intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tin học Đại cương: Chương 1 - PGS.TS. Lê Văn Năm

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

87
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Tin học Đại cương: Chương 1 trình bày các khái niệm cơ bản của Tin học như Tin học và các lĩnh vực nghiên cứu của Tin học; dữ liệu, thông tin và vai trò của thông tin; hệ thống thông tin, hệ đếm, biểu diễn thông tin trong máy tính điện tử và đơn vị đơn vị đo thông tin/dữ liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tin học Đại cương: Chương 1 - PGS.TS. Lê Văn Năm

  1. Chương1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC
  2. Nội dung chương I: 1.1 - Tin học và các lĩnh vực nghiên cứu của tin học 1.2 - Dữ liệu, Thông tin và vai trò của thông tin 1.3 - Hệ thống thông tin (khái niệm, các yếu tố cấu thành, vai trò, phân loại) 1.4 - Hệ đếm (lưu ý các bài tập liên quan đến hệ 2)
  3. 1.5 Biểu diễn thông tin trong MTDT và đơn vị đơn vị do thông tin/dữ liệu - Bài tập/Thảo luận/Thực hành: các phép toán và quy đổi hệ đếm cơ số 2 Vấn đề để sinh viên tự nghiên cứu: - Các hệ đếm cơ số 8, 16 - Chi tiết hơn về các lĩnh vực nghiên cứu của tin học - Chi tiết hơn về các HTTT
  4. Chương1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1 TIN HỌC VÀ CÁC LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU CỦA TIN HỌC (30 ph) 1.1.1. Khái niệm tin học Tin học (Informatics) được hiểu là môn khoa học nghiên cứu về thông tin, kĩ năng xử lý thông tin và kĩ nghệ phát triển các hệ thống thông tin có khả năng cung cấp các thông tin đúng loại, theo đúng dạng, đến đúng đối tượng, và đúng nơi, đúng lúc được cần đến.
  5. Nói cụ thể hơn, tin học là môn khoa học nghiên cứu về cấu trúc, thuật toán, hành vi và mối tương tác giữa các hệ thống tự nhiên và nhân tạo nhằm phục vụ nhu cầu lưu trữ, xử lý, truy cập và truyền thông tin.
  6. 1.1.2. Các lĩnh vực nghiên cứu của tin học Trước khi tìm hiểu về các lĩnh vực nghiên cứu của tin học, chúng ta hãy xem xét khái niệm tin học hóa. Tin học hóa (computing) được hiểu là những hoạt động có mục đích cần đến máy tính, sử dụng khai thác máy tính, hoặc tạo ra máy tính.
  7. Cụ thể, tin học hóa bao gồm việc thiết kế và xây dựng các hệ thống phần cứng, phần mềm cho nhiều mục đích khác nhau: xử lý, cấu trúc hóa, và quản trị nhiều loại hình thông tin khác nhau, thực hiện nghiên cứu sử dụng, khai thác máy tính, tăng cường năng lực trí tuệ nhân tạo ….
  8. Các lĩnh vực nghiên cứu của tin học 1/ Thiết kế và chế tạo máy tính Mục đích là thiết kế và chế tạo các máy tính điện tử có tốc độ tính toán ngày càng cao, xử lý các bài toán phức tạp.
  9. 2/ Xây dựng các hệ điều hành Các hệ điều hành thông dụng nhất hiện nay gồm MS DOS, WINDOWS, UNIX... Hệ điều hành mở LINUS đang được nhiều nước khai thác.
  10. 3/Ngôn ngữ lập trình và chương trình dịch Dịch từ ngôn ngữ thuật toán thành ngôn ngữ máy mà máy tính có thể hiểu được. Các ngôn ngữ lập trình thông dụng nhất đã được thiết kế và đưa vào sử dụng rộng rãi như ALGOL, FORTRAN, COBOL, BASIC, PASCAL, C++.
  11. Các lĩnh vực nghiên cứu của tin học 4/ Cấu trúc dữ liệu và giải thuật Nghiên cứu các loại cấu trúc dữ liệu cơ bản và các thuật toán xử lý những cấu trúc dữ liệu ấy như cấu trúc dữ liệu kiểu mảng (Array), cấu trúc dữ liệu kiểu danh sách (List), cấu trúc dữ liệu kiểu ngăn xếp (Stack), cấu trúc dữ liệu kiểu hàng đợi (Queue).
  12. 5/ Cơ sở dữ liệu Cách tổ chức các tệp lớn dữ liệu, có khả năng cập nhật và hỏi đáp có hiệu qủa.
  13. Các lĩnh vực nghiên cứu của tin học 6/ Công nghệ phần mềm Là môn khoa học nghiên cứu các phương pháp, các thủ tục và các công cụ đi từ phân tích đến thiết kế và quản lý một dự án phần mềm nhằm đạt được các mục tiêu của dự án.
  14. 7/ Trí tuệ nhân tạo và hệ chuyên gia Nghiên cứu các vấn đề về khoa học trí tuệ nhân tạo, các phương pháp giải quyết vấn đề, các kỹ thuật mới, biểu diễn tri thức và kỹ nghệ xử lý tri thức.
  15. 8/ Giao tiếp người - máy Nghiên cứu xây dựng những khả năng trao đổi thông tin giữa người và máy.
  16. 1.2. DỮ LIỆU, THÔNG TIN VÀ VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN Dưới góc độ xử lý thông tin, dữ liệu và thông tin là hai khái niệm khác nhau. Trong khi dữ liệu là những dữ kiện thô chưa qua xử lý thì thông tin là những dữ liệu đã được tổ chức và biến đổi thành dạng có ý nghĩa và có giá trị sử dụng cao hơn so với dữ liệu ban đầu.
  17. Tuy nhiên, trong thực tế sử dụng hai khái niệm này đôi khi bị dùng lẫn lộn. Sau đây là những mô tả rõ nét hơn về hai khái niệm này.
  18. 1.2.1. Dữ liệu và thông tin Dữ liệu (data) được hiểu là những mô tả cơ sở về các đối tượng, sự kiện, hoạt động và các giao dịch được tổ chức thu thập, phân loại và lưu trữ, nhưng chưa mang tải ý nghĩa để có giá trị sử dụng. Dữ liệu có thể là những con số hoặc các kí tự, các hình vẽ, âm thanh, hay hình ảnh.
  19. Điểm thi của một sinh viên, số giờ công lao động trong tuần của một công nhân là những ví dụ về dữ liệu. Tập hợp các dữ liệu được tổ chức lưu trữ phục vụ nhu cầu truy cập sau này được gọi là cơ sở dữ liệu (database).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2