intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Sinh lý bệnh Quá trình viêm - BS. CK1. Đào Thanh Hiệp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:53

67
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Sinh lý bệnh Quá trình viêm" cung cấp cho người đọc những kiến thức như: đại cương; Những biến đổi chủ yếu trong viêm; Quan hệ giữa phản ứng viêm và cơ thể. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài giảng này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Sinh lý bệnh Quá trình viêm - BS. CK1. Đào Thanh Hiệp

  1. BS. CK1. Đào Thanh Hiệp
  2. 1. KHÁI NIỆM -Viêm là phản ứng của cơ thể tại mô liên kết (một loại mô có mặt ở mọi cơ quan) biểu hiện bằng sự thực bào tại chỗ, có tác dụng loại trừ tác nhân gây viêm và sửa chữa tổn thương, đồng thời kèm theo những biểu hiện bệnh lý -Viêm kèm theo thay đổi mạch máu, với sự tham gia của thần kinh, nhằm đưa các tế bào thực bào (trong lòng mạch) tới vị trí diễn ra phản ứng viêm (ngoài lòng mạch)
  3. -Viêm vừa là một phản ứng bảo vệ cơ thể chống lại yếu tố gây bệnh -Viêm vừa là phản ứng bệnh lý vì quá trình viêm gây ra tổn thương, hoại tử, rối loạn chức năng cơ quan…có thể ở mức độ nặng, nguy hiểm
  4. 2. NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM A. Nguyên nhân bên ngoài -Cơ học: sây sát, chấn thương…gây phá hủy tế bào, phóng thích ra những chất gây viêm nội sinh -Vậy lý: nhiệt độ cao gây tổn thương enzym, AND… -Hóa học: acid, kiêm, chất hóa học gây hủy hoại tế bào, phong bế enzym chủ yếu -Sinh học: nguyên nhân phổ biến, gồm virut, vi khuẩn, ký sinh trùng, đơn bào, đa bào…
  5. B. Nguyên nhân bên trong -Thiếu oxy tại chỗ, hoại tử mô, xuất huyết, tắc mạch -Có thể bị gây ra do phản ứng kết hợp kháng nguyên-kháng thể như: viêm cầu thận, viêm trong hiện tượng Arthus (là phản ứng viêm mạch máu cấp tính do phức hợp miễn dịch, xuất hiện sau khi tiêm kháng nguyên vào trong da của cơ thể đã mẫn )
  6. 3. PHÂN LOẠI (1)-Theo nguyên nhân: viêm nhiễm khuẩn và viêm vô khuẩn (2)-Theo vị trí: viêm nông, viêm sâu (3)-Theo dịch rỉ viêm: viêm thanh dịch ( dịch viêm giống huyết thanh), viêm tơ huyết (giống huyết tương), viêm mủ (chứa nhiều bạch cầu thoái hóa)
  7. (4)-Theo diễn biến: viêm cấp và viêm mạn  Cấp: vài phút-vài ngày, tiết dịch chứa nhiều protein huyết tương và xuất ngoại bạch cầu đa nhân trung tính  Mạn: vài ngày-vài thoáng hoặc năm, biểu hiện mô học là sự xâm nhập của lympho bào và đại thực bào
  8. -(5) Theo tính chất: Viêm đặc hiệu và viêm không đặc hiệu  Viêm đặc hiệu: do hiệu quả xấu của miễn dịch  Viêm không đặc hiệu: khác viêm đặc hiệu về cơ chế gây viêm, giống về bản chất
  9.  Tại ổ viêm, có bộ ba biến đổi sau đây: -Rối loạn tuần hoàn -Rối loạn chuyển hóa -Tổn thương mô và tăng sinh tế bào Chúng đan xen và liên kết chặt chẽ với nhau  Nếu ổ viêm lớn, còn có những biến đổi: -Các yếu tố từ ổ viêm vào máu: chất gây sốt, phản ứng acid -Toàn thân phản ứng với viêm: tăng số bạch cầu, tăng miễn dịch
  10. 1. RỐI LOẠN TUẦN HOÀN TẠI Ổ VIÊM 4 hiện tượng sau đây của rối loạn tuần hoàn - (1) Rối loạn vận mạch - (2) Tạo dịch rỉ viêm - (3) Bạch cầu xuyên mạch - (4) Hiện tượng thực bào
  11. A. Rối loạn vận mạch -Khi yếu tố gây viêm tác động, tại chỗ lần lượt có các hiện tượng (1) Co mạch (2) Sung huyết động mạch (3) Sung huyết tĩnh mạch (4) Ứ máu
  12.  (1) Co mạch: -Xảy ra rất sớm và rất ngắn -Có tính phản xạ, do thần kinh co mạch hưng phấn làm các tiểu động mạch co lại -Về sinh học là điều kiện để xãy ra chuỗi phản ứng dây chuyền tiếp theo: dãn tiểu động mạch, tạo sự sung huyết động mạch
  13.  (2) Sung huyết động mạch -Xảy ra sau co mạch -Đầu tiên là cơ chế thần kinh, sau đó được duy trì và phát triển bằng cơ chế thể dịch -Đó là sự giải phóng các enzym từ lysosom của tế bào chết, các hoạt chất trung gian từ mastocyt và bạch cầu (histamin, bradykinin, prostaglandin (PG), leucotrien-LT), các sản phẩm hoạt động thực bào của bạch cầu (protease, ion H+, K+…), các cytokin: TNF (tumor necrosis factor), IL-1 (interleukin-1)…, NO (nitric oxide của tế bào viêm hoạt hóa sinh ra.
