intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thăm khám hệ cơ xương khớp - ThS.BS Nguyễn Văn Long

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:42

21
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Thăm khám hệ cơ xương khớp với mục tiêu nhằm giúp các bạn sinh viên trình bày cách hỏi bệnh, thăm khám và phát hiện các triệu chứng liên quan đến cơ xương khớp; Biết ra những chỉ định cận lâm sàng cần thiết để chẩn đoán bệnh lý CXK; Biết cách khám khớp gối, khám hệ thống xương, hệ thống cơ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thăm khám hệ cơ xương khớp - ThS.BS Nguyễn Văn Long

  1. THĂM KHÁM HỆ CƠ XƯƠNG KHỚP Ths.BS Nguyễn Văn Long Phó trưởng Bộ Môn Nội Phó khoa cấp cứu - HSCC
  2. MỤC TIÊU 1. Trình bày cách hỏi bệnh, thăm khám và phát hiện các triệu chứng liên quan đến cơ xương khớp 2. Biết ra những chỉ định cận lâm sàng cần thiết để chẩn đoán bệnh lý CXK 3. Biết cách khám khớp gối, khám hệ thống xương, hệ thống cơ
  3. ĐẠI CƯƠNG ➢ Bệnh lý hệ thống vận động đang ngày càng phổ biến và được chú trọng do ảnh hưởng đến lao động và sinh hoạt ➢ Thăm khám hệ thống vận động bắt đầu bằng đánh giá tư thế, dáng đi, bề mặt da và sức cơ của toàn bộ các cơ cũng như cách di chuyển của bệnh nhân ➢ Sự thăm khám kỹ lưỡng bao gồm nhìn và sờ các khớp và các mô mềm xung quanh, đánh giá tầm vận động của khớp, chức năng thần kinh cơ ➢ Muốn chẩn đoán phải kết hợp lâm sàng và cận lâm sàng (XQ, SA, XN....)
  4. HƯỚNG TIẾP CẬN BỆNH LÝ CKX ■ Mục đích đánh giá các rối loạn CXK là những vấn đề liên quan đến 4 đặc điểm: – Bệnh lý khớp hay ngoài khớp – Cấp tính (< 6 tuần) hoặc mạn tính (> 12 tuần) – Có tình trạng viêm hay không viêm – Một khớp hay nhiều khớp
  5. CẤU TRÚC KHỚP ■ Cấu trúc khớp bao gồm: bao khớp, sụn khớp, màng hoạt dịch, chất hoạt dịch, các dây chằng trong khớp, xương cạnh khớp ■ Sụn khớp bao gồm mạng lưới collagen chứa ion và nước tích điện, cho phép sụn thay đổi hình dạng để đáp ứng với áp lực hoặc tải trọng. Hoạt động như một lớp đệm cho xương bên dưới. => Bệnh của khớp thường liên quan đến sưng, đau khớp, biến dạng, giới hạn hoạt động và phạm vi chuyển động do khớp cứng hoặc đau.
  6. KHÁM KHỚP ■ Hỏi ■ Nhìn ■ Sờ ■ Khám chuyển động
  7. HỎI BỆNH ❖ TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG ■ Đau khớp: Là triệu chứng hay gặp nhất. Cần ghi nhận các đặc điểm của đau khớp như: – Thời gian, – Giờ giấc đau, – Hoàn cảnh, – Vị trí, – Tính chất, – Cường độ, – Hướng lan
  8. HỎI BỆNH ■ Ông/ bà có đau ở bất kỳ khớp nào không? Yêu cầu bệnh nhân chỉ vị trí đau. ■ Cần hỏi thêm các triệu chứng đau có giảm khi vận động hoặc có kèm biểu hiện cứng khớp không? ■ Cơn đau hoặc cảm giác khó chịu tiến triển nhanh chóng trong vài giờ hoặc kéo dài từ từ trong vài tuần thậm chí vài tháng? ■ Cơn đau kéo dài bao lâu? ■ Triệu chứng diễn ra như thế nào trong ngày? ■ Nếu triệu chứng khởi phát nhanh, cần hỏi cơn đau khởi phát như thế nào? ■ Các yếu tố làm nặng hay giảm nhẹ triệu chứng đau? Tác dụng của luyện tập, nghỉ ngơi, điều trị?
