intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thực hành đo lường điện - Trường Đại học Thái Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:56

14
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Thực hành đo lường điện cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng chỉ thị kim; đo điện áp một chiều, điện áp xoay chiều bằng đồng hồ vạn năng chỉ thị kim; đo điện áp, dòng điện, điện trở bằng ampekim;... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung đầy đủ dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thực hành đo lường điện - Trường Đại học Thái Bình

  1. Tập bài giảng Thực hành Đo lường điện MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................... 3 BÀI 1. HƯỚNG DẪN MỞ ĐẦU .................................................................................. 4 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC ........................................................................................... 4 II. LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ................................................................................. 4 1.Tìm hiểu về các bộ nguồn xoay chiều, một chiều .................................................... 4 2.Giới thiệu các dụng cụ đo ......................................................................................... 4 III. THỰC HÀNH ................................................................................................... 18 IV. BÀI TẬP ............................................................................................................ 18 Bài 2: ĐO ĐIỆN TRỞ BẰNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG CHỈ THỊ KIM ............... 20 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC ......................................................................................... 20 II. LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ............................................................................... 20 1. Điện trở: ................................................................ Error! Bookmark not defined. 2 Cách thực hiện: ....................................................................................................... 21 III. THỰC HÀNH ................................................................................................... 22 1. Bảng 2.1. Trình tự các bước sử dụng đồng hồ vạn năng chỉ thị kim đo điện trở .. 22 2. Đo, đọc giá trị điện trở kết quả ghi nhận vào bảng .............................................. 22 BÀI 3: ĐO ĐIỆN ÁP MỘT CHIỀU, ĐIỆN ÁP XOAY CHIỀU BẰNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG CHỈ THỊ KIM ............................................................................. 24 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC ......................................................................................... 24 II. LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ............................................................................... 24 1. Đo điện áp .............................................................................................................. 24 III. THỰC HÀNH ................................................................................................... 24 1. Đo điện áp một chiều sử dụng đồng hồ vạn năng (VOM) ..................................... 24 2. Đo điện áp xoay chiều sử dụng đồng hồ vạn năng chỉ thị kim ............................. 25 IV. BÀI TẬP ............................................................................................................ 27 1- Đo và đọc giá trị điện áp DC kết quả báo cáo ghi vào bảng sau: (E=3V) ............ 