  14. -Động mạch vi tuần hoàn dãn rộng, tăng lưu lượng và áp lực máu, làm cho mao mạch nghỉ trở lại hoạt động, chứa đầy máu -Biểu hiện bên ngoài cuả sung huyết động mạch: màu đỏ tươi, sự căng phồng (phù do tăng áp lực thủy tĩnh), đau và nóng -Sung huyết động mạch tạo điều kiện cho thực bào và chỉ mất đi khi kết thúc quá trình thực bào, cường độ thực bào thể hiện bằng mức độ sung huyết -Nhờ sung huyết động mạch, bạch cầu được cung cấp oxy, glucose, ATP dùng cho quá trình thoát mạch, di chuyển và thực bàonhiệt độ tại ổ viêm tăngnóng
  15.  (2) Sung huyết tĩnh mạch -Khi quá trình thực bào bắt đầu yếu đi, đưa đến giảm sung huyết động mạch, chuyển sang sung huyết tĩnh mạch -Các mao tĩnh mạch dãn rộng, máu chảy chậm khiến “trục tế bào” từ trung tâm dòng chảy nhòa với lớp huyết tương bao quanh. -Cơ chế là do thần kinh vận mạch bị tê liệt, các chất gây dãn mạch ứ lại nhiều hơn tại ổ viêm
  16. -Sung huyết tĩnh mạch biểu hiện trên lâm sàng bằng các dấu hiện: ổ viêm bớt nóng, từ màu đỏ tươi chuyển sang tím sẫm, phù chủ yếu do tăng tính thấm nên độ căng giảm, đau giảm, chuyển sang đau âm ỉ do hóa chất trung gian và ion H+, K+ tích lại -Vai trò của sung huyết tĩnh mạch là dọn sạch ổ viêm, chuẩn bị cho quá trình sửa chữa và cô lập ổ viêm, ngăn cản sự lan rộng của tác nhân gây viêm
  17.  (d) Ứ máu Cơ chế do: -Thần kinh vận mạch của huyết quản bị tê liệt, tác dụng của những chất dãn mạch như NO, histamin, PG. LT… làm tăng tính thấm đến mức máu quánh lại. Độ nhớt máu tăng rất cao tạo ma sát lớn -Bạch cầu bám vào thành mạch cản trở lưu thông máu -Tế bào nội mô hoạt hóa và phì đại, xuất hiện nhiều phân tử bám dính làm cho máu di chuyển khó khăn
  18. -Nước tràn vào mô kẽ gây phù, chèn ép vào thành mạch -Hình thành huyết khối gây tắc mạch  Hiện tượng ứ máu có vai trò cô lập ổ viêm, khiến yếu tố gây bệnh không thể lan rộng, đồng thời tăng cường quá trình sửa chữa
  19. B. Hình thành dịch rỉ viêm  Cơ chế hình thành dịch rỉ viêm Được hình thành do 3 yếu tố -Do tăng áp lực thủy tĩnh trong các mạch máu tại ổ viêm, gây phù tại ổ viêm -Do tăng áp lực keo: các chất có hoạt tính như ion H+, NO, Histamin, PG,… tác động vào thành mạch làm dãn các khe giữa tế bào nội mô thành mạch, làm tăng thấm mạch, gây thoát Protein, làm cho dịch rỉ viêm giàu Protein -Do tăng áp lực thẩm thấu trong ổ viêm, có vai trò gây phù trong giai đoạn ứ máu
  20.  Thành phần và tính chất dịch rỉ viêm Gồm 2 thành phần chủ yếu: (1) Các thành phần bình thường từ máu thoát ra như nước, muối, Protein huyết tương, các thành phần hữu hình của máu tích lại ổ viêm (2) Các chất mới được hình thành do rối loạn chuyển hóa và tổn thương mô
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2