intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Sinh học 11 bài 36: Sự phát triển ở thực vật có hoa

Chia sẻ: NGUYEN KIM HUNG | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:30

481
lượt xem
58
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những tư liệu bài giảng về sự phát triển của thực vật có hoa nêu đầy đủ các kiến thức cơ bản về sự phát triển của thực vật, các nhân tố chi phối đến sự ra hoa của thực vật. Thông qua các bài giảng này mong rằng quý thầy cô sẽ có thêm những cách giảng dạy cuốn hút giúp các em học sinh nắm bài học hiệu quả nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Sinh học 11 bài 36: Sự phát triển ở thực vật có hoa

  1. NỘI DUNG BÀI HỌC I. PHÁT TRIỂN LÀ GÌ? II. NHỮNG NHÂN TỐ CHI PHỐI SỰ RA HOA III. MỐI QUAN HỆ GIỮA SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN IV. ỨNG DỤNG KIẾN THỨC VỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
  2. Quan sát đoạn phim và mô tả sự thay đổi của các cây trong chậu: Cli p Đoạn phim đã thể hiện quá trình gì của thực vật ?
  3. I. PHÁT TRIỂN LÀ GÌ? - Định nghĩa - Phát triển của cơ thể thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, bao gồm các quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể (rễ, thân, lá, hoa, quả).
  4. Quan sát hình và cho biết sự khác nhau giữa cây cà chua A và cây cà chua B: Cây ra hoa ở lá thứ mấy? II. NHỮNG NHÂN TỐ CHI PHỐI SỰ RA HOA Hình 36.1 a b
  5. 1. Tuổi của cây: Ở TV điều tiết sự ra hoa theo tuổi: - Không phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. - Tùy vào giống và loài, đến độ tuổi xác định thì cây ra hoa.
  6. 2. Nhiệt độ thấp và quang chu kì: Quan sát hình và trả lời câu hỏi:Tại sao một số loài hoa khi mang từ Đà Lạt hay từ miền Bắc về trồng ở miền Nam thì cây vẫn sống nhưng không ra hoa? Hoa anh đào Hoa bất tử Hình 36.2
  7. a. Nhiệt độ thấp: - Ở một số loài cây sự ra hoa phụ thuộc vào nhiệt độ thấp gọi là hiện tượng “xuân hóa”. - Nhiệt độ thấp do tự nhiên hoặc do nhân tạo.
  8. Bắt đầu thắp đèn Hình:36.3 20 ngày sau Quan sát và trả lời câu hỏi: Điều kiện cây Thanh Long ra hoa?
  9. b. Quang chu kì: - Quang chu kì là sự tương quan độ dài ngày và đêm. - Dựa vào phản ứng của thực vật với quang chu kì người ta chia làm 3 nhóm thực vật là: cây ngày dài, cây ngày ngắn và cây trung tính.
  10. Quan sát và mô tả hiện tượng ra hoa của 2 loại cây trong hình dưới đây? Cây ngày ngắn Cây ngày dài A Hình 36.4 B 
  11. - Cây ngày ngắn: Chỉ ra hoa trong điều kiện ngày ngắn có Thếchiếulà cây ngày ngắn? Cho ví dụ. độ nào sáng thấp hơn 12 giờ. Cây mía Hoa cúc Cà phê Thược dược
  12. - Cây ngày dài: Chỉ ra hoa trong điều kiện ngày dài có độ chiếu sáng cao hơn 12 giờ. Thế nào là cây ngày dài? Cho ví dụ. Dâu tây Thanh long Sen cạn
  13. - Cây trung tính: Đến độ tuổi là ra hoa, không phụ thuộc vào ngoại cảnh. Thế nào là cây trung tính? Cho ví dụ. Cây ngô Cà chua Hoa hướng dương
  14. Bảng phân loại cây theo quang chu kỳ: Tiêu chí Cây ngày ngắn Cây ngày dài Cây trung tính Điều kiện ra Chiếu sáng Chiếu sáng Ngày ngắn hoa < 12h > 12h và ngày dài Cà phê, mía, Lúa mì, Cà chua, Ví dụ thược dược, thanh long, ngô,hướng (đại diện) cúc... dâu tây,… dương…
  15. c. Phitôcrôm: - Là sắc tố cảm nhận quang chu kỳ - Là sắc tố cảm nhận kích thích ánh sáng, có vai trò đối với sự đóng mở khí khổng. Bản chất Dạng tồn tại Vai trò P660nm(P(đ)) - Làm hạt nảy mầm hấp thụ ánh sáng đỏ - Làm hoa nở Prôtêin Phitôcrôm là gì? - Mở khí khổng - Tham gia phản ứng P730nm(P(đx)) quang chu kì ở thực hấp thụ ánh sáng đỏ xa vật AS đỏ P(đ) AS đỏ xa P(đx)
  16. 3. Hoocmôn ra hoa: Em hãy dự đoán hoocmôn ra hoa được sinh ra từ đâu ? Quan sát và tìm điểm khác biệt giữa hai cây thu cúc trong hình 36.5
  17. 3.Hoocmôn ra hoa: - Ở điều kiện quang chu kì thích hợp, trong lá hình thành hoocmôn ra hoa (florigen). Hoocmôn này được vận chuyển vào đỉnh sinh trưởng của thân và cành  kích thích sự ra hoa.
  18. III. MỐI QUAN HỆ GIỮA SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN - Sinh trưởng và phát triển là hai mặt gắn bó chặt chẽ với nhau. + Sinh trưởng là cơ sở cho sự phát triển. + Phát triển là điều kiện cho sinh trưởng được tiếp tục. Hình 36.1
  19. IV. ỨNG DỤNG KIẾN THỨC VỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN 1. Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng. -Trong ngành trồng trọt: + Để thúc hạt hay củ nảy mầm sớm khi chúng đang ở trạng thái ngủ, có thể sử dụng hoocmon giberelin. + Trong việc điều tiết sinh trưởng của cây gỗ trong rừng,…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2