27 2- Đo và đọc giá trị điện áp DC kết quả báo cáo ghi vào bảng sau: (E= 9V) ........... 27 3- Đo và đọc giá trị điện áp AC kết quả báo cáo ghi vào bảng sau: (U = 220) ......... 27 BÀI 4: ĐO ĐIỆN ÁP, DÒNG ĐIỆN, ĐIỆN TRỞ BẰNG AMPEKIM .................. 27 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC ......................................................................................... 28 II. LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ................................... Error! Bookmark not defined. 1. Giới thiệu về Ampe kìm 2009 ............................... Error! Bookmark not defined. 2. Giới thiệu về Đồng hồ Ampe kìm Kyoritsu Kewsnap Model 2017 ............... Error! Bookmark not defined. IV.BÀI TẬP .................................................................. Error! Bookmark not defined. BÀI 5: ĐO DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU BẰNG AMPEMET ............................... 30 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC ......................................................................................... 30 II. LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ............................................................................... 30 1.Đo dòng điện xoay chiều trực tiếp Ipt < IA (Khoảng đo của ampe) ........................ 30 2. Đo dòng điện xoay chiều gián tiếp: IA < Ipt .......................................................... 31 II. THỰC HÀNH ..................................................................................................... 32 IV. BÀI TẬP ............................................................................................................ 33 BÀI 6: ĐO ĐIỆN ÁP XOAY CHIỀU BẰNG VÔNMET ........................................ 35 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC ......................................................................................... 35 II. LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ................................... Error! Bookmark not defined. Dương Thị Loan 1 ĐH THÁI BÌNH
  2. Tập bài giảng Thực hành Đo lường điện III. THỰC HÀNH ................................................................................................... 35 1.Thí nghiệm 1: .......................................................................................................... 35 3. Thí nghiệm 3: ......................................................................................................... 35 4.Thí nghiệm 4: .......................................................................................................... 36 5.Thí nghiệm 5: .......................................................................................................... 36 6. Trình tự thực hiện .................................................................................................. 36 IV.BÀI TẬP ............................................................................................................. 37 BÀI 7: ĐO TẦN SỐ .................................................................................................... 38 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC ......................................................................................... 38 II. LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ................................... Error! Bookmark not defined. III. THỰC HÀNH ................................................................................................... 38 1. Các bước thực hiện ................................................................................................ 38 2- Sơ đồ ...................................................................................................................... 