intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng tóm tắt môn Dự án đầu tư: Phần 2 - GV. Trần Đức Luân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:52

20
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp phần 1, phần 2 bài giảng "Dự án đầu tư" sẽ cung cấp cho người học kiến thức trọng tâm về: Phân tích tài chính dự án; Phân tích ngân lưu tài chính dự án; Phân tích kinh tế xã hội dự án; Phân tích rủi ro của dự án;... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng tóm tắt môn Dự án đầu tư: Phần 2 - GV. Trần Đức Luân

  1. lOMoARcPSD|16911414 CHƯƠNG 5 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN Các bước phân tích tài chính dự án (1) Lập bảng thông số (2) Lập bảng kế hoạch đầu tư và cơ cấu nguồn vốn. (3) Lập lịch vay và trả nợ (4) Lập bảng dự kiến về sản lượng và doanh thu (5) Lập bảng chi phí sản xuất (6) Lập bảng kế hoạch khấu hao (7) Lập bảng chiết tính lời lỗ (8) Lập bảng thay đổi nhu cầu vốn lưu động (9) Xây dựng báo cáo ngân lưu tài chính theo các quan điểm (10) Tính toán các chỉ tiêu thẩm định dự án (11) Phân tích rủi ro và các biện pháp phòng ngừa rủi ro (12) Đánh giá và nhận xét tính khả thi về mặt tài chính của dự án. 5.1 Thông số dự án Tại sao phải lập bảng thông số? Bảng thông số là toàn bộ các dữ liệu dùng để tính toán trong dự án. Các dữ liệu này được thu thập từ nguồn số liệu thứ cấp, sơ cấp, và đôi khi từ những số liệu dự báo hoặc phán đoán của chủ đầu tư (khi không có đủ số liệu). Các thông số này cần trung thực, tránh trường hợp nâng cao hay hạ thấp giá trị của một biến số nào đó trong bảng thông số. Bảng thông số là được hiểu là nhập lượng hay được gọi là “đầu vào” của quá trình phân tích dự án. Sản phẩm cuối cùng của việc phân tích tài chính dự án đó chính là bảng báo cáo ngân lưu dự án và các chỉ tiêu đánh giá đầu tư. Kết quả phân tích tài chính dự án có chất lượng hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào thông số “đầu vào”. Do vậy, giá trị đại diện cho các biến số trong bảng thông số là hết sức quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến việc ra quyết định đầu tư. Bảng thông số cần được sắp xếp thành nhóm, ví dụ như nhóm tài sản đầu tư, nhóm vay và trả nợ, nhóm sản lượng, nhóm giá bán sản phẩm, nhóm giá đầu vào,… để 53 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  2. lOMoARcPSD|16911414 -người phân tích dự án có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin. Việc phân tích tài chính nên thực hiện bằng phần mềm Microsoft Excel, vì phần mềm này cho phép chúng ta thực hiện các phép tính từ đơn giản đến phức tạp. Trong đó, các công cụ như Goalseek, Data Table, Scenario Manager, hoặc tích hợp thêm phần mềm Crystal ball để giúp chúng ta thực hiện rất nhiều cái hay trong việc phân tích độ nhạy và phân tích mô phỏng. Bên cạnh đó, Microsoft Excel có trang bị đầy đủ các hàm tài chính như IRR(), PV(), NPV(), PMT() … cho phép chúng ta tiết kiệm được thời gian tính toán mà có được mức độ chính xác tuyệt đối. Ví dụ: Bảng thông số dự án 5.2 Các bảng phụ trợ và hạng mục ngân lưu cơ bản *Bảng kế hoạch đầu tư Bảng kế hoạch đầu tư thể hiện tổng vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn. Tổng