intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quy trình nghiên cứu và bảo vệ luận văn Thạc sỹ - TS. Đặng Ngọc Đức

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:18

490
lượt xem
52
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Quy trình nghiên cứu và bảo vệ luận văn Thạc sỹ của TS. Đặng Ngọc Đức sau đây sẽ giúp cho các bạn biết rõ hơn về cách chọn đề tài nghiên cứu luận văn, cách tạo đề cương chi tiết của luận văn, báo cáo kết quả nghiên cứu luận văn Thạc sỹ, quy trình báo cáo kết quả nghiên cứu luận văn, quy trình bảo vệ luận văn chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quy trình nghiên cứu và bảo vệ luận văn Thạc sỹ - TS. Đặng Ngọc Đức

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Viện Ngân hàng- Tài chính Quy trình nghiên cứu và bảo vệ luận văn thạc sỹ TS. Đặng Ngọc Đức Phó Viện trưởng thường trực
  2. Về quy trình nghiên cứu và bảo vệ luận văn thạc sỹ  Cơ sở xây dựng và phạm vi áp dụng • Quy trình được xây dựng trên cơ sở Đề án đổi mới quy trình nghiên cứu và bảo vệ luận văn thạc sỹ chủ trì bởi Viện Đào tạo Sau Đại học năm 2011 và sự đồng thuận của Viện Ngân hàng - Tài chính, trường Đại học Kinh tế Quốc dân • Áp dụng cho chương trình đào tạo thạc sỹ ngành Tài chính - Ngân hàng từ năm 2012 đến khi có quy trình mới thay thế theo quyết định của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân  Nội dung quy trình 1. Chọn đề tài và các hướng nghiên cứu 2. Đăng ký giảng viên hướng dẫn và tên đề tài luận văn 3. Xây dựng đề cương chi tiết 4. Nghiên cứu và hoàn thiện luận văn 5. Báo cáo kết quả nghiên cứu 6. Bảo vệ luận văn chính thức
  3. Chọn đề tài nghiên cứu luận văn  Yêu cầu của đề tài • Đề tài luận văn là một vấn đề cụ thể thuộc lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng • Đề tài có nền tảng cơ sở lý luận vững chắc, cơ sở thực tế và mục đích nghiên cứu rõ ràng  Hướng nghiên cứu 1. Những vấn đề về quản lý nhà nước đối với hệ thống tài chính 2. Những vấn đề về hoạt động của các định chế tài chính trung gian 3. Những vấn đề về hoạt động tài chính của doanh nghiệp 4. Những vấn đề về hoạt động tài chính quốc tế 5. Những vấn đề về hoạt động của thị trường chứng khoán 6. Những vấn đề về hoạt động tài chính công
  4. Hướng nghiên cứu 1: Quản lý nhà nước đối với hệ thống tài chính Vai trò quản lý nhà nước đối với hệ thống tài chính Các mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống tài chính Chính sách tài khóa Chính sách tiền tệ Mô hình tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Trung ương Mô hình tổ chức và hoạt động của Kho bạc Nhà nước Cơ chế, chính sách và các vấn đề quản lý nhà nước về tài chính đối với các lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế - xã hội
  5. Hướng nghiên cứu 2: Hoạt động của các định chế tài chính trung gian Mô hình tổ chức và hoạt động cơ bản của các ngân hàng thương mại • Quản trị các hoạt động cơ bản ngân hàng thương mại • Quản trị rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại • Hoạt động tài chính của ngân hàng thương mại • Hoạt động ngân hàng quốc tế và tài trợ ngoại thương • Hoạt động ngân hàng bán buôn và bán lẻ • Mua bán sáp nhập các ngân hàng thương mại Hoạt động ngân hàng đầu tư Hoạt động của ngân hàng phát triển Hoạt động ngân hàng chính sách – xã hội Mô hình tổ chức và hoạt động của các tổ chức tài chính phi ngân hàng
