intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quy hoạch mạng lưới đường: Phần 1

Chia sẻ: Codon_11 Codon_11 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

222
lượt xem
55
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Quy hoạch mạng lưới đường: Phần 1 tập trung giới thiệu về quy hoạch giao thông đô thị; các mô hình quy hoạch giao thông; xác định nhu cầu vận tải. Mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo nội dung thông tin tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quy hoạch mạng lưới đường: Phần 1

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HỒ CHÍ MINH KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG BỘ MÔN CẦU ĐƯỜNG BÀI GIẢNG QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG TS. CHU CÔNG MINH Tháng 3 năm 2008
  2. Quy hoạch mạng lưới đường TS. Chu Công Minh MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ QUY HOẠCH GIAO THÔNG ĐÔ THỊ ............ 3 1.1 Định nghĩa ..................................................................................................... 3 1.2 Quy hoạch giao thông đô thị ......................................................................... 3 1.3 Quy trình quy hoạch giao thông.................................................................... 3 1.3.1 Xác lập mục tiêu (Formulation of goals and objectives): ...................... 4 1.3.2 Thu thập số liệu (Inventory):.................................................................. 4 1.3.3 Phương pháp phân tích (Analytical methods) ........................................ 5 1.3.4 Dự đoán (Forecasting) ............................................................................ 5 1.3.5 Thiết lập phương án (Formulating of alternative plans) ........................ 5 1.3.6 Đánh giá (Evaluation) ............................................................................ 5 1.3.7 Thực thi (Implementation) ..................................................................... 5 1.4 Mô hình mạng lưới đường ............................................................................ 5 1.4.1 Mô hình vòng xuyên tâm ....................................................................... 6 1.4.2 Mô hình nan quạt ................................................................................... 6 1.4.3 Mô hình ô bàn cờ ................................................................................... 7 1.4.4 Mô hình ô bàn cờ chéo ........................................................................... 8 1.4.5 Mô hình hỗn hợp .................................................................................... 9 1.4.6 Mô hình tự do ....................................................................................... 10 1.5 Lựa chọn mô hình mạng lưới đường .......................................................... 11 1.6 Các chỉ tiêu đánh giá mạng lưới đường đô thị ............................................ 12 1.6.1 Hệ số gãy khúc: .................................................................................... 12 1.6.2 Mật độ lưới đường chớnh:.................................................................... 12 1.6.3 Mật độ diện tích đường (γ) ................................................................... 