intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục

Chia sẻ: Hgnvh Hgnvh | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:41

233
lượt xem
63
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục nêu hiểu được các khái niệm cơ bản về lý thuyết thông tin. Nắm vững khái niệm, mục tiêu, vai trò và các đặc trưng cơ bản của hệ thống thông tin quản lý giáo dục. Nắm được khái niệm và phương pháp xây dựng các chỉ số giáo dục.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục

  1. Thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục
  2. Mục tiêu môn học Về lý thuyết: • Hiểu được các khái niệm cơ bản về lý thuyết thông tin • Nắm vững khái niệm, mục tiêu, vai trò và các đặc trưng cơ bản của hệ thống thông tin quản lý giáo dục • Nắm được khái niệm và phương pháp xây dựng các chỉ số giáo dục Về thực hành • Biết vận dụng các phương pháp thu thập và xử lý d ữ liệu giáo dục • Biết vận dụng một số kỹ năng tin học cơ bản trong công việc.
  3. Cấu trúc bài giảng môn học 1. Thông tin 2. Ứng dụng CNTT trong giáo dục 3. Hệ thống thông tin quản lý giáo dục 4. Hệ thống chỉ số trong quản lý giáo dục 5. Qui trình thu thập và xử lý dữ liệu
  4. Phương pháp • Thuyết trình • Thảo luận nhóm • Bài tập thực hành • Tự học
  5. Kiểm tra - đánh giá • Bài tập điều kiện • Thi hết môn
  6. THÔNG TIN Mục tiêu bài học: •Phân biệt được khái niệm thông tin và quá trình thông tin •Phân biệt được các loại thông tin •Hiểu được vấn đề “quá tải thông tin” và một số biện pháp khắc phục
  7. • Câu hỏi: Tại sao chúng ta cần thông tin?
  8. Trả lời: - Cập nhật và bổ sung kiến thức - Trợ giúp cho các hoạt động như: thừa hành công việc, giải quyết vấn đề, quản lý, chỉ đ ạo …
  9. • Tại sao Người quản lý cần thông tin?
  10. • Thông tin là công cụ của quản lý • Quản lý là một dạng hoạt động đặc biệt được phát sinh trên cơ sở phân chia và chuyên môn hóa, bản chất thuộc về lao động trí óc. • Quản lý bao gồm các hoạt động – phải làm thế nào, khi nào, sử dụng công cụ gì… do vậy người cán bộ quản lý phải biết thu thập và phân tích thông tin, biết tính toán đường đi và phương pháp phát triển cho một tổ chức. • Nếu thiếu thông tin người quản lý thường rơi vào trạng thái ra quyết định mang tính chủ quan cá nhân, có khi dẫn đến thất bại.
  11. Khái niệm thông tin • Các nhà điều khiển học hiểu thông tin là một phạm trù phản ánh nội dung và hình thức vận động của các sự vật và hiện tượng. - Các nhà triết học quan niệm thông tin là quá trình phản ánh và tiếp nhận phản ánh, biến phản ánh thành hiểu biết, thành tri thức.
  12. • Các nhà xã hội hiểu thông tin là sự phản ánh nội dung và hình thức vận động, liên hệ giữa các đối tượng, các yếu tố của hệ thống kinh tế-xã hội và giữa hệ thống đó với môi trường. • Các nhà chính khách định nghĩa thông tin là sự truyền tải văn minh nhân loại và dân chủ xã hội. • Từ điển Oxford cho rằng thông tin là điều người ta đánh giá hoặc nói đến, là tri thức, tin tức.
  13. Phân biệt dữ liệu và thông tin Dữ liệu Thông tin - Lưu giữ các sự kiện - Cung cấp các sự kiện - Mang tính bị động - Mang tính hoạt động - Được thu thập từ - Được xử lý, biến đổi từ nhiều nguồn # từ dữ liệu
  14. Quá trình xử lý dữ liệu thành thông tin Dữ liệu Công cụ hỗ Thông tin Tri thức Quyết trợ người định quản lý Trí tuệ con người
  15. Xét ở góc độ thông tin phục vụ công tác quản lý thông tin được hiểu là “những tri thức, tin tức được thu nhận, được hiểu và được đánh giá là có ích cho việc ra quyết định”.
  16. Vật mang tin là loại vật liệu có thể dùng để ghi lại chữ viết, bản vẽ, hình ảnh, âm thanh.. Những vật mang tin nói trên được gọi là tư liệu. • Tư liệu: có nhiều cách phân loại - Theo cấu tạo của vật mang tin (tư liệu văn tự, tư liệu âm thanh, tư liệu hình ảnh) - Theo cách thể hiện tin (sách, tạp chí, bằng phát minh, sáng chế, luận văn, luận án…) - Theo mức độ phổ biến tin (tư liệu công bố và không công bố) - Theo mức độ xử lý tin (tư liệu cấp 1 và tư liệu cấp 2) • Tài liệu: tư liệu thành văn, tư liệu đa phương tiện
  17. Quá trình thông tin Nhiễu Phát tin Kênh thông tin Thu tin Thông tin phản hồi
  18. • Nhiễu thông tin Trong thực tế, ngay cả khi dùng chung một hệ thống tín hiệu vẫn xảy ra sự sai lạc do nơi phát và nơi thu không hiểu nhau, do kỹ thuật, do nhiễu … gọi chung là nhiễu thông tin. Nhiễu là những tác động từ môi trường hoặc từ các quá trình bên trong hệ thống làm sai lệch tín hiệu thông tin đối với người nhận.
  19. • Rối loạn thông tin: Người dùng tin bị rơi vào trạng thái rối loạn thông tin nếu ở trong tình trạng: - Số lượng thông tin quá lớn - Không thể biết điều mình cần trong số thông tin hiện có - Mất phương hướng không biết tìm thông tin ở đâu - Biết chỗ thông tin ở đâu nhưng không biết cách tiếp cận
  20. Các đặc trưng cơ bản của thông tin • Dung lượng thông tin • Số lượng thông tin • Chất lượng thông tin • Giá trị của thông tin • Giá thành của thông tin
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2