intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tiếng Việt (Vietnamese Language)

Chia sẻ: Lý Hàn Y | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Tiếng Việt (Vietnamese Language) được biên soạn với mục tiêu nhằm phát triển kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (viết và nói) cho sinh viên; phát hiện và chữa lỗi trong các văn bản thông dụng và các văn bản liên quan đến ngành học; góp phần rèn luyện tư duy khoa học cho sinh viên. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tiếng Việt (Vietnamese Language)

  1. TIẾNG VIỆT VIETNAMESE LANGUAGE
  2. Giới thiệu học phần ■  Mục tiêu học phần: -  Phát triển kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (viết và nói) cho sinh viên. -  Phát hiện và chữa lỗi trong các văn bản thông dụng và các văn bản liên quan đến ngành học. -  Góp phần rèn luyện tư duy khoa học cho sinh viên.
  3. ■  Tài liệu tham khảo: (1)  Nguyễn Minh Thuyết & Nguyễn Văn Hiệp (2008), Tiếng Việt thực hành, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. (2)  Bùi Minh Toán, Lê A & Đỗ Việt Hùng (2008), Tiếng Việt thực hành, NXB Giáo dục (3)  Hoàng Anh & Phạm Văn Thấu (2004), Tiếng Việt thực hành, NXB Lý luận chính trị.
  4. KHÁI QUÁT VỀ TIẾNG VIỆT 1.  Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt (Kinh), và cũng là tiếng phổ thông của tất cả các dân tộc anh em sống trên đất nước Việt Nam. 2.  Tiếng Việt đảm nhiệm các chức năng xã hội: ■  TV là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất trong xã hội Việt Nam. ■  Từ 1945, TV được dùng làm ngôn ngữ chính thức trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu từ bậc mẫu giáo đến cao học – là phương tiện để truyền đạt và tiếp nhận các tri thức khoa học.
  5. KHÁI QUÁT VỀ TIẾNG VIỆT ■  TV là chất liệu sáng tạo nghệ thuật. ■  Là công cụ nhận thức, tư duy của người Việt nên Tiếng Việt mang rõ dấu ấn của nếp cảm, nếp nghĩ và nếp sống của người Việt. ■  TV là phương tiện tổ chức và phát triển xã hội.
  6. KHÁI QUÁT VỀ TIẾNG VIỆT 3. Đặc điểm riêng trong cơ cấu tổ chức của Tiếng Việt ■  Lời nói, chữ viết luôn được phân cắt thành “âm tiết” – do đó tiếng Việt là tiếng phân tiết tính. ■  Từ không biến đổi hình thức âm thanh và cấu tạo khi tham gia vào cấu tạo câu. Ví dụ: Tôi cho nó một quyển sách/ Quyển sách của nó rất hay.
  7. KHÁI QUÁT VỀ TIẾNG VIỆT ■  Các phương thức ngữ pháp của tiếng Việt ü  Trật tự từ VD: Tôi tin là nó sẽ thắng. Tôi tin là sẽ thắng nó ü  Hư từ ü  Ngữ điệu
  8. CHƯƠNG 1 TẠO LẬP VÀ TIẾP NHẬN VĂN BẢN
  9. NGÔN NGỮ - TIẾNG VIỆT VĂN BẢN ĐOẠN VĂN CÂU TỪ HÌNH VỊ/ TIẾNG
  10. SẮP XẾP CÁC ĐƠN VỊ ■  Tiếng Việt thật khó. ■  Gầy gò ■  Ừ ■  “Cái thằng dế choắt người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã là thanh niên rồi mà cách chỉ ngắn ngủn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo Gi lê. Đôi càng bè bè, nặng nề trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Đã vậy tính nết lại ăn xổi ở thì, có một cái hang ở chỉ bới đất nông sát mặt đất, không biết đào sâu và khoét ra nhiều hang như hang tôi.”
  11. 1.1. MỘT SỐ TRI THỨC VỀ VĂN BẢN GIAO TIẾP VÀ VĂN BẢN ■  GIAO TIẾP LÀ GÌ? ■  HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO? ■  GIAO TIẾP CHỊU TÁC ĐỘNG CHI PHỐI CỦA NHÂN TỐ NÀO?