  6. Hướng nghiên cứu 3: Hoạt động tài chính của doanh nghiệp Mô hình tổ chức và hoạt động tài chính của các loại hình doanh nghiệp Vốn và nguồn vốn của các doanh nghiệp Hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp Các giải pháp tài chính nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp Cơ cấu vốn tối ưu của doanh nghiệp Hoạt động đầu tư và thẩm định dự án đầu tư Định giá doanh nghiệp, cổ phần hóa, mua bán sáp nhập các doanh nghiệp
  7. Hướng nghiên cứu 4: Hoạt động tài chính quốc tế Hoàn thiện về cơ chế, chính sách tài chính quốc tế • Chính sách tỷ giá • Quản lý ngoại hối và dự trữ quốc tế • Nợ nước ngoài và quản lý nợ nước ngoài • Sự di chuyển vốn giữa các nước Hoạt động đầu tư quốc tế: Đầu tư trực tiếp và gián tiếp Hoạt động của các công ty đa quốc gia Hoạt động của thị trường ngoại hối Hoạt động tài chính quốc tế của các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính phi ngân hàng và các doanh nghiệp 
  8. Hướng nghiên cứu 5: Hoạt động của thị trường chứng khoán Hoàn thiện về cơ chế quản lý đối với các hoạt động của thị trường chứng khoán Phát triển hoạt động của thị trường chứng khoán • Hoạt động phát hành và giao dịch chứng khoán • Phân tích cơ bản và định giá chứng khoán • Các dịch vụ phụ trợ giao dịch chứng khoán • Cáo bạch thị và đảm bảo chất lượng thông tin trên thị trường chứng khoán • Quốc tế hóa hoạt động của thị trường chứng khoán Các định chế tài chính tham gia vào hoạt động của thị trường chứng khoán Đầu tư chứng khoán và hành vi của các nhà đầu tư Quản trị rủi ro trong đầu tư và kinh doanh chứng khoán
  9. Hướng nghiên cứu 6: Hoạt động tài chính công Hoàn thiện về cơ chế và chính sách tài chính công Chính sách thu – chi và cân bằng Ngân sách Nhà nước Hoàn thiện chính sách thuế Chi tiêu công và quản lý chi tiêu công Hoàn thiện cơ chế và chính sách quản lý chi tiêu cho các lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế xã hội Quản lý công sản Thuế quốc tế Tín dụng nhà nước Nợ công và quản lý nợ công
  10. Đăng ký giảng viên hướng dẫn và đề tài luận văn Học viên cao học tự đăng ký lựa chọn giảng viên hướng dẫn theo quy định Danh sách và thông tin về giảng viên đủ tiêu chuẩn tham gia hướng dẫn trên website của Viện Đào tạo sau đại học và Viện Ngân hàng – Tài chính ( www.sbf-neu.edu.vn) Học viên cần trao đổi với giảng viên hướng dẫn dự kiến về đề tài và đề cương chi tiết Lập danh sách đăng ký giảng viên hướng dẫn và tên đề tài theo lớp để Viện Ngân hàng – Tài chính và Viện Sau Đào tạo sau đại học đề xuất Trường quyết định tên đề tài và giảng viên hướng dẫn
  11. Đề cương chi tiết  Đề cương chi tiết là bản thuyết minh về luận văn cao học bao gồm phần mở đầu, nội dung, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục (nếu có). Đề cương cần được trao đổi và phê duyệt hay xác nhận của giảng viên hướng dẫn chính thức  Phần mở đầu: Giới thiệu khái quát về luận văn: Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu của luận văn  Nội dung: Bao gồm các chương, đảm bảo cơ sở lý luận, phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp, kiến nghị • Có thể kết cấu truyền thống (3 chương) hay kết cấu tùy theo đề tài lựa chọn và phương pháp nghiên cứu khoa học được lựa chọn • Đảm bảo mức độ chi tiết để giảng viên có thể góp ý hoàn thiện  Phần kết luận: Kết luận và khẳng định về vấn đề đã nghiên cứu, đồng thời dự kiến những nghiên cứu tiếp theo  Danh mục tài liệu tham khảo: Những tài liệu được sử dụng để nghiên cứu và hỗ trợ nghiên cứu hoàn thành luận văn
