intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BÀI GIẢNG: THỐNG KÊ KINH DOANH

Chia sẻ: Tran Thai | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:100

1.961
lượt xem
572
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thống kê kinh doanh ra đời và phát triển theo sự phát triển của quá trình sản xuất và phân công lao động xã hội. Trong các chế độ phong kiến và chiếm hữu nô lệ, thống kê kinh doanh mới chỉ tiến hành hạch toán các chỉ tiêu hiện vật, rất đơn giản. Thống kê kinh doanh phát triển nhanh, phong phú cả về quy mô tổ chức cũng như về phương pháp luận và hệ thống các chỉ tiêu kinh tế trong nền kinh tế thị trường của các nước đã hoặc đang phát triển....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BÀI GIẢNG: THỐNG KÊ KINH DOANH

  1. BÀI GIẢNG THỐNG KÊ KINH DOANH 1
  2. Bài mở đầu ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG CỦA THỐNG KÊ KINH DOANH 1. Đối tượng của thống kê kinh doanh Thống kê kinh doanh ra đời và phát triển theo sự phát triển của quá trình sản xuất và phân công lao động xã hội. Trong các ch ế đ ộ phong kiến và chiếm hữu nô lệ, thống kê kinh doanh mới chỉ tiến hành hạch toán các chỉ tiêu hiện vật, rất đơn giản. Thống kê kinh doanh phát tri ển nhanh, phong phú cả về quy mô tổ chức cũng như về phương pháp luận và hệ thống các chỉ tiêu kinh tế trong nền kinh tế thị trường của các nước đã hoặc đang phát triển. Ngày nay, hạch toán thống kê theo cơ chế thị trường phát tri ển đa dạng, thâm nhập vào mọi lĩnh vực hoạt động của từng doanh nghi ệp, từng tế bào kinh tế, cả những hoạt động sản xuất để tạo ra c ủa cải mang hình thái vật chất và cả những dịch vụ không mang hình thái v ật chất, từ kết quả lao động trực tiếp của con người trong từng cơ sở đ ến kết quả chung của một doanh nghiệp, một ngành... Đối tượng nghiên cứu của thống kê kinh doanh là m ặt lượng trong sự liên hệ mật thiết với mặt chất của số lớn c ủa hiện kinh tế - xã h ội diễn ra trong quá trình tái sản xuất của các doanh nghiệp công nghi ệp trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Đặc trưng cơ bản của thống kê kinh doanh là nghiên cứu m ặt lượng. Song, mặt lượng và mặt chất của các hiện tượng kinh tế không thể tách rời nhau. Muốn lượng hoá chính xác các phạm trù, các chỉ tiêu 2
  3. kinh tế xã hội cần phải hiểu rõ bản chất và tính quy lu ật s ự phát tri ển của chúng. Không hiểu được bản chất của tiền lương, giá thành... thì không thể hạch toán đúng được tổng quỹ lương, tổng giá thành c ủa từng tác nhân và toàn bộ nền kinh tế. Đến lượt nó, kết quả tính toán được từ thống kê sẽ là nguồn tài liệu đáng tin c ậy để luận chứng trên thực tế toàn bộ giá trị lao động sống và lao động vật hoá các doanh nghiệp đã chi ra để sản xuất hàng hoá dịch vụ trong kỳ nghiên cứu. Đáng chú ý là thống kê kinh doanh phải nghiên cứu các hiện tượng số lớn các hiện tượng để loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố ngẫu nhiên; nhằm vạch rõ bản chất, tính quy luật của các phạm trù, các ch ỉ tiêu sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Tuy vậy, trong m ột ch ừng m ực nào đó, nó không loại trừ việc nghiên cứu các hiện