38 IV.BÀI TẬP: ............................................................................................................ 39 BÀI 8: ĐO ĐIỆN NĂNG TIÊU THỤ ........................................................................ 40 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC ......................................................................................... 40 II. LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ............................................................................... 40 1. Đọc chỉ số công tơ ba pha trực tiếp ....................................................................... 40 2 Đọc chỉ số công tơ ba pha gián tiếp ........................................................................ 41 3. Đọc chỉ số công tơ ba pha điện tử ......................................................................... 42 III. THỰC HÀNH ................................................................................................... 42 1.Đo điện năng một pha ............................................................................................. 42 2. Đo điện năng mạch ba pha ..................................................................................... 43 IV.BÀI TẬP: ............................................................................................................ 47 BÀI 9: ĐO GÓC LỆCH PHA .................................................................................... 48 I.MỤC TIÊU BÀI HỌC .......................................................................................... 49 II.LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ................................................................................ 49 1. Ký hiệu: ................................................................................................................. 49 2. Sơ đồ đấu dây: ....................................................................................................... 49 III. THỰC HÀNH ................................................................................................... 50 IV. BÀI TẬP ............................................................................................................ 51 BÀI 10: ĐO ĐIỆN TRỞ CÁCH ĐIỆN ...................................................................... 54 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC ......................................................................................... 54 II. LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ............................................................................... 54 BÀI 11: KHẢO SÁT DẠNG TÍN HIỆU BĂNG DAO ĐỘNG KÝ Error! Bookmark not defined. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC ............................................. Error! Bookmark not defined. II. LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ................................... Error! Bookmark not defined. III. THỰC HÀNH ....................................................... Error! Bookmark not defined. 1.Sử dụng máy hiện sóng ........................................... Error! Bookmark not defined. 2. Đo góc lệch pha bằng máy hiện sóng .................... Error! Bookmark not defined. 3. Đo điện áp một chiều sử dụng máy hiện sóng ....... Error! Bookmark not defined. 4. Đo điện áp xoay chiều sử dụng máy hiện sóng ..... Error! Bookmark not defined. 5. Đo tần số bằng máy hiện sóng ............................... Error! Bookmark not defined. 6.Đo góc lệch pha bằng máy hiện sóng ..................... Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 56 Dương Thị Loan 2 ĐH THÁI BÌNH