vốn đầu tư bao gồm vốn cố định, vốn lưu động và lãi vay trong thời kỳ xây dựng (nếu có). Để tính toán chúng ta có thể lập bảng theo mẫu sau: 54 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  3. lOMoARcPSD|16911414 Bảng 1. Kế hoạch đầu tư Khoản mục Giai đoạn xây dựng Giai đoạn sản xuất Năm 1 Năm 2 --- Năm 1 Năm 2 --- 1. Vốn cố định (a) 2. Vốn lưu động (b) 3. Lãi vay trong giai đoạn xây dựng (c) 4. Tổng vốn đầu tư (d) Chi tiết các khoản mục trong bảng 1 sẽ lần lượt được trình bày theo các mục (a), (b), (c) và (d) dưới đây như sau: Vốn cố định Được xác định dựa vào chi phí xây dựng cơ bản của dự án và các chi phí khác có liên quan trong giai đoạn xây dựng cơ bản. Chi phí xây dựng cơ bản bao gồm: nhà xưởng, máy móc thiết bị (bao gồm cả lắp đặt, chạy thử), chi phí cây con giống (nếu là cây lâu năm và súc vật sinh sản), bằng phát minh sáng chế…Các chi phí khác có liên quan như: chi phí công trình tạm, chi phí tư vấn xây dựng, chi phí quản lý ban đầu…. Lưu ý rằng có loại chi phí không được đưa vào dự án đó là chi phí chìm. Rất nhiều dự án đầu tư chỉ mang tính bổ sung thêm cho những hoạt động kinh tế đang có, do vậy phần lợi ích và chi phí có liên quan tới các dự án mới chỉ là phần tăng thêm. Những khoản chi trước đây, hiện đã trở thành trách nhiệm tài chính trong tương lai của công ty sẽ không được tính đến trong khi lập và thẩm định dự án mới. Các khoản chi đã thực hiện trước đây được gọi là “chi phí lịch sử” hay “chi phí chìm” và chúng ta không được tính tới những khoản chi này khi phân tích tài chính dự án. Vốn lưu động Vốn lưu động của dự án được xác định dựa vào nhu cầu về chi phí sản xuất và chi phí lưu thông của dự án. Có thể viết khái quát như sau: Vốn lưu động = chi phí sản xuất + chi phí lưu thông Chi phí sản xuất bao gồm: 55 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  4. lOMoARcPSD|16911414 - Chi phí nguyên vật liệu, phân bón, vật tư nông nghiệp - Tiền lương, BHXH - Chi phí sửa chữa, phụ tùng thay thế - Chi phí bao bì, đóng gói - Chi phí sản xuất khác. Chi phí lưu thông bao gồm: - Chi phí (giá thành) sản phẩm dở dang - Chi phí (giá thành) thành phẩm tồn kho - Chi phí (giá thành) hàng hoá bán chịu - Tiền mặt đang nằm trong lưu thông - Chi phí lưu thông khác Vốn lưu động cũng là một khoản khó tính toán chính xác khi lập dự án mà chỉ có thể dự trù một cách tương đối. Căn cứ vào mức tối thiểu của tài sản lưu động nợ và tài sản lưu động có, nghĩa là: Vốn lưu động thuần tuý = Tài sản lưu động có – Tài sản lưu động nợ Tài sản lưu động có: - Các khoản phải thu (AR) - Tiền mặt tồn quỹ (CB) - Tồn kho (AI) Tài sản lưu động nợ: là các khoản phải trả (AP) Như vậy, nhu cầu vốn lưu động thuần tuý: VLĐ = (AR) + (CB) + (AI) – (AP) Lãi vay trong thời kỳ xây dựng Nếu dự án có vay và phải trả lãi vay trong thời kỳ xây dựng (kiến thiết cơ bản) thì phải được tính vào vốn đầu tư ban đầu. Tiền lãi phải trả lớn hay nhỏ là tuỳ vào số tiền vay được và lãi suất đi vay thoả thuận. Tổng vốn đầu tư. Để tính tổng vốn đầu tư ở bảng số 1, ta được phép cộng đơn giản chi phí bằng tiền cho từng năm, chi phí theo từng năm đó gọi là chi phí hiện hành. Tuy nhiên, muốn 56 