tượng cá bi ệt có ảnh hưởng tốt (hoặc không tốt) đến quá trình tái sản xuất trong từng thời kỳ nhất định. Các tế bào kinh tế vừa là đối tượng phục vụ, vừa là phạm vi nghiên cứu cụ thể của thống kê kinh doanh. Do vậy, các tài liệu thu nhập được phải chứa đựng một nội dung kinh tế - tài chính... thông qua kết quả hoạt động sản xuất của từng doanh nghiệp theo thời gian, không gian và phải gắn liền với các đơn vị tính toán phù hợp. 2. Thống kê kinh doanh trong hệ thống thông tin kinh tế. Thông tin là những thông báo, tin tức có thể được truyền đ ạt, được bảo quản và được xử lý, là thuộc tính đặc biệt của vật chất. Trong vận hành của hệ thống thông tin phục vụ quản lý doanh nghiệp, người ta phân biệt ra các loại thông tin như sau: - Thông tin quyết định (tức là thông tin chỉ huy): Quyết định được ban hành sẽ chuyển xuống hệ thống thông tin để nhân bản, cụ thể hoá thành nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận tương xứng. Xét trên giác độ 3
  4. quản lý, đó là kết quả lao động của các nhà lãnh đạo ra quyết định trên cơ sở thông tin đã xử lý. - Thông tin thu nhập: đây là nguồn thông tin ban đầu quan trọng nhất, gồm các thông tin ngược, được ghi chép, quan sát trực tiếp từ các nghiệp vụ kinh tế - kỹ thuật phát sinh. Thống kê kinh doanh sử d ụng loại thông tin này bằng việc cung cấp thông tin về hi ện t ượng kinh t ế, tài chính diễn ra ở các doanh nghiệp sản xuất (hình thức của nó được biểu hiện dưới các loại sổ sách chứng từ) và được biểu hiện ở ba lo ại hình: thông tin hạch toán nghiệp vụ, thông tin hạch toán th ống kê, thông tin hạch toán kế toán. - Thông tin đã xử lý: Là những thông tin đã được xử lý qua các cán bộ của hệ thống thông tin hoặc qua các phương tiện kỹ thuật, tin học... nhằm làm giàu, cô đọng, tổng hợp, lọc thông tin để cung cấp cho cán bộ lãnh đạo xem xét trước khi ra quyết định. Các thông tin phục vụ cho quá trình quản lý doanh nghiệp luôn đòi hỏi tăng thêm tính có ích, tăng độ xác định và giảm độ bất ổn. Đối với các dữ liệu thống kê, muốn tăng thêm tính có ích, tăng đ ộ xác định và giảm độ bất ổn định thì phải đảm bảo ba yêu c ầu là chính xác, kịp thời và toàn diện. 3. Nhiệm vụ và nội dung của thống kê kinh doanh. 3.1. Nhiệm vụ Thống kê kinh doanh phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu, ph ương pháp tính toán phù hợp và tổ chức tốt hệ thống thôn tin kinh t ế n ội b ộ, nhằm phục vụ trực tiếp cho qúa trình quản lý sản xuất - kinh doanh của lãnh đạo các cơ sở sản xuất và toàn ngành kinh tế. Mỗi nhóm chỉ tiêu tính toán phải nêu rõ được từng mặt, từng khâu, từng yếu tố của quá trình tái sản xuất. 4
  5. + Nhóm nguồn lực phản ánh các điều kiện của quá trình tái sản xuất thông qua các chỉ tiêu số lượng, cơ cấu, sự biến động.... thuộc đ ầu vào của hệ thống kinh tế như đất đai, lao động, máy móc thi ết bị, vật tư, vốn, tiến bộ kỹ thuật, sử dụng công cụ lao động và đ ối t ượng lao động... + Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất bao gồm: giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, giá trị hàng hoá sản xuất, giá tr ị thành phẩm, giá trị các hoạt động dịch