intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - ĐH Phạm Văn Đồng (Phần 2)

Chia sẻ: Đồng Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:66

62
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Bài giảng Tài chính doanh nghiệp phần 2 bắt đầu từ chương 6 đến chương 9 cung cấp các kiến thức về chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm và phương pháp lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - ĐH Phạm Văn Đồng (Phần 2)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG<br /> KHOA KINH TẾ<br /> <br /> BÀI GIẢNG<br /> TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP<br /> – PHẦN 2<br /> (Dùng cho đào tạo tín chỉ)<br /> <br /> Người biên soạn: Th.S Nguyễn Thị Huyền<br /> <br /> Lưu hành nội bộ - Năm 2015<br /> <br /> Chương 6: CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ GIÁ THÀNH SẢN<br /> PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP<br /> 6.1. CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP<br /> 6.1.1. Khái niệm và nội dung chi phí sản xuất kinh doanh của doanh<br /> nghiệp<br /> 6.1.1.1 Khái niệm<br /> Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí nhất định.<br /> Trong đó chủ yếu là chi phí sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra còn có những chi phí có<br /> tính chất riêng biệt, không thường xuyên.<br /> Chi phí sản xuất kinh doanh liên quan đến công tác quản lý sản xuất kinh<br /> doanh của doanh nghiệp, có ảnh hưởng đến lợi nhuận và việc xác định giá cả sản<br /> phẩm, hàng hóa.<br /> Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ các khoản chi phí<br /> để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp được biểu hiện bằng<br /> tiền trong một thời kỳ nhất định.<br /> Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phân biệt chi phí và chi tiêu. Vì<br /> chi phí sản xuất kinh doanh trong thời kỳ không trùng với chi tiêu đầu tư kỳ đó. Có<br /> những khoản đã chi tiêu trong kỳ nhưng không được tính là chi phí sản xuất kinh<br /> doanh kỳ đó (chi phí trả trước) hoặc có những khoản chưa chi tiêu trong kỳ nhưng<br /> lại được tính là chi phí sản xuất kinh doanh kỳ đó (chi phí phải trả).<br /> Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao<br /> động vật hoá cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy, chỉ<br /> được tính là chi phí của kỳ hạch toán những hao phí về tài sản và lao động có liên<br /> quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ chứ không phải mọi khoản chi<br /> ra trong kỳ hạch toán.<br /> Chi tiêu là sự giảm đi đơn thuần các loại vật tư, tài sản, tiền vốn của doanh<br /> nghiệp bất kể nó được dùng vào mục đích gì. Tổng số chỉ tiêu trong kỳ của doanh<br /> nghiệp bao gồm chi tiêu cho quá trình cung cấp( chi mua sắm vật tư, hàng hoá…)<br /> chi tiêu cho quá trình sản xuất kinh doanh( cho cho sản xuất, chế tạo sản phẩm,<br /> công tác quản lý…) và chi tiêu cho quá trình tiêu thụ ( chi vận chuyển, bốc dỡ,<br /> quảng cáo…)<br /> Chi phí và chi tiêu là hai khái niệm khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với<br /> nhau. Chi tiêu là cơ sở phát sinh của chi phí, không có chi tiêu thì không có chi phí.<br /> Tổng số chi phí trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ giá trị tài sản hao phí<br /> hoặc tiêu dùng hết cho quá trình sản xuất kinh doanh tính vào kỳ này.<br /> <br /> -1-<br /> <br /> 6.1.1.2. Nội dung chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp<br /> Chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ gồm có: Chi phí hoạt động kinh doanh<br /> và chi phí khác.<br /> - Chi phí hoạt động kinh doanh gồm chi phí liên quan đến hoạt động sản<br /> xuất, tiêu thụ sản phẩm và chi phí tài chính.