intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tâm lý học: Bài 4 - ThS. Hoàng Minh Phú

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

9
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Tâm lý học: Bài 4 Hoạt động nhận thức, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: nhận thức cảm tính; các qui luật của cảm giác; qui luật thích ứng của cảm giác; qui luật tác động lẫn nhau giữa các cảm giác; nhận thức lý tính. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tâm lý học: Bài 4 - ThS. Hoàng Minh Phú

  1. Bài 4 Hoạt Động Nhận Thức
  2. Nhận Thức Cảm Lý Tính Tính Cảm Tưởng Tri Giác Tư Duy Giác Tượng
  3. 4.1. Nhận thức cảm tính • Quá trình nhận thức cảm tính là mức độ thấp của hoạt động nhận thức. • Nhận thức cảm tính là quá trình tâm lý, phản ánh những thuộc tính bên ngoài của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan của chúng ta.
  4. 4.1. Nhận thức cảm tính (tt) Nhận thức cảm tính Cảm giác Tri giác
  5. 4.1.1. Cảm giác
  6. 4.1.1.1. Khái niệm cảm giác • Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, bề ngoài của sự vật hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của con người. • Cảm giác là hình thức đầu tiên mà qua đó mối liên hệ tâm lý giữa cơ thể với môi trường được thiết lập.
  7. 4.1.1.1. Khái niệm cảm giác (tt) • Quá trình cảm giác là một quá trình phức tạp, gồm có ba khâu: Kích thích xuất hiện và tác động vào cơ quan thụ cảm. Xuất hiện xung thần kinh được truyền theo các dây thần kinh tới não. Vùng thần kinh cảm giác tương ứng ở vỏ não hoạt động tạo ra cảm giác.
  8. 4.1.1.1. Khái niệm cảm giác (tt) Phản ánh các kích thích từ bên ngoài Quá trình cảm giác Phản ánh các kích thích từ bên trong cơ thể
  9. 4.1.1.2. Đặc điểm của cảm giác • Cảm giác là một quá trình tâm lý • Chỉ phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, bề ngoài của sự vật, hiện tượng. • Phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp. • Quá trình cảm giác của con người có bản chất xã hội
  10. 4.1.1.2. Đặc điểm của cảm giác (tt) Bản chất xã hội của cảm giác ở con người: • Đối tượng phản ánh của cảm giác ở con người bao gồm sự vật hiện tượng vốn có trong tự nhiên và cả những sản phẩm do con người tạo ra. • Cơ chế sinh lí của cảm giác ở con người không chỉ giới hạn ở hệ thống tín hiệu thứ nhất, mà cả ở hệ thống tín hiệu thứ hai nữa.
  11. 4.1.1.2. Đặc điểm của cảm giác (tt) Bản chất xã hội của cảm giác ở con người (tt): • Cảm giác của con người được phát triển mạnh mẽ và phong phú dưới ảnh hưởng của hoạt động và giáo dục. • Cảm giác con người chịu sự chi phối của các hiện tượng tâm lý cấp cao khác. • Ở con người, cảm giác là mức độ nhận thức đầu tiên, nhưng không phải là cao nhất và duy nhất như ở một số động vật.
  12. 4.1.1.3 Phân loại cảm giác Cảm giác bên ngoài Cảm giác bên trong
  13. Cảm giác bên ngoài Cảm giác nhìn (thị giác): • Cảm giác nhìn nảy sinh do sự tác động của sóng ánh sáng (sóng điện từ) phát ra từ các sự vật tác động vào mắt con người. • Cảm giác nhìn cho chúng ta nhận biết được hình thù, độ sáng và màu sắc và độ xa của sự vật. • Cảm giác nhìn không mất ngay sau khi một kích thích ngừng tác động (được gọi là hậu ảnh hay lưu ảnh, kẻo dài chừng 1/5 giây).
  14. Cảm giác bên ngoài (tt) Cảm giác nghe (thính giác): • Cảm giác nghe do những sóng âm, tức là những dao động của không khí, tác động vào tai của con người tạo ra. • Cảm giác nghe phản ánh cao độ (tần số dao động), cường độ (biên độ dao động), âm sắc (hình thức dao động). • Con người có thể nghe được các âm thanh có độ cao từ 16 đến 20.000 héc.
  15. Cảm giác bên ngoài (tt) Cảm giác nghe (thính giác): • Cảm giác nghe có ý nghĩa rất lớn trong đời sống con người, đặc biệt trong giao lưu ngôn ngữ và cảm nhận một số loại hình nghệ thuật Clip nhạc: Ngợi ca quê hương
  16. Cảm giác bên ngoài (tt) Cảm giác ngửi (khứu giác): • Do các phân tử trong các chất bay hơi tác động vào màng ngoài của khoang mũi tạo ra. • Cảm giác ngửi cho ta biết tính chất của mùi hương.
  17. Cảm giác bên ngoài (tt) Cảm giác nếm (vị giác): • Do các thuộc tính hóa học có ở các chất hòa tan trong nước tác động lên các cơ quan thụ cảm vị giác ở lưỡi, họng và vòm miệng. • Cảm giác nếm cho ta biết tính chất của vị, như là: vị ngọt, chua, mặn, nhạt, đắng, chát, cay...
  18. Cảm giác bên ngoài (tt) Cảm giác da (mạc giác/xúc giác): • Do những kích thích cơ học hoặc nhiệt độ tác động lên da tạo nên. • Cảm giác da gồm 5 loại: cảm giác đụng chạm, cảm giác nén, cảm giác nóng, cảm giác lạnh và cảm giác đau. • Cảm giác da còn có vai trò quan trọng trong sự phát triển sinh lí của con người.
  19. Cảm giác bên trong Cảm giác vận động và cảm giác sờ mó: • Cảm giác vận động là cảm giác phản ánh những biến đổi xảy ra trong các cơ quan vận động, báo hiệu về mức độ co của cơ và về vị trí của các phần trong cơ thể. • Sự kết hợp giữa cảm giác vận động và cảm giác đụng chạm tạo thành cảm giác sờ mó. • Bàn tay con người là một cơ quan sờ mó, được phát triển rất mạnh và trở thành công cụ lao động và nhận thức rất quan trọng.
  20. Cảm giác bên trong (tt) Cảm giác thăng bằng: • Là cảm giác phản ánh vị trí và những chuyển động của đầu. • Cơ quan cảm giác thăng bẳng nằm ở tai trong.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2