13 1.6.4 Mật độ diện tích trên đầu người dân .................................................... 13 CHƯƠNG 2 CÁC MÔ HÌNH QUY HOẠCH GIAO THÔNG ......................... 15 2.1 Mô hình trực tiếp......................................................................................... 15 2.2 Mô hình dự báo nhu cầu 4 bước ................................................................. 16 CHƯƠNG 3 XÁC ĐỊNH NHU CẦU VẬN TẢI (TRIP GENERATION) .......... 0 3.1 Xác định số chuyến phát sinh bằng phương pháp hệ số tăng trưởng: .......... 0 3.2 Phương pháp phân loại tương ứng ................................................................ 1 3.3 Phân tích hồi quy .......................................................................................... 3 3.3.1 Các dạng hồi quy:................................................................................... 3 3.3.2 Mục tiêu của phân tích hồi quy .............................................................. 4 3.3.3 Biến số trong hàm hồi quy ..................................................................... 4 3.3.4 Đánh giá hàm hồi quy ............................................................................ 5 3.3.5 Áp dụng hàm hồi quy vào mô hình phân tích nhu cầu phát sinh ........... 8 CHƯƠNG 4 PHÂN BỔ NHU CẦU VẬN TẢI (TRIP DISTRIBUTION).......... 9 4.1 Các phương pháp hệ số tăng trưởng ............................................................. 9 4.1.1 Phương pháp hệ số đồng nhất ................................................................ 9 4.2 Phương pháp hệ số tăng trưởng bình quân ................................................. 10 4.2.1 Phương pháp hệ số tăng trưởng Detroit ............................................... 10 4.3 Phương pháp Frata ...................................................................................... 10 1
  3. Quy hoạch mạng lưới đường TS. Chu Công Minh 4.4 Mô hình hấp dẫn ......................................................................................... 13 4.4.1 Mô hình hấp dẫn Drew ......................................................................... 16 CHƯƠNG 5 PHÂN CHIA PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG (MODE CHOICE) 19 5.1 Mô hình phân tích tương quan hồi quy ....................................................... 19 5.2 Mô hình xác suất lựa chọn phương tiện vận tải của mỗi cá nhân (Logit model) ................................................................................................................... 22 5.2.1 Hàm thoả dụng và bất thoả dụng.......................................................... 22 5.2.2 Mô hình logit đa nhõn tố ...................................................................... 23 5.2.3 Mô hình phân tích hành vi ................................................................... 24 CHƯƠNG 6 PHÂN CHIA LƯU LƯỢNG TRÊN TOÀN BỘ MẠNG LƯỚI .... 5 6.1 Phương pháp ấn định lưu lượng cho tuyến ngắn nhất ................................ 15 6.1.1 Thuật toán tìm đường ngắn nhất .......................................................... 16 6.2 Phương pháp phân chia theo tỉ lệ ................................................................ 19 6.2.1 Phương pháp đa nhân tố áp dụng ở California..................................... 