  3. Tập bài giảng Thực hành Đo lường điện LỜI NÓI ĐẦU Cùng với phát triển nhanh chóng của kỹ thuật đo, các thiết bị và dụng cụ đo ngày càng tăng về số lượng, đa dạng về chủng loại. Đứng trước thực tế đó, tác giả đã biên soạn tập bài giảng “Thực hành đo lường điện” làm tài liệu giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận với các thiết bị và dụng cụ đo, luyện tập các kỹ năng đo, kiểm tra các mạch điện, điện tử, tạo nền tảng giúp họ làm chủ các kỹ năng thuộc chuyên ngành của mình. Tập bài giảng tập trung vào hai phần chính: Phần thứ nhất giới thiệu về dụng cụ thiết bị để đo các đại lượng trong mạch điện, điện tử như: Dòng điện, điện áp, công suất, tần số, góc pha, điện năng… Phần thứ hai hướng tới kỹ năng đo, kiểm tra các mạch điện, điện tử. Tập bài giảng là tài liệu để giảng dạy thực hành đo lường điện cho sinh viên Cao đẳng, Đại học thuộc chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật điện; Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử; Công nghệ Tự động đồng thời là tài liệu tham khảo cho những sinh viên quan tâm tới thực hành đo lường điện. Chúng tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các Thầy giáo, Cô giáo thuộc Khoa Điện - Điện tử Trường Đại Học Thái Bình đã đóng góp ý kiến giúp hoàn thiện tập bài giảng. Trong quá trình biên soạn tác giả đã cố gắng rất nhiều nhưng sẽ không thể tránh khỏi những thiết sót, rất mong nhận được sự góp ý của Các Thầy giáo, Cô giáo để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Tác giả Dương Thị Loan 3 ĐH THÁI BÌNH
  4. Tập bài giảng Thực hành Đo lường điện BÀI 1. HƯỚNG DẪN MỞ ĐẦU I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong sinh viên có khả năng: 1. Kiến thức - Đọc các ký hiệu trên dụng cụ đo. - Hiểu chức năng của các núm nút trên mặt thiết bị, dụng cụ đo. 2. Kỹ năng Vận hành các thiết bị, dụng cụ đo thông dụng như đồng hồ vạn năng, máy phát sóng, máy hiện sóng... 3. Thái độ Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị khi sử dụng, tích cực luyện tập, thảo luận và hoạt động nhóm. II. LÝ THUYẾT LIÊN QUAN 1.Tìm hiểu về các bộ nguồn xoay chiều, một chiều a. Nguồn xoay chiều (AC - Alternating current) Chủ yếu là nguồn xoay chiều hình sin (50Hz, 60 Hz), thường được sử dụng để cung cấp năng lượng cho các mạch đo các đại lượng điện xoay chiều. Khi sử dụng chúng ta cần quan tâm tới các thông số kỹ thuật: Pđm - công suất định mức; Iđm - dòng điện định mức; Uđm - điện áp định mức; tần số: f; số pha:1 pha, 3pha. b. Nguồn một chiều (DC-Direct current) Nguồn một chiều thường dùng để cung cấp năng lượng cho các mạch đo các đại lượng điện một chiều khi sử dụng chúng ta cũng cần quan tâm tới các thông số như: Pđm - công suất định mức; Iđm - dòng điện định mức; Uđm - điện áp định mức 2.Giới thiệu các dụng cụ đo a.Đồng hồ vạn năng • Chức năng cơ bản Ampemet, Vônmet và Ôhmmet (đo giá trị : điện áp một chiều, xoay chiều; dòng điện một chiều, xoay chiều; điện trở) • Kiểm tra thông mạch • Kiểm tra linh kiện bán dẫn như diode, transistor, thyristor, điac, triac .v.v. đo hệ số khuếch đại của Transistor • Ngoài ra có một số đồng hồ còn có thể đo tần số dòng điện, điện dung tụ điện, kiểm tra bóng bán dẫn (transitor).v.v. Khi sử dụng đồng hồ vạn năng chúng ta cần quan tâm tới các thông số kỹ thuật như: Độ nhạy, cấp chính xác, dải đo, thang đo… * Đồng hồ vạn năng tương tự (Analog multimeter) Đồng hồ vạn năng tương tự phổ biến trên thị trường chủ yếu là các đồng hồ của SunWa Model: AP33, AU-31, AU-32, AU-32/AU-31, CP-7D, CX506a, EM7000, SH- 88TR SP-18D, SP20, SP21, TA55, VS-100, YX-361TR, YX360TRF, YX-960TR Dương Thị Loan 4 ĐH THÁI BÌNH