  12. MỤC ĐÍCH/ NỘI DUNG GT NGƯỜI NGƯỜI NÓI/ VĂN BẢN LĨNH HỘI NGHE/ TẠO LẬP VIẾT ĐỌC CÁCH THỨC/ HOÀN CẢNH GT SƠ ĐỒ THỂ HIỆN SỰ TÁC ĐỘNG CHI PHỐI ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP
  13. 1.1.1. Khái niệm và đặc trưng cơ bản về văn bản ■  Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, là sản phẩm, là phương tiện của hoạt động giao tiếp. ■  Văn bản là một chỉnh thể ngôn ngữ thường bao gồm một tập hợp các câu mang tính nhất quán về chủ đề, tính trọn vẹn về nội dung được tổ chức theo một kết cấu chặt chẽ nhằm vào một định hướng giao tiếp nhất định. ■  Văn bản có thể là một câu tục ngữ, một bài ca dao, một lá đơn, một bản báo cáo, một tác phẩm văn học…
  14. 1.1.1. Khái niệm và đặc trưng cơ bản về văn bản v Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (nói hoặc viết). v Văn bản có tính chỉnh thể. ü  Văn bản có tính trọn vẹn về nội dung. •  Nội dung trọn vẹn •  Nhất quán về chủ đề ü  Văn bản có tính chất hoàn chỉnh về hình thức. •  Văn bản có kết cấu: tiêu đề, phần mở, thân, kết; ở các thức mở đầu và thể thức kết thúc (VB hành chính) v Văn bản có tính liên kết. ■  Văn bản hướng tới một mục tiêu nhất định.
  15. Mục đích giao tiếp của văn bản và trả lời câu hỏi: –  Đối tượng (Văn bản viết cho ai?) –  Nội dung (Văn bản viết cái gì?) –  Mục đích (Văn bản viết để làm gì?) –  Hoàn cảnh giao tiếp (Văn bản viết ở đâu, lúc nào?) –  Cách thức (Văn bản viết như thế nào?)
  16. 1.1.2 Giản yếu về một số loại văn bản ■  Mỗi văn bản được dùng trong một phạm vi giao tiếp nhất định, giữa các nhân vật giao tiếp nhất định và nhằm vào những mục tiêu giao tiếp nhất định. Do đó, mỗi văn bản có sự lựa chọn và tổ chức các phương tiện ngôn ngữ nhất định. ■  Có nhiều loại văn bản: văn bản khoa học, văn bản hành chính, văn bản nghị luận, văn bản báo, văn bản nghệ thuật và văn bản sinh hoạt.
  17. 1.1.2.1 Văn bản khoa học v  Dùng trong lĩnh vực khoa học, có chức năng thông tin – nhận thức. v  Đặc trưng: •  Biểu hiện rõ rệt và ở mức độ cao của các tính trí tuệ, tính logic và tính khái quát, trừu tượng. •  Phản ánh hoạt động và thành quả của tư duy trừu tượng của con người. •  Ngôn ngữ trong văn bản khoa học là ngôn ngữ của tư duy trừu tượng, khái quát cao, có tính khách quan và trung hòa về sắc thái cảm xúc. v  Đặc điểm trong cách thức diễn đạt: sử dụng hệ thống các thuật ngữ khoa học, các từ ngữ có tính đơn nghĩa, các cấu trúc câu phức tạp nhưng chuẩn mực, các hệ thống kí hiệu, công thức, sơ đồ, biểu bảng….
  18. 1.1.2.2 Văn bản nghị luận v  Dùng để trình bày, bình luận, đánh giá theo một quan điểm nhất định những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, tư tưởng, văn hóa… Chức năng thuyết phục, lôi cuốn, động viên. v  Đặc trưng: •  Tính trí tuệ, tính thuyết phục và tính đại chúng. •  Được sử dụng thường xuyên các biện pháp tu từ, nghệ thuật hùng biện, hướng tới đông đảo người đọc nên dùng cách diễn đạt dễ hiểu, gần gũi với mọi người. v  Đặc điểm trong cách thức diễn đạt: •  Sử dụng nhiều từ toàn dân, lĩnh vực chính trị, xã hội, tư tưởng, văn hóa, kinh tế. •  Sử dụng đa dạng các kiểu câu, nhiều vế, gắn bó bằng quan hệ từ, các biện pháp tu từ, phương tiện diễn cảm được sử dụng để tăng tính thuyết phục, hấp dẫn. •  Kết cấu mạch lạc, chặt chẽ.
  19. 1.1.2.3 Văn bản hành chính v  Dùng trong hoạt động tổ chức, điều hành, quản lý xã hội…. v  Đặc trưng: •  Tính khuôn mẫu, tính chính xác, minh bạch và tính hiệu lực cao. •  Cần bộc lộ rõ tính pháp lý, thể chế kỷ cương của hoạt động công vụ trong các hoàn cảnh giao tiếp nghiêm chỉnh, trang trọng. v  Đặc điểm trong cách thức diễn đạt: •  Được trình bày săp xếp theo các khuôn mẫu quy định. •  Về từ ngữ, dùng nhiều từ hành chính và các quán từ, từ ngữ mang tính khách quan, tính toàn dân. •  Về cú pháp, yêu cầu cách đặt câu rõ ràng.
  20. 1.2 TẠO LẬP VĂN BẢN
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2