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  5. lOMoARcPSD|16911414 biết từng hạng mục phải bỏ ra bao nhiêu tiền khi thực hiện dự án thì ta phải cộng giá trị theo hiện giá, vì giá trị tiền tệ năm nay sẽ khác so với năm trước đó (xem lại lý thuyết thời giá tiền tệ theo thời gian) Về cơ cấu nguồn vốn. Xác định cơ cấu nguồn vốn của dự án là tính toán tỷ lệ và số lượng từng nguồn vốn huy động đầu tư vào dự án. Bao gồm: vốn ngân sách, vốn tự có, vốn vay, vốn viện trợ và vốn khác. Ứng với mỗi nguồn vốn có một suất sinh lợi đòi hỏi khác nhau, do đó ta phải xác định rõ giá trị suất sinh lợi này nhằm tìm ra suất chiết khấu đại diện chung cho dự án (hệ số chi phí sử dụng vốn WACC được dùng làm suất chiết khấu cho báo cáo ngân lưu theo quan điểm TIP). Bảng 2. Nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn đầu tư Khoản mục Giai đoạn đầu tư ban đầu Giai đoạn sản xuất kinh doanh Cơ cấu (Triệu đ) (Triệu đ) (%) Năm 1 Năm 2 ... Năm m Năm (m+1) ... 1. Tổng vốn đầu tư 2. Nguồn vốn + Ngân sách + Vốn tự có + Vốn vay,… (3) Lịch vay và trả nợ Kế hoạch vay và trả nợ tuỳ thuộc vào sự thoả thuận giữa người đi vay và người cho vay. Trên thực tế, có rất nhiều phương thức vay và thanh toán nợ vay được áp dụng tuỳ vào đặc thù của từng dự án. Có thể vay ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn. Có thể trả lãi và vốn gốc đều hàng kỳ, hoặc có thể chỉ trả lãi hàng kỳ và đến thời kỳ đáo hạn sẽ trả toàn bộ nợ gốc. Dự án có thể được ân hạn cho vay hay không được ân hạn cho vay. Ta hãy xem xét các ví dụ minh hoạ sau: Phương pháp kỳ khoản cố định: tức là hàng kỳ, người vay phải mang một khoản tiền (gồm tiền trả lãi vay + một phần nợ gốc) đều nhau để trả cho ngân hàng. Trong Excel ta có thể dùng hàm tài chính PMT() để tính toán. Cấu trúc của hàm tài chính này là: = - PMT(Rate, Nper, Pv, Fv, Type) 57 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  6. lOMoARcPSD|16911414 Trong đó: + Rate: lãi suất cho vay + Nper: số kỳ trả nợ và lãi + Pv: giá trị hiện tại (vốn vay bây giờ) + Fv: giá trị trong tương lai (giá trị vốn vay còn lại sau khi trả nợ) + Type: 1 là giá trị đầu kỳ; 0 là giá trị cuối kỳ Giả sử, năm 0 vay ngân hàng 2000 $, lãi suất là 8%/năm. Trả theo phương thức kỳ khoản cố định trong thời gian 4 năm. Kế hoạch trả nợ như sau: Bảng 3. Kế hoạch vay và nợ Năm 0 1 2 3 4 (1) Dư nợ đầu kỳ 2000 1556 1077 559 (2) Tổng trả ngân hàng 604 604 604 604 (3) + Trả nợ gốc 444 479 518 559 (4) + Trả tiền lãi 160 124 86 45 (5) Dư nợ cuối kỳ 2000 1556 1077 559 0 Quy trình tính: 𝑃𝑜∗𝑟 (2) = 1−(1+𝑟)−𝑛 (4) = (1)*r (3) = (2) – (4) (5) = (1) – (3) Cách tính: + Tổng trả ngân hàng: = -PMT(8%, 4, 2000) = 604 hay bằng công thức tính đại số sau:  r   0,08  A= P* −n  = 2000 *  −4  = 604 1 − (1 + r )  1 − (1 + 0,08)  58 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  7. lOMoARcPSD|16911414 + Trả tiền lãi: = lãi cho vay * dư nợ đầu kỳ. Ở bảng trên, năm 1 được tính bằng 8%*2000 = 160$; năm 2 được tính là 8%*1556 = 124; năm 3 là 8%*1077 = 86$ và tương tự cho năm 4 là 8%*559 = 45$ + Trả nợ gốc: = tiền trả ngân hàng – tiền lãi. Thực chất nó là phần giảm đi của vốn gốc do người đi vay trả cho ngân hàng. Năm 1, người vay trả là 604- 