1 đơn đặt hàng mới của 1 công ty ở Hà Nội với nội dung: số lượng mua: 150.000 sp/năm, giá mua 600 đồng/sp. Vậy cty có nhận đơn hàng mới này không? Tại sao? d/ Để giảm bớt chi phí vận chuyển cho 1 sản phẩm, Cty ở Hà Nội thay đổi đơn đặt hàng: sản lượng mua là 220.000 sp/năm, giá mua vẫn là: 600 đồng/sp. Cty có nhận đơn hàng mới không? Tại sao? e/ Để gia tăng sản lượng tiêu thụ tối đa. Cty quyết định giảm giá bán còn 720 đồng/sp. Lợi nhuận cty sẽ bao nhiêu? (bỏ qua b, c) f/ Do cạnh tranh trên thị trường, biến phí sản phẩm tăng lên đến 320 đồng/sp, giá bán giảm còn 720 đồng/sp. Để có lợi nhuận là 60.000.000 đồng, công ty cần sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm? g/ Tính DOL ở mức tiêu thụ hiện tại (bỏ qua c, d, e, f). Ý nghĩa? Đề nghị: học viên tự thực hiện. 18
  19. Giới hạn của việc phân tích hòa vốn - Phân tích mô hình hòa vốn được thực hiện trong điều kiện có một số giả thiết. Một số giả thiết đó: - Giá bán không đổi khi sản lượng thay đổi. - Các chi phí phải tuyến tính và phải phân tích chính xác thành biến phí và định phí. - Biến phí đơn vị và định phí không thay đổi trong toàn bộ phạm vi hoạt động tức là năng lực sản xuất và tiêu thụ không thay đổi như máy móc, thiết bị, lương công nhân, lương quản lý… trong phạm vi thích hợp. - Đối với doanh nghiệp sản xuất thì hàng tồn kho không thay đổi tức là sản lượng sản xuất đúng bằng sản lượng tiêu thụ…. 19
  20. ĐÒN BẨY HOẠT ĐỘNG Chúng ta nên dùng cơ cấu chi phí như thế nào cho hợp lý? Nên tăng định phí hay tăng biến phí? 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2