vụ... + Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh nh ư hi ệu quả sử dụng lao động sống, hiệu quả dùng vốn, lợi nhuận, doanh thu, lợi thức tiền vay... + Nhóm chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu sản xu ất - kỹ thuật tài chính của doanh nghiệp theo thời gian và không gian. D ự đoán các chu kỳ kinh doanh, dự báo tình hình phát triển sản xuất trong tương lai... 3.2. Nội dung: Thống kê doanh nghiệp bao gồm những nội dung: - Thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Thống kê lao động, năng suất lao động và tiền lương trong doanh nghiệp - Thống kê tài sản cố định trong doanh nghiệp - Thống kê nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất - Thống kê giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp - Thống kê tài chính của doanh nghiệp. 5
  6. CHƯƠNG I THỐNG KÊ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1. Ý nghĩa, nhiệm vụ của thống kê sản lượng sản ph ẩm trong doanh nghiệp. 1.1. Ý nghĩa Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất trong các doanh nghiệp công nghiệp được thể hiện bằng các chỉ tiêu thống kê sản phẩm. Nó là c ơ s ở để phân tích tất cả các mặt hoạt động khác trong doanh nghiệp như thống kê năng suất lao động, thống kê tiền lương, thống kê giá thành... 1.2. Nhiệm vụ. - Xác định nội dung kinh tế và phương pháp tính toán các ch ỉ tiêu thống kê sản phẩm của doanh nghiệp. - Nghiên cứu mối quan hệ giữa các chỉ tiêu sản phẩm. - Nghiên cứu biến động chỉ tiêu sản phẩm. - Nghiên cứu tình hình biến động chất lượng sản phẩm. 2. Các chỉ tiêu sản phẩm trong doanh nghiệp. 2.1. Phương pháp tính các chỉ tiêu sản lượng sản phẩm. 2.1.1. Chỉ tiêu sản phẩm tính theo hiện vật. *Chỉ tiêu nửa thành phẩm Nửa thành phẩm là chỉ tiêu theo dõi kết quả sản xuất đã qua chế biến ở một hoặc một số giai đoạn công nghệ nhưng chưa qua chế bi ến ở giai đoạn công nghệ cuối cùng trong quy trình công nghệ chế bi ến sản phẩm. Nửa thành phẩm có đủ tiêu chuẩn chất lượng có thể bán ra ngoài phạm vi doanh nghiệp thì được coi là thành phẩm (sản ph ẩm hoàn thành). 6
  7. Nửa thành phẩm còn có thể được tiếp tục chế biến ở các giai đoạn công nghệ tiếp theo đeer trở thành thành phẩm. *Chỉ tiêu thành phẩm. Thành phẩm là những sản phẩm đã qua chế biến ở tất cả các công đoạn trong quá trình công nghệ cần thiết trong quy trình và đã qua ki ểm tra đạt tiêu chuẩn chất lượng. Chỉ tiêu thành phẩm tính theo phương pháp cộng dồn kết quả từng ngày, từng tháng... Nguồn số liệu dựa theo các Phiếu nhập kho thành phẩm hoặc Hoá đơn bán hàng kiêm phiếu nhập kho sản phẩm. 2.1.2. Chỉ tiêu sản phẩm tính theo hiện vật quy ước. Chỉ tiêu này phản ánh lượng sản phẩm tính đổi từ lượng các sản phẩm cùng tên nhưng khác nhau về quy cách, mức độ, phẩm chất. Công thức: Lượng sản Lượng sản =Σ( x Hệ số tính đổi) phẩm quy ước phẩm hiện vật Hệ số tính đổi được xác định căn cứ vào tính chất bi ểu thị, giá tr ị sử dụng, lao động hao phí để sản xuất... và được tính: Đặc tính của sản phẩm cần đưa về quy H= ước Đặc tính của sản phẩm quy ước Ví dụ: Tại một doanh nghiệp sản xuất nước chấm có số liệu sau: Thứ hạng sản phẩm Đơn vị tính Số lượng và tiêu chuẩn chất lượng Nước chấm loại I (15% độ đạm) 1000 lít 1140 Nước chấm loại II (15% độ đạm) 1000 lít 300 Như vậy nếu quy đổi sản phẩm loại II về loại I thì ta có hệ số tính đổi. + Của loại I là H1 = 1 + Của loại II là: H2 = 10/15 7