160 = 444$. Năm 2, người vay trả là 604- 124 = 479$. Năm 3, người vay trả là 604- 86 = 518$. Tương tự, năm 4, người vay trả là 604- 45 = 559$. + Dư nợ cuối kỳ: = dư nợ đầu kỳ – trả nợ gốc. Ở năm 1, dư nợ cuối kỳ là 2000- 444 = 1556$. Năm 2, dư nợ cuối kỳ là 1556 – 479 = 1077$. Năm 3, dư nợ cuối kỳ là 1077 – 518 = 559$. Đến năm 4, dư nợ cuối kỳ là 559 -559 = 0$. Giá trị dư nợ cuối kỳ ở năm cuối cùng thanh toán bằng 0 cho phép ta kết luận là người vay đã thanh toán đủ và hoàn tất số tiền vay cho ngân hàng. Phương pháp kỳ khoản giảm dần: tức là hàng kỳ, người vay trả cho ngân hàng với số tiền giảm dần. Số tiền đem trả cho ngân hàng ở mỗi cuối kỳ là tổng số của nợ gốc đều hàng kỳ và tiền trả lãi giảm dần do nợ gốc giảm đi. Giả sử, năm 0 vay ngân hàng 2000 $, lãi suất là 8%/năm. Trả nợ gốc đều hàng kỳ trong thời gian 4 năm. Kế hoạch trả nợ như sau: 59 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  8. lOMoARcPSD|16911414 Bảng 4. Kế hoạch vay và nợ Năm 0 1 2 3 4 (1) Dư nợ đầu kỳ 2000 1500 1000 500 (2) Tổng trả ngân hàng 660 620 580 540 (3) + Trả nợ gốc 500 500 500 500 (4) + Trả tiền lãi 160 120 80 40 (5) Dư nợ cuối kỳ 2000 1500 1000 500 0 Quy trình tính: 𝑃𝑜 (3) = 𝑛 (4) = (1)*r (2) = (3) + (4) (5) = (1) – (3) Cách tính: Trả nợ gốc: = số tiền vay ban đầu/ số kỳ trả nợ. Trong trường hợp này, số tiền trả nợ gốc đều nhau và bằng 2000/4 = 500$. (Giá trị trả nợ gốc ở năm 1 = năm 2 = năm 3 = năm 4); Các hạng mục khác tính tương tự như phương pháp kỳ khoản cố định. Phương pháp khác: trả lãi đều hàng kỳ, nợ gốc được trả 1 lần vào cuối thời điểm đáo hạn vay. Giả sử, năm 0 vay ngân hàng 2000 $, lãi suất là 8%/năm. Trả lãi đều hàng kỳ, nợ gốc trả vào thời điểm đáo hạn 4 năm. Kế hoạch trả nợ như sau: Bảng 5. Kế hoạch vay và nợ Năm 0 1 2 3 4 - Dư nợ đầu kỳ 2000 2000 2000 2000 - Tổng trả ngân hàng 160 160 160 2160 + Trả nợ gốc 2000 + Trả tiền lãi 160 160 160 160 - Dư nợ cuối kỳ 2000 2000 2000 2000 0 Cách tính: + Trả tiền lãi: = lãi suất cho vay* số tiền vay ban đầu. Trong trường hợp này, số tiền trả lãi đều nhau và bằng 2000*8% = 160$. (Giá trị trả lãi vay ở năm 1 = năm 2 = năm 3 = năm 4 = 160$) + Các hạng mục khác tính tương tự như phương pháp kỳ khoản cố định. 60 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  9. lOMoARcPSD|16911414 Lưu ý: Nếu vay phi chính thức thì kế hoạch vay và trả nợ sẽ tuỳ thuộc vào thỏa thuận vay. Nếu vay nước ngoài thì nhất thiết phải lập hai bảng. Bảng thứ nhất là kế hoạch vay và trả nợ bằng ngoại tệ, bảng thứ hai là kế hoạch vay và trả nợ được tính bằng nội tệ. Lý do: dự án được thực hiện trong nước nên mọi vấn đề thu - chi hầu hết là bằng nội tệ (trừ các trường hợp nhập khẩu hay xuất khẩu). Nhưng khi trả nợ thì phải bằng ngoại tệ, do đó khi nhìn vào 2 bảng trên ta có thể biết được số tiền trả nợ cho nước ngoài là tương đương với bao nhiêu đồng nội tệ. (4) Lập bảng dự kiến về sản lượng và doanh thu Sản lượng tiêu thụ được xác định nhờ vào khâu nghiên cứu thị trường. Sau khi xác định được sản lượng tiêu thụ dự kiến và giá bán, ta tính toán được doanh thu của dự án. Một dự án sẽ có thể có nhiều loại sản phẩm, có sản phẩm chính và cả sản phẩm phụ nên chúng ta cần phải