  5. Tập bài giảng Thực hành Đo lường điện được minh họa như hình 1.1 Hình 1.1. Một số hình ảnh về đồng hồ vạn năng tương tự (chỉ thị kim) Để sử dụng VOM chúng ta cần tìm hiểu các núm chức năng trên mặt đồng hồ, chúng được minh họa trên hình 1.2: 6 1 7 2 8 3 9 4 5 10 Hình 1.2. Đồng hồ vạn năng Model YX 960 – TR Dương Thị Loan 5 ĐH THÁI BÌNH
  6. Tập bài giảng Thực hành Đo lường điện (1) Kim chỉ - pointer. (2) Ngõ ra tụ điện nối tiếp - Series capacitor terminal (OUTPUT). (3) Ngõ vào dòng điện một chiều 2,5A - Measuring terminal DC 2,5A. (4) Chuyển mạch chọn thang đo – Range selector switch knob. (5) Ngõ vào chung - Measuring terminal – COM. (6) Mặt hiển thị - Scale reading. (7) Chuẩn không - Zero corrector (8) Núm chỉnh không “0 Adj” 0 adjusting. (9) Ngõ vào kiểm tra hệ số khuếch đại của TZT - hFE terminal test. (10) Ngõ vào dương - Measuring terminal + - Kết cấu bên trong Kết cấu bên trong của đồng hồ vạn năng tương tự (Analog) được minh họa như hình 1.3 bao gồm các khối chính: (1) Cơ cấu đo kiểu từ điện. (2) Mạch đo: U, I, R. (3) Chuyển mạch lựa chọn thang đo. (4) Nguồn cung cấp cho thang R (5) Ngõ vào Rx, Ux, Ix 5 2 3 Mạch đo R 4 B1 - + CC 1 CM Que đen Mạch đo U Rx, Ux, Ix 5 Mạch đo I Que đỏ Hình 1.3. Kết cấu bên trong của đồng hồ vạn năng * Cung chia độ - (A) Là cung chia thang đo điện trở Ω : Dùng để đọc giá trị khi sử dụng thang đo điện trở. Cung chia độ thang đo Ω có giá trị lớn nhất bên trái và nhỏ nhất bên phải (ngược lại với tất cả các cung còn lại). Dương Thị Loan 6 ĐH THÁI BÌNH
  7. Tập bài giảng Thực hành Đo lường điện - (B) Là mặt gương: Dùng để giảm thiểu sai số khi đọc kết quả, khi đọc kết quả hướng nhìn phải vuông góc với mặt gương – tức là kim chỉ thị phải che khuất bóng của nó trong gương. - (C) Là cung chia độ thang đo điện áp: Dùng để đọc giá trị khi đo điện áp một chiều và thang đo điện áp xoay chiều 50V trở lên. Cung này có 3 vạch chia độ là: 250V; 50V; 10V - (D) Là cung chia độ điện áp xoay chiều dưới 10V: Trong trường hợp đo điện áp xoay chiều thấp không đọc giá trị trong cung C. Vì thang đo điện áp xoay chiều dùng diode bán dẫn chỉnh lưu nên có sụt áp trên diode sẽ gây ra sai số. - (E) Là cung chia độ dòng điện xoay chiều tới 15A. - (F) Là cung chia độ đo hệ số khuếch đại dòng 1 chiều của transistor - hfe. - (G, H) Là cung chia độ kiểm tra dòng điện và điện áp của tải đầu cuối. - (I) Là cung chia độ thang đo kiểm tra dB: Dùng để đo đầu ra tín hiệu tần số thấp hoặc âm tần đối với mạch xoay chiều. Thang đo này sử dụng để độ khuếch đại và độ suy giảm bởi tỷ số giữa đầu vào và đầu ra mạch khuếch đại và truyền đạt tín hiệu theo đơn vị đề xi ben. b) Đồng hồ vạn năng chỉ thị số (Digital Multimeters) Đồng hồ vạn năng số của Sunwa: CD731a, CD770, CD771, CD772, CD800a, PC20, PC5000a, PC500a, PC510a, PC700, PC7000, PC710, PC720M, PC773, PM11, PM3, PM33a, PM7a, PS8a, RD700/RD701; WELLINK HL -1240, 1250…minh họa như hình 1.4 Hình 1.4. Hình ảnh về đồng hồ vạn năng chỉ thị số - Giới thiệu đồng hồ vạn năng số Wellink HL -1240 Wellink là đồng hồ vạn năng số của Đài loan sản xuất được bán phổ biến trên thị Dương Thị Loan 7 ĐH THÁI BÌNH
  8. Tập bài giảng Thực hành Đo lường điện trường Việt Nam. Ưu điểm của đồng hồ này có độ chính xác tương đối cao, có nhiều thang đo, giá cả phù hợp. + Đặc tính kỹ thuật • Màn hình hiển thị lớn 3-1/2 dig • Bảo vệ bằng cầu chì và diode • Loa báo ở chế độ kiểm tra thông mạch • Đo cả dòng AC/DC lên tới10A bảo vệ bằng cầu chì • Trang đo Transistor (hEF), kiểm tra diode và kiểm tra pin (1,5V; 9V) • Thang đo tần số với khả năng tự động lựa chọn thang đo từ 1~20 MHz • Có thang đo điện dung 1pF~20 μ F • Có vỏ da bảo vệ • Tự động báo pin yếu c.Vôn kế Hình 1.5 . Volke đo điện áp xoay chiều Các vôn kế đo điện áp xoay chiều được đấu sẵn trên panel được