  8. Tổng số sản phẩm của cả doanh nghiệp tính theo sản phẩmloại I là: 1.140 x 1 + 300 x (10 /15) = 1340 (1000 lít) 2.1.3. Chỉ tiêu sản phẩm tính bằng giá trị. Biểu hiện khối lượng sản phẩm sản xuất bằng đơn vị tiền tệ. Chỉ tiêu này có thể tính toán theo hai lo ại giá là giá th ực t ế năm báo cáo (giá hiện hành) và giá so sánh (giá năm gốc, giá cố định). 2.2. Các chỉ tiêu sản lượng sản phẩm chủ yếu. 2.2.1. Giá trị sản xuất công nghiệp (GO) a. Khái niệm Giá trị sản xuất công nghiệp là toàn bộ giá trị c ủa các sản ph ẩm vật chất và dịch vụ hữu ích do lao động công nghiệp của doanh nghiệp làm ra trong một thời kỳ (thường là một năm). b. Nguyên tắc tính. - Tính cho các đơn vị là các doanh nghiệp công nghiệp hạch toán độc lập. - Tính kết quả hoạt động của sản xuất công nghiệp. - Tính theo phương pháp công xưởng (nghĩa là lấy k ết qu ả cu ối cùng của hoạt động sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp), tránh tình trạng tính trùng trong nội bộ doanh nghiệp trừ m ột số tr ường h ợp có quy định đặc biệt. - Kết quả sản xuất công nghiệp của thời kỳ nào thì chỉ được tính cho thời kỳ đó. c. Nội dung của giá trị sản xuất + Giá trị sản xuất theo giá so sánh (giá cố định) gồm các yếu tố: - Giá trị thành phẩm (không phân biệt sản xuất bằng nguyên vật liệu của doanh nghiệp hay của khách hàng đem đến); - Giá trị các công việc có tính chất công nghiệp làm cho bên ngoài; 8
  9. - Giá trị phế phẩm, phế liệu thu hồi đã tiêu thụ; - Giá trị cho thuê máy móc, thiết bị và nhà xưởng trong dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp; - Chênh lệch giá trị sản phẩm trung gian (nửa thành phẩm, sản phẩm dở dang), công cụ, mô hình tự chế; - Giá trị sản phẩm tự chế tự dùng tính theo quy định đặc biệt. Ví dụ: + Ngành điện được tính thêm phần điện sản xuất và tự dùng trong nội bộ doanh nghiệp. + Ngành than được tính thêm phần than dùng chạy máy móc thi ết bị, phương tiện vận tải trong dây chuyền khai thác than. + Ngành sản xuất giấy được tính trùng số bột giấy tự sản xuất ra dùng để sản xuất giấy. + Giá trị sản xuất theo giá hiện hành được tính bằng tổng các yếu số sau: - Doanh thu tiêu thụ thành phẩm (chính, phụ và n ửa thành ph ẩm), không phân biệt do lao động của doanh nghiệp làm ra hay thuê gia công bên ngoài; - Doanh thu từ hợp đồng chế biến sản phẩm cho khách hàng; - Thu nhập từ hàng hoá mua vào, bán ra không qua chế biến; - Doanh thu từ bán phế liệu, phế phẩm; - Doanh thu cho thuê nhà xưởng, máy móc thi ết bị trong dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp; - Chênh lệch giá trị giữa cuối kỳ và đầu kỳ của sản phẩm trung gian, công cụ, mô hình tự chế. - Chênh lệch giá trị giữa cuối kỳ và đầu kỳ của thành phẩm t ồn kho; 9