  9. ĐAU KHỚP ■ Đau kiểu cơ học: làm việc thì đau tăng, nghỉ thì giảm đau. Đau không làm tỉnh giấc ban đêm. Đau do thoái hóa khớp, sau chấn thương. – Đau khớp mạn tính (đau kéo dài hơn 3th) ở bệnh nhân > 40 tuổi tiến triển qua nhiều năm thường do thoái hóa khớp. ■ Đau kiểu viêm tấy: đau liên tục, ngay cả khi nghỉ ngơi. Tăng nhiều về đêm và sáng sớm. Đau làm tỉnh giấc ban đêm ■ Diễn tiến đau: tăng hoặc giảm ( tự nhiên hay có thuốc điều trị)
  10. CỨNG KHỚP ■ Mất hoặc hạn chế một số cử động của khớp có thể do viêm khớp, dính khớp hay do tổn thương thần kinh, cơ xương đi kèm. ■ Dấu hiệu cứng khớp buổi sáng, thường kéo dài trên 1h. Hay xảy ra ở khớp cổ tay, khớp nhỏ bàn tay, khớp gối. ■ Cảm giác bị vướng hay có vật lạ trong khớp: thường ở cột sống và khớp gối ■ Tiếng lắc rắc khi cử động: thường ở khớp gối. TC này không đặc hiệu
  11. KHÁM KHỚP ■ Nguyên tắc: – Bộc lộ trực tiếp vùng khớp được khám – Đặt bệnh nhân ở tư thế sao cho khớp được khám ở tư thế nghỉ (tư thế trung tính), ít đau, ít co cơ nhất. – Khám hệ thống từ trên xuống hoặc ngược lại – So sánh đối xứng hai bên
  12. KHÁM KHỚP ❖ Nhìn: ■ Sưng khớp: Kích thước khớp to hơn bình thường – Sưng so viêm – Sưng không do viêm: thường do thay đổi đầu xương của khớp ( mọc thêm xương) hay loạn sản xương, sụn quanh khớp. Khớp to, không đều, không cân đối, mật độ chắc hoặc cứng, không nóng, không đỏ, ít đau. ■ Màu sắc da: Màu đỏ do viêm (dãn các mạch máu ở da) hay bầm (do xuất huyết) ■ Cơ chế đau khớp do viêm liên quan đến các Interleukin và TNF, còn đau khớp không do viêm lên quan đến prostaglandins, chemokins, GF
  13. KHÁM KHỚP ■ Yếu tố khác: – Trục khớp: lệch hoặc bình thường – Nốt quanh khớp – Biến dạng khớp – Teo cơ quanh khớp
  14. KHÁM KHỚP ■ Trước khi sờ hỏi bệnh nhân chỗ nào đau hay khó chịu ■ Sờ: Nhiệt độ da trên khớp – Sờ nóng ở khớp gợi ý viêm – Sử dụng lưng bàn tay để sờ và so sánh cùng khớp ở hai bên ■ Sờ tìm điểm đau ở khớp – Đau tại một điểm hay đau toàn bộ khớp. Bao khớp và vỏ xương là cấu trúc nhạy cảm đau, còn sụn khớp thì không ■ Sờ màng hoạt dịch – Bình thường không sờ thấy màng hoạt dịch. Khi dày lên sẽ sờ thấy màng mềm
  15. KHÁM KHỚP ■ Dấu ba động (Khám khớp gối): – Đánh giá lượng dịch trong khoang khớp. Dùng các ngón tay ép, gõ vào một mặt của khớp, trong khi các ngón tay của bàn tay đối diện áp sát mặt bên kia, dịch trong khoang khớp nhiều sẽ làm rung động các ngón tay này. ■ Dấu bập bềnh xương bánh chè: Dấu này cũng dùng để phát hiện có dịch ở khớp gối – Bệnh nhân nằm ngửa, chân duỗi thẳng. Người khám dùng 2 bàn tay, đặt bàn tay ưu thế phía trên xương bánh chè, đẩy mô xuống phía dưới về phía xương bánh chè, giữ bàn tay này với áp lực ở vị trí đó. Bàn tay còn lại đặt phía dưới xương bánh chè, dùng ngón tay I hoặc II đặt lên mặt xương bánh chè. Ấn nhanh xương bánh chè xuống chạm xương phía dưới rồi buông ra, cảm giác xương bánh chè chạm nhẹ vào ngón tay.
  16. KHÁM KHỚP ■ Kiểm tra vận động khớp: nhiều cơ chế làm giảm sự chuyển động của khớp – Tổn thương sụn khớp hay xương – Tụ dịch khớp nhiều – Bán trật khớp – Cứng khớp xơ hóa hay calci hóa – Do co cứng bao gân hay quanh gân – Sự kích thích của những cấu trúc nhạy cảm đau trong và quanh khớp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2