minh họa như trên hình 1.5, khi sử dụng chúng ta chỉ cần chọn panel phù hợp với yêu cầu đo và đặt chúng trên bàn thực hành đấu nối chúng theo mạch đo. Để sử dụng các panel được chính xác chúng ta cần tìm hiểu các ký hiệu trên mặt vôn kế như: Loại dụng cụ đo, kiểu cơ cấu, phương đặt, cấp chính xác, dải đo… d.Ampe kế Các ampe kế đo dòng điện xoay chiều và một chiều được minh họa như trên hình 1.6, khi sử dụng chúng ta chỉ cần chọn panel phù hợp với yêu cầu đo và đặt chúng trên bàn thực hành đấu nối chúng theo mạch đo. Để sử dụng được chính xác chúng ta cần tìm hiểu các ký hiệu trên mặt ampe kế như: Loại dụng cụ đo, kiểu cơ cấu, phương đặt, cấp chính xác, dải đo… Dương Thị Loan 8 ĐH THÁI BÌNH
  9. Tập bài giảng Thực hành Đo lường điện Hình 1.6. Panel đo dòng điện một chiều, xoay chiều e. Giới thiệu về ampe kìm hình 1.7: Ampe kìm kyoritsu Là một ampe kìm nhiều chức năng (tạm gọi là ampe kìm vạn năng), các đại lượng cần đo được đưa vào qua ngõ vào dòng điện hoặc điện áp hoặc đồng thời cả hai ngõ vào này. Sau đó, bộ vi xử lý bên trong sẽ xử lý theo thuật toán tương ứng để hiển thị lên giá trị của đại lượng cần đo trên màn hình LCD. Đặc tính kỹ thuật - Cho phép hiển thị chính xác giá trị hiệu dụng thực của đại lượng (true RMS values) - Cho phép đo dòng điện xoay chiều 200/600A - Cho phép đo điện áp xoay chiều 200/ 600V - Đo điện trở Ω: 200Ω - Kiểm tra liên tục: còi kêu 30±20Ω - Tần số hưởng ứng: 45Hz~1kHz - Nguồn 9V Dương Thị Loan 9 ĐH THÁI BÌNH
  10. Tập bài giảng Thực hành Đo lường điện f. Tần số kế Tần số kế chỉ thị kim Model: ST-72 Hz của Đài Loan sản xuất họa như hình 1.8 Các thông số kỹ thuật: - Cấp chính xác:  1,5% - Dải đo 45-55Hz - Điện áp 220Vac Hình 1.8. Hình dạng của tần số kế chỉ thị kim g. cos  kế Dương Thị Loan 10 ĐH THÁI BÌNH
  11. Tập bài giảng Thực hành Đo lường điện 2 3 5 1 5A 25A +- P2 P1 P3 4 6 Hình 1.9. Hình dạng của cos  kế chỉ thị kim * Thông số kỹ thuật: Phazo mét Model: 2039-03, sản xuất bởi ADpower – Hàn Quốc - Cấp chính xác:  3% - Dải đo: -90o  0  +900 (-1  0  1) - Dòng điện định mức: 5/25A - Điện áp định mức: 220/380V 1- Chấu chung của hai cuộn dòng điện. 2- Đầu cuối của cuộn dòng 5A. 3- Đầu cuối của cuộn dòng 25A 4- Đầu điện áp pha thứ nhất. 5- Đầu điện áp pha thứ hai. 6- Đầu điện áp pha thứ ba. h.Điện năng kế * Điện năng kế một pha kiểu cảm ứng Sử dụng điện năng kế một pha kiểu cảm ứng (công tơ một pha kiểu cảm ứng) để đo điện năng mạch một pha, khi sử dụng chúng ta cần quan tâm tới một số thông số sau: - Điện áp định mức: 220V - Dòng điện định mức: 5A Dương Thị Loan 11 ĐH THÁI BÌNH
  12. Tập bài giảng Thực hành Đo lường điện - Dòng điện quá tải: 10A - Cấp chính xác: 2.0 - Tần số làm việc: 50Hz - Hằng số công tơ: 1200r/kWh Hình dạng của điện năng kế một pha kiểu cảm ứng được minh họa như hình 1.19. Trong đó chấu (1) và (3) là ngõ vào, chấu (2) và 4 là ngõ ra. 1 2 3 4 Đ A 1 2 34 O Hình 1.10. Điện năng một pha * Điện năng kế điện tử một pha Các thông số kỹ thuật • Điện áp danh định: 220V, 230V • Dòng điện: 10(40)A, 10(100)A, 20(80)A • Tần số định mức: 50 Hz • Số xung/kwh (imp/kwh): 1000, 1280, 2560 • Cấp chính xác: 1 theo IEC 62053 - 21 • Đo điện năng tác dụng • Đo công suất tác dụng, công suất phản kháng, công suất biểu kiến • Đo điện áp hiệu dụng • Đo dòng điện hiệu dụng • Đo hệ số công suất • Đo tần số lưới điện • Cảnh báo gian lận điện • Đọc thông số từ xa qua sóng RF Dương Thị Loan 12 ĐH THÁI BÌNH
  13. Tập bài giảng Thực hành Đo lường điện Hình 1.11. Điện năng kế điện tử một pha Tương tự như điện năng kế kiểu cảm ứng các ngõ vào (1), (3); ngõ ra (2), (4). * Điện năng kế ba pha kiểu cảm ứng Sử dụng công tơ điện ba pha ba phần tử (PT) kiểu cảm ứng Model: MV3E4 của EMIC Việt Nam. PT1 PT3 PT2 Hình 1.12. Công tơ điện ba pha ba phần tử của EMIC Dương Thị Loan 13 ĐH THÁI BÌNH