  10. - Chênh lệch giá trị giữa cuối kỳ và đầu kỳ của hàng gửi bán ch ưa thu được tiền về. Kết quả tính toán giá trị sản xuất theo hai cách trên có thể không khớp nhau là do các nguyên nhân: một là, mỗi cách sử dụng nguồn số liệu riêng; hai là, nếu tính theo giá hiện hành (tức là ở giác đ ộ tiêu th ụ) thì có nhiều khoản thu hơn; ba là, cách tính sử dụng các lo ại giá khác nhau. 2.2.2. Chỉ tiêu giá trị sản lượng hàng hoá sản xuất (GTSLHHSX) Chỉ tiêu GTSLHHSX gồm toàn bộ giá trị sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp đã sản xuất, có thể đưa ra trao đổi trên thị trường, bao gồm: - Giá trị thành phẩm sản xuất bằng nguyên vật li ệu c ủa doanh nghiệp; - Giá trị chế biến sản phẩm vật chất hoàn thành bằng nguyên vật liệu của người đặt hàng; - Giá trị thành phẩm đơn vị khác gia công thuê nhưng vật tư do doanh nghiệp cung cấp; - Giá trị phế phẩm, phế liệu đã thu hồi chuẩn bị tán ra hay tận dụng; - Giá trị dịch vụ công nghiệp đã hoàn thành cho bên ngoài; Xét theo nội dung kinh tế, GTHHSX khác với giá tr ị sản xu ất ở chỗ chỉ tính giá trị các sản phẩm vật chất và dịch vụ đã hoàn thành đ ưa ra trao đổi trên thị trường, không tính các sản phẩm chưa hoàn thành hoặc các sản phẩm tự sản xuất, tự tiêu dùng. Chỉ tiêu GTHHSX dùng để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã hoàn thành trong kỳ báo cáo và là c ơ sở để lập các kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. 10
  11. * Giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện (tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công nghiệp). Giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện là tổng giá trị các m ặt hàng sản phẩm và dịch vụ công nghiệp của doanh nghiệp đã tiêu thụ và thanh toán trong kỳ. Chỉ tiêu này tính theo giá hiện hành bao gồm: - Giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ hoàn thành đã tiêu th ụ ngay trong kỳ báo cáo. - Giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ hoàn thành trong kỳ trước, tiêu thụ trong kỳ báo cáo. - Giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ hoàn thành đã giao cho người mua trong các kỳ trước và được thanh toán trong kỳ báo cáo. Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu: Giá trị Hệ số sản Hệ số tiêu Giá trị hàng hoá = sản x xuất hàng x thụ hàng thực hiện xuất hoá hoá Trong đó: Hệ số sản xuất hàng hoá Giá trị sản lượng hàng hoá sản xuất = Giá trị sản xuất Giá trị hàng hoá thực hiện Hệ số tiêu thụ hàng hoá = Giá trị sản lượng hàng hoá sản xuất 3. Thống kê chất lượng sản phẩm. 3.1. Phương pháp hệ số phẩm cấp bình quân. 3.1.1. Phương pháp hệ số phẩm cấp bình quân thông qua thang điểm của loại sản phẩm. Phương pháp này giúp cho việc đánh giá tổng quá sự biến động về phẩm cấp theo thời gian. Quá trình gồm các bước: 11
  12. * Bước 1: Xác định phẩm chấp chất lượng bình quân của từng thời kỳ n ∑pq i i K= i =t n ∑pq i =t 1 i Trong đó: qi là khối lượng sản phẩm loại i pi: giá so sánh (giá cố định) của sản phẩm lo ại i, thông thường nó được lấy làm giá kế hoạch p1: Giá so sánh (giá cố định) của sản phẩm loại 1 Kết quả tính K càng lớn gần bằng 1 càng tốt * Bước 2: Tính chỉ số phẩm cấp: K1 Hc = Ko Với K1 là phẩm cáp chất lượng bình quân kỳ báo cáo; K 0 là phẩm cấp chất lượng bình quân kỳ gốc Hc < 1 -> chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp kỳ báo cáo kém hơn kỳ gốc. Hc = 1 -> chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp kỳ báo cáo so với kỳ gốc không đổi. Hc > 1 -> chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp kỳ báo cáo tốt hơn kỳ gốc. Ví dụ: ở ví dụ trước, biết thêm giá 1 tấn đường loại 1 là 7 triệu đồng, 1 tấn đường loại 2 là 6,5 triệu đồng, 1 tấn đ ường lo ại 3 là 5,8 triệu đồng, ta có: - Đối với doanh nghiệp A: 12