19 6.3 Phương pháp năng lực giới hạn .................................................................. 20 6.3.1 Mô hình sử dụng bởi cục đường bộ Mỹ............................................... 20 6.3.2 Phương pháp Drew ............................................................................... 21 6.4 Phân chia lưu lượng hành khách công cộng ............................................... 22 6.5 Tổng kết ...................................................................................................... 22 6.6 Hành vi giao thông của cá nhân và gia đình ............................................... 23 6.7 Xác định lưu lượng trên mạng lưới đối với vận tải hàng hoá ..................... 23 CHƯƠNG 7 QUY HOẠCH GIAO THÔNG CÔNG CỘNG ............................ 25 7.1 Mô hình chi phí ........................................................................................... 25 7.1.1 Mô hình chi phí xe buýt: ...................................................................... 25 7.1.2 Cách thức tiến hành .............................................................................. 26 7.2 Thiết kế và vận hành hệ thống giao thông công cộng: ............................... 30 7.3 Năng lực vận chuyển đường sắt .................................................................. 32 7.4 Thiết kế vận hành ........................................................................................ 33 7.5 Thiết kế vận hành xe buýt : ......................................................................... 36 7.6 Khả năng thông hành của giao thông công cộng ........................................ 38 7.7 Kế hoạch tuyến đường ................................................................................ 39 7.8 Khoảng cách giãn xe ................................................................................... 40 7.9 Xây dựng thời gian biểu.............................................................................. 42 2
  4. Quy hoạch mạng lưới đường TS. Chu Công Minh CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ QUY HOẠCH GIAO THÔNG ĐÔ THỊ 1.1 Định nghĩa - Quy hoạch là quá trình hướng đến tương lai, chuẩn bị cho tương lai. - Quy hoạch giao thông là một quá trình chuẩn bị những tiện ích và dịch vụ cho tất cả những phương tiện cho nhu cầu giao thông trong tương lai. - Tập trung vào các vấn đề như nhu cầu giao thông trong tương lai; mối quan hệ giữa những hệ thống giao thông, các tiện ích, việc sử dụng đất, các hoạt động kinh tế xã hội; những ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội, môi trường của phương án quy hoạch đề nghị; những yêu cầu về tài chính, đồng thuận của các cấp cơ quan và người dân đối với phương án đề nghị, … 1.2 Quy hoạch giao thông đô thị - Mục đích: 1. Nhằm đảm bảo nhu cầu đi lại được nhanh chóng, tiện lợi và an toàn, từ đó: 2. Phân tích thiếu hụt của các tiện ích giao thông hiện tại; 3. Đánh giá yêu cầu trong tương lai. - Phương pháp tiếp cận chung: 1. Xác định nhu cẩu giao thông: Quy hoạch cho vận chuyển con người và hàng hóa; 2. Xác định khả năng cung cấp: Vị trí, công suất (capacity) và các tiện ích giao thông. - Phương pháp tiếp cận chi tiết: 1. Trình bày các phương pháp thu thập thông tin; 2. Phát triển các mô hình giao thông, các phương thức giao thông trên cơ sở các thông tin thu thập được. 1.3 Quy trình quy hoạch giao thông UTP = UT (nghiên cứu) + UT (mô hình) UT (nghiên cứu) : Tính toán tại thời điểm hiện tại (t = 0) UT (mô hình) : Tính toán tại thời điểm tương lai (t = T) Có rất nhiều phương pháp để diễn tả quy trình quy hoạch giao thông: Ví dụ về một quy trình quy hoạch giao thông đô thị 3