  12. Nghiên cứu và hoàn thành bản thảo luận văn  Trên cơ sở đề cương chi tiết đã được phê duyệt, học viên thu thập số liệu, tài liệu để thực hiện quá trình nghiên cứu và hoàn thành bản thảo luận văn  Trình bày luận văn  Sử dụng phương pháp viết luận: tránh sao chép, liệt kê và hạn chế mô tả và sử dụng “văn nói”  Tên chương và các đề mục ngắn gọn song phải đảm bảo khái quát nội dung trình bày và được đánh số theo quy định  Kiểu chữ, cỡ chữ, khoản cách dòng và kích thước trang và đánh số trang theo quy định  Trình bày các sơ đồ, đồ thị, bảng số liệu, v.v..., theo quy định  Trích dẫn nguồn số liệu và tài liệu tham khảo và chú thích theo quy định  Trình bày các trang bìa và đóng luận văn theo quy định  Bản thảo luận văn sau khi hoàn thành phải được giảng viên hướng dẫn đọc và góp ý kiến để bổ sung và hoàn thiện  Học viên học viên có trách nhiệm hoàn thiện theo sự góp ý của giảng viên hướng dẫn hoặc giải trình về việc bảo lưu ý kiến để được đề xuất cho phép báo cáo kết quả nghiên cứu
  13. Báo cáo kết quả nghiên cứu luận văn thạc sỹ  Để làm thủ tục báo cáo kết quả nghiên cứu học viên cần những văn bản: • Quyết định về đề tài và giảng viên hướng dẫn • Văn bản đề nghị của giảng viên hướng dẫn • Bản thảo luận văn  Trưởng các Bộ môn (của giảng viên hướng dẫn hoặc được Viện Ngân hàng – Tài chính chỉ định) sẽ lập danh sách Hội đồng và tổ chức cho học viên báo cáo kết quả nghiên cứu  Học viên báo cáo kết quả nghiên cứu, tiếp nhận ý kiến đóng góp của các thành viên Hội đồng tham gia (ký tên vào danh sách tham dự hội đồng)  Ý kiến đánh giá kết quả nghiên cứu của học viên được được ghi chép vào biên bản, có chữ ký của Chủ tịch và ủy viên Thư ký Hội đồng  Học viên sửa chữa hoàn thiện luận văn theo ý kiến đóng góp của các thành viên hội đồng, trực tiếp với học viên và ghi trong Biên bản
  14. Quy trình báo cáo kết quả nghiên cứu luận văn Giảng viên hướng dẫn THUỘC Viện Ngân hàng - Tài chính (1) Học viên Trưởng bộ môn ( 2) (1)Học viên nộp bản thảo luận văn đã hoàn thiện theo ý kiến của giảng  viên  hướng dẫn và hồ sơ đề nghị báo cáo kết quả nghiên cứu luận văn  thạc  sỹ  cho  Trưởng  Bộ  môn  của  giảng  viên  hướng  dẫn  (hồ  sơ  gồm:  Quyết định,  bản thảo luận văn và văn bản đề nghị cho phép báo cáo kết quả  nghiên cứu luận văn thạc sỹ của giảng viên hướng dẫn) (2)Trưởng Bộ môn lập danh sách và học viên gửi bài, thông báo thời gian,  địa điểm cho các thành viên Hội đồng theo danh sách    
  15. Quy trình báo cáo kết quả nghiên cứu luận văn Giảng viên hướng dẫn KHÔNG THUỘC Viện Ngân hàng - Tài chính (1) (2) Học viên (4) Văn phòng Lãnh đạo Viện (3) Viện NH-TC NH-TC (5) Bộ môn (1) Học viên nộp bản thảo luận văn đã hoàn thiện và hồ sơ đề nghị báo cáo kết quả  nghiên cứu cho  Văn phòng Viện NH­TC  (hồ sơ gồm: Quyết định, bản thảo  luận văn, đề xuất của giảng viên hướng dẫn) (2) Văn phòng Viện NH­TC nộp hồ sơ cho Lãnh đạo Viện để chỉ định Bộ môn thành  lập Hội đồng và tổ chức cho học viên báo cáo kết quả nghiên cứu luận văn thạc  sỹ (3) Lãnh đạo Viện NH­TC chuyển hồ sơ cho Văn phòng Viện (4) Văn phòng Viện chuyển cho học viên để nộp cho Trưởng Bộ môn được chỉ định  thành lập Hội đồng báo cáo kết quả nghiên cứu luận văn thạc sỹ cho học viên (5) Trưởng Bộ môn thành lập Hội đồng và học viên gửi bài thông báo cho các thành  viên Hội đồng báo cáo kết quả nghiên cứu luận văn