tính đầy đủ. Xác định sản phẩm của dự án là hàng hóa phi ngoại thương hay hàng có thể ngoại thương (Tradable goods). Bảng 6. Dự kiến sản lượng và doanh thu Khoản mục Giai đoạn sản xuất Năm 1 Năm 2 ---- Năm n 1. Sản lượng + Sản phẩm chính + Sản phẩm phụ 2. Giá bán + Sản phẩm chính + Sản phẩm phụ 3. Doanh thu nội địa + Sản phẩm chính + Sản phẩm phụ 4. Doanh thu xuất khẩu 5. Tổng doanh thu 61 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  10. lOMoARcPSD|16911414 (5) Lập bảng chi phí sản xuất Chi phí sản xuất bao gồm nguyên vật liệu, nhiên liệu, vật tư nông nghiệp, tiền lương, bảo hiểm xã hội, vận chuyển, sửa chữa, điện nước… Bảng chi phí sản xuất như sau: Bảng 7. Dự kiến chi phí sản xuất Khoản mục Giai đoạn sản xuất Năm 1 Năm 2 ---- Năm n 1. Nguyên vật liệu 2. Nhiên liệu 3. Tiền lương 4. Bảo hiểm XH 5. Quản lý hành chính 6. Điện nước 7. Sửa chữa 8. Vận chuyển, bốc dỡ 9. Chi khác 10. Tổng chi phí sản xuất (6) Lập bảng kế hoạch khấu hao Có nhiều phương pháp khấu hao như: khấu hao theo đường thẳng và khấu hao nhanh. Trong phạm vi bài giảng này, có 2 phương pháp khấu hao: Khấu hao theo đường thẳng: còn gọi là phương pháp khấu hao tuyến tính (hay khấu hao đều). Đơn giản là chỉ lấy nguyên giá tài sản (hoặc chi phí xây dựng công trình) chia cho tuổi thọ của tài sản (hoặc công trình). Với phương pháp này mức khấu hao mỗi năm là bằng nhau. Bảng 8. Khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng Năm 0 1 2 3 4 - Giá trị còn lại đầu kỳ 10000 8000 6000 4000 - Khấu hao trong kỳ 2000 2000 2000 2000 - Khấu hao tích luỹ 2000 4000 6000 8000 - Giá trị còn lại cuối kỳ 10000 8000 6000 4000 2000 Ghi chú: Nguyên giá tài sản là 10.000 USD, tuổi thọ 5 năm 62 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  11. lOMoARcPSD|16911414 - Khấu hao giảm dần: thường được áp dụng với các loại xe và một số thiết bị có giá cả biến động lớn trên thị trường vào những năm đầu sử dụng. Phương pháp này căn cứ trên một tỷ lệ khấu hao hàng năm để khấu hao dần tài sản. Thí dụ, với một tỉ lệ khấu hao hàng năm là 25% một chiếc xe hơi được mua với giá 10.000 USD sẽ khấu hao trong năm đầu tiên số tiền là 2.500 USD, năm thứ 2 là 1.875 USD, năm thứ 3 là 1.406 USD, năm thứ 4 là 1.055 USD, năm thứ 5 là 791 USD…. Với phương pháp này giá trị của tài sản giảm đi nhanh chóng trong những năm đầu của tài sản Bảng 9. Khấu hao tài sản cố định theo phương pháp giảm dần. Năm 0 1 2 3 4 - Giá trị còn lại đầu kỳ 10.000 7.500 5.625 4.219 - Khấu hao trong kỳ 2.500 1.875 1.406 1.055 - Khấu hao tích luỹ 2.500 4.375 5.781 6.836 - Giá trị còn lại cuối kỳ 10.000 7.500 5.625 4.219 3.164 Ghi chú: Nguyên giá tài sản là 10.000 USD, tuổi thọ 5 năm, tỷ lệ khấu hao 25%/năm. (7) Lập bảng chiết tính lời lỗ Mục đích của việc lập bảng chiết tính lời lỗ là nhằm xác định dòng thuế để đưa vào báo cáo ngân lưu dự án. Bảng này sẽ lấy số liệu từ các bảng doanh thu, chi phí, khấu hao, vay và trả nợ ở phần trên để thực hiện việc tính toán. Cụ thể như sau. Bảng 10. Chiết tính lời lỗ Khoản mục Giai đoạn sản xuất Năm 1 Năm 2 ---- Năm n 1. Doanh thu 2. Chi phí sản xuất|hđ hn 3. Khấu hao 4. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) = (1)-(2)-(3) 5. Chi phí lãi vay (I) 6. Lợi nhuận trước thuế (EBT) =(4)-(5) 7. Thuế thu nhập (T) = (6)*t 8. Lợi nhuận ròng sau thuế (EAT)= (6)-(7) 63 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  12. lOMoARcPSD|16911414 (8) Lập bảng thay đổi nhu cầu vốn lưu động Ta biết rằng nhu cầu vốn lưu động thuần túy = (AR) + (CB) + (AI) – (AP). Tuy nhiên khi đưa vào báo cáo ngân lưu chúng ta cần phải lập bảng thay đổi nhu cầu vốn lưu động. Vì sao như vậy? Chúng ta giả định rằng khoản phải thu năm nay sẽ được thu về vào năm tới. Ví dụ: Một dự án có doanh thu 1500 $, chi phí nguyên vật liệu 1000$. Hoạt động 3 năm, thanh lý vào năm 4. + Khoản phải thu (AR): 20% doanh thu + Khoản phải trả (AP): 30% nguyên vật liệu + Tiền mặt tồn quỹ (CB): 10% doanh thu + Tồn kho (AI): 20% nguyên vật liệu Bảng 11. Thay đổi nhu cầu vốn lưu động Năm 0 1 2 3 4 1. Khoản phải thu (AR) - 300 300 300 - 2. Thay đổi khoản phải thu (∆AR) - -300 0 0 300 3. Tiền mặt tồn quỹ (CB) - 150 150 150 - 4. Thay đổi tiền mặt tồn quỹ (∆CB) - 150 0 0 -150 5. Tồn kho (AI) - 200 200 200 - 6. Thay đổi tồn kho (∆AI) - 200 0 0 -200 7. Khoản phải trả (AP) - 300 300 300 - 8. Thay đổi khoản phải trả (∆AP) - -300 0 0 300 9. Nhu cầu vốn lưu động - 350 350 350 - (9) = (1)+(3)+(5)-(7) 10. Thay đổi nhu cầu vốn lưu động - -350 0 0 350 (10) = (2)-(4)-(6)-(8) Cách tính: + ∆AR: = AR đầu kỳ – AR cuối kỳ = [AR trước – AR sau] + ∆AP: = AP đầu kỳ – AP cuối kỳ = [AP trước – AP sau] Và: + ∆AI: = AI cuối kỳ – AI đầu kỳ = [AI sau – AI trước] + ∆CB: = CB cuối kỳ – CB đầu kỳ = [CB sau – CB trước] 64 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  13. lOMoARcPSD|16911414 (9) Xây dựng báo cáo ngân lưu tài chính theo các quan điểm Báo cáo ngân lưu là báo cáo thực thu và thực chi. Do đó, trên bảng tính sẽ thể hiện được năm nào sẽ đầu tư và đầu tư bao nhiêu. Năm nào sẽ thu tiền về và khoản thực thu là bao nhiêu. Tuy nhiên, cũng sẽ có một số hạng mục đặc biệt mà chúng ta phải đưa vào hay loại ra bảng ngân lưu dự án: - Chi phí cơ hội: là những lợi ích bị bỏ qua do không sử dụng nguồn lực này vào các hoạt động khác. Ví dụ như, chi phí cơ hội của một đồn điền thuốc lá nay trồng đậu phộng là thu nhập từ việc trồng thuốc lá bị mất đi. Những chi phí cơ hội này phải được tính đến trong quá trình hình thành ngân lưu của dự án trồng đậu phộng. - Chi phí lịch sử: là chi phí mà ta đã mua trước đây - Chi phí chìm: dù có hay không có dự án ta cũng đã chi rồi nên không tính vào bảng ngân lưu. - Thanh lý đất đai: giá trị thanh lý đất đai được ghi bằng với giá trị mua đất ban đầu (tức là giá trị trên sổ sách lúc mới thực hiện dự án). Giả sử chúng ta mua đất năm 0 là 10.000$ nhưng đến năm 5 (năm kết thúc dự án), giá thị trường của đất là 20.000$. Nếu chúng ta ghi giá trị thanh lý đất là 20.000$ thì sẽ không biết đâu là lợi ích thực sự do dự án đem lại là bao nhiêu, hay là lợi ích của dự án chỉ có được từ việc bán đất. Lưu ý về hạng mục đất đai: Nếu là đất thuê, hạch toán chi phí thuê vào chi phí như là một khoản chi phí hoạt động bình thường. Nếu đất được cấp chỉ dùng cho dự án, không ghi tăng chi phí cơ hội của việc sử dụng đất (vì không có cơ hội cho việc sử dụng khác) Nếu đất được cấp