  5. Quy hoạch mạng lưới đường TS. Chu Công Minh Xác lập mục tiêu Thu thập số liệu Phương pháp phân tích Dự đoán Thiết lập phương án Đánh giá Thực thi Hình 1.1 Quy trình quy hoạch giao thông đô thị 1.3.1 Xác lập mục tiêu (Formulation of goals and objectives): - Xác định mục đích của việc làm quy hoạch, các việc cần làm, thời gian hoàn thành; - Xác định các vấn đề (problems) và các ràng buộc (constrains); Ví dụ: Mục đích chung (goal): Cải tạo an toàn giao thông; Mục đích chi tiết (objectives): - Giảm thiểu tai nạn giao thông; - Giảm chấn thương và tử vong do tai nạn giao thông; - Tăng cường an toàn giao thông cho từng đối tượng sử dụng đường. 1.3.2 Thu thập số liệu (Inventory): - Thu thập số liệu (data collection); - Quan trắc (survey). Thu thập số liệu thích hợp: Dân số: Thành phần và số lượng; Sử dụng đất: Quỹ đất dành cho giao thông vận tải, công nghiệp, thương mại,… 4
  6. Quy hoạch mạng lưới đường TS. Chu Công Minh Kinh tế - xã hội: thu nhập, lực lượng lao động, số lượng xe máy, ôtô đăng ký (car ownership) Kiểu đi lại: Như thế nào, ở đâu, khi nào, … Quan trắc tình hình hiện tại và cách ứng xử của người sử dụng đường (driver behavior) Kiểu đường: Đường cao tốc, đường nội bộ, … Quan trắc vận tốc; Điều tra tai nạn; Quan trắc đỗ xe; Quan trắc hệ thống tín hiệu đèn. 1.3.3 Phương pháp phân tích (Analytical methods) - Phân tích số liệu; - Phát triển mô hình phù hợp hệ thống giao thông hiện tại và tương lai. Sử dụng thông tin từ bước 2 để phát triển các mô hình; Sử dụng các mô hình để dự đoán nhu cần giao thông trong tương lai. 1.3.4 Dự đoán (Forecasting) - Dự đoán tình hình tương lai; - Yêu cầu: Dự đoán về dân số, các hoạt động kinh tế, xã hội, .. Thông thường,năm tính toán (target year) là 5 – 20 năm. 1.3.5 Thiết lập phương án (Formulating of alternative plans) Nhiều phương án được đưa ra để so sánh, đánh giá trên cơ sở đó lựa chọn một phương án phù hợp nhất. 1.3.6 Đánh giá (Evaluation) - Trình bày các phương án; - Đánh giá các phương án: Khảo sát và thử tất cả các phương án nhẳn chọn ra phương án tốt nhất thỏa mãn mục tiêu để ra như tính khả thi về kỹ thuật và kinh tế, môi trường và xã hội. 1.3.7 Thực thi (Implementation) Dự trù kinh phí hoạt động: Thiết kế chi tiết; Đấu thầu; Tài chính. 1.4 Mô hình mạng lưới đường Sơ đồ hay mô hình mạng lưới đô thị phụ thuộc vào điều kiện địa hình, điều kiện lịch sử phát triển của đô thị. Mạng lưới đường đô thị thường có các dạng sơ đồ sau: 5