  14. Tập bài giảng Thực hành Đo lường điện Đặc tính kỹ thuật: TT Thông số Đơn vị Mô tả 1 Điện áp danh định Un V 3 x 220/380 2 Tần số danh định fn Hz 50 TT Thông số Đơn vị Mô tả 3 Dòng điện định mức Ib A 5 4 Dòng điện quá tải Imax A 20 5 Cấp chính xác % 2 6 Hằng số công tơ ở 50Hz Vg/kWh 250 7 Khối lượng của rô to g 51 8 Thử cách điện AC trong 1 phút Tại 50 Hz /kV 2 9 Thử điện áp xung 1.2/50µs kV 6 Đường kính lỗ đấu dây của đầu 10 mm 6.5-5 cốt (đầu cốt dòng - áp) Không gian bên trong nắp che ổ 11 mm 60 đấu dây dài Khối lượng công tơ (nắp PC-nắp 12 kg 3.5 - 3.7 bakêlít) Công tơ điện tử ba pha bốn dây Model: ME-40m của hãng EMIC Việt Nam. Hình 1.13. Công tơ điện tử ba pha bốn dây của EMIC Dương Thị Loan 14 ĐH THÁI BÌNH
  15. Tập bài giảng Thực hành Đo lường điện Thông số Ký hiệu Đơn vị Mô tả Điện áp danh định Un V 220 Tần số danh định Fn Hz 50 ± 5% Dòng điện định mức Ib A 10 Dòng điện quá tải Imax A 100 Cấp chính xác kWh 1 Dải điện áp làm việc danh định V 0,9  1,1Un Giới hạn điện áp làm việc V 0,5  1,15 Un Hằng số công tơ Imp/kWh 800 Thử cách điện AC trong 1 phút tại 50Hz kV 2 Thử điện áp xung 1,2/50  s kV 6 Sai số thời gian thực ở 25 oC  0,5giây/24giờ Số biểu giá có thể cài đặt 3 biểu giá độc lập Màn hiển thị LCD ma trận điểm có 2 dòng hiển thị tiếng Việt không dấu Đường kính lỗ đấu dây của Đầu  mm 8 nối Không gian bên trong nắp che ổ nn 40 đấu dây Khối lượng công tơ kg 1,9 Tuổi thọ công tơ năm 10 k. Megaohm mét Megaohm mét Model: 3165; 3166 của hãng HYORITSU Nhật bản. 3 2 1 Hình 1.14. Hình dạng thực tế của Megaohm mét 3165 và 3166 Dương Thị Loan 15 ĐH THÁI BÌNH
  16. Tập bài giảng Thực hành Đo lường điện * Đặc tính kỹ thuật Model 3165 - Điện áp DC kiểm tra: 500V - Dải đo: 1000M  - Giá trị trung bình thang đo: 20M  - Dải đo ở thang lớn nhất: 1 đến 500M - Độ chính xác:  5% rdg - Dải đo ở thang thứ hai: 0,5 đến 1000M  - Độ chính xác  10% rdg - Điện áp AC 600V - Độ chính xác: 3% của giá trị toàn thang - Điện áp chịu đựng 3700VAC trong 1 phút - Nguồn cấp: R6P (AA) 1,5x4 i. Máy biến dòng đo lường Trong hầu hết các thiết bị đo lường và điều khiển dòng điện đều được qui về chuẩn 5A nên các máy biến dòng điện sử dụng trong các lĩnh vực này thường có dòng điện ngõ ra cuộn thứ cấp là 5A. Như đã đề cập đến ở trên, cuộn thứ cấp của máy biến dòng thường được nối với các thiết bị đo như ampere kế, watt kế hoặc các thiết bị tự động khác. Có một lưu ý là khi sử dụng máy biến dòng để cung cấp cho nhiều thiết bị thì phải mắt nối tiếp các thiết bị này với nhau. Máy biến dòng điện dùng để biến dòng điện lớn thành dòng điện nhỏ để đo lường bằng các dụng cụ đo tiêu chuẩn và điều khiển. * Cấu tạo Dương Thị Loan 16 ĐH THÁI BÌNH
  17. Tập bài giảng Thực hành Đo lường điện Máy biến dòng điện cũng giống như một máy biến áp cách ly thông thường gồm có lõi thép được ghép từ các lá thép kỹ thuật điện, hai cuộn dây quấn sơ cấp và thứ cấp đặt trên lõi thép. Điểm đặc biệt của máy biến dòng nằm ở tiết diện và số vòng dây quấn cuộn sơ cấp và thứ cấp. Cuộn dây sơ cấp được quấn rất ít vòng thường chỉ được quấn một vòng dây. Dây quấn sơ cấp có tiết diện rất lớn do máy phải làm việc ở điều kiện gần như ngắn mạch. Đường kính dây quấn sơ cấp phụ thuộc vào cấp công suất của máy biến dòng; máy biến dòng có công suất càng lớn thì đường kính dây quấn sơ cấp càng lớn. Dây quấn thứ cấp của máy biến dòng có tiết diện nhỏ và có rất nhiều vòng . Sơ đồ nguyên lý máy biến dòng. Hình dạng bên ngoài của máy biến dòng điện thường là hình tròn . Vì có dạng hình tròn kín nên thông thường máy biến dòng được lắp trong lúc lắp đặt mạng điện. Hình dáng bên ngoài của máy biến dòng điện Dương Thị Loan 17 ĐH THÁI BÌNH