tuỳ ý sử dụng phải ghi tăng chi phí cơ hội khi đưa vào sử dụng cho dự án (có cơ hội khác để tạo ra lợi nhuận) Đất là tài sản cố định không tính khấu hao nhưng phần giá trị tăng thêm cho đất, ví dụ giá trị san lấp thì phải tính khấu hao. 65 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  14. lOMoARcPSD|16911414 Báo cáo ngân lưu tài chính quan điểm tổng đầu tư (TIP) hay ngân hàng. + Mục đích: quan tâm đến sự an toàn của vốn vay mà dự án cần, xác định tính khả thi tài chính của dự án, cũng như khả năng trả nợ của dự án. + Cụ thể ví dụ về một dự án nuôi bò quy mô nhỏ như sau: Bảng 12. Báo cáo ngân lưu tài chính theo quan điểm tổng đầu tư (TIP) (Dự án có thời gian hoạt động 10 năm, thanh lý vào năm 11) Đơn vị tính: $ Năm 1 2 3 … 11 NGÂN LƯU VÀO + Doanh thu 9.000 9.090 … + ∆AR -1.080 -11 … 1.169 + Trợ cấp - Trợ cấp về đất 2.400 - Trợ cấp con giống 3.900 + Thu thanh lý - Đất đai 5.000 - Chuồng trại 875 Tổng ngân lưu vào 2.400 3.900 7.920 9.079 … 7.044 NGÂN LƯU RA + Mua đất 3.400 + Phát hoang 1.600 + Chuồng trại - Xây dựng ban đầu 1.750 - Bảo trì hàng năm 250 250 … + Mua bê 3.900 3.978 4.058 … + ∆AP -585 -12 -12 … + Thú y 160 160 … + Thức ăn bắp 1.955 1.955 … + Thức ăn phụ 1.620 1.620 … + Chi phí cơ hội lao động 823 607 563 … + ∆CB 702 14 14 … Tổng ngân lưu ra 3.400 8.190 8.572 8.608 … NGÂN LƯU RÒNG -1.000 -4.290 -652 471 … 7.044 Nguồn: FETP, Bài tập số 1, niên khoá 2003-2004 66 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  15. lOMoARcPSD|16911414 Báo cáo ngân lưu tài chính theo quan điểm chủ đầu tư + Mục đích: Xem xét mức gia tăng thu nhập ròng của dự án so với những gì họ có thể kiếm được khi không có dự án. Ra quyết định đầu tư nếu chủ đầu tư thấy khả năng sinh lợi cao nhất trong các cơ hội có thể có (đã có tính đến các yếu tố về rủi ro). Bảng 13. Báo cáo ngân lưu tài chính theo quan điểm chủ đầu tư (nông dân) (Dự án có thời gian hoạt động 10 năm, thanh lý vào năm 11) Đơn vị tính: $ Năm 0 1 … 4 5 NGÂN LƯU VÀO + Doanh thu … 9,181 9,273 + Thay đổi trong AR … -11 -11 + Trợ cấp - Trợ cấp về đất 2,400 - Trợ cấp con giống 3,900 + Thu thanh lý - Đất đai - Chuồng trại + Vay tiền từ Bộ NN 4,350 Tổng ngân lưu vào 6,750 3,900 … 9,170 9,262 NGÂN LƯU RA + Mua đất 3,400 + Phát hoang 1,600 + Chuồng trại - Xây dựng ban đầu 1,750 - Bảo trì hàng năm … 250 250 + Mua bê 3,900 … 4,139 4,221 + Thay đổi trong AP -585 … -12 -12 + Thú y … 160 160 + Thức ăn bắp … 1,955 1,955 + Thức ăn phụ … 1,620 1,620 + Chi phí lao động 823 … 563 563 + Tồn quỹ tiền mặt (CB) 702 … 15 15 + Trả lãi và nợ gốc 928 928 Tổng ngân lưu ra 3,400 8,190 … 9,617 9,700 NGÂN LƯU RÒNG 3,350 -4,290 … -447 -438 67 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  16. lOMoARcPSD|16911414 Nguồn: FETP, Bài tập số 1, niên khoá 2003-2004 Báo cáo ngân lưu tài chính theo quan điểm ngân sách + Mục đích: Quan tâm đến thu chi ngân sách. Thu: thuế và phí sử dụng trực tiếp hay gián tiếp; chi: trợ giá hay trợ cấp trực tiếp và gián tiếp. Nếu thu > chi thì dự án sẽ tốt theo quan điểm ngân sách. + Cụ thể: Bảng 14. Báo cáo ngân lưu tài chính quan điểm ngân sách (Bộ nông nghiệp) (Dự án có thời gian hoạt động 10 năm, thanh lý vào năm 11) Đơn vị