  7. Quy hoạch mạng lưới đường TS. Chu Công Minh vòng xuyên tâm, hình nan quạt, bàn cờ, bàn cờ chéo, hỗn hợp nhiều dạng và sơ đồ tự do. 1.4.1 Mô hình vòng xuyên tâm Thường thấy ở các đô thị cổ châu Âu như Moscow, Paris, Lyon, London… Đặc điểm: các đường hướng tâm nối trung tâm với các khu phố xung quanh. Các đường vòng đai nói liền với các khu vực của đô thị với nhau và sử dụng cho vận tải quá cảnh. Ưu điểm: Liên hệ giữa các khu phố với nhau và giữa các khu phố với trung tâm được thuận tiện và thời gian chuyến đi ngắn Nhược điểm: Luồng giao thông vào trung tâm thành phố thường tập trung lớn, gây khó khăn cho việc tổ chức giao thông, bố trí các gara, nơi đỗ xe… Hình 1.2 Mạng lưới đường ở thủ đô London như hình vòng tròn xuyên tâm 1.4.2 Mô hình nan quạt Thường gặp tại các đô thị nằm ven bờ biển, ven sông, ven hồ Đặc điểm: Là một nửa của sơ đồ vòng xuyên tâm, gồm các đường hướng tâm và các đường đai (đường ngang) bao quanh khu trung tâm nối liên các khu phố với nhau và với khu trung tâm. 6
  8. Quy hoạch mạng lưới đường TS. Chu Công Minh Mô hình mạng lưới đường kiểu này co các ưu và nhược điểm của mô hình vòng xuyên tâm. Hình 1.3 M¹ng l−íi ®−êng ë thñ ®« Moscow nh− h×nh nan qu¹t 1.4.3 Mô hình ô bàn cờ Thường gặp ở nhiều đô thị nước Mỹ như Chicago, Newyork, Rangun, thành phố Hồ Chí Minh… Đặc điểm: Các đường phố vuông góc với nhau chia các khu phố thành các hình chữ nhật hoặc hình vuông. Ưu điểm: Đơn giản, thuận tiện cho việc quy hoạch xây dựng nhà cửa, công trình và tổ chức giao thông, không gây căng thẳng giao thông ở khu trung tâm Nhược điểm: Đường đi thực tế kéo dài nhiều so với đường chim bay, tăng 20-30% so với sơ đồ vòng xuyên tâm đơn điệu về mạng lưới. 7
  9. Quy hoạch mạng lưới đường TS. Chu Công Minh Hình 1.4 M¹ng l−íi ®−êng ë thµnh phè San Francisco nh− « bµn cê 1.4.4 Mô hình ô bàn cờ chéo Tương tự như mô hình ô bàn cờ người ta thêm các đường chéo hướng vào khu trung tâm để giảm khoảng cách đi lại giữa các khu vực với nhau và từ các khu vực vào khu trung tâm. Ưu điểm: Khắc phục được các nhược điểm của mô hình ô bàn cờ Nhược điểm: Phân chia khu phố thành nhiều ô tam giác gây khó khăn cho quy hoạch xây dựng nhà cửa, xuất hiện các ngã sáu, bảy, tám làm cho việc tổ chức giao thông phức tạp hơn. 8
  10. Quy hoạch mạng lưới đường TS. Chu Công Minh Hình 1.5 M¹ng l−íi ®−êng ë thµnh phè Chicago nh− « bµn cê « chÐo 1.4.5 Mô hình hỗn hợp Đây là sự kết hợp giữa mô hình vòng xuyên tâm và mô hình ô bàn cờ. Mô hình này có mạng lưới đường phố thao dạng ô bàn cờ trong khu trung tâm và hướng tam ra phía ngoài. Ưu điểm: Giảm bớt được lượng giao thông lớn tập trung về một điểm, đồng thời khoảng cách đi các hướng cũng được rút ngắn. Hình 1.6 M« h×nh hçn hîp 9
  11. Quy hoạch mạng lưới đường TS. Chu Công Minh Hình 1.7 M¹ng l−íi ®−êng ë thñ thñ ®« Berlin nh− « bµn cê, cê, vßng trßn xuyªn t©m hçn hîp 1.4.6 Mô hình tự do Hướng của các đường phố tự do tuỳ theo điều kiện địa hình, điều kiện phân bố khu dân cư, khu công nghiệp… với mục đích đảm bảo đi lại tiện lợi và giá thành hạ. 10
  12. Quy hoạch mạng lưới đường TS. Chu Công Minh Hình 1.8 Mạng lưới đường ở thủ đô Bangkok 1.5 Lựa chọn mô hình mạng lưới đường Bảng 1.1 Đề xuất một số mô hình mạng lưới đường chủ yếu trong từng khu chức năng TT Khu chức năng Loại đường Dạng mạng lưới giao thông Phương án 1 Phương án 2 1 Khu trung tâm thươg Đường phố chính cấp 1,2 Dạng hướng tâm Dạng hướng mại CBD tâm có vành đai 2 Khu công nghiệp nhẹ, Đường phố chính cấp 2, Dạng hỗn hợp Dạng nan quạt tiểu công nghiệp đường khu vực 3 Khu dân cư Đường phố chính cấp 2, Dạng bàn cờ Dạng hỗn hợp đường khu vực, đường nội bộ 4 Khu công nghiệp nặng Đường khu vực, đường nội Dạng bàn cờ Dạng hỗn hợp bộ 11