  13. 600 x7 + 200 x6,5 + 200 x5,8 K= = 0,9514 (600 + 200 + 200) x 7 800 x7 + 200 x6,5 + 250 x5,8 K= = 0,9543 (800 + 200 + 250) x 7 0,9543 Hc = = 1,003 0,9514 Như vậy, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp A năm 2006 tốt hơn năm 2005. Đối với doanh nghiệp B áp dụng cách làm tương tự. 3.2 Phương pháp giá bình quân * Tính giá bình quân chất lượng sản phẩm Pc P= ∑q p c c ∑q c Trong đó: qc là khối lượng sản phẩm theo bậc chất lượng pc là giá đơn vị sản phẩm theo mỗi bậc chất lượng * Tính chỉ số nghiên cứu biến động giá bình quân kỳ báo cáo so với kỳ gốc. - Trường hợp một loại sản phẩm: Ip = P1 = ∑q p : ∑q pc 1 c c 0 c P0 ∑q ∑q c 1 c 0 Công thức trên cho thấy giá bình quân chịu ảnh hưởng c ủa sự thay đổi kết cấu sản lượng theo chất lượng sản phẩm. - Trường hợp nhiều loại sản phẩm: I pc = ∑q c 1 P1 ∑q c 1 P0 Công thức trên phản ánh chất lượng sản phẩm thông qua giá trị của nó. 13
  14. Ipc chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp kỳ báo cáo kém hơn so với kỳ gốc. Ipc = 1 -> chất lượng sản phẩm của doanh nghi ệp kỳ báo cáo so v ới kỳ gốc không đổi. Ipc >1 -> chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp kỳ báo cáo tốt h ơn kỳ gốc. Ví dụ: với số liệu ở ví dụ trên, nếu áp dụng phương pháp này ta có: 600 x7 + 200 x 6,5 + 200 x5,8 P0 = = 6,66 600 + 200 + 200 800 x 7 + 200 x 6,5 + 250 x5,8 P1 = = 6,68 800 + 200 + 250 6,68 Ip = = 1,003 6,66 Như vậy, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp A năm 2006 tốt hơn năm 2005. 3.3 Thống kê sản phẩm hỏng Mặc dù các doanh nghiệp đều mong muốn không có sản phẩm hỏng, song nó vẫn tồn tại với hầu hết các doanh nghiệp. Phấn đấu giảm sản phẩm hỏng là điều cần thiết tất yếu đối với doanh nghiệp sản xuất. Vì rằng, sự tồn tại của sản phẩm hỏng chứng tỏ doanh nghiệp phải chi ra một khoản chi phí lao động sống và lao động v ật hoá mà không thu được kết quả gì. Trong sản xuất một số mặt hàng, có những loại sản phẩm chỉ có thể sản xuất ra sản phẩm đủ tiêu chuẩn và sản phẩm hỏng (nh ư sản xuất đồng hồ điện, thiết bị điện tử, thiết bị chính xác,...). Khi sản xuất, có những sản phẩm bị sai hỏng, trong đó có những sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được, có những sản phẩm hỏng có th ể sửa ch ữa được. 14
  15. Số sản phẩm hỏng mới chỉ phản ánh quy mô hư hỏng mà ch ưa phản ánh mức độ hư hỏng. Hai doanh nghiệp có số sản phẩm hư hỏng như nhau nhưng quy mô sản xuất khác nhau thì tỷ lệ sai hỏng sẽ khác nhau. Tỷ lệ sai hỏng sẽ phản ánh hợp lý hơn tình h ạng sản xu ất c ủa doanh nghiệp. * Tỷ lệ sai hỏng cá biệt: nhằm đánh giá tình trạng sai h ỏng đ ối với từng mặt hàng. - Tính bằng đơn vị hiện vật: Số lượng sản phẩm hỏng từng tc = x 100 loại Số lượng sản phẩm loại đó Chỉ tiêu này