<br /> + Chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm gồm:<br />  Chi phí nguyên, nhiên, vật liệu, động lực;<br />  Chi phí khấu hao TSCĐ;<br />  Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương;<br />  Các khoản trích nộp theo quyết định của Nhà nước như bảo hiểm xã hội,<br /> BHYT, BHTN, KPCĐ;<br />  Chi phí dịch vụ mua ngoài;<br />  Chi phí bằng tiền khác.<br /> + Chi phí hoạt động tài chính: là chi phí cho việc:<br />  Liên doanh, liên kết;<br />  Chi phí về trả lãi vay cho số vốn huy động trong kỳ;<br />  Chi phí cho thuê tài sản;<br />  Chi phí mua bán trái phiếu, cổ phiếu, kể cả khoản tổn thất trong đầu tư (nếu<br /> có)…;<br />  Khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán;<br />  Giá trị ngoại tệ bán ra, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ;<br />  Chi phí chiết khấu thanh toán ;<br />  Chi phí hoạt động tài chính khác.<br /> + Chi phí khác<br />  Chi phí liên quan đến việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định;<br />  Chi phí về tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế;<br />  Chi phí để thu tiền phạt;<br />  Chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xoá sổ kế toán (nếu có);<br />  Các khoản chi phí hoạt động khác…<br /> 6.1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh<br /> - Căn cứ vào nội dung chi phí, được chia thành 5 yếu tố chi phí<br /> + Chi phí về nguyên vật liệu (hay chi phí vật tư): gồm toàn bộ nguyên vật liệu<br /> chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực... mua ngoài dùng cho sản xuất kinh doanh.<br /> + Chi phí khấu hao tài sản cố định là toàn bộ số tiền khấu hao tài sản cố<br /> định dùng cho sản xuất kinh doanh.<br /> + Chi phí nhân công bao gồm:<br /> Chi phí tiền lương, phụ cấp có tính chất tiền lương, kể cả tiền ăn ca phải trả<br /> <br /> -2-<br /> <br /> cho người lao động tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.<br /> BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN là các khoản được tính trên cơ sở quỹ lương<br /> của doanh nghiệp theo chế độ hiện hành của Nhà nước.<br /> + Chi phí dịch vụ mua ngoài là các khoản chi mà doanh nghiệp thuê, mua<br /> từ bên ngoài như chi phí sửa chữa tài sản cố định thuê ngoài, chi phí tiền điện<br /> nước, tiền hoa hồng đại lý, môi giới, tiền uỷ thác xuất nhập khẩu, thuê kiểm<br /> toán, tư vấn và các dịch vụ khác.<br /> + Chi phí khác bằng tiền là các khoản chi phí ngoài các chi phí đã qui định<br /> ở trên như: thuế môn bài, thuế sử dụng đất, tiền thuê sử dụng đất, thuế tài nguyên;<br /> Chi tiếp tân, quảng cáo, tiếp thị, chi phí hội nghị, chi trả lãi vay vốn kinh doanh<br /> (được vốn hoá) chi quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, chi thưởng tăng năng<br /> xuất, thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật, thưởng tiết kiệm vật tư; Chi đào tạo bồi<br /> dưỡng nâng cao tay nghề, năng lực quản lý, chi cho cơ sở y tế, các khoản hỗ trợ<br /> giáo dục, chi bảo vệ môi trường và các khoản chi khác bằng tiền.<br /> Đặc điểm của cách phân loại này chỉ dựa vào nguồn gốc phát sinh chi phí<br /> chưa thể biết được chi phí đó dùng vào đâu. Hơn nữa những yếu tố chi phí về<br /> đối tượng lao động chỉ tính đến đối tượng mua ngoài.<br /> Qua cách phân loại này xác định trọng điểm quản lý và xác định mối quan hệ<br /> với các bộ phận kế hoạch khác (kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch khấu hao, kế<br /> hoạch giá thành).<br /> - Căn cứ vào công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh chi phí được<br /> chia thành 5 khoản mục<br /> + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm nguyên vật liệu, nhiên liệu, động<br /> lực dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm.<br /> + Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản trả cho công nhân sản<br /> xuất sản phẩm (tiền lương, tiền công, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN, tiền ăn ca...<br /> ) của công nhân sản xuất sản phẩm.<br /> + Chi phí sản xuất chung gồm các khoản chi phí theo yếu tố phát sinh tại<br /> các phân xưởng sản xuất (chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, dụng cụ<br /> ở phân xưởng sản xuất, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác<br /> bằng tiền phát sinh tại phân xưởng).<br /> + Chi phí bán hàng gồm toàn bộ chi phí liên quan đến tiêu thụ sản phẩm hàng<br /> hoá dịch vụ như chi phí trực tiếp tiêu thụ sản phẩm; chi phí tiếp thị là chi phí điều<br /> tra nghiên cứu thị trường, quảng cáo giới thiệu sản phẩm, chi phí bảo hành sản<br /> phẩm...<br /> + Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm các khoản chi phí quản lý kinh doanh,<br /> chi phí quản lý hành chính, chi phí chung khác có liên quan đến hoạt động của cả<br /> doanh nghiệp như: chi phí tiền lương, các khoản phục cấp, bảo hiểm xã hội, kinh<br /> -3-<br /> <br /> phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp, chi phí vật liệu, dụng cụ, đồ<br /> dùng cho văn phòng, khấu hao TSCĐ, thuế môn bài, thuế nhà đất, các khoản lệ phí,<br /> các khoản chi về TSCĐ, điện thoại, điện tín, tiếp khách, hội nghị, công tác phí…<br /> Lưu ý: Ba khoản mục đầu là tổng chi phí sản xuất sản phẩm hay dịch vụ.<br /> Qua cách phân loại này giúp doanh nghiệp tính được các loại giá thành sản<br /> phẩm, phân tích được nguyên nhân tăng giảm giá thành để khai thác khả năng<br /> tiềm tàng trong nội bộ doanh nghiệp, nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm.<br /> - Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động trong doanh nghiệp, chi phí sản xuất<br /> kinh doanh được chia thành 2 loại<br /> Chi phí hoạt động kinh doanh gồm tất cả các chi phí liên quan đến hoạt động<br /> kinh doanh của doanh nghiệp (chi phí vật tư, chi phí vận chuyển, chi phí khấu<br /> hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền, chi phí tài<br /> chính....)<br /> Chi phí khác là những chi phí của các hoạt động ngoài các hoạt động sản<br /> xuất kinh doanh tạo ra doanh thu của doanh nghiệp như các khoản lỗ bất thường,<br /> chi phí bị bỏ sót …<br /> - Căn cứ vào quan hệ tính chi phí vào giá thành sản phẩm, chi phí sản<br /> xuất kinh doanh được chi thành 2 loại<br /> Chi phí trực tiếp là chi phí có quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm<br /> gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp.<br /> Chi phí gián tiếp là những chi phí không liên quan trực tiếp đến việc chế tạo<br /> sản phẩm, mà có quan hệ đến hoạt động sản xuất chung của phân xưởng, của<br /> doanh nghiệp, nên được tính vào giá thành sản phẩm một cách gián tiếp phải<br /> phân bổ theo những tiêu chuẩn thích hợp gồm: chi phí sản xuất chung, chi phí<br /> bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.<br /> - Căn cứ vào mức độ phụ thuộc của chi phí vào sản lượng và doanh thu,<br /> chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành<br /> Chi phí cố định là những chi phí không bị biến đổi hoặc ít bị biến đổi theo sự<br /> biến đổi của sản lượng, doanh thu gồm chi phí khấu hao, tiền thuê đất, chi phí<br /> quản lý, lãi vay, thuế: thuế môn bài, thuê tài chính, phí bảo hiểm...<br /> Chi phí biến đổi là chi phí thay đổi theo sự thay đổi của sản lượng, doanh thu<br /> như chi phí vật tư, chi phí nhân công ...<br /> 6.1.3. Kết cấu chi phí sản xuất – kinh doanh<br /> Kết cấu chi phí là tỷ lệ giữa một yếu tố chi phí nào đó so với tổng chi phí.<br /> Nghiên cứu kết cấu chi phí để:<br /> - Kiểm tra giá thành và xác định phương hướng hạ giá thành<br /> <br /> -4-<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2