  16. Quy trình bảo vệ luận văn thạc sỹ cấp Trường  Để làm thủ tục bảo vệ luận văn cấp trường học viên cần có đủ những văn bản: • Quyết định giao đề tài và giảng viên hướng dẫn • Bản luận văn hoàn chỉnh bao gồm cả phần tóm tắt theo quy định • Văn bản đề nghị cho phép báo cáo kết quả nghiên cứu luận văn thạc sỹ của giảng viên hướng dẫn • Danh sách thành viên và Biên bản của Hội đồng báo cáo kết quả nghiên cứu luận văn thạc sỹ • Văn bản đề nghị cho phép bảo vệ luận văn thạc sỹ cấp Trường của giảng viên hướng dẫn • Các giấy tờ khác tùy theo yêu cầu của từng trường hợp cụ thể  Trưởng các Bộ môn (của giảng viên hướng dẫn hoặc người đã thành lập Hội đồng báo cáo kết quả nghiên cứu) sẽ đề xuất danh sách Hội đồng chấm luận văn cấp Trường gửi Lãnh đạo Viện NH-TC  Học viên nộp bản đề xuất danh sách Hội đồng của Trưởng Bộ môn và những văn bản nêu trên cho Văn phòng Viện NH-TC  Lãnh đạo Viện NH-TC thông qua và đề nghị Viện Đào tạo Sau đại học đề xuất Hiệu Trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ cấp Trường
  17. Quy trình bảo vệ luận văn chính thức Giảng viên hướng dẫn THUỘC Viện NH-TC Trưởng Bộ môn (1) (2) (3) (4) Học viên đã Văn phòng Lãnh đạo Viện (6) (5) hoàn thiện LV Viện NH-TC NH-TC (7) Viện Đào tạo sau đại học 1) Học viên nộp luận văn đã hoàn thiện và hồ sơ đề nghị bảo vệ luận văn cấp Trường cho  Trưởng Bộ môn của giảng viên hướng dẫn 2) Trưởng Bộ môn kiểm tra và đề xuất danh sách Hội đồng chấm luận văn cấp Trường 3) Học viên nộp hồ sơ cho Văn phòng Viện (hồ sơ gồm: Quyết định, bản luận văn hoàn  chỉnh gồm cả phần tóm tắt, biên bản và danh sách Hội đồng nghiệm thu kết quả  nghiên cứu luận văn thạc sỹ, đề nghị bảo vệ luận văn thạc sỹ cấp Trường của giảng  viên hướng dẫn và đề xuất danh sách Hội đồng chấm luận văn của Trưởng Bộ môn) 4) Văn phòng báo cáo Lãnh đạo Viện NH­TC để phê duyệt 5) Lãnh đạo Viện NH­TC phê duyệt và chuyển lại cho Văn phòng  6) Văn phòng Viện NH­TC trả lại hồ sơ hoàn chỉnh cho học viên 7) Học viên nộp hồ sơ cho Viện Đào tạo sau đại học
  18. Quy trình bảo vệ luận văn chính thức Giảng viên hướng dẫn KHÔNG THUỘC Viện NH-TC Trưởng Bộ môn đã thành lập HĐ báo cáo kết quả nghiên (1) cứu (2) (3) (4) Học viên đã hoàn Văn phòng Lãnh đạo Viện (6) (5) thiện LV Viện NH-TC NH-TC (7) Viện Đào tạo SĐH 1) Học viên nộp luận văn đã hoàn thiện và hồ sơ đề nghị bảo vệ luận văn cấp Trường cho  Trưởng Bộ môn đã thành lập Hội đồng báo cáo kết quả nghiên cứu luận văn 2) Trưởng Bộ môn kiểm tra và đề xuất danh sách Hội đồng chấm luận văn cấp Trường 3) Học viên nộp hồ sơ cho văn phòng Viện NH­TC (hồ sơ gồm: Quyết định, bản luận văn  hoàn chỉnh gồm cả phần tóm tắt biên bản và danh sách Hội đồng nghiệm thu kết quả  nghiên cứu luận văn thạc sỹ, đề nghị bảo vệ luận văn cấp Trường và Bản đề xuất Hội  đồng chấm luận văn cấp Trường của Trưởng Bộ môn) 4) Văn phòng báo cáo Lãnh đạo Viện NH­TC để phê duyệt 5) Lãnh đạo Viện NH­TC phê duyệt, chuyển hồ sơ cho Văn phòng Viện 6) Văn phòng Viện NH­TC chuyển hồ sơ cho học viên 7) Học viên nộp hồ sơ cho Viện sau đại học theo quy trình Viện sau đại học.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2