có ưu điểm là dễ tính toán, song hạn chế là không tổng hợp được các loại sản phẩm có giá trị và giá trị sử dụng khác nhau. - Tính bằng chi phí: Chi phí sản xuất sản phẩm hỏng từng chi tc = x 100 x 100 loại Giá thành công xưởng loại sản phẩm đó zi Trong đó: Chi phí sản Chi phí cho sản Chi phí cho việc sửa xuất ra sản = xuất sản phẩm + chữa sản phẩm hỏng phẩm hỏng hỏng không sửa có thể sửa chữa được được * Tỷ lệ sai hỏng chung (cho nhiều loại sản phẩm) Tổng chi phí SX sản phẩm hỏng ∑chi Tc = Giá thành công xưởng các loại SP đó x 100 ∑zi x 100 Chú ý: + Ở công thức này có số loại sản phẩm ở tử và mẫu như nhau. Mẫu số bao gồm giá thành công xưởng của các chính phẩm và sản phẩm hỏng. * Quan hệ tc và Tc 15
  16. Tc = ∑ ch i = ∑ z .tc i i ∑z i ∑z i zi : tỷ lệ sai hỏng cá biệt loại i Ví dụ: tài liệu thống kê trong 2 tháng năm N tại 1 doanh nghiệp như sau: Sản Giá thành công Chi phí sản xuất Tỷ lệ sai hỏng phẩm xưởng (trđ) của sản phẩm hỏng (trđ) Tháng 1 Tháng 2 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 1 Tháng 2 A 100 100 2 1,8 2 1,8 B 150 180 1,5 2 1 1,11 Chung 250 280 3,5 3,8 1,4 1,35 4. Nghiên cứu biến động sản phẩm sản xuất 4.1 Nghiên cứu sự biến động của khối lượng của một loại sản phẩm Khi nghiên cứu sự biến động sản lượng của một lo ại sản phẩm, thống kê sử dụng chỉ số cá thể về lượng: q1 iq = q0 Biến động tuyệt đối: ∆q = q1 − q0 4.2 Nghiên cứu sự biến động khối lượng của nhiều loại sản phẩm do ảnh hưởng của các nhân tố. Khi nghiên cứu sự biến động sản lượng của nhi ều lo ại sản phẩm, thống kê sử dụng chỉ số chung: + Trường hợp sản lượng biểu hiện dưới hình thái giá trị (tiền tệ): I pq = ∑pq1 1 ∑p q 0 0 16
  17. Mức độ biến động sản lượng do ảnh hưởng của hai nhân tố được xác định theo công thức: - Số tương đối: ∑pq 1 1 = P1 ∑ q1 x ∑p q 0 0 P0 ∑ q0 - Số tuyệt đối: ∑ p q −∑ p q 1 1 0 0 = ( P1 − P0 )∑ q1 + P0 (∑ q1 − ∑ q0 ) + Trường hợp sản lượng phụ thuộc vào hao phí lao động: I WT = ∑W T 1 1 ∑W T 0 0 Mức độ biến động sản lượng do ảnh hưởng của hai nhân tố được xác định theo công thức: - Số tương đối: ∑W T 1 1 = ∑W T x ∑W T 1 1 0 1 ∑W T 0 0 ∑W T ∑W T 0 1 0 0 - Số tuyệt đối: ∑W T − ∑W T 1 1 0 0 = (∑W1T1 − ∑W0T1 ) + (∑W0T1 − ∑W0T0 ) Chú ý, theo phương pháp này cần loại trừ ảnh hưởng biến động của giá cả, nghĩa là sản phẩm sản xuất ở hai kỳ tính theo giá th ống nhất. 17
  18. CHƯƠNG II THỐNG KÊ LAO ĐỘNG, NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP A. THỐNG KÊ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 1. Ý nghĩa, nhiệm vụ của thống kê lao động trong doanh nghiệp 1.1 Ý nghĩa - Cung cấp số liệu thực tế, đầy đủ kịp thời và chính xác để phục vụ cho việc lập và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch ti ền lương và năng suất lao động trong doanh nghiệp. - Phát hiện những bất hợp lý trong việc sử dụng lao đ ộng, ti ền lương, góp phần động viên thi đua, khai thác mọi khả năng ti ềm tàng về lao động để tăng năng suất lao động. Trên cơ sở đó, tăng thu nhập cho người lao động. 1.2 Nhiệm vụ - Xác định số lượng và cấu thành các loại lao động, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch lao động. - Kiểm