  18. Tập bài giảng Thực hành Đo lường điện * Nguyên lý hoạt động của máy biến dòng: Như đã đề cập đến ở trên, máy biến dòng thường xuyên hoạt động ở tình trạng gần như ngắn mạch. Do đó, một điều rất quan trọng khi sử dụng máy là không được phép để máy hoạt động ở chế độ không tải vì điện áp không tải phía thứ cấp của máy biến dòng điện rất lớn có thể gây hỏng lớp cách điện dẩn đến phá huỷ máy. Trạng thái làm việc của máy biến dòng ở trạng thái ngắn mạch vì chúng làm việc với các thiết bị có tổng trở rất nhỏ (Ampre kế, cuộn dòng Wat kế, cuộn dòng rơle bảo vệ. Khi sử dụng máy biến dòng điện cần chú ý không được để dây quấn thứ cấp hở mạch vì dòng điện từ hóa sẽ rất lớn, lõi thép bảo hòa sâu sẽ nóng lên và làm cháy dây quấn. Ngoài ra, suất điện động sẽ nhọn đầu gây nên điện áp cao đến hàng nghìn Volt ở thứ cấp dẫn đến không an toàn cho người sử dụng. III. THỰC HÀNH Tìm hiểu các ký hiệu trên mặt các thiết bị đo như: Loại dụng cụ đo, kiểu cơ cấu, phương đặt, cấp chính xác, dải đo… IV. BÀI TẬP 1. Tại sao đồng hồ vạn năng có thang điện trở là thang đo ngược? 2. Khi chuyển đồng hồ vạn năng YX-960TR về thang đo điện trở (x1, x10, x100, x1k) thì điện áp nguồn đưa ra hai đầu que đo là bao nhiêu vôn? Cực tính như thế nào? Dòng điện cung cấp cho mạch ngoài là bao nhiêu? 3. Khi chuyển đồng hồ vạn năng YX-960TR về thang đo điện trở x10k thì điện áp nguồn đưa ra hai đầu que đo là bao nhiêu vôn? Cực tính như thế nào? Dòng điện cung cấp cho mạch ngoài là bao nhiêu? 4. Cho biết ý nghĩa thông số độ nhạy của đồng hồ vạn năng? Với thang đo điện áp và dòng điện cần chọn điện trở vào như thế nào? 5. Đồng hồ vạn năng YX-960TR có mấy thang đo dòng điện một chiều? Cách mắc điện trở Shunt cho các thang đo này là dạng nào (từng cấp hay vạn năng)? 6. Đồng hồ vạn năng YX-960TR có mấy thang đo điện áp một chiều? Cách mắc điện trở phụ cho các thang đo này là dạng nào (từng cấp hay vạn năng)? 7. Đồng hồ vạn năng YX-960TR có mấy thang đo điện áp xoay chiều? Cách mắc diode để chỉnh lưu cho các thang đo này là dạng nào (một nửa chu kỳ hay cầu)? Dương Thị Loan 18 ĐH THÁI BÌNH
  19. Tập bài giảng Thực hành Đo lường điện 8. Em hãy cho biết vì sao khi sử dụng máy biến dòng điện không được để dây quấn thứ cấp hở mạch ? Giải thích ? 9. Khi sử dụng máy biến điện áp người ta nối tắt mạch thứ cấp điện hay không ? Hãy trình bày hiện tượng xảy ra khi ta nối tắt mạch thứ cấp ? Dương Thị Loan 19 ĐH THÁI BÌNH
  20. Tập bài giảng Thực hành Đo lường điện Bài 2: ĐO ĐIỆN TRỞ BẰNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG CHỈ THỊ KIM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong sinh viên có khả năng: 1.Kiến thức Hiểu được phương pháp đo, đọc điện trở thông mạch và các thông số khác. 2.Kỹ năng Thực hiện đo, đọc, kiểm tra R thành thạo chính xác 3.Thái độ Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị khi sử dụng, tích cực luyện tập, thảo luận và hoạt động nhóm. II. LÝ THUYẾT LIÊN QUAN 1. Giới thiệu - Đo điện trở, có 4 thang đo, từ X1Ω đến X 10kΩ Đại lượng đo Thang đo Cung chia độ Hệ số mở rộng Ω X 1Ω A0 - 2k X1 (Điện trở) X 10Ω A0 - 2k X 10 X 1kΩ A0 - 2k X 1000 X 10kΩ A0 - 2k X 10.000 *. Chú ý: - Không bao giờ được đo điện trở trong mạch đang được cấp điện.Trước khi đo điện trở trong mạch hãy tắt nguồn trước - Không để đồng hồ ở thang đo điện trở mà đo điện áp và dòng điện - đồng hồ sẽ hỏng ngay lập tức (hình vẽ). - Khi đo điện trở nhỏ (cỡ 10kΩ), tay không được tiếp xúc đồng thời vào cả 2 que đo, vì nếu tiếp xúc như vậy điện trở của người sẽ mắc song song với điện trở cần đo làm giảm kết quả đo. Dương Thị Loan 20 ĐH THÁI BÌNH
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2