  13. Quy hoạch mạng lưới đường TS. Chu Công Minh 5 Khu vui chơi giải trí Đường phố chính cấp 2, Dạng tự do Dạng hỗn hợp đường khu vực, đường nội bộ 6 Khu vực cơ sở hạ tầng Đường phố chính cấp 2, Dạng bàn cờ Dạng hỗn hợp xã hội đường khu vực, đường nội bộ 7 Khu nông nghiệp Đường cao tốc, đường khu Dạng bàn cờ Dạng hỗn hợp vực, đường nội bộ 8 Khu ngoại thành Đường cao tốc, đường khu Dạng hỗn hợp Dạng tự do vực, đường nội bộ Nguyên tắc chung để chọn phương án tối ưu là căn cứ vào điều kiện cụ thể về địa hình, về các yêu cầu quy hoạch chung sự phân bố các khu chức năng đô thị (khu công nghiệp, dân cư, thương mại..) để đưa ra các luận chứng về kinh tế, kỹ thuật, kiến trúc… Tuy nhiên về tiêu chuẩn giao thông có thể đánh giá một cách tương đối thông qua các chỉ tiêu đánh giá như sau. 1.6 Các chỉ tiêu đánh giá mạng lưới đường đô thị Cụ thể sử dụng một số chỉ tiêu cụ thể sau để đánh giá. 1.6.1 Hệ số gãy khúc: Hệ số gãy được tính bằng tỷ số của tổng chiều dài đường đi thực tế các điểm của mạng lưới đường phố chia cho tổng khoảng cách giữa chúng theo đường chim bay. Sơ đồ mạng lưới được xem là hợp lý nếu hệ số gãy < 1,15, trung bình từ 1,15 đến 1,25 không hợp lý nếu > 1,25. Cần lưu ý là ngay về mặt giao thông vận tải mà xét thì chỉ tiêu hệ số gãy chưa xét được các yếu tố về lượng xe chạy theo các hướng và địa hình do đó chỉ mang tính gần đúng. 1.6.2 Mật độ lưới đường chính: δ= ∑l (Km/km2) ∑F Với ∑l : Tổng chiều dài đường chính; ∑ F: Diện tích đô thị. Khi mật độ đường chính lớn thì giao thông thuận tiện, nhưng nếu quá lớn thì một mặt tăng vốn đầu tư vào xây dựng đường xá, mặt khác số đường giao nhau tăng lên làm ảnh hưởng tốc độ xe chạy và khả năng thông xe của đường. Ngược lại, nếu mật độ nhỏ, xe cộ phải đi lại vòng vèo, mất nhiều thời gian. Thông thường, người ta cho 12
  14. Quy hoạch mạng lưới đường TS. Chu Công Minh rằng khoảng cách hợp lý giữa các tuyến đường chính khoảng 800m – 1000m. Khi đó, mật độ đường chính 2 – 2.5 km/km2. Khi ấn định mật độ đường chính, cần chú ý: Khu vực trung tâm đô thị, giao thông tập trung, mật độ đường chính có thể lớn hơn so với khu vực xung quanh và ngoại ô. Đối với đô thị nhỏ và trung bình, mật độ đường chính thường nhỏ hơn so với đô thị lớn. Bảng 1.2 Mật độ đường chính theo quy mô đô thị Quy mô dân số
  15. Quy hoạch mạng lưới đường TS. Chu Công Minh m : Mật độ nhân khẩu (người/m2). Theo quy định của Trung Quốc, λ= 6 – 10 m2/người dùng cho thời gian trước mắt (5 – 10 năm), λ= 11 – 14 m2/người dùng cho tương lai (15 – 20 năm). Ở Hà Nội, đường nội thành chỉ đạt λ= 3.38 m2/người. 14
  16. Quy hoạch mạng lưới đường TS. Chu Công Minh CHƯƠNG 2 CÁC MÔ HÌNH QUY HOẠCH GIAO THÔNG Mục tiêu cuối cùng của mô hình giao thông là xác định lưu lượng giao thông trong i, j ,k tương lai: V p , m , r (t ) Từ điểm đi i (origin i) đến điểm đến j bởi nhóm k cho mục đích p dùng phương tiện m bằng đường r ở năm t. Có thể được viết lại như sau: V pi ,, mj ,,kr (t ) = D ip,,jm, k, r (t ) . S ip,,jm,k,r (t ) Với D là hàm nhu cầu, S là hàm cung cấp hay mức độ phục vụ (level of service) ứng với nhu cầu cho trước: D ip,,jm, k, r (t ) = S ip,,jm,k,r (t ) . A(t ) A(t) là hàm hoạt động, biểu diễn bởi: A(t) = Ap(t) .Ii(t) .Rr(t) .Ee(t) .Un(t) Pp(t) hệ số về dân số; Ii(t) hệ số về công nghiệp; Rr(t) hệ số về dân cư; Ee(t) hệ số công việc; Un(t) hệ số sử dụng đất. Hiện tại, có hai dạng mô hình được sử dụng để xác định lưư lượng giao thông: mô hình trực tiếp và mô hình gián tiếp. Ở dạng thứ nhất, hàm nhu cầu được dự đoán bằng 1 bước duy nhất. Ở dạng thứ hai, lưu lượng xe trong tương lai được đánh giá theo nhiều bước liên tiếp, nổi tiếng nhất trong mô hình này là phương pháp bốn bước (four-step model). 