tra tình hình hoàn thành kế hoạch số lượng lao động và nghiên cứu sự biến động của số lượng lao động. - Thống kê tình hình tăng, giảm lao động, xác định các lo ại th ời gian lao động của công nhân sản xuất, phân tích tình hình sử d ụng th ời gian lao động của công nhân. 2. Thống kê số lượng lao động trong doanh nghiệp 2.1 Tính số công nhân viên bình quân trong danh sách Tổng số công nhân viên (hay toàn thể công nhân viên) c ủa doanh nghiệp là toàn bộ lực lượng lao động tham gia vào ho ạt đ ộng sản xu ất kinh doanh của doanh nghiệp. Căn cứ vào vi ệc tổ ch ức, qu ản lý, s ử dụng và trả lương, tổng thể này bao gồm hai loại: công nhân viên trong danh sách và công nhân viên ngoài danh sách. 18
  19. - Công nhân viên ngoài danh sách là những người tham gia làm việc tại doanh nghiệp nhưng không thuộc quyền quản lý lao đ ộng và trả lương hay sinh hoạt phí của doanh nghiệp. Công nhân viên ngoài danh sách bao gồm những người trực tiếp sản xuất kinh doanh d ưới một ngày và những người không trực tiếp sản xuất kinh doanh dưới 5 ngày, những người tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh c ủa doanh nghiệp nhưng không do doanh nghiệp tuyển dụng và trả lương. - Công nhân viên trong danh sách bao gồm công nhân viên thường xuyên và công nhân viên tạm thời. Đây là đối tượng nghiên cứu chủ yếu trong nội dung của chương trình này. a. Đối với công nhân viên thường xuyên * Khái niệm: Công nhân viên thường xuyên là những người đã được tuyển dụng chính thức làm việc lâu dài cho doanh nghiệp và những người chưa có quyết định tuyển dụng chính thức nhưng làm vi ệc liên tục cho doanh nghiệp. * Cách tính số công nhân viên thường xuyên bình quân: Cách 1: cộng dồn số công nhân viên thường xuyên trong danh sách mỗi ngày trong kỳ (ngày nghỉ chế độ tính theo số công nhân viên của ngày liền kề trước đó), sau đó chia cho số ngày dương lịch trong kỳ. N N ∑T t ∑T j j j =1 Công thức: i hay T = T= i =1 N N ∑t j =1 j Trong đó: T : Số công nhân viên thường xuyên bình quân trong danh sách Ti: Số công nhân viên của ngày thứ i trong kỳ (i = 1,...,N) N: Số ngày dương lịch trong kỳ 19
  20. N: Số khả năng có các số công nhân khác nhau Tj: Số công nhân tương ứng khả năng thứ j (j = 1,...,n) tj: Số ngày có số công nhân Tj N Chú ý: ∑t j =1 j =N Phương pháp này chỉ được áp dụng trong điều kiện các doanh nghiệp hạch toán đầy đủ, chính xác số lượng công nhân viên hàng ngày. Cách 2: Dựa vào sơ đồ hạch toán ngày công ta có công thức tính: Tổng số ngày công có mặt + Tổng số ngày công vắng mặt vì mọi lý do T= Số ngày dương lịch trong kỳ Tổng số ngày công vắng mặt vì mọi lý do: nghỉ phép, ngh ỉ ngày lễ, chủ nhật, nghỉ do công nhân viên, nghỉ vì lý do khác. Từ số liệu số công nhân viên bình quân tháng, có thể tính: Tổng số công nhân viên bình quân Số công nhân của các tháng trong quý = 3 viên bình quân quý Tổng số công nhân viên bình quân Số công nhân của các quý trong năm = 4 viên bình quân năm Cách 3: Doanh nghiệp chỉ có số liệu công nhân viên trong danh sách ở các thời điểm nhất định có khoảng cách đều nhau thì tính như sau: 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2