tính: $ Năm 1 --- 4 5 6 NGÂN LƯU VÀO + Bán đất 1.000 - + Nông dân trả nợ - 928 928 928 Tổng ngân lưu vào 1.000 - 928 928 928 NGÂN LƯU RA + Mua đất từ Bộ lâm nghiệp 3.400 - + Cho vay 4.350 - + Trợ cấp bê giống 3.900 - Tổng ngân lưu ra 7.750 3.900 NGÂN LƯU RÒNG -6.750 -3.900 - 928 928 928 Nguồn: FETP, Bài tập số 1, niên khoá 2003-2004 TÓM TẮT CÁC QUAN ĐIỂM PHÂN TÍCH DỰ ÁN Ngân Chủ Ngân Kinh Khoản mục hàng đầu tư sách tế 1. Thực thu + + + 2. Thực chi - - - 3. Chi phí cơ hội - - - 4. Ngoại tác +/- 5. Trợ cấp + + - 6. Thuế - - + !!! 7. Vay và trả nợ +/- Ghi chú: 68 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  17. lOMoARcPSD|16911414 - Dấu (+): dòng tiền vào ; Dấu (-): dòng tiền ra - Dấu (!!!): trường hợp vay và trả nợ nước ngoài (10) Tính toán các chỉ tiêu thẩm định dự án Sau khi lập được bảng báo cáo ngân lưu, chúng ta tiến hành tính toán các chỉ tiêu thẩm định dự án như: NPV, IRR, PP, BCR từ dòng ngân lưu ròng. Lưu ý, việc chọn suất chiết khấu sẽ là vấn đề khó khăn nên cần có đủ cơ sở lý luận và thực tiển để chứng minh giá trị chúng ta muốn chọn. (11) Phân tích rủi ro và các biện pháp phòng ngừa rủi ro Phần này sẽ được trình bày chi tiết ở bài sau. Phần phụ lục có trình bày các phương pháp phân tích rủi ro tất định và phân tích rủi ro mô phỏng. Các bạn (nếu được) sẽ được thực tập trên phòng máy của khoa/trường cho nội dung này. (12) Đánh giá và nhận xét về tính khả thi tài chính của dự án. Dự án khả thi về tài chính khi: - NPV ≥ 0 - IRR ≥ Suất chiết khấu (hoặc Suất sinh lợi kỳ vọng MARR) - PP ≤ Thời gian hoàn vốn mong muốn - BCR ≥ 1 - Có khả năng thanh khoản. Trên đây là toàn bộ các bước cũng như nội dung của phân tích tài chính dự án. Bài giảng được biên soạn chú trọng ở tính ứng dụng và thực hành nhiều hơn về mặt lý luận. Và để khắc phục nhược điểm này, chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận sâu hơn ở phần phân tích kinh tế dự án. 69 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  18. lOMoARcPSD|16911414 5.3 Ngân lưu tài chính dự án theo các quan điểm khác nhau Trong mục này, bài giảng sẽ hướng dẫn cho học viên theo cách thức thực hành phân tích tài chính dự án theo các quan điểm AEPV, EPV và TIP (đọc lại phần trước). Các thông tin của dự án được trình bày tóm tắt theo Bảng thông số bên dưới. Từ thông tin trên, ta tiến hành lập các bảng phụ trợ như bảng kế hoạch đầu tư, kế hoạch khấu hao, lịch vay và trả nợ, chiết tính lời lỗ và thay đổi nhu cầu vốn lưu động. Tất cả được minh họa lần lượt bên dưới 70 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  19. lOMoARcPSD|16911414 71 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  20. lOMoARcPSD|16911414 Đến bước này, ta sẽ tiến hành lập báo cáo ngân lưu tài chính dự án. Theo lý thuyết, có hai phương pháp lập báo cáo ngân lưu trực tiếp và gián tiếp. Số liệu tính toán được mô phỏng bên dưới. Học viên hãy đọc ở nhà, tự suy nghĩ nguyên tắc tính toán và thảo luận khi đến lớp với giảng viên phụ trách. Có một điều quan trọng là, cả hai phương pháp lập ngân lưu đều cho cùng kết quả ngân lưu ròng (NCF) giống nhau. * Phương pháp ngân lưu trực tiếp 72 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2