2.1 Mô hình trực tiếp Một lý thuyết liên quan đến nhu cầu đi lại đề nghị rằng người đi đường lựa chọn đi lại một cách đồng thời chứ không theo một chuỗi các bước liên tiếp, do đó mô hình dự báo phải xây dựng dựa trên lý thuyết trên. Công thức Quandt and Baumol xác định nhu cầu đi lại liên thành phố như sau: C IJK a 4 H D QIJK = a0 ( PI ) a1 ( PJ ) a 2 (C IJ * ) a 3 ( ) ( H IJ * ) a 5 ( IJK ) a 6 ( IJK ) a 7 (YIJ ) a 8 C IJ * H IJ * DIJ * 15
  17. Quy hoạch mạng lưới đường TS. Chu Công Minh Ở đây: QIJK : Lưu lượng đi lại giữa thành phố J và J theo phương tiện K PJ , PJ : Dân số của I và J CIJ* : Chi phí đi lại tối thiểu giữa I và J CIJK : Chi phí đi lại giữa I và J bằng phương tiện K HIJ : Thời gian đi lại tối thiểu giữa I và J HIJK : Thời gian đi giữa I và J bằng phương tiện K DIJ* : Tần suất khởi hành của phương tiện được sử dụng nhiều nhất DIJK : Tần suất khởi hành của phương tiện K YIJ : Tỉ lệ thu nhập trung bình giữa I và J a0...a8 : Các tham số xác định • Mô hình này, phương trình nhu cầu phát sinh đồng thời cũng là nhu cầu phân bổ, sử dụng các biến số về đặc điểm sử dụng đất (dân số), đặc điểm kinh tế xã hội (thu nhập), và đặc tính sử dụng các phương tiện vân tải giữa các vùng (chi phí, thời gian đi lại, tần suất phục vụ) để xác định nhu cầu theo từng phương thức vận tải giữa các vùng (QIJK). • Với các đô thị lớn, việc xác định và ứng dụng mô hình 1 bước là không khả thi. Mô hình 1 bước với quá trình tính toán đơn giản có thể sử dụng ở những khu vực có số lượng vùng ít và mạng lưới giao thông không quá phức tạp, được sử dụng phổ biến để tính toán lượng cầu phản ứng nhanh. 2.2 Mô hình dự báo nhu cầu 4 bước Theo mô hình 4 bước, các yếu tố cơ bản tác động đến hành vi giao thông được liệt như sau: 1. Quyết định đi lại với một mục đích nhất định(nhu cầu phát sinh) 2. Lựa chọn nơi đến (phân bổ nhu cầu) 3. Lựa chọn phương tiện vận tải (lựa chọn phương tiện) 4. Lựa chọn tuyến hoặc đường đi (xác định mạng lưới) Hình 2.1 sẽ minh hoạ các bước dự báo nhu cầu đi lại. Trong mô hình này đầu ra của một bước là đầu vào của bước tiếp theo. Trong mỗi bước các biến độc lập và các biến phụ thuộc sẽ được sử dụng. 16
  18. Quy hoạch mạng lưới đường TS. Chu Công Minh Đặc điểm KTXH và sử dụng đất Nhu cần phát sinh Phân bổ nhu cầu Đặc điểm của hệ thông GTVT Chọn lựa phương tiện Xác định mạng lưới Lợi ích trực tiếp của người sử dụng Hình 2.1 Quy trình dự báo nhu cầu vận tải 4 bước Nhaän xeùt: • Nhieàu quan ñieåm choáng laïi quy trình döï baùo nhu caàu 4 böôùc truyeàn thoáng. Ngöôøi ta cho raèng chuùng khaù coàng keành, toán keùm vaø ñoøi hoûi moät khoái löôïng döõ lieäu lôùn; • ÔÛ nhöõng thôøi ñieåm nhaát ñònh, moâ hình naøy phuï thuoäc vaøo soá lieäu cuûa caùc phaàn khaùc, vaø keát quaû ñaït ñöôïc bôûi qui trình tính toaùn böôùc laëp chöù khoâng phaûi moät nghieäm toái öu tröïc tieáp; • Sai soá taïi moãi böôùc tính toaùn seõ aûnh höôûng ñeán caùc böôùc tieáp theo vì ñaàu ra cuûa moät böôùc seõ laø ñaàu vaøo cuûa moät böôùc keá noù; • Nhu caàu vaän taûi phaùt sinh laø khoâng phuï thuoäc vaøo ñaëc ñieåm cuûa cung vaän taûi vaø caùc tieán boä veà maët coâng ngheä vaän taûi…; • Maëc daàu coù caùc nhöôïc ñieåm nhö vaäy moâ hình döï baùo naøy vaãn ñöôïc söû duïng phoå bieán, lyù do cô baûn nhaát laø moâ hình naøy ñaõ qua nhieàu thöû nghieäm thaønh coâng vaø phöông phaùp xaùc ñònh ñöôïc xaây döïng raát hoaøn chænh. Quaù trình döï baùo 4 böôùc noùi chung ñöôïc söû duïng nhö moät phöông phaùp chuû yeáu cho ñeán ngaøy nay. 17
  19. Quy hoạch mạng lưới đường TS. Chu Công Minh Bieåu thöùc toaùn hoïc: Oi = αx A(t)x DJ = ßx A(t)x Xaùc ñònh nhu caàu V(t)ij = δij Oi(t) Dj(t) Phaân boå nhu caàu V(t)ijm = φijm V(t)ij Löïa choïn phöông thöùc V(t)ijmr = φijmr V(t)ijm Xaùc ñònh maïng löôùi 2.3 Sơ lược về dữ liệu cần thiết để xây dựng mô hình Thu thập một số lượng lớn dữ liệu là việc rất cần thiết nhằm xây dựng mô hình dự báo nhu cầu giao thông. Dữ liệu sử dụng cho mô hình được phân loại sơ lược bao gồm từ việc định nghĩa vùng nghiên cứu, xác định các thông tin chi tiết về hệ thống mạng lưới đường, … và được chia làm bốn nhóm như sau: • Vùng nghiên cứu • Các hoạt động đô thị • Hệ thống mạng lưới đường • Nhu cầu đi lại Từ những kiến thức có được về 4 nhóm trên, các chuyên gia quy hoạch giao thông sẽ xây dựng một hệ thống dữ liệu cần thiết để tiến hành quy trình dự báo nhu cầu giao thông. 2.3.1 Vùng nghiên cứu: Định nghĩa ranh giới vùng nghiên cứu: Trước khi tiến hành quá trình dự báo nhu cầu giao thông, người làm công tác quy hoạch phải nắm rõ vùng nghiên cứu là gì. Vùng nghiên cứu có thể bao gồm cả những vùng đã, đang và chưa phát triển trong vòng 20, 30 năm tới, phụ thuộc vào mục đích quy hoạch. Ranh giới của vùng nghiên cứu được xác định thông qua mục đính quy hoạch, dựa trên ranh giới tự nhiên, mức độ phát triển, điều kiện chính trị, … Phân chia vùng nghiên cứu: Vùng nghiên cứu được chia ra thành nhiều vùng nhỏ nhằm hỗ trợ nhà quy hoạch nối kết thông tin về các hoạt động, nhu cầu vận tải, nhu cầu sử dụng đất trong vùng cần nghiên cứu. Trong quy hoạch giao thông, các vùng nhỏ này được gọi đơn giản là vùng (Zone). Không có quy định cụ thể về kích thước của mỗi vùng, nó phụ thuộc vào mật độ dân số hoặc điều kiện phát triển tự nhiên. Ở khu vực trung tâm thành phố (CBD), các vùng có thể có kích thước rất nhỏ như chỉ vài dãy nhà, nhưng các vùng ở xa khu vực trung tâm, kích thước mỗi vùng có thể lên đến hơn 20km2. Với vùng nghiên cứu có số dân hang triệu người, có thể được chia ra chi tiết đến 600 – 800 vùng. Mô hình HOUTRANS cho khu vực phát triển vùng bao gồm thành phố Hồ Chí Minh và một vài tỉnh lân cận có 270 vùng. Thông thường, việc phân chia các vùng dựa trên việc đồng nhất về các hoạt động xã 18
  20. Quy hoạch mạng lưới đường đư TS. Chu Công Minh hội, ví dụ như vùng này là khu dân ccư, vùng kia la khu thương ương mmại, khu công nghiệp, … và ranh giớii giữa gi các vùng thường được dựaa trên ranh giới gi tựu nhiên, đường xá, địa giớii các quận, qu huyện, phường, xã, … Vùng Vùng nghiên cứu c Hình